Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 87 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
87
Dung lượng
599,77 KB
Nội dung
! TỔNG C.TY ĐIỆN LỰC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Số: 623/ĐVN/KTNĐ Hà Nội, ngày 23 tháng 5 năm 1997 QUYẾT ĐỊNH CỦA TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC VIỆT NAM -Căn cứ Nghị định 14/CP ngày 27 tháng 1 năm 1995 của Chính phủ về việc thành lập Tổng Công ty Điện lực Việt Nam và ban hành điều lệ Tổng Công ty. -Căn cứ vào nhu cầu công tác quản lý kỹ thuật của Tổng Công ty. -Xét đề nghị của Ông Trưởng Ban KT nguồn và Ban KT lưới điện. QUYẾT ĐỊNH Điều 1: Nay ban hành kèm theo quyết định này “Quy trình vậnn hành và sửa chữa máy biến áp”. Điều 2: Quy trình này áp dụng cho các Nhà máy điện, các Công ty Điện lực, Truyền tải điện và các Xí nghiệp trực thuộc Tổng Công ty. Điều 3: Quy trình này có hiệu lực từ ngày ban hành. Các Ông Giám đốc Nhà máy điện, các Công ty, các Xí nghiệp trực thuộc và các Ông Trưởng Ban của Tổng Công ty có trách nhiệm đôn đốc và kiểm tra việc thực hiện này. KT TỔNG GIÁM ĐỐC TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC VIỆT NAM PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC Bùi Thức Khiết (Đã ký) PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com " QUI TRÌNH VẬN HÀNH VÀ SỬA CHỮA MÁY BIẾN ÁP (Ban hành theo quyết định số 623/ĐVN/KTNĐ ngày 23 tháng 5 năm 1997 của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam) Chương I NHỮNG YÊU CẦU CHUNG VỀ LẮP ĐẶT MÁY BIẾN ÁP Điều 1: Quy trình này áp dụng cho tất cả các máy biến áp lực, biến áp tự ngẫu và cuộn điện kháng có dầu (sau đây gọi chung là máy biến áp) với mọi công suất, đặt trong nhà hay ngoài trời ở các nhà máy điện và trạm biến áp có cấp điện áp đến 500kV. Đây là quy trình mẫu, từng cơ sở căn cứ vào hướng dẫn của nhà chế tạo kết hợp với quy trình này soạn thành quy trình cụ thể. Điều 2: Máy biến áp phải có bảo vệ rơ le và bảo vệ quá điện áp theo đúng quy trình “Bảo vệ rơ le và tự động điện” và quy trình “Bảo vệ quá điện áp”. Điều 3: Vỏ máy biến áp phải được nối đất theo đúng quy trình “Nối đất các thiết bị điện”. Điều 4: Các cuộn dây hạ áp hoặc trung áp không sử dụng đến của máy biến áp ba pha phải được đấu sao hoặc đấu tam giác và bảo vệ chống quá áp. Bảo vệ cuộn hạ áp không dùng đến bố trí ở giữa các cuộn dây có cấp điện áp cao hơn, thực hiện bằng chống sét van đấu vào đầu ra của mỗi pha. Bảo vệ cuộn dây trung áp hoặc hạ áp không dùng đến trong các trường hợp khác thực hiện bằng cách nối đất điểm trung tính hoặc bằng cách dùng cái chống sét đấu vào đầu ra của mỗi pha. Ở các máy biến áp mà trung tính có mức cách điện thấp hơn các đầu vào, việc bảo vệ điểm trung tính được thực hiện bằng cách nối đất trực tiếp hoặc qua chống sét van tuỳ theo yêu cầu của lưới. Điều 5: Máy biến áp công suất từ 100 kVA trở lên phải có Ampemét để kiểm tra phụ tải của máy. Đối với những máy biến áp công suất nhỏ hơn có thể không đặt Ampemét. Điều 6: Máy biến áp hai cuộn dây chỉ cần đặt Ampemét ở một phía cao hơn hoặc hạ áp, nếu là máy ba cuộn dây thì mỗi phía đều phải đặt Ampemét. Điều 7: Máy biến áp có trung tính nối đất trực tiếp vào dây trung tính có dòng điện phụ tải, hoặc điểm trung tính không nối đất nhưng phụ tải ở ba pha không cân bằng thì cả ba pha đều phải đặt ămpemét. PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com # Trên mặt Ampemét phải có vạch chia độ đủ để đọc chỉ số khi máy biến áp quá tải và chỉ số ứng với dòng điện định mức phải kẻ vạch đỏ. Điều 8: Việc đặt các loại đồng hồ đo điện khác (vôn mét, oát mét, var- mét ) tuỳ theo yêu cầu vận hành. Điều 9: Máy biến áp dầu phải có nhiệt kế để kiểm tra nhiệt độ lớp dầu trên cùng bên trong máy. Máy biến áp nạp xốp- tôn phải có đồng hồ áp kế- chân không để kiểm tra áp lực trong vỏ máy và rơ le áp lực tác động khi áp lực trong vỏ máy vượt quá giá trị quy định. Rất hạn chế dùng biến áp loại này vì dầu Xốp- tôn rất độc. Điều 10: Đối với máy biến áp đặt trong nhà, cửa phòng đặt máy phải làm bằng vật liệu không cháy, cánh cửa phải mở ra phía ngoài và phải có khoá. Điều 11: Các lỗ thông hơi, lỗ luồn cáp ra vào buồng đặt máy biến áp đều phải được bảo vệ chống các loại động vật (chim, chuột, rắn ) chui vào. Điều 12: Trên vỏ máy biến áp đặt ngoài trời hoặc trên tường buồng đặt máy biến áp trong nhà phải ghi rõ số hiệu của nhà máy, của trạm, tên gọi thống nhất theo quy định của điều độ: công suất, điện áp. Ngoài cửa khu vực đặt máy biến áp phải treo biển “Dừng lại điện cao áp, nguy hiểm chết người”. Trên vỏ máy biến áp một pha phải có ký hiệu màu sơn của pha tương ứng. Máy biến áp đặt ngoài trời phải sơn màu sáng bằng sơn không pha phụ gia kim loại, chịu được tác dụng của khí quyển và tác dụng của dầu. Điều 13: Máy biến áp đặt trong nhà phải được bố trí thế nào để những sứ phía cao áp quay vào phía tường đối diện với lối ra hoặc quay vào phía tường bên cạnh. Điều 14: Trong các buồng đặt máy biến áp khoảng cách từ vỏ máy đến tường và cửa ra vào không được nhỏ hơn những trị số quy định trong bảng dưới đây (bảng1). Bảng 1: Khoảng cách tính từ vỏ máy biến áp (m) Công suất máy biến áp (kVA) Đến tường Đến cửa ra vào Từ 320 trở xuống 0,3 0,6 Trên 320 đến 1000 0,6 0,8 Trên 1000 0,6 1,0 Khoảng cách được tính từ phần nhô ra nhiều nhất của máy. Điều 15: Khi đặt máy biến áp phải bố trí ống phòng nổ hoặc van an toàn sao cho khi sự cố không phun vào đầu cáp, vào thanh cái, vào máy biến áp hoặc thiết bị khác PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com $ gần đó. Nếu cần phải có tường hoặc vách ngăn. Đỉnh ống phòng nổ phải được nối với phần trên của bình dầu phụ. Điều 16: Phòng đặt máy biến áp phải có thông gió tự nhiên đảm bảo máy biến áp vận hành với phụ tải định mức ở bất kỳ thời gian nào trong năm. Nếu máy biến áp có hệ thống làm mát cưỡng bức thì hệ thống này phải được cấp điện từ hai nguồn và phải có bộ phận báo tín hiệu sự cố hoặc đóng nguồn dự phòng tự động. Điều 17: Tại nơi đặt máy biến áp có dầu phải có những trang bị phòng, chữa cháy theo đúng quy trình “Phòng, chữa cháy cho các thiết bị điện”. Điều 18: Buồng đặt máy biến áp có dầu và trạm biến áp ngoài trời phải có hố xả dầu sự cố. Riêng những máy biến áp từ 320 kVA trở xuống đặt riêng rẽ ở xa khu vực sản xuất, xa khu vực nhà ở và những máy biến áp đặt trong lưới điện từ 10kV trở xuống thì có thể không cần xây hố xả dầu sự cố, nhưng phải có rãnh hoặc ống thoát dầu. Máy biến áp ngoài trời có chứa 600kg dầu trở lên thì dưới máy biến áp phải đổ đá sỏi với bề dầy lớp đá tối thiểu 250mm và đổ rộng ra 1m ở xung quanh máy. Điều 19: Trang bị chiếu sáng và các công tắc đèn trong buồng đặt máy biến áp phải bố trí thế nào để đủ ánh sáng cần thiết và bảo đảm an toàn cho người công tác. Điều 20: Phải bảo đảm điều kiện dễ dàng, thuận tiện, an toàn cho việc theo dõi mức dầu trong máy, trong các sứ có dầu, kiểm tra rơ le ga, lấy mẫu dầu Các bộ phận bố trí trên cao (từ 3m trở lên) của máy biến áp đang làm việc khi quan sát phải có thang đặt cố định. Những dây dẫn trong mạch bảo vệ, đo lường, tín hiệu, tự động bố trí trên máy biến áp có dầu phải là loại dây có cách điện chịu được dầu biến áp. Điều 21: Máy biến áp công suất từ 4.000 kVA trở kên phải đặt trang bị tái sinh dầu trong vận hành (bình lọc hấp thụ, xi phông nhiệt). Dầu trong bình dầu phụ của máy biến áp phải được bảo vệ tránh tiếp xúc trực tiếp với không khí xung quanh. Trên bình dầu phụ phải có ống chỉ mức dầu được đánh dấu với +5, +25 và +40 0 C hoặc đồng hồ báo mức dầu. Máy biến áp có trang bị bộ phận chuyên dùng để chống nhiễm ẩm dầu phải được vận hành cùng với sự làm việc của máy biến áp. Các bộ phận kể trên phải được vận hành theo quy trình của nhà chế tạo. Dầu trong các sứ cách điện có dầu phải được bảo vệ chống ôxy hoá và chống nhiễm ẩm. PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com % Điều 22: Các máy biến áp có trang bị rơ le hơi phải đảm bảo ống dẫn dầu từ máy lên bình dầu phụ có độ nghiêng không dưới 2 - 4%. Các máy biến áp kiểu hở phải hố trí cho mặt máy nghiêng về phía rơ le hơi không dưới 1 - 1,5%. Một số máy biến áp loại mới có thể không cần áp dụng quy định này nếu nhà chế tạo máy biến áp cho phép. Điều 23: Những máy biến áp lắp mới phải được xem xét ruột máy (bằng cách rút vỏ, rút ruột, mở cửa thăm ) trước khi đưa vào vận hành, trừ trường hợp có sự quy định đặc biệt của nhà chế tạo hoặc máy biến áp kiểu kín. Điều 24: Mỗi máy biến áp phải có những tài liệu kỹ thuật sau đây mới được đưa vào vận hành. a. Lý lịch kỹ thuật của nhà chế tạo đi kèm theo máy. b. Các biên bản thí nghiệm, nghiệm thu, bàn giao c. Sổ ghi chép những công việc sửa chữa, cải tiến, thí nghiệm định kỳ đã thực hiện trong quá trình quản lý. d. Sổ nhật ký vận hành của máy biến áp (phụ tải, điện áp, dòng điện, nấc điện áp, nhiệt độ dầu v.v ) để tại chỗ đặt máy biến áp hoặc ở chỗ làm việc của nhân viên trực ca. Chương II CÁC CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC CHO PHÉP CỦA MÁY BIẾN ÁP Điều 25: Trong điều kiện làm mát quy định máy biến áp có thể vận hành với những tham số ghi trên nhãn máy. Điều 26: Máy biến áp dầu làm mát bằng quạt gió (QG) cho phép ngừng quạt gió trong trường hợp phụ tải dưới định mức và nhiệt độ lớp dầu phía trên không quá 45 0 C. Hệ thống quạt gió phải được tự động đóng khi nhiệt độ dầu đạt tới 55 0 C hoặc khi phụ tải đạt tới định mức không phụ thuộc vào nhiệt độ dầu. Điều 27: Ở phụ tải định mức nhà chế tạo không quy định nhiệt độ dầu thì nhiệt dầu ở lớp trên không được cao qúa: a. 75 0 C đối với máy biến áp làm mát kiểu dầu tuần hoàn cưỡng bức- quạt gió cưỡng bức (KD). b. 90 0 C đối với máy biến áp làm mát tự nhiên bằng dầu (D) và đối với máy biến áp làm mát theo kiểu (QD). c. 70 0 C đối với nhiệt dộ dầu ở trước bình làm mát dầu của các máy biến áp làm mát kiểu dầu tuần hoàn cưỡng bức nước làm mát cưỡng bức (ND). Điều 28: PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com & Đối với máy biến áp có hệ thống làm mát cưỡng bức cho phép các chế độ làm việc sự cố khi ngừng tuần hoàn nước hoặc ngừng quạt gió. Thời gian làm việc ở các chế độ này xác định như sau: 1 . Máy biến áp làm mát theo kiểu QG khi tất cả các quạt gió bị cắt do sự cố được phép làm việc với phụ tải định mức tuỳ theo nhiệt độ không khí xung quanh trong thời gian như sau: Nhiệt độ không khí xung quanh o C 0 10 20 30 Thời gian cho phép, giờ 16 10 6 4 2. Máy biến áp làm mát theo kiểu KD và ND được phép: a. Làm việc với phụ tải định mức trong thời gian 10 phút hoặc làm việc ở chế độ không tải trong thời gian 30 phút kể từ khi ngừng làm mát cưỡng bức nhưng vẫn duy trì tuần hoàn dầu. Nếu hết thời gian kể trên nhiệt độ dầu ở lớp trên cùng chưa tới 80 0 C- đối với máy biến áp công suất từ 250 MVA trở xuống; 75 0 C- đối với máy biến áp trên 250 MVA thì cho phép tiếp tục làm việc với phụ tải định mức cho đến khi đạt đến nhiệt độ kể trên nhưng không được kéo dài quá một giờ. b. Làm việc lâu dài với phụ tải giảm bớt khi nhiệt độ dầu ở lớp trên cùng không quá 45 0 C khi ngừng toàn bộ hoặc một phần quạt gió, hoặc ngừng nước tuần hoàn nhng vẫn duy trì tuần hoàn dầu. Máy biến áp loại tuần hoàn dầu định hướng trong các cuộn dây phải vận hành theo tài liệu hướng dẫn của nhà chế tạo. Điều 29: Cho phép máy biến áp được vận hành với điện áp cao hơn định mức của nấc biến áp đang vận hành. a. Lâu dài 5% khi phụ tải định mức và 10% khi phụ tải không quá 0,25 phụ tải định mức. b. Ngắn hạn 10% (dưới 6 giờ một ngày) với phụ tải không quá định mức. Điều 30: Các máy biến áp lực cho phép quá tải bình thường, thời gian và mức độ quá tải phụ thuộc vào đồ thị phụ tải ngày, nhiệt độ môi trường làm mát và mức độ non tải khi thấp điểm. Có thể căn cứ vào các bảng 2 và 3 để đánh giá mức độ quá tải cho phép. Bảng 2: Thời gian quá tải cho phép đối với máy biến áp làm mát kiểu D và QG Thời gian quá tải (giờ-phút) với mức tăng nhiệt độ của lớp dầu trên cùng so với nhiệt độ không khí trước khi quá tải, 0 C Bội số quá tải theo định mức !3,5 18 22,5 27 31,5 36 1,05 Lâu dài PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com ' 1,10 3-50 3-25 2-50 2-10 1-25 1-10 1,15 2-50 2-25 1-50 0-20 0-35 - 1,20 2-05 1-40 1-5 0-45 - - 1,25 1-35 1-5 0 0-50 0-25 - - 1,30 1-10 0-50 0-30 - - - 1,35 0-55 0-35 0-15 - - - 1,40 0-40 0-25 - - - - 1,45 0-25 0-10 - - 1,50 0-15 - - - - - Bảng 3: Thời gian quá tải cho phép đối với máy biến áp làm mát kiểu KD và ND. Thời gian quá tải (giờ-phút) với mức tăng nhiệt độ của lớp dầu trên cùng so với nhiệt độ không khí trước khi quá tải, 0 C Bội số quá tải theo định mức !8 24 30 36 42 48 1,05 Lâu dài 1,10 3-50 3-25 2-50 2-10 1-25 1-10 1,15 2-50 2-25 1-50 0-20 0-35 - 1,20 2-05 1-40 1-15 0-45 - - 1,25 1-35 1-5 0 0-50 0-25 - - 1,30 1-10 0-50 0-30 - - - 1,35 0-55 0-35 0-15 - - - 1,40 0-40 0-25 - - - - 1,45 0-25 0-10 - - - - 1,50 0-15 - - - - - Điều 31 : Các máy biến áp với mọi kiểu làm mát không phụ thuộc thời gian và trị số của phụ tải trước khi sự cố, không phụ thuộc nhiệt độ môi trường làm mát, khi sự cố đều được phép quá tải ngắn hạn cao hơn dòng điện định mức theo các giới hạn sau đây, (xem bảng 4 và 5). Bảng 4: Đối với máy biến áp dầu. Quá tải theo dòng điện, % 30 45 60 75 100 Thời gian quá tải, phút 120 80 45 20 10 Bảng 5: Đối với máy biến áp khô. Quá tải theo dòng điện, % 20 30 40 50 60 Thời gian quá tải, phút 60 45 32 18 50 PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com ( Các máy biến áp đều được phép quá tải cao hơn dòng điện định mức tới 40% với tổng số thời gian không quá 6 giờ trong một ngày đêm trong 5 ngày liên tiếp, với điều kiện hệ số phụ tải ban đầu không quá 0,93 (khi đó phải tận dụng hết khả năng mọi trang bị làm mát của máy biến áp). Điều 32: Các máy biến áp phải chịu được dòng ngắn mạch có trị số không quá 25 lần dòng định mức mà không hư hại hoặc biến dạng. Thời gian cho phép dòng ngắn mạch chạy qua tính bằng giây không được lớn hơn t k xác định theo biểu thức. t k =1500/K 2 Trong đó: K là bội số tính toán của dòng ngắn mạch đối với nấc điện áp chính. Trong đó: U k là điện áp ngắn mạch của máy biến áp, % S dm là công suất máy biến áp. S k là dung lượng ngắn mạch của lưới. Trường hợp máy biến áp được cấp nguồn từ lưới có công suất vô hạn ta có thể xem bảng 6: Bảng 6: Thời gian cho phép dòng ngắn mạch máy biến áp. U k % Bội số dòng ngắn mạch ổn định Thời gian cho phép dòng ngắn mạch (giây) 4 25 2,4 5 20 3,7 5,5 18 4 6,5 Trở lên 15,5 4 Đối với máy biến áp từ 35kV trở xuống. t k = 4 giây. Đối với máy biến áp từ 35kV trở lên: t k = 3 giây. Điều 33: Để cân bằng phụ tải giữa các máy biến áp đang làm việc song song có điện áp ngắn mạch khác nhau, cho phép thay đổi tỷ số biến áp trong giới hạn nhỏ bằng cách thay đổi nấc điện áp với điều kiện khi đó không có máy biến áp nào quá tải. Điều 34: + = Sk Sdm Uk K 100 100 PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com ) Đối với máy biến áp có các cuộn dây đấu theo sơ đồ “sao- sao” phía điện áp thấp có điểm trung tính kéo ra ngoài, dòng điện qua điểm trung tính không được vượt quá 25% dòng điện pha định mức. Điều 35: Điểm trung tính của cuộn dây từ 110 kV của máy biến áp tự ngẫu phải làm việc ở chế độ nối đất trực tiếp. Các máy biến áp 110 và 220 kV với điện áp thí nghiệm điểm trung tính tương ứng bằng 100 và 200kV có thể làm việc với điểm trung tính không nối đất với điều kiện điểm trung tính đó được bảo vệ bằng chống sét van. Sau khi tiến hành những tính toán có căn cứ cho phép máy biến áp 110kV có diện áp thí nghiệm điểm trung tính bằng 85kV được làm việc với trung tính không nối đất với điều kiện điểm trung tính đó được bảo vệ bằng chống sét van. Chương III KIỂM TRA MÁY BIẾN ÁP TRONG VẬN HÀNH BÌNH THƯỜNG Điều 36: Để bảo đảm máy biến áp làm việc lâu dài và an toàn cần: - Giám sát nhiệt độ, phụ tải và mức điện áp. - Giám sát nghiêm ngặt tiêu chuẩn về chất lượng dầu và đặc tính cách điện. - Bảo quản tốt các thiết bị làm mát, điều chỉnh điện áp, bảo vệ dầu và các trang bị khác. Điều 37: Khi xem xét máy biến áp đang vận hành, nhân viên trực nhật phải đứng ở ngưỡng cửa phòng đặt máy phía trước rào chắn. Có thể được phép vượt qua rào chắn với điều kiện là các mặt bích phía dưới các sứ trên nắp máy biến áp và những bộ phận có điện trên lối đi không có rào che phải ở độ cao tối thiểu là: - 2,5m đối với điện áp từ 10kV trở xuống. - 2,75m đối với điện áp 35kV. - 3,5m đối với điện áp 110kV. Điều 38: Đối với các máy biến áp của nhà máy điện hoặc trạm có người trực phải căn cứ vào các đồng hồ đo lường của bảng điện để kiểm tra vận hành. Mỗi giờ phải ghi thông số của các đồng hồ (trong đó có cả nhiệt độ dầu máy biến áp) một lần. Nếu máy vận hành quá tải thì nửa giờ ghi thông số một lần. Đối với các máy biến áp không có người trực mỗi lần đi kiểm tra phải ghi điện áp, dòng điện và nhiệt độ dầu vào sổ vận hành. Đối với các máy biến áp phân phối phải kiểm tra phụ tải ba pha vào giờ cao điểm xem có cân bằng không, nếu cần phải có biện pháp phân bố lại phụ tải. Điều 39: PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com !* Xem xét, kiểm tra (không cắt điện) máy biến áp phải tiến hành theo định kỳ sau: a) Ở nơi có người trực thường xuyên ít nhất mỗi ca một lần đối với các máy biến áp chính của nhà máy điện và trạm biến áp, các máy biến áp tự dùng làm việc và dự phòng, các cuộn điện kháng. Ba ngày một lần đối với các máy biến áp khác. b) Ở nơi không có người trực thường xuyên: Đối với những máy biến áp từ 1000kVA trở lên 15 ngày một lần; những máy biến áp khác 3 tháng một lần, tuỳ theo yêu cầu cụ thể. Kiểm tra bất thường máy biến áp phải được tiến hành khi: a. Nhiệt độ máy đột ngột thay đổi. b. Khi máy bị cắt bởi rơ le hơi hoặc so lệch. Điều 40: Nội dung công việc kiểm tra, xem xét bên ngoài các máy biến áp bao gồm: 1 . Kiểm tra bề mặt các sứ cách điện, sứ đầu vào (có rạn nứt, bẩn, chảy dầu). 2. Kiểm tra vỏ máy biến áp có nguyên vẹn và có bị rỉ dầu không. 3. Kiểm tra mầu sắc dầu trong bình dầu phụ, mức dầu trong bình dầu phụ và các sứ có dầu, áp lực dầu trong các sứ áp lực. 4. Kiểm tra trị số của nhiệt kế, áp kế. 5. Kiểm tra các trang bị làm mát và các trang bị tái sinh dầu liên tục. 6. Kiểm tra rơ le hơi, van an toàn, mặt kính ống phòng nổ, vị trí của van giữa rơle và bình dầu phụ. 7. Kiểm tra các thiết bị báo tín hiệu 8. Kiểm tra các đầu cáp, thanh dẫn, các điểm nối xem tiếp xúc có bị phát nóng không. 9. Kiểm tra hệ thống nối đất. 10.Kiểm tra tiếng kêu của biến áp có bình thường không. 11.Kiểm tra màu sắc của hạt hút ẩm trong bình thở. 12.Kiểm tra tình trạng buồng biến áp: cửa sổ, cửa ra vào, lỗ thông hơi, đèn chiếu sáng, lưới chắn 13. Kiểm tra các trang bị phòng, chữa cháy. Điều 41 : Dầu trong các máy biến áp làm mát cưỡng bức phải được tuần hoàn liên tục không phụ thuộc mức phụ tải. Không được phép vận hành máy biến áp làm mát cưỡng bức nếu không đồng thời đưa vào làm việc các bộ báo tín hiệu ngừng dầu tuần hoàn, ngừng tuần hoàn nước làm mát hoặc ngừng quạt gió. Trong các máy biến áp có hệ thống làm mát dầu bằng nước, áp suất dầu phải cao hơn áp suất nước làm mát ít nhất 0,2 KG/cm 2 . Phải cho tuần hoàn nước sau khi chạy bơm dầu, khi ngừng chỉ cắt bơm dầu sau khi đã ngừng bơm nước. Điều 42: Các trang bị phòng chống cháy đặt cố định, trang bị thu gom dầu dưới máy biến áp và ống xả dầu từ đó ra phải được bảo quản trong trạng thái sẵn sàng làm việc. PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com [...]... +: 0 - 5 (%) của tổng lượng khí cháy 0: 6 - 1 0 (%) của tổng lượng khí cháy #: 11 - 22 (%) của tổng lượng khí cháy *51 -100 (%) của tổng lượng khí cháy Dạng các sự cố theo kết quả phân tích dầu Mã số 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 Hồ quang * + # Hiện tượng Giảm chất lượng dầu thông thường (già hoá ) Phóng điện cục bộ với năng lượng nhỏ trong những bọt khí của dầu cách điện Điểm nóng:... được đo cùng lúc với điện trở cách điện và giống như điện trở cách điện không tiêu chuẩn hoá Tuy nhiên trong khoảng 10-300C hệ số này đối với các máy đãđược sấy tốt dao động trong khoảng từ 1,3 đến 2,0 Nếu không có số liệu của nhà chế tạo để so sánh thì có thể tham khảo giá trị tối thiểu cho phép của điện trở cách điện, theo MΩ bảng 2-1 Bảng 2-1 giá trị điện trở cách điện , MΩ Cấp điện áp cuộn cao áp... quy định và còn tiếp tục hạ thấp 5 Mầu sắc của dầu thay đổi đột ngột 6 Các sứ bị rạn, vỡ, bị phóng điện bề mặt, áp lực dầu của các sứ kiểu kín không nằm trong quy định của nhà chế tạo Đầu cốt bị nóng đỏ 7 Khi kết quả phân tích dầu cho thấy dầu không đạt các tiêu chuẩn của phụ lục1, hoặc khi độ chớp cháy giảm quá 50C so với lần thí nghiệm trước Điều 57: Khi máy biến áp quá tải cao hơn định mức quy định, ... với định mức Bảng 7: Điện áp định mức dao cách ly 35kV 110kV Thông số Dao chém dọc Khoảng cách tối thiểu giữa các pha, m Dòng từ hoá tối đa của biến áp ở điện áp 105% định mức, A Công suất tối đa của máy biến áp, kVA Dao quay ngang Dao chém dọc Dao quay ngang 1-1,2 1,6 1-1,2 2 2 2,5 3 2,5 3 3,5 2,3 11 2,3 11 2 10 14,5 2 10 14,5 1800 20000 1800 20000 5600 31500 40000 5600 31500 40000 4 Việc cắt dòng điện. .. R60 ở mục 3 phần b So tgδ cách điện nguồn dây chịu ảnh hưởng của dầu cách điện trong máy nên để đánh giá đúng mức cách điện cuộn dây so sánh với nhà chế tạo cần loại trừ ảnh hưởng của dầu cách điện tgδ máy = tgδ đo – K (tgδ dầu 2 - tgδ dầu 1 ) tgδ máy là tgδ thực tế của cuộn dây máy biến áp lực tgδ đo là giá trị đo được trong quá trình thí nghiệm, tgδ dầu 1 là tgδ dầu cách điện trong máy khi xuất xưởng... máy Duy trì áp lực kế trên trong 3 giờ, nếu áp lực này tụt xuống không dưới 0,23 KG/cm2 thì máy biến áp được coi là kín Trường hợp ngược lại phải tìm cách khôi phục lại độ kín của máy 3 Đối với các máy biến áp được vận chuyển không dầu có phụ nạp ni-tơ cần kiểm tra - Xem xét bên ngoài máy - Kiểm tra áp lực trong máy phải dương theo đồng hồ áp lực của máy - Kiểm tra áp lực chọc thủng của dầu đọng tại... Việc đóng điện vào máy biến áp phải tiến hành theo trình tự sau: 1 Trước khi đóng điện vào máy biến áp phải kiểm tra cẩn thận, tháo gỡ hết các dây nối đất, xem lại biển báo, rào ngăn tạm thời Các phiếu công tác cho phép làm việc phải thu hồi 2 Nếu từ lần thử nghiệm sau cùng đến khi đóng điện thời gian quá 3 tháng thì phải tiến hành đo điện trở cách điện, tăng góc tổn thất điện môi (đối với cấp điện áp... tương ứng của một loại dầu thành phần xấu nhất khi chưa pha trộn 3 Đối với những máy biến áp có cấp điện áp 110kV trở lên việc trộn dầu biến áp do cấp trên quyết định Chương VI SỬA CHỮA MÁY BIẾN ÁP Điều 72: Tuỳ theo khối lượng công việc thực hiện, công tác sửa chữa được chia ra các cấp như sau: - Tiểu tu: Tu sửa chữa máy biến áp có cắt điện nhưng không tháo dầu và không mở ruột máy - Đại tu định kỳ:... các bước công nghệ, xác định số lượng, thành phần, tay nghề cần thiết của đội sửa chữa 6 Chuẩn bị nguồn điện, nguồn nước thi công căn cứ vào nhu cầu của các thiết bị công nghệ và nhu cầu sấy máy biến áp 19 PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com 7 Chuẩn bị các tài liệu kỹ thuật, các mẫu biên bản sửa chữa và biên bản thí nghiệm cần thiết để thực hiện công việc... cần để ổn định một thời gian trước khi tiến hành thí nghiệm Thời gian ổn định dầu tính từ lần bổ sung dầu sau cùng đối với cấp điện áp từ 10KV trở xuống là 5-6 giờ, đối với cấp điện áp trên 10KV là 12 giờ Trong trường hợp khẩn cấp cần phải khôi phục lại lưới điện ngay, cho phép tiến hành thí nghiệm để đóng điện máy biến áp lực điện áp trên 10KV sau 3 giờ kể từ khi kết thúc bổ sung dầu nếu thoả m ãn . ! TỔNG C .TY ĐIỆN LỰC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Số: 623/ĐVN/KTNĐ Hà Nội, ngày 23 tháng 5 năm 1997 QUYẾT ĐỊNH CỦA TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC. LỰC VIỆT NAM -Căn cứ Nghị định 14/CP ngày 27 tháng 1 năm 1995 của Chính phủ về việc thành lập Tổng Công ty Điện lực Việt Nam và ban hành điều lệ Tổng Công ty. -Căn cứ vào nhu cầu công. máy điện, các Công ty Điện lực, Truyền tải điện và các Xí nghiệp trực thuộc Tổng Công ty. Điều 3: Quy trình này có hiệu lực từ ngày ban hành. Các Ông Giám đốc Nhà máy điện, các Công ty,