1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

skkn sinh 9(menđen)

8 361 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 77,5 KB

Nội dung

VẬN DỤNG VIỆC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀO GIẢNG DẠY DI TRUYỀN HỌC CỦA MENĐEN Ở THCS VI. ĐẶT VẤN ĐỀ : 1. Cơ sở thực tiễn : Di truyền học của Menđen là môn khoa học cơ bản và rất quan trọng trong sinh học và cơ sở khoa học của nó đã làm sáng tỏ nhiều vấn đề cơ bản của các phần sinh học khác. Kiến thức di truyền học của Menđen có phần trừu tượng, khó hiểu cần phải có sự yêu thích, hứng thú, tập trung tư duy cao mới có thể nhận thức và khắc sâu kiến thức. Việc vận dụng dạy học giải quyết vấn đề sẽ đáp ứng được những yêu cầu đó. Chính vì vậy, tôi đã vận dụng dạy học giải quyết vấn đề bằng các bài tập nhận thức. Trong giảng dạy di truyền học của Menđen nhằm gây hứng thú học, kích thích tư duy, nhận thức kiến thức mới, củng cố hoàn thiện và khắc sâu kiến thức cho học sinh. Tạo cho học sinh phương pháp nghiên cứu độc lập trong tư duy, cũng như trong thực nghiệm và trong thực tiễn cuộc sống. 2. Cơ sở khoa học : Việc dạy học giải quyết vấn đề đối với các quy luật di truyền, phép giải có thể khác nhau về chi tiết, tùy theo từng bài toán cụ thể, nhưng nhìn chung vẫn có những phép giải cơ bản. Những phép giải này có liên quan đến các phương pháp phân tích di truyền mà Menđen đã thực hiện. Cống hiến của Menđen trở thành tri thức khoa học của nhân loại, tri thức này bao gồm các quy luật di truyền và phương pháp nghiên cứu mà ông đã sử dụng để tìm ra các đònh luật đó. Thiên tài và sức sáng tạo của Menđen là ở việc tìm ra phương pháp nghiên cứu hiện tượng di truyền. Phương pháp đó là chìa khóa, là nguồn gốc cho ông và cho những người tiếp theo phát hiện ra các quy luật di truyền. Vì vậy bài toán nhận thức về quy luật di truyền khi giải về cơ bản là thực hiện phương pháp phân tích di truyền. Ví dụ như ban đầu phân tích sự di truyền của từng cặp tính trạng, sau đó phân tích sự di truyền của nhiều cặp tính trạng. Sự phân tích này dựa vào tỉ lệ kiểu hình thu được ở F 1 hay F 2 . Thông qua đó phát hiện ra quy luật di truyền chi phối cho từng tính trạng hay nhiều tính trạng. Cho nên trong quá trình dạy học, giáo viên phải ý thức sâu sắc rằng dạy phương pháp làm ra sản phẩm quan trọng so với dạy cho người học từng sản phẩm cụ thể. Bởi vì, khi trang bò phương pháp vừa được cả tri thức phương pháp, tri thức cụ thể, vừa có điều kiện tổ chức hoạt động nhận thức tích cực, sáng tạo của học sinh. Vì vậy, việc dạy học nắm được một số phương pháp phân tích di truyền và hướng dẫn các em vận dụng để giải bài tập nhận thức (giải thích cơ sở tế bào học của các hiện tượng thu được trong thực nghiệm) là rất quan trọng. Các phương pháp phân tích di truyền được đề cập đến bao gồm phương pháp phân tích các thế hệ lai và lai phân tích. Về thực chất các bài tập nhận thức và quy luật di truyền được thiết kế dựa vào các phương pháp phân tích di truyền nói trên. Do đó, nếu học sinh nắm vững các phương pháp phân tích di truyền thì các em sẽ vận 1 dụng để giải được các bài toán nhận thức một cách thuận lợi. Tuy nhiên việc nhận thức được thực chất và mối quan hệ giữa các phương pháp không đơn giản với học sinh. Do đó người dạy cần chú trọng tới điều đó. Trong từng phương pháp điều quan trọng không chỉ là việc trình bày cách thức tiến hành mà còn phải nhấn mạnh mục đích của no.ù Phương pháp phân tích các thế hệ lai nhằm xác đònh các quy luật di truyền chi phối các tính trạng. Vì vậy, khi trình bày các quy luật di truyền về 1 hay nhiều tính trạng dứt khoát phải thể hiện phương pháp này, nghóa là sơ đồ lai được thể hiện từ P  F 1 . Nếu phép lai một hay nhiều tính trạng trình bày không tuân thủ theo phương pháp phân tích các thế hệ lai (mà chỉ dừng lại ở F 1 rồi kết luận về tính chất di truyền của tính trạng đó), sẽ tạo cho học sinh những nhận thức nhầm lẫn đáng tiếc. Tính chất di truyền của tính trạng do gen trong nhân chi phối hay sự phát hiện ra quy luật di truyền chi phối nó chỉ xác đònh được khi biết tỉ lệ phân li của nó ở F 2 . Để làm sáng tỏ các ý phân tích đó tôi xin dẫn ra 1 số ví dụ sau : Đối tượng : Đậu Hà Lan Ngô P(t/c) : Thân Cao x Thân Lùn P(t/c) : Thân Cao x Thân Lùn F 1 : Đều Thân Cao F 1 : Đều Thân Cao F 2 : 3 Thân cao; 1 Thân Lùn F 2 : 9 Thân cao; 7 Thân Lùn Kết quả của 2 phép lai cho thấy chiều cao của đậu Hà Lan tuân theo quy luật phân tính của Menđen. Trong đó Thân Cao là trội hòan toàn. Như vậy, chiều cao của cây do 1 gen chi phối, còn chiều cao của cây Ngô bò chi phối do 2 gen không alen. Trong đó thân cao do hai gen trội tác động bổ trợ tạo thành. Ví thử các phép lai chỉ dừng lại ở F 1 , ví dụ ở cây Ngô, rồi kết luận Thân cao là trội hoàn toàn thì sẽ ảnh hưởng âm tính tới nhận thức của học sinh. Điều này sẽ được nhấn thêm ở ví dụ sau : Đối tượng : Gà Chuột P(t/c) : Lông đen x Lông trắng P(t/c) : Lông đen x Lông trắng F 1 : Lông xám F 1 : Xám nâu F 2 : 1 đen : 2 xám : 1 trắng F 2 : 9 xám nâu : 3 đen : 4 trắng Từ 2 sơ đồ trên ta thấy sự di truyền màu lông của gà là trội không hoàn toàn, còn của chuột do sự tác động của 2 gen không alen. Màu xám chỉ được xác đònh là trội không hòan toàn chỉ khi được biết tỉ lệ phân tính ở F 2 là 1 : 2 : 1. Những điều phân tích và chứng minh trên cho thấy tầm quan trọng của việc hiểu được thực chất của phương pháp này sẽ giúp cho các em vừa vận dụng để giải bài toán nhận thức vừa tránh được sai lầm có thể xảy ra. Như vậy việc thiết kế và giải bài tập nhận thức theo phương pháp phân tích các thế hệ lai được sử dụng nhiều trong khâu giới thiệu bài mới. Cách giải bài toán nhận thức này dựa vào số tổ hợp kiểu hình ở F 2 và phương pháp quy nạp, từ đó suy ra cơ chế tế bào học xác đònh sơ đồ lai. Thông qua đó xác đònh được quy luật di truyền chi phối kiểu hình. Điều đó được khái quát ở sơ đồ 1 đưới đây: KH : P(t/c)  F 1  F 2 (1) 2 (3) (2)  Quy luật di truyền KG : P  F 1  F 2 (4)  điều kiện > chiều nhận thức để giải  yêu cầu -số- các bước giải Để minh họa điều trên. Xin đưa ra cách giải bài tập nhận thức về quy luật phân li độc lập như sau : P(t/c) Đậu vàng, trơn x Xanh, nhăn  F 1 : Toàn vàng, trơn  F 2 : 9 vàng,trơn : 3 vàng nhăn :3 xanh, trơn : 1 xanh, nhăn Biện luận và viết sơ đồ lai từ P  F2 Dựa vào sơ đồ 1 người giải lập luận và giải toán như sau : F 2 có tỉ lệ : 9 vàng, trơn + 3 vàng, nhăn + 3 xanh, trơn + 1 xanh, nhăn = 16  F 1 phải dò hợp về 2 cặp gen nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể tương đồng thì mới có thể tạo được 4 giao tử (vì 16 = 4 x 4). Xác đònh sơ đồ kiểu gen từ F 1  F 2 sau đó đối chiếu tỉ lệ kiểu gen và kiểu hình của F 2 . Từ đó suy ra kiểu gen của P. F 2 : 9 + 3 + 3 + 3 + 1 = 16 = 4 x 4 (1) F 1 : DdTt (2) G F1 : DT, Dt, dT, dt F 2 : 9(D_T_) : 3 (D_tt) : 3(ddT_) : 1(ddtt) (3) P : DDTT x ddtt Phương pháp phân tích di truyền thứ hai là lai phân tích. Phương pháp được trình bày sau khi học sinh học xong đònh luật phân tính. Tại đây lai phân tích được hiểu là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội với cá thể mang tính trạng lặn để kiểm tra kiểu gen của cơ thể mang tính trạng trội. Cần lưu ý rằng khác với phương pháp phân tích các thể hệ lai, trong lai phân tích tính chất di truyền của từng tính trạng đã được biết. Khái niệm lai phân tích trên được mở rộng ngay trong phạm vi quy luật di truyền. Sau khi trình bày xong sự tương tác hỗ trợ qua sơ đồ ở cây đậu đã nêu trên. Ta thấy rằng muốn xác đònh kiểu gen của bất kì cây đầu hạt Vàng – Trơn nào của F 2 phải cho lai với cây đậu quả xanh – nhăn, vì nó mang kiểu gen đồng hợp lăn (ddtt), rồi căn cứ vào kết quả của phép lai để nhận biết được kiểu gen của đối tượng. Thực chất đây là phép lai phân tích. Ví dụ : Pa : quả vàng – trơn x xanh – nhăn D_T_ ddtt Nếu ta có : 100% quả vàng – trơn thì Pa(F 2 ) có kiểu gen : DDTT Hoặc : 1 vàng – nhăn : 1 xanh – nhăn  Pa(F 2 ) có kiểu gen : Ddtt Hoặc : 1 vàng – trơn : 1 vàng – nhăn : 1 xanh – trơn : 1 xanh – nhăn  Pa(F 2 ) có kiểu gen : DdTt. 3 Từ đó mở rộng, lai phân tích là phép lai giữa cơ thể có kiểu hình do nhiều gen cùng quy đònh (đối tượng) với cơ thể có kiểu gen đồng hợp lặn. Nếu kết quả phép lai là đồng tính thì đối tượng có kiểu gen đồng hợp trội, còn nếu có sự phân tính tùy thuộc từng tỉ lệ mà đối tượng dò hợp tử về 1 hay nhiều cặp gen. Khái niệm này bao quát cho cả khái niệm lai phân tích nêu trên. Như vậy hiểu được thực chất và ý nghóa của lai phân tích. Học sinh có thể chủ động giải được bài tập nhận thức ở khâu củng cố. Dựa vào kết quả về kiểu hình của Fa. Học sinh suy ra kiểu gen của Pa. hoặc từ kiểu hình của Fa suy ra kiểu gen của Fa và kiểu gen của Pa. có thể hình dung phép giải bài tập nhận thức liên quan với lai phân tích qua sơ đồ 2 sau : KH : Pa  Fa 1 2  KG Pa Pa  Fa (Những kí hiệu giống như sơ đồ 1) Ví dụ : tiếp theo bài tập nhận thức giới thiệu về phép lai phân tích trong khâu củng cố. Pa : Hoa đỏ x Hoa trắng  Fa : 1 hoa đỏ : 1 hoa trắng. Hãy xác đònh kiểu gen của Pa. Sơ đồ giải : Fa : 1 + 1 = 2  Pa : Aa  Fa : 1AA : 1 aa Hoặc, bài tập nhận thức giới thiệu đònh luật phân li độc lập trong khâu củng cố bài tập nhận thức được nêu tiếp: Pa : hạt vàng, trơn x hạt xanh, nhăn  Fa : 1 vàng, trơn : 1 vàng, nhăn : 1 xanh, trơn : 1 xanh, nhăn. Xác đònh kiểu gen của Pa. Sơ đồ giải : Fa : 1 + 1 + 1 + 1 = 4  Pa : AaBb  Fa : 1AaBb : 1Aabb : 1aaBb: 1aabb Tóm lại những điều phân tích trên còn cho thấy mối quan hệ mật thiết giữa lai phân tích và phương pháp phân tích các thế hệ lai, trong đó phương pháp phân tích các thế hệ lai là tiền đề của lai phân tích. Còn lai phân tích mục đích chủ yếu là xác đònh kiểu gen của đối tượng, nhưng chỉ tiến hành được khi đã biết được tính chất di truyền của tính trạng được xác đònh bởi phương pháp phân tích các thế hệ lai. VII/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ : Trong kiểu dạy học giải quyết vấn đề, hoạt động chủ yếu của giáo viên là tổ chức những tình huống có vấn đề trong đó bộc lộ những bài toán nhận thức rồi hướng dẫn học sinh tự lực giải quyết vấn đề đặt ra bằng cách nêu lên những giả thuyết rồi thảo luận thực nghiệm, chứng minh, đi tới kiến thức mới dựa trên những kiến thức đã 4 có. Bằng con đường đó, học sinh không những nắm vững kiến thức mà còn phát triển năng lực tư duy, nắm được cách thức hành động. 1. Bài toán nhận thức dùng để dạy bài mới : Trong quá trình thực hiện bài toán nhận thức, học sinh có thể có những trở ngại nhất đònh khi giải hay chưa biết khái quát về nội dung của quy luật di truyền. Do đó, sự hỗ trợ từ giáo viên bằng đàm thoại là cần thiết. Để minh họa điều nói trên, xin đưa ra 2 bài toán sau : * Bài 1 : Khi dạy đònh luật phân tính của Menđen. Giáo viên có thể chuyển những dữ liệu của thí nghiệm thành bài toán nhận thức sau : P(t/c) : Hoa đỏ x Hoa trắng  F 1 : đều hoa đỏ  F 2 : 3 hoa đỏ : 1 hoa trắng. Hãy biện luận và viết sơ đồ lai từ P  F 2 Đây là 1 bài khó về phép lai 1 cặp tính trạng. Tình huống có vấn đề đối với học sinh là tỉ lệ kiểu hình ở F 2 là 3 : 1. Nhưng học sinh có thể dần tìm hiểu được bản chất của quy luật phân tính một cách chủ động nhờ sự hỗ trợ của giáo viên qua các câu hỏi gợi mở như : Từ kiểu hình của F 2 (3 : 1) hãy cho biết F 1 có mấy loại giao tử ? và kiểu hình của F1 như thế nào ? sau khi học sinh trả lời được các câu hỏi. Học sinh tự viết sơ đồ kiểu gen từ F 1  F 2 và đối chiếu với kiểu hình học sinh phát hiện ra 2 gen không alen đã tương tác với nhau để qui đònh một tính trạng. Đồng thời còn nhận thức thêm được môt điều nữa là tính trạng ở F 1 không phải bao giờ cũng là tính trạng trội như đònh luật đồng tính của Menđen. Trong khâu cũng cố giáo viên có thể đưa tiếp bài tập nhận thức sau : Cho cây hoa đỏ và hoa trắng ở F 2 giao phấn với nhau thì kết quả F 3 như thế nào ? Khi giải được bài tập nhận thức này học sinh sẽ mở rộng được nhận thức về phép lai phân tích. * Bài 2 : Khi dạy đònh luật phân li độc lập giáo viên đã chuyển những dữ kiện của thí nghiệm thành bài toán sau : P(t/c) hạt vàng, trơn x hạt xanh, nhăn  F 1 đều vàng, trơn  F 2 : 9 hạt vàng, trơn : 3 hạt vàng, nhăn : 3 hạt xanh, trơn : 1 hạt xanh, nhăn. Biện luận sơ đồ là từ P  F 2 . Đây là bài toán đầu tiên về phép lai nhiều tính trạng theo lòch trình. Cho nên sẽ khó đối với học sinh. Nhưng học sinh vẫn có thể nhận thức một cách chủ động bản chất của đònh luật phân li độc lập của các tính trạng qua sự trợ giúp của giáo viên bằng các câu hỏi gợi mở : - Có nhận xét gì về tỉ lệ phân ly của từng cặp tính trạng tương phản của F 2 ? Nhờ câu hỏi này học sinh có thể xác đònh được tỉ lệ phân li của từng cặp tính trạng tương 5 phản đều là 3 : 1. Thông qua đó nhận thức được chúng điều di truyền tuân theo đònh luật phân tính và từ đó rút ra các tính trạng vàng – trơn là trội, xanh – nhăn là lặn. - Từ số tổ hợp kiểu hình F 2 có thể suy ra kiểu hình của F 1 không ? Câu hỏi hướng dẫn học sinh nhanh chóng xác đònh được F 1 dò hợp tử về 2 cặp gen nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể tương đồng. Từ đây học sinh viết được sơ đồ từ P  F 2 và đối chiếu với tỉ lệ kiểu hình. Thông qua đó, học sinh nhận thức được chính sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của vật chất di truyền (gen) cũng như sự tác động ác hoàn toàn của gen trội đối với gen lặn là nguyên nhân sinh ra kiểu hình ở F 2 . Các tỉ lệ phân li của từng cặp tính trạng và tỉ lệ phân li kiểu hình ở F 2 có mối quan hệ gì không ? Câu hỏi này hướng học sinh phát hiện sự phân li kiểu hình ở F 2 bằng tích của các tỉ lệ phân li của từng cặp tính trạng hoặc mỗi tỉ lệ kiểu hình là tích tỉ lệ phân li của từng cặp tính trạng hoặc mỗi tỉ lệ kiểu hình là tích tỉ lệ của các tính trạng tạo nên kiểu hình đó. Ví dụ : 9 / 16 vàng – trơn = 3 / 4 vàng x 3 / 4 trơn Chính đây cũng là một nhận thức quan trọng về dấu hiệu đặc trưng và để nhận biết đònh luật phân li độc lập của các tính trạng đối với học sinh. Để khai thác tiềm năng của bài toán trên và cũng là để củng cố kiểm tra đánh giá. Giáo viên nêu tiếp : cho cây hạt vàng – trơn F 1 giao phấn với cây hạt xanh – nhăn thì kết quả của phép lai như thế nào ? Học sinh vận dụng kiến thức ở trên viết tiếp sơ đồ lai và xác đònh thêm tỉ lệ phân li kiểu gen và kiểu hình đều là : 1 : 1 : 1 : 1. Kết quả này tạo cho học sinh thêm nhận thức về phép lai phân tích đối với nhiều tính trạng, đồng thời tạo cơ sở cho sự nhận thức về quy luật liên kết gen của Moocgan được trình bày ở những bài sau. 2. Bài tập nhận thức dùng trong khâu ôn tập, tổng kết : Việc tổ chức thực hiện bài tập nhận thức thông qua những hoạt động tích cực của học sinh bằng việc viết các sơ đồ lai. Giáo viên có vai trò dẫn dắt, trợ giúp thông qua việc thay đổi các dữ liệu của các bài toán, nêu các câu hỏi gợi mở nhằm giúp học sinh tự khái quát ra các khái niệm, các quy luật, và mối quan hệ giữa các quy luật di truyền. Để minh họa các điều nêu trên, xin đưa ra bài toán nhằm hệ thống và khái quát hóa các quy luật di truyền của Menđen sau : * Bài 1 : P : cây quả đỏ x cây quả vàng  F 1 : 3 quả đỏ : 1 quả vàng. Biện luận và viết sơ đồ lai từ P  F 1 . Học sinh nhanh chóng giải bài toán dựa vào quy luật phân tính. P : Aa x Aa  F 1 : 1 AA : 2Aa : 1aa 3 quả đỏ 1 quả vàng 6 * Bài 2 : P(t/c) Hoa kép trắng x hoa đơn đỏ  F 2 : 3 kép đỏ + 6 kép hồng + 3 kép trắng + 1 đơn đỏ + 2 đơn hồng + 1 đơn trắng. Hãy biện luận và viết sơ đồ lai từ P  F 2 ? Đây là 1 bài toán tương đối khó với học sinh về lai 2 cặp tính trạng. Nhưng học sinh vẫn có thể làm được qua 1 số câu hỏi gợi mở của giáo viên. Qua tỉ lệ kiểu hình của F 2 ta có thể nhận xét gì về tỉ lệ của từng cặp tính trạng ở F 2 ? Học sinh sẽ nêu được : cặp tính trạng, hình dạng hoa phân li theo tỉ lệ (3 : 1); còn cặp tính trạng màu sắc hoa thì có tỉ lệ (1 : 2 : 1)(hiện tượng trội không hoàn toàn ở màu sắc của hoa). Các tỉ lệ phân li của từng cặp tính trạng và tỉ lệ phân li của kiểu hình ở F 2 có mối quan hệ gì không? Câu hỏi này hướng học sinh phát hiện ra sự phân li kiểu hình ở F 2 cũng bằng tích của các tỉ lệ phân li của từng cặp tính trạng Ví dụ: 3/ 16 kép – đỏ = 3 / 4 kép x 1/ 4 đỏ. Từ kết quả giải bài toán, học sinh nhận thức được bài toán lai hai cặp tnhs trạng không phải lúc nào xét từng cặp tính trạng cũng phân li theo tỉ lệ 3 : 1 mà chúng còn thể hiện ở hiện tượng trội không hoàn toàn. VIII. KẾT LUẬN : VIII.1. Thực nghiệm sư phạm: 1. Phương pháp thực nghiệm: + Chọn lớp thực nghiệm: Qúa trình thực nghiệm được tiến hành ở lớp 9 và lớp 9 trường THCS . Trong đó lớp 9/ là lớp đối chứng còn lớp 9 là lớp thực nghiệm. Đây là hai lớp có sự đồng đều nhau về trình độ và các điều kiện khác như: nội dung giảng dạy, giáo viên dạy, tiêu chí đánh giá. Nhưng khác ở chỗ bài giảng của lớp thực nghiệm được thiết kế theo hướng phương pháp mà sáng kiến đề xuất còn lớp đối chứng thì soạn giảng thông thường. + Sau các bài thực nghiệm tôi tiến hành kiểm tra, đánh giá bằng câu hỏi trắc nghiệm và các bài tập di truyền. 2. Kết quả thực nghiệm: a. Đònh tính: So sánh giửa hai lớp thực nghiệm và đối chứng trong quá trình sử dụng việc giải quyết vấn đề vào giảng dạy di truyền học của Menden ở lớp 9 trung học cơ sở thì tôi nhận thấy: - Tiết dạy ở lớp thực nghiệm sôi nổi hơn, học sinh hứng thú học và tiếp thu bài nhanh hơn, các em tích cợc tham gia giờ học. - Khi kiểm tra bài cũ các em nhớ và hiểu bài có hệ thống hơn, có kỹ năng giải bài tập di truyền, nên hầu hết các em đã làm bài tập ở nhà và còn chuẩn bò cho bài học mới. b. Đònh lượng: 7 Tôi đã tiến hành kiểm tra hai lớp thợc nghiệm và đối chứng bằng câu hỏi trắc nghiệm và bài tập di truyền kết quả thu được như sau: Điểm số Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng Số lượng Tỉ lệ ( % ) Số lượng Tỉ lệ ( % ) 9  10 7  8 5  6 < 5 Tổng số VIII.2. Kết luận Dạy học giải quyết vấn đề đối với các quy luật di truyền của Menden ở THCS được tổ chớc dưới dạng cácbài toán nhận thức. Cácbài toán nhận thức ở đây được cấu thành từ các phép lai một hay nhiều tính trạng dựa trên phương pháp phân tích các thế hệ lai vàlai phân tích. Mỗi bài toán nhận thức đều tạo nên tình huống có vấn đề, với sự trợ giúp của GV, HS giải đượcbài toán nhận thức nghóa là tự giải quyết được vấn đề. Thông qua đó, HS nhận thức được đặc điểm chung, riêng về mối quan hệ của các quy luật di truyền. Việc tổ chức bài toán nhận thức được thể hiện cả trong quá trình dạy học, nghiên cứu bài mới, củng cố và luyện tập. Nhờ đó sự tích cực hoá trong quá trình học tập của HS được phát huy và chất lượng lónh họi tri thức về các quy luật di truyền được nâng cao. Qua các phần dạy được tiến hành như trên, HS học tập rất hào hứng, tham gia tích cực vào trong giờ giảng. HS được suy nghó nhiều hơn và được bộc lộ những suy nghó của mình qua trao đổi trong nhóm hoặc tranh luận trước lớp qua cáctình huống có vấn đề. Thông qua cách dạy này, HS không chỉ thu được kiến thức mà còn được rèn luyện để nâng dần năng lực tư duy bằng lập luận để giải quyết những tình huống có vấn đề. Đây cũng là cơ hội để HS được phát triển năng lực tư duy sáng tạo. Các em được tích cực hoạt động trong quá trình lónh hội kiến thức, chắc chán sẽ nắm vững kiến thức và nhớ lâu hơn. 8 . kiểu hình của F1 như thế nào ? sau khi học sinh trả lời được các câu hỏi. Học sinh tự viết sơ đồ kiểu gen từ F 1  F 2 và đối chiếu với kiểu hình học sinh phát hiện ra 2 gen không alen đã tương. thích tư duy, nhận thức kiến thức mới, củng cố hoàn thiện và khắc sâu kiến thức cho học sinh. Tạo cho học sinh phương pháp nghiên cứu độc lập trong tư duy, cũng như trong thực nghiệm và trong thực. thực chất và ý nghóa của lai phân tích. Học sinh có thể chủ động giải được bài tập nhận thức ở khâu củng cố. Dựa vào kết quả về kiểu hình của Fa. Học sinh suy ra kiểu gen của Pa. hoặc từ kiểu hình

Ngày đăng: 10/07/2014, 13:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w