- Hiệp hội nhượng quyền kinh doanh Quốc tế là hiệp hội lớn nhất nước Mỹ và thế giới đã nêu ra khái niệm: "Nhượng quyền thương mại là mối quan hệ theo hợp đồng, giữaBên giao và Bên nhận q
Trang 1KHOA KINH DOANH THƯƠNG MẠI
- -ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC MÔN TỔNG QUAN THƯƠNG MẠI
CÁC HOẠT ĐỘNG SỞ HỮU TRÍ TUỆ
Tên đề tài: “Nghiên cứu mô hình nhượng quyền thương mại Phở 24 từ đó
đưa ra hướng phát triển Phở Cồ Luận theo mô hình Franchise”
Giáo viên hướng dẫn: Đặng Thu Hương
Nhóm thực hiện:
1 Ninh Thị Dịu (Nhóm trưởng)
2 Nguyễn Minh Huyền
3 Nguyễn Đại Dương Lớp học phần: 1102QMGM0111
Hà nội- 2012
Trang 2Mục Lục
Lời mở đầu……….1
Chương I: Tổng quan nghiên cứu đề tài……… 2-6 1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu……… 2-3 2 Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu trong đề tài………… ………3
3 Mục tiêu nghiên cứu ……… 4
4 Những câu hỏi đặt ra cho nghiên cứu……… 4
5 Phạm vi nghiên cứu ……….……… 4
6 Ý nghĩa nghiên cứu……….……… 5-6 7 Kết cấu của luận văn……….……… ……… 6
Chương II: Tóm lược một số lí luận về chủ đề nghiên cứu ……… …….7-18 1 Một số định nghĩa, khái niệm cơ bản ……… 7-9 2 Một số lý thuyết của vấn đề nghiên cứu ……….…… 9-15 2.1 Các loại nhượng quyền……… 9
2.2 Các loại hình nhượng quyền…… ……… 9 2.3 Điều kiện hoạt động nhượng quyền thương mại……… …….10-12 2.4 Lợi ích của nhượng quyền thương mại……… … 12-13 2.5 Thách thức và rủi ro khi nhượng quyền thương mại……… … 14-15
3 Tổng quan tình hình khách thể nghiên cứu ở Việt Nam và thế giới……… 14-17 3.1 Bức tranh về Nhượng Quyền Thương Mại trên thế giới……… …….14-15 3.1 Bức tranh về Nhượng Quyền Thương Mại ở Việt Nam……….15-16
4 Thực trạng mô hình nhượng quyền thương mại ở Việt Nam …… ……… 16-17
Trang 3Chương III: Phương pháp nghiên cứu và kết quả phân tích thực trạng vấn đề nghiên cứu ………18-39
I Phương pháp thu thập và phân tích dữ
liệu……… … ……18-19
II Phân tích về hai thương hiệu Phở cồ Luận và 24…….……… 19 -39
1 Dữ liệu mô hình mẫu phở 24……….19-28
2 Dữ liệu đối tượng nghiên cứu Cồ Luận……… ….………28
3 Đánh giá tổng quan tình hình và ảnh hưởng nhân tố môi trường đến vấn đề nghiên cứu……… ………33- 39
Chương IV: Các kết luận, thảo luận và đề xuất với vấn đề nghiên cứu …40-50
1 Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu……… ………… 40-44
2 Đề xuất giải pháp nhằm xây dựng mô hình Nhượng Quyền Thương Mại cho
thương hiệu Phở Cồ Luận dựa trên mô hình Phở
24……… ……… 44-49
Kết Luận……….50
Trang 4Như chúng ta đã biết, Việt Nam đang trong thời kỳ hội nhập, điều này đối với nền kinh tế vừa là cơ hội vừa là những khó khăn thách thức đối với doanh nghiệp và những người tham gia hoạt động kinh doanh Vậy phải làm gì để chớp thời cơ, giảm thiểu rủi ro để tồn tại trong nền kinh tế đầy khốc liệt này? Đối với những người hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực ẩm thực cũng không nằm ngoài qui luật phát triển này, nếu không học tập, đổi mới thì chắc chắn sẽ không đứng vững trên thị trường được Việc nghiên cứu tìm hiểu hoạt động của những người đi trước đã thành công
là việc làm hết sức quan trọng Có một câu nói rất hay mà tôi đã được nghe đó là: “ Nếu bạn không biết bơi hãy học bơi, nhưng hãy học ở chỗ có nhiều người bơi thì bạn
sẽ không bao giờ bị chết đuối” Từ đó có thể thấy việc học tập những người đi trước cho dù có thể họ là đối thủ cạnh tranh là việc rất quan trọng Vì vậy chúng tôi
nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu, xây dựng mô hình Nhượng Quyền Thương Mại
cho Phở Cồ Luận dựa trên mô hình kinh doanh của phở 24”
Trang 5CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu
Có lẽ nhiều người cũng đã từng nghe qua thuật ngữ “Nhượng quyền kinh doanh” hay
“Nhượng quyền thương mại” nhưng hiểu sâu hơn và đủ tự tin để áp dụng thì hiện naykhông nhiều Franchise chỉ xuất hiện ở Việt Nam hơn 10 năm trở lại đây song đượckhởi nguồn ở Mỹ từ giữa thế kỷ 19 và tới nay và có mặt ở mọi nơi trên thế giới Vàđược coi là “một trong các phát minh vĩ đại nhất của chế độ tư bản phương Tây”, “xuthế của tương lai” Sở dĩ kinh doanh theo mô hình Franchise được ngợi ca như vậy vì
nó đã được chứng minh là một phương thức kinh doanh an toàn và hiệu quả màkhông phải bỏ ra nhiều chi phí Việt Nam là mảnh đất giàu tiềm năng, lại có được lợithế của người đi sau, các doanh nghiệp Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm từ cácnước tiên phong đi trước để tăng tốc, phát huy hiệu quả của loại hình kinh doanh này.Vậy tại sao chúng ta không khai thác tiềm năng này trong khi Việt Nam là một trongnhững nước nổi tiếng đặc biệt trong lĩnh vực ẩm thực Những món ăn ngon đậm đàbản sắc dân tộc Chúng tôi chọn đối tượng ở đây là “Phở truyền thống” cụ thể là “phở
Cồ Luận” bởi một số lí do dưới đây:
- Hương vị truyền thống cùng với thương hiệu “Phở Việt” đang dần bị lãng quên
- Thị phần của các doanh nghiệp Việt Nam trong thị trường thức ăn nhanh còn rấtthấp
- Nhu cầu, sở thích, thói quen dùng Phở vẫn luôn luôn tồn tại trong con người Việt vànhiều du khách nước ngoài
- Phở Hà Nội nói riêng, phở Việt nói chung còn rất nhiều hạn chế vấn đề về an toànthực phẩm, chất lượng phục vụ chưa theo kịp với xu thế hiện đại
- Nhu cầu fast food sẽ bùng nổ trong tương lai
Với những lý do như trên thì việc nghiên cứu đối tượng phở theo phương thứcFranchise là rất cần thiết
2 Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu trong đề tài
Trên thế giới nơi nào có người Việt sinh sống thì nơi đó có tiệm phở Ngay cả ngườinước ngoài cũng thích phở của Việt Nam Hiện nay, đến các trung tâm lớn chúng ta
sẽ thấy món ăn nhanh KFC, Lotteria có bán rất nhiều, bảng hiệu cũng rất lớn và đặcbiệt là giới trẻ rất ghiền món này nhưng không thấy quảng bá về phở Là phở giatruyền của họ Cồ, có xuất xứ từ Nam Định, với 21 năm tồn tại và phát triển thươnghiệu tại Hà Thành Phở Cồ Luận là một trong những thương hiệu phở có những điềukiện cần thiết có thể tiến hành phương thức kinh doanh này Trong cùng lĩnh vực
Trang 6phải kể tới thương hiệu Phở 24 đã rất thành công theo phương thức kinh doanhFranchise không những phát triển trong nước mà còn nổi tiếng ở nước ngoài Chính
vì vậy đề tài nghiên cứu của chúng tôi là: “Nghiên cứu, xây dựng mô hình Nhượng Quyền Thương Mại cho Phở Cồ Luận dựa trên mô hình kinh doanh của phở 24”
3 Mục tiêu nghiên cứu
Học tập mô hình đã thành công là Phở 24 Học tập phát huy thành tựu đồng thời khắcphục, tránh không phạm phải những hạn hạn chế của mô hình mẫu Phở Cồ Luậncũng là một trong những thương hiệu rất có tiếng tại thành phố Hà Nội và cần quantâm phát triển thương hiệu hơn nữa Mục đích của bài nghiên cứu nhằm đưa ra biệnpháp franchise cho quán phở Cồ Luận từ mô hình thành công của Phở 24 để có thể thuđược lợi nhuận tối đa Gìn giữ hương vị của món ăn truyền thống, quảng bá thươnghiệu phở “Cồ luận” ra bạn bè quốc tế
4 Những câu hỏi đặt ra cho nghiên cứu
- Franchiase là gì?
- Xu thế franchise trong thời kỳ hiện nay đang phát triển như thế nào?
- Việc franchise “phở” có ưu thế gì vượt trội so với những cửa hàng theo
5 Phạm vi nghiên cứu
Địa bàn các quán phở Hà Nội, hệ thống phở 24 ở Hà Nội, cửa hàng Phở Cồ Luận tại
Hà Nội
6 Ý nghĩa nghiên cứu
Là sinh viên trường Đại Học Thương Mại, khi nghiên cứu một vấn đề nào đó chắcchắn sẽ có ý nghĩa về mặt kinh tế Chúng tôi cũng không ngoại lệ Khi nghiên cứu về
đề tài này rất mong muốn không phải là một đề tài chỉ có ý nghĩa về mặt lý thuyết ápdụng những gì đã học được từ nhà trường mà còn có ý nghĩa thực tế cao
Trang 7- Đối với Phở Cồ Luận: Thấy rằng đây là một thương hiệu phở đầy tiềm năng, hội tụnhững yếu tố để có thể thực hiện phương thức franchise và những mục tiêu mà chúngtôi đã nêu trên Từ đó đặt ra hướng phát triển mới tiềm năng cho thương hiệu phở
“Cồ Luận” nói riêng và phở Việt nói chung
- Thấy được ưu điểm vượt trội so với cách thức bán hàng cũ: Hiện nay cửa hàng phở
Cồ Luận kinh doanh theo phương thức cổ truyền, Phở của gia đình nhà họ Cồ rấtngon, có hương vị đặc biệt đó là nhờ có bí quyết của ông cha truyền lại, tuy nhiêncòn tồn tại khá nhiều khó khăn Chính vì thế việc kinh doanh theo phương thứcFranchise có ưu điểm vượt trội, không chỉ giữ được truyền thống của gia đình mà cònkhai thác tối đa lợi nhuận hơn thế nữa còn có thể phát triển nghề làm phở bằng cáchnâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ, từ đó thương hiệu ngày càng phát triển
- Đưa thương hiệu Phở Cồ Luận ra thị trường nước ngoài, khẳng định được vị thếcủa Phở- đứng thứ 28 trong những món ngon nhất thế giới Nhìn xa hơn một chúttrong bối cảnh thế giới Mỹ là cường quốc đứng đầu thế giới về kinh tế và hàng xómcủa Mỹ là Canada cũng xếp thứ hạng cao trong danh sách các quốc gia có nền kinh tế
tự do trên thế giới Trong 10 năm nữa các nhà phân tích và dự báo nền kinh tế thếgiới dự đoán Trung Quốc sẽ vượt Mỹ đứng số một trên thế giới Nước ta- hàng xómcủa Trung Quốc sẽ ảnh hưởng không nhỏ Sẽ là những thách thức lớn đồng thời cũng
là cơ hội không nhỏ để kinh tế Việt Nam có bước nhảy lớn Chính vì thế chúng taphải có những chuẩn bị về tất cả các lĩnh vực Riêng đối với ẩm thực, cần phải lưugiữ được những món ăn truyền thống trong đó có “ Phở Hà Nội” theo một cách “vẹn
cả đôi đường” vừa giữ được cái riêng mà không đâu có được, vừa phải theo kịp đượcthời đại Qua đề tài chúng tôi muốn đưa ra ý kiến các doanh nghiệp kinh doanh ẩmthực khai thác hết tiềm năng của doanh nghiệp mình, lợi ích của việc franshise đúnghoàn cảnh, phương thức, đúng đối tượng sẽ đạt được những lợi ích và quảng bá nét
ẩm thực Việt với bạn bè thế giới
- Học tập mô hình Phở 24 đã rất thành công bằng việc thấy được những thành tựu
và hạn chế mà mô hình mẫu từ đó xác định điểm mạnh điểm yếu để đưa ra giải pháptốt nhất, học tập phát huy ưu điểm, tránh không phạm phải những hạn hạn chế Địnhhướng Franchise thương hiệu phở “Cồ luận” để thu được lợi ích tối đa và giảm đirủi ro tới mức thấp nhất
7 Kết cấu của luận văn
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài
Chương 2: Tóm lược một số vấn đề lý luận về chủ đề nghiên cứu
Trang 8Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích thực trạng vấn đềnghiên cứu
Chương 4: Các kết luận, thảo luận và đề xuất với vấn đề nghiên cứu
CHƯƠNG II: TÓM LƯỢC MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NHƯỢNG
QUYỀN THƯƠNG MẠI
Trang 91 Một số định nghĩa, khái niệm cơ bản
Trên thế giới, nhượng quyền thương mại xuất hiện đã lâu, nhưng chỉ phát triển mạnh
từ những năm 1980 Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có được một định nghĩa thốngnhất về nhượng quyền thương mại
- Hiệp hội nhượng quyền kinh doanh Quốc tế là hiệp hội lớn nhất nước Mỹ và thế giới
đã nêu ra khái niệm: "Nhượng quyền thương mại là mối quan hệ theo hợp đồng, giữaBên giao và Bên nhận quyền, theo đó Bên giao đề xuất hoặc phải duy trì sự quan tâmliên tục tới doanh nghiệp của Bên nhận trên các khía cạnh như: bí quyết kinh doanh.đào tạo nhân viên; Bên nhận hoạt động dưới nhãn hiệu hàng hóa, phương thức,phương pháp kinh doanh do Bên giao sở hữu hoặc kiểm soát và Bên nhận đang, hoặc
sẽ tiến hành đầu tư đáng kể vốn vào doanh nghiệp bằng các nguồn lực của mình"
- Cộng đồng chung Châu Âu EC (EU): Quyền thương mại là một "tập hợp những
quyền sở hữu công nghiệp và sở hữu trí tuệ liên quan tới nhãn hiệu hàng hóa, tênthương mại, biển hiệu cửa hàng, giải pháp hữu ích, kiểu dáng, bản quyền tác giả, bíquyết, hoặc sáng chế sẽ được khai thác để bán sản phẩm, hoặc cung cấp dịch vụ tớingười sử dụng cuối cùng" Nhượng quyền thương mại có nghĩa là việc chuyểnnhượng quyền kinh doanh được khái niệm ở trên
- Dưới góc độ pháp luật thực định của Việt Nam, theo Điều 284 Luật TM 2005:Franchise là hoạt động thương mại mà bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bênnhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo các điềukiện sau:
+ Việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo phương thức tổ chứckinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hóa, tênthương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, quảng cáo của bên nhượngquyền;
+ Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việcđiều hành công việc kinh doanh
Một số thuật ngữ liên quan đến nhượng quyền thương mại:
- Bên nhượng quyền: là thương nhân cấp quyền thương mại, bao gồm cả Bên nhượngquyền thứ cấp trong mối quan hệ với Bên nhận quyền thứ cấp
- Bên nhận quyền: là thương nhân được nhận quyền thương mại, bao gồm cả Bênnhận quyền thứ cấp trong mối quan hệ với Bên nhượng quyền thứ cấp
- Bên nhượng quyền thứ cấp: là thương nhân có quyền cấp lại quyền thương mại màmình đã nhận từ Bên nhượng quyền ban đầu cho Bên nhận quyền thứ cấp
Trang 10- Bên nhận quyền sơ cấp: là thương nhân nhận quyền thương mại từ Bên nhượngquyền ban đầu
- Bên nhận quyền thứ cấp: là thương nhân nhận lại quyền thương mại từ Bên nhượngquyền sơ cấp
- Hợp đồng nhượng quyền thương mại: là thỏa thuận giữa bên nhượng quyền với bênnhận quyền, quy định các vấn đề liên quan đến hoạt động nhượng quyền Hợp đồngnhượng quyền thương mại có các nội dung chủ yếu sau đây: Nội dung của quyềnthương mại Quyền, nghĩa vụ của Bên nhượng quyền Quyền, nghĩa vụ của Bên nhậnquyền Giá cả, phí nhượng quyền định kỳ và phương thức thanh toán Thời hạn hiệulực của hợp đồng Gia hạn, chấm dứt hợp đồng và giải quyết tranh chấp
- Hợp đồng phát triển quyền thương mại: là hợp đồng nhượng quyền thương mại theo
đó Bên nhượng quyền cấp cho Bên nhận quyền quyền được phép thành lập nhiều hơnmột cơ sở của mình để kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại trongphạm vi một khu vực địa lý nhất định
- Hợp đồng nhượng quyền thương mại thứ cấp: là hợp đồng nhượng quyền thươngmại ký giữa Bên nhượng quyền thứ cấp và Bên nhận quyền thứ cấp theo quyềnthương mại chung
2 Một số lý thuyết của vấn đề nghiên cứu
2.1 Các loại nhượng quyền
- Nhượng quyền sơ cấp: Là nhượng quyền thương mại lần đầu
- Nhượng quyền thứ cấp: Người nhận quyền có quyền cấp lại quyền thương mại màmình đã nhận từ bên nhượng quyền ban đầu cho bên thứ ba(Bên nhận quyền thứ cấp)
2.2 Các loại hình nhượng quyền
Có 4 loại hình nhượng quyền kinh doanh cơ bản, phản ánh mức độ hợp tác & cam kếtkhác nhau giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền:
- Nhượng quyền mô hình kinh doanh toàn diện
- Nhượng quyền mô hình kinh doanh không toàn diện
- Nhượng quyền có tham gia quản lý
- Nhượng quyền có tham gia đầu tư vốn
2.3 Điều kiện hoạt động nhượng quyền thương mại
Trang 112.3.1 Với bên nhượng quyền
Thương nhân được phép cấp quyền thương mại khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
1 Hệ thống kinh doanh dự định dùng để nhượng quyền đã được hoạt động ít nhất 01năm
2 Đã đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại với cơ quan có thẩm quyền vềhoạt động nhượng quyền thương mại
3 Hàng hoá, dịch vụ kinh doanh thuộc đối tượng của quyền thương mại không viphạm quy định về hoạt động nhượng quyền thương mại
4 Đã có văn bằng bảo hộ hàng hóa dịch vụ dự kiến cung cấp trong hoạt động nhượngquyền
5 Đã thực hiện kiểm toán độc lập trong năm gần nhất
Quyền và nghĩa vụ:
- Quyền:
+ Yêu cầu cung cấp các thông tin cần thiết để tiến hành nhượng quyền thương mại.+ Đồng ý hoặc từ chối việc chuyển giao quyền thương mại của Bên nhận nhượngquyền theo các quy định
+ Đơn phương chấm dứt hợp đồng
- Nghĩa vụ: Cung cấp bản sao hợp đồng nhượng quyền thương mại mẫu và bản giớithiệu về nhượng quyền thương mại của mình cho Bên dự kiến nhận nhượng quyền ítnhất là 15 ngày làm việc trước khi ký kết hợp đồng nhượng quyền thương mại nếu cácbên không có thoả thuận
2.3.2 Đối với bên nhận quyền
Điều kiện hoạt động:
1 Thương nhân được phép nhận quyền thương mại khi có đăng ký kinh doanhnghành nghề phù hợp với đối tượng của quyền thương mại
2 Đáp ứng các điều kiện về chủ thể là bên nhận quyền
Quyền và nghĩa vụ
- Quyền:
1 Được phép chuyển giao quyền thương mại cho người khác theo các quy định
2 Có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng trong trường hợp Bên nhượng quyền viphạm nghĩa vụ quy định
- Nghĩa vụ: Bên dự kiến nhận quyền phải cung cấp cho Bên nhượng quyền các thôngtin mà Bên nhượng quyền yêu cầu một cách hợp lý để quyết định việc trao quyềnthương mại cho Bên dự kiến nhận quyền
Trang 122.3.3 Hàng hoá, dịch vụ được phép kinh doanh nhượng quyền thương mại
1 Hàng hoá, dịch vụ được phép kinh doanh nhượng quyền thương mại là hàng hoá,dịch vụ không thuộc danh mục hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh
2 Trường hợp hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục hàng hoá, dịch vụ hạn chế kinhdoanh, danh mục hàng hoá, dịch vụ kinh doanh có điều kiện, doanh nghiệp chỉ đượckinh doanh sau khi được cơ quan quản lý ngành cấp giấy phép kinh doanh, giấy tờ cógiá trị tương đương hoặc có đủ điều kiện kinh doanh
2.4 Lợi ích của nhượng quyền thương mại
2.4.1 Với bên nhận quyền
1 Quyền phân phối: Người nhận quyền ký hợp đồng nhượng quyền là để mua quyềnphân phối sản phẩm trong một phạm vi lãnh thổ nhất định
2 Sản phẩm và khách hàng: Mặc nhiên có được những khách hàng truyền thống của
hệ thống điều mà phải tốn hàng năm trời mới có được Làm tăng khả năng thành côngtrong kinh doanh vì đang làm việc với sản phẩm và phương pháp đã được chứng minh
là thành công Đồng thời có thể hấp dẫn người tiêu dùng bởi một mức độ chắc chắn
về chất lượng và không thay đổi vì nó đã được ký kết bằng một hợp đồng nhượngquyền
3 Hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo, hoạt động tiếp thị: Được hỗ trợ các hoạt động gồm có đàotạo, tiếp thị tại địa phương và toàn quốc, lộ trình hoạt động và các trợ giúp khác vềhoạt động, lựa chọn vị trí, thiết kế và xây dựng, chương trình khai trương, tài chính,tăng sức mua và tiếp cận các phi vụ mua bán lớn,…
4 Được cấp phép: Được phép phân phối hàng hóa, dịch vụ mang thương hiệu, nhãnhiệu, hình thức quảng cáo hay các biểu tượng mang tính thương mại khác, đồng thời
có quyền tiếp cận các số liệu về hoạt động kinh doanh của hệ thống nhượng quyền,các bí quyết công nghệ tiếp thị các sản phẩm và dịch vụ tới khách hàng để đạt hiệuquả cao nhất
2.4.2 Với bên nhượng quyền
1 Trong hệ thống nhượng quyền, người bỏ vốn ra để mở rộng hoạt động kinh doanhlại chính là bên nhận quyền Điều này giúp cho bên nhượng quyền có thể mở rộng
Trang 13hoạt động kinh doanh bằng chính đồng vốn của người khác và giảm chi phí cho việcthâm nhập thị trường
2 Mở rộng hoạt động kinh doanh một cách nhanh chóng: Hình thức nhượng quyền
sẽ giúp mở rộng hoạt động kinh doanh, xây dựng sự hiện diện ở khắp mọi nơi mộtcách nhanh chóng với hàng trăm cửa hàng trong và ngoài nước mà không một hìnhthức kinh doanh nào có thể làm được
3 Thúc đẩy việc quảng bá thương hiệu: Mở rộng kinh doanh và sự xuất hiện ở khắpnơi của chuỗi cửa hàng sẽ đưa hình ảnh về sản phẩm đi sâu vào tâm trí khách hàngmột cách dễ dàng hơn Chi phí quảng cáo sẽ được trải rộng cho rất nhiều cửa hàng,cho nên, chi phí quảng cáo cho một đơn vị kinh doanh là rất nhỏ sẽ giúp bên nhượngquyền xây dựng được một ngân sách quảng cáo lớn
2.5 Thách thức và rủi ro khi nhượng quyền thương mại
Bên cạnh những lợi ích thu được khi thực hiện nhượng quyền thương mại, nó còn đặt
ra những thách thức và rủi ro có thể gặp phải
2.5.1 Đối với bên nhận quyền
1 Chi phí nhận nhượng quyền thương mại: bên nhận quyền còn phải trả phí hàng
tháng, thường là khỏang 3 đến 8% trên tổng doanh thu Một vài chi phí khác khi nhậnnhượng quyền kinh doanh bao gồm cả cơ sở vật chất, địa điểm, trang thiết bị
2 Hàng tồn trữ đầu kỳ: thường sẽ gồm hàng tồn trữ cho ít nhất hai tuần, trừ khi ngành
kinh doanh mà bạn đang làm yêu cầu hàng tồn trữ phức tạp hơn nhiều Hầu hết cácbên chuyển nhượng sẽ cho biết yêu cầu hàng tồn trữ đầu kỳ của họ là bao nhiêu
3 Vốn lưu động: Bên nhận quyền sẽ cần một số vốn lưu động và tiền mặt để thuê cửahàng, sẽ cần tiền để trả lương cho người làm, để duy trì hoạt động cho đến khi việckinh doanh làm phát sinh dòng tiền ra vào trong tài khỏan của bên nhận quyền Nếuviệc kinh doanh phụ thuộc vào các khoản mua chịu của khách hàng, sẽ cần thêm một
số tiền để duy trì hoạt động trước khi các khoản mua chịu được khách hàng thanh toánlại cho bên nhận quyền
4 Chi phí quảng cáo: Hầu hết các bên chuyển nhượng có quy mô họat động lớn đềuyêu cầu bên nhận chuyển nhượng trả một khoản nào đó vào quỹ quảng cáo trên tòanquốc, quỹ này dùng để quảng bá thúc đẩy quan điểm kinh doanh của bên chuyểnnhượng
Trang 142.5.2 Đối với bên nhượng quyền
1 Khó khăn trong quản lý và điều hành: Khi mạng lưới phân phối dày đặc rộng lớn,tồn tại yếu điểm với một số lượng lớn cửa hiệu nhượng quyền cách trở về địa lý,thông tin thì việc quản lý của các nhà quản lý sẽ gặp trở ngại nhất là khi có sự xử lýkịp thời và mang tính chuyên môn
2 Nguy cơ bị lộ bí mật kinh doanh hoặc khó kiểm soát: Đặc điểm này khiến cho kinhdoanh nhượng quyền thương mại khó có thể diễn ra ở những nơi có hệ thống pháp lýchưa đủ mạnh như là ở Việt Nam
3 Ngoài ra bên nhượng quyền cũng phải đối mặt với một khó khăn không nhỏ đó làbên nhận quyền thường có xu hướng trở thành đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệpnhượng quyền trong lỗ lực giành lấy khách hàng và thị phần Sự tranh chấp của các cơ
sở kinh doanh Thiên vị cho một bên nhận nhượng quyền Kết quả cuối cùng là hìnhảnh của cả hệ thống bị huỷ hoại nếu các bên nhận quyền hoạt động quá kém hay bêngiao quyền gặp một số vấn đề phát sinh không kiểm soát được
3 Tổng quan tình hình khách thể nghiên cứu ở Việt Nam và thế giới
3.1 Bức tranh về Nhượng Quyền Thương Mại trên thế giới
Nhượng quyền thương mại được thế giới nhìn nhận là khởi nguồn tại Mỹ nhưng thực
tế đã hình thành trước đó tại Trung Quốc Năm 1851, lần đầu tiên trên thế giới nhàsản xuất máy khâu Singer của Mỹ ký cho thực hiện hợp đồng nhượng quyền kinhdoanh Ngày nay, quá trình toàn cầu hoá trên thế giới diễn ra rất nhanh, mạnh trongtất cả các lĩnh vực Theo các nghiên cứu mới nhất, cứ 12 phút lại có một hệ thốngnhượng quyền mới ra đời Điều đó cho thấy sự bùng nổ hình thức này trên thế giới làđiều tất yếu Một số kết quả thực sự ấn tượng của hệ thống này mang lại trên thế giới
Doanh thu từ hoạt động kinh doanh nhượng quyền trên toàn thế giới năm 2000 đạt
1.000 tỷ USD với khoảng 320.000 doanh nghiệp từ 75 ngành khác nhau Tại Mỹ, hoạtđộng nhượng quyền chiếm trên 40% tổng mức bán lẻ, thu hút được trên 8 triệu ngườilao động, hơn 550.000 cửa hàng nhượng quyền và cứ 8 phút lại có một cửahàng nhượng quyền mới ra đời Ở Châu Âu, tổng cộng có hơn 4.000 hệ thống, với167.500 cửa hàng, doanh thu đạt khoảng 100 tỉ Euro Tạo ra hơn 1.5 triệu việclàm Nhượng quyền kinh doanh ở châu Á đã tạo doanh thu hơn 500 tỷ USD mỗi năm.Tại Nhật Bản, NQTM phát triển mạnh với 1.074 hệ thống và 220.710 cửa hàng kinhdoanh, doanh thu từ hệ thống này vào khoảng 150 tỉ USD, tăng trưởng hàng năm7% Từ năm 1980, NQTM vào Trung Quốc Nước này đã có 2.100 hệ thống (nhiều
Trang 15nhất thế giới) với 120.000 cửa hàng nhượng quyền trong 60 lĩnh vực khác nhau Đặcbiệt, hệ thống NQTM của doanh nghiệp Trung Quốc cạnh tranh ngang hàng
với thương hiệu nhượng quyền nổi tiếng của nước ngoài.
Nhượng quyền thương mại đã thực sự có chỗ đứng quan trọng trong nền kinh tế thếgiới thế kỷ 21 sẽ còn chứng kiến sự lớn mạnh không ngừng của hệ thống này
3.2 Bức tranh Nhượng Quyền Thương Mại ở Việt Nam
Việt Nam đang được các chuyên gia nước ngoài đánh giá là một thị trường lý tưởngcủa hoạt động bán lẻ Trong vài năm tới, hoạt động này sẽ bùng nổ với sự đổ bộ củanhiều nhãn hiệu trong và ngoài nước thông qua phương thức nhượng quyền thươngmại Theo ông Terry Ghani, Giám đốc TGA-Malaysia, chuyên gia hàng đầu trong lĩnhvực marketing tại Malaysia, VN được xem là thị trường tiềm ẩn, chưa được khai phá.Với những ưu thế như chính trị ổn định, tỷ lệ người biết chữ cao, thị trường trẻ với70% dân số dưới 30 tuổi, sức mua ngày càng tăng, VN đang có nhiều lợi thế để thựchiện các hoạt động nhượng quyền thương mại "Thị trường VN đã bắt đầu chín muồi
để các thương hiệu trong và ngoài nước áp dụng nhượng quyền thương mại" ÔngLuke Kim, Giám đốc Công ty A.S Louken của Singapore nhận xét Đến thời điểmnày, đã có 3 doanh nghiệp trong trong nghành thực phẩm- nhà hàng thực hiệnnhượng quyền thương mại là Cà phê Trung Nguyên, bánh Kinh Đô và Phở 24 ngoài
ra còn có 6 nhà bán lẻ nước ngoài đang hoạt động tại VN
4 Thực trạng mô hình nhượng quyền thương mại ở Việt Nam
Làm sao phát triển mô hình nhượng quyền tại Việt Nam một các có hiệu quả? Ápdụng nó vào thực trang của nước ta Và đi tìm lợi thế của thương hiệu "Việt" vốn đã
bị mất bao năm nay? Nhìn lại Việt Nam sau hơn 5 năm gia nhập WTO thì những cơhội và thách thức mà các doanh nghiệp nước ta tận dụng và kiểm soát như thế nào?Trong phạm vi bài viết của mình chúng tôi chỉ đưa ra nhận định và đánh giá của cánhân về một khía cạnh nhỏ có ảnh hưởng cũng như thực trạng phát triển của lĩnh vựcnày như thế nào ở nước ta đó là “Nhượng quyền” Có thể nhìn nhận và đánh giá mức
độ phát triển của lĩnh vực này trên thế giới và nước ta trong thời gian qua và đến thờiđiểm hiện tại sơ lược như sau: những thương hiệu nổi tiếng với quy mô nhân rộng vàchúng đã có mặt hầu hết các quốc gia, điều đó cho thấy lĩnh vực kinh doanh này đã
và đang nhân rộng, phát triển rất mạnh ở các nước phát triển với hàng trăm năm.Chính các thương hiệu mạnh và nổi tiếng nhất đã hình thành, phát triển từ đây vàđang mở rộng tầm ảnh hưởng ra toàn cầu bằng các kênh phân phối cũng như các vệtinh được tạo lập Điều này đã tạo nên một tất yếu cho sự sống còn của các doanhnghiệp trong nước cũng như các quốc gia đang phát triển và đã dần dần đặt ra hai vấn
đề lớn : Tiếp nhận thương hiệu hay bật dậy từ chính nội lực Mcdonald’s hơn 50 nămhình thành phát triển với trên 30 ngàn cửa hàng trên 120 quốc gia Cứ khoảng sau từ
Trang 164 đến 5 giờ đồng hồ thì trên toàn cầu xuất hiện thêm 1 nhà hàng Mcdonald’s Gà ránKFC, trà Dilmahs, khách sạn Marriott, khách sạn Hyatt, khách sạn Sheraton, cà phêGloria Jean’s… những thương hiệu với những nét đặc trưng nhất định về chất lượng,kiểu dáng, mùi vị và không có sự khác biệt giữa các cửa hiệu khác nhau dù ta bắt gặp
và thưởng thức từ bất cứ nơi đâu Việt Nam có các thương hiệu “Việt” phát triển mô
hình này trong thời gian qua như cà phê Trung Nguyên - là doanh nghiệp có thể coi
là tiên phong đối với doanh nghiệp Việt Nam Thương hiệu này phát triển mạnh vàonhững năm 2001-2002 với hàng trăm cửa hiệu trên khắp các tỉnh thành trong cả nước
và từng bước thâm nhập ra thị trường nước ngoài Nhìn chung, trong thời gian đầuvới Trung Nguyên có thể được xem là thành công và tạo lập được thương hiệu, tuynhiên việc tạo lập một thương hiệu là rất khó nhưng duy trỳ và gia tăng giá trị củathương hiệu còn khó hơn nhiều Một thương hiệu “Việt” khác cũng cần xem xét vàđánh giá sự chuẩn bị của nó trước khi tham gia lĩnh vực nhượng quyền này là Phở
24, phát triển mạnh vào những năm 2004 - 2005 và đã có một số cửa hiệu vươn ranước ngoài Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại nó cũng đang tồn tại những thực trạng
mà xuất phát từ tính chuyên nghiệp cũng như sự hỗ trợ từ chính quốc gia có thươnghiệu nhượng quyền đối với sự xây dựng và phát triển thương hiệu Từ thực trạng trêncho ta thấy rằng có sự đối lập rõ nét giữa thương hiệu “Việt” và các thương hiệukhác
Trang 17CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG FRANCHISE CỦA PHỞ 24 VÀ THỰC TRẠNG KINH DOANH CỦA PHỞ CỒ LUẬN
I Phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu
Để nghiên cứu đề tài này, chúng tôi sử dụng phương pháp thu thập và phân tích dữliệu
1 Phương pháp thu thập dữ liệu
Đối với phương pháp thu thập dữ liệu theo 2 nguồn chính là dữ liệu thứ cấp và sơcấp
- Dữ liệu sơ cấp
Dữ liệu sơ cấp gồm có: Những thông tin sở thích thị hiếu của khách hàng về phở trênđịa bàn Hà Nội và những chia sẻ thông tin của bác Cồ Hữu Luận về tình hình kinhdoanh của cửa hàng
Cách thức thu thập: Xây dựng bảng điều tra thực tế trên 100 người, phỏng vấn trựctiếp
Những địa điểm khảo sát:
Phở Cồ Luận 105-B12- Khuất Duy Tiến- Thanh Xuân- HNPhở 24 45 Huỳnh Thúc Kháng, Q Đống Đa, Hà Nội.Phở Bát Đàn số 49 phố Bát Đàn, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.Phở Nam Định Số 10, Kiều Mai, Phú Diễn, Hà Nội
Phở vuông 44 Ngô Thì Nhậm, quận Hoàn Kiếm
- Dữ liệu thứ cấp
Dữ liệu thứ cấp gồm có: Lý thuyết liên quan đến Nhượng Quyền Thương Mại, Thôngtin về phở 24
Cách thức thu thập: Đọc sách, báo, tham khảo các kỷ yếu, thông tin từ internet
2 Phương pháp phân tích dữ liệu
Từ những dữ liệu thu thập được và dựa trên những kiến thức hiểu biết của mình,chúng tôi phân tích từ tình hình NQTM trong và ngoài nước, những yếu tố để xâydựng mô hình kinh doanh theo phương thức này cho Phở Cồ Luận
Trang 18II Phân tích về hai thương hiệu phở Cồ Luận và 24
1 Dữ liệu mô hình mẫu “Phở 24”
Giới thiệu về Phở 24
Phở 24 là chuỗi nhà hàng phở Việt Nam thuộc tập đoàn Nam An Group, tập đoànthực phẩm lớn nhất cả nước Ngoài Phở 24 ra, Nam An Group còn sở hữu và điềuhành nhiều thương hiệu khác, như là An Viên, Maxim’s Nam An, Thanh Niên, An,Goody, Goddy-Plus, Bamizon, Ibox Café,
- Cửa hàng Phở 24 đầu tiên được mở vào tháng 6 năm 2003 tại số 5, đường NguyễnThiệp, đối diện khách sạn Sheraton Sài Gòn Đến tháng 7 năm 2011, Phở 24 đã mởđược 53 cửa hàng trong nước: tại thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, VũngTàu, Nha Trang, Bình Dương, và 18 cửa hàng ngoài nước như Jakarta (Indonesia),Manila (Philippines), Phnom Penh (Campuchia), Hồng Kông VÀ Tokyo (Nhật Bản).Phở 24 dự định mở thêm cửa hàng ở một số thành phố chính của Việt Nam cũng nhưnước ngoài nơi có đông dân cư người Châu Á Những người sáng lập tin rằng Phở 24
là một khái niệm kinh doanh độc nhất nhưng lại dễ nhân rộng do yêu cầu mặt bằngnhỏ, vốn đầu tư ít, thủ tục điều hành được tiêu chuẩn hóa, và quan trọng nhất là chấtlượng hàng đầu của món ăn
- Liên tiếp các năm 2004, 2005, 2006, 2007, 2008 và 2009, Phở 24 thắng giải “TheGuide Awards” do bạn đọc bầu chọn của báo Vietnam Economics Times, Thời BáoKinh Tế Việt Nam và tạp chí Tư Vấn Tiêu Dùng
- Năm 2008 Phở 24 được trao giải thưởng “International franchiser of the year” côngnhận bởi FLA Singapore
- Năm 2010, Phở 24 lọt vào Top 10 của cuộc bình chọn “Sài gòn - 100 điều thú vị”
do khách du lich trong và ngoài nước bình chọn
1.1 Hệ thống phở 24
Phở 24 được hình thành xuất phát từ một sở thích ăn uống, mà đặc biệt là đối vớimón phở của cả gia đình Lý Quý Trung, ông nói : “Thời còn ăn ở các hàng quán lềđường, tuy rất ngon nhưng chất lượng vệ sinh lại không đảm bảo Tôi đã tự mình đặt
ra câu hỏi tại sao không ai xây dựng một mô hình phở ngon nhưng vẫn sạch, đảm bảođiều kiện vệ sinh?”.Thế là Phở 24 được hình thành từ ý tưởng đó
Lý Quý Trung đã xây dựng lên một mô hình hoạt động hoàn toàn khác biệt Ông giảithích: “Thứ nhất là tính chuyên nghiệp Ở Việt Nam, điều này chưa phổ biến, đặc biệt
là trong lĩnh vực ẩm thực Thứ hai, dùng hệ thống để quản trị - Phở 24 đã tìm ra đượcmột cách kinh doanh mang tính hệ thống, hiện đại và vượt ra khỏi kiểu quản trị củanhững tiệm phở quy mô gia đình thông thường Thứ ba, phải xây dựng thương hiệuchứ không đơn thuần chỉ là kiếm tiền và thứ tư, phải hướng vào thị trường thế giới
Trang 19chứ không chỉ giới hạn trong Việt Nam.” Tính đến nay, Phở 24 đã phát triển đượcmột hệ thống cửa hàng rất rộng lớn gồm 61 cửa hàng ở Việt Nam và 11 ở nướcngoài Cửa hàng Phở 24 đầu tiên được khai trương và tháng 06 năm 2003 tại
số 5, đường Nguyễn Thiệp, Quận 1 Đến tháng 7 năm 2011, Phở 24 đã sở hữu 71 cửahàng với 53 cửa hàng trong nước tại các thành phố lớn như Hồ Chí Minh, Hà Nội, ĐàNẵng, Nha Trang, Vũng Tàu, Bình Dương; và 18 cửa hàng tại nước ngoài nhưJakarta (Indonesia), Manila (Philippines), Phnom Penh (CamPuChia), Macau-HongKong và Tokyo (NhậtBản)
Đây là chuỗi quán phở cao cấp và đang trên đà phát triển của Việt Nam nhờ chấtlượng sản phẩm và mô hình kinh doanh đặc thù, dễ mở rộng Chiến lược đường dàicủa công ty là sẽ tiếp tục nhân rộng mô hình quán phở tại Việt Nam và nước ngoàithông qua hình thức bán franchise và hợp tác kinh doanh Chương trình đào tạo chođối tác mua franchise Phở 24 bao gồm thời gian 2-3 tuần huấn luyện tại trung tâmđào tạo của tập đoàn dưới hình thức lớp học lý thuyết và thực hành ngay cửa hàngphở hoạt động Phía đối tác mua franchise được yêu cầu gửi ít nhất một nhân viênquản lý, 1 nhân viên bếp và 1 đại diện chủ đến trung tâm để được huấn luyện miễnphí Các nhân viên này sau đó sẽ cùng với đội ngũ chuyên gia của tập đoàn huấnluyện toàn thể nhân viên còn lại của cửa hàng franchise Đội ngũ chuyên gia của tậpđoàn này sẽ có mặt tại cửa hàng franchise trước và sau ngày khai trương ít nhất 3ngày
Để được cấp quyền sử dụng thương hiệu và công thức vận hành một quán Phở 24với những tiêu chuẩn đồng bộ, đối tác mua franchise phải trả cho chủ thương hiệuPhở 24 một khoản phí ban đầu (trả một lần duy nhất) cộng thêm một khoản phí hàngtháng Chí phí hàng tháng này là chi phí sử dụng thương hiệu, nhãn hiệu và nhữngdịch vụ hỗ trợ khác như khuyến mãi, quảng bá, tiếp thị, đào tạo, tư vấn,… từ phíachủ thương hiệu Phở 24 trong suốt quá trình 5 năm của hợp đồng nhượng quyềnkinh doanh Lực lượng quản lý nòng cốt được xây dựng dựa trên tính toán tầm vóccông ty muốn phấn đấu ít nhất từ 2 đến 3 năm sau Nói khác đi, chủ trương công typhải luôn chuẩn bị đào tạo và tuyển dụng đủ nhân sự giỏi và có kinh nghiệm phùhợp để sẵn sàng điều hành công ty thời điểm 2-3 năm sau, chứ không phải khi cầnmới bắt đầu tuyển dụng Do đó chi phí của bộ phận hành chính, điều hành trước mắtlúc nào cũng có vẻ rất cồng kềnh so với nghề kinh doanh các quán phở
Một trong những thách thức lớn nhất mà Phở 24 gặp phải trong quá trình nhượngquyền không nằm ở chỗ chính đối tác mua franchise người chủ điều hành của quánphở nhượng quyền Thật vậy, cho dù mọi thứ trong quán phở nhượng quyền đều
Trang 20tuân thủ các tiêu chuẩn của Phở 24 nhưng nếu chủ quán không quan tâm hay thiếukinh nghiệm vì chỉ là một nhà đầu tư đơn thuần thì khó có thể cho ra những quyếtđịnh đúng đắn và như thế mô hình kinh doanh nhượng quyền sẽ không đạt kết quảtối ưu, ảnh hưởng ít nhiều đến hình ảnh chung của thương hiệu Ngược lại, trongmột số trường hợp khác nếu đối tác mua franchise có quá trình kinh nghiệm tronglĩnh vực nhà hàng thì lại có xu hướng tự làm theo cách của mình vì nghĩ mình đãquá hiểu.
- Xây dựng mô hình phù hợp với xuất khẩu :
+ Điều hành hoạt động : tất cả các khâu (phục vụ, bếp, pha chế, vệ sinh…) được tiêuchuẩn hóa, hệ thống hóa rõ ràng, gọn gàng, dễ hiểu, dễ áp dụng để tiện cho việchuấn luyện đào tạo đội ngũ nhân viên của các cửa hàng nhân rộng sau này, đặc biệt
là tại nước ngoài
+ Trang trí nội thất: được tiêu chuẩn hóa phù hợp với việc nhân rộng mô hình
+ Tên gọi, nhãn hiệu: có cân nhắc yếu tố quốc tế ngay từ đầu, làm sao cho ngườinước ngoài dễ đọc dễ nhớ
+ Con người: tuyển dụng và xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt đủ năng lực phù hợpvới kế hoạch phát triển của thương hiệu một khi ra thị trường quốc tế sau này
+ Nhất quán trong xây dựng thương hiệu, dù ở đâu thì các cửa hàng phở 24 đềugiống nhau, đồng nhất để gây ấn tượng thương hiệu cho khách hàng
1.2 Quá trình bí quyết kinh doanh của phở 24
Khi được hỏi về ý tưởng xây dựng mô hình kinh doanh phở 24, ông Lý Quý Tổng Giám đốc Tập đoàn Nam An cho biết: “Ý tưởng xây dựng mô hình kinhdoanh Phở 24 phát xuất từ tập thể các thành viên trong gia đình chúng tôi, do đó tất
Trung-cả đều trở thành thành viên sáng lập và chủ sở hữu của thương hiệu Phở 24, trong
đó tôi là người đại diện gia đình trực tiếp điều hành, xây dựng thương hiệu và pháttriển kinh doanh Tất cả chúng tôi đều là những người có nhiều kinh nghiệm tronglãnh vực kinh doanh nhà hàng và tất cả đều “mê” món phở Việt Nam từ lâu” Phở làmón ăn đặc biệt phổ biến, người ta có thể ăn chơi hay ăn no, ăn sáng hay ăn trưahoặc ăn tối… đều được Hơn nữa, nếu như các nước láng giềng gần nước ta đều cómón mì thì không có nước nào có món phở như phở Việt Nam
Trang 21Ra đời cách đây khoảng 2 năm, Phở 24 nhanh chóng “bành trướng” thương hiệuvới một hệ thống cửa tiệm và cung cách phục vụ rất chuyên nghiệp Phở 24 phục vụtheo cung cách “fastfood” của Mỹ, mà vẫn đảm bảo tính độc đáo của phở Việt Dovậy, Lý Quí Trung không chỉ được nhờ từ những bí quyết nấu ăn của mẹ mà cònnhận được hỗ trợ đắc lực từ vợ chồng người chị gái Họ chính là nhân tố quan trọnggóp phần tạo nên không gian độc đáo cho chuỗi nhà hàng Phở 24 Đây là một món
ăn truyền thống được phục vụ theo phong cách hiện đại Cái tên Phở 24 bắt nguồn
từ 24 nguyên liệu để tạo ra một tô phở ngon đúng hiệu Dù phở là một món ăn kháđơn giản nhưng mỗi gia đình, mỗi thế hệ, mỗi miền có cách chế biến khác nhau Vàmỗi quán phở đều có một nguyên liệu bí mật mà họ có thể tiết lộ, hoặc giữ kín".Làm thế nào để dung hòa hương vị của phở 3 miền để thực khách mọi vùng có thểchấp nhận được là một vấn đề hoàn toàn không đơn giản; bởi phở đã đi vào văn hóa
ẩm thực và cả tâm thức sống của người dân trên từng vùng miền khác nhau của đấtnước Những băn khoăn của “cha đẻ” Phở 24 đã được bù đắp khi 24 thứ gia vị đượcchắt lọc tinh tế từ khẩu vị 3 vùng miền, được anh “tích hợp” vào bát Phở 24, lần đầutiên “chào hàng” ở kinh đô của phở, được thực khách Hà thành chấp nhận, dù bướcđầu chỉ là “tò mò ăn cho biết” Ý tưởng ‘thống nhất’ món phở các miền đã được anh
‘thai nghén’ từ rất lâu bởi: “Phở Sài Gòn thì hơi ngọt, ăn với rau, giá, tương đen.Ngược lại, phở Hà Nội hơi mặn, có hương vị khác và không ăn kèm rau Làm thếnào để dung hoà được tất cả các yếu tở trong tô phở mình nấu ra để người dân cácmiền chấp nhận?” Trong hương vị không sử dụng bột ngọt mà nước dùng ngọt nhờchỉ hầm bằng xương ống chân bò, bánh phở đạt tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm,không sử dụng chất bảo quản, hàn the Xu thế chung của thế giới về ẩm thực là ítbéo và nhiều rau, có lợi cho sức khoẻ Trong khi đó, cách điển hình của người Việtkhi nấu phở là hay có nhiều nước béo, mỡ màng nên không có lợi cho sức khoẻ, vìvậy, nó chưa thật phù hợp với người nước ngoài Phở 24 nắm bắt ý tưởng và đónđầu xu thế chung của thế giới Do đó, ngay cả những tiệm phở 24 ở Hà Nội, vẫn duytrì phục vụ rau, giá vì tin tưởng đây sẽ là thói quen trong tương lai của khách hàng.Người Hà Nội mới đầu cũng thấy lạ lẫm nhưng bây giờ nhiều người đã có thói quen
ăn phở kèm giá.”
1.3 Thương hiệu
Hiện nay, Phở 24 đã trở thành một thương hiệu được biết đến không chỉ trong nước
mà còn trên cả thế giới chỉ sau 9 năm hoạt động Tuy nhiên, có một điều mà ít aibiết đến là ngay từ khi mới ra đời tại Thành phố Hồ Chí Minh, cái tên ‘Phở 24’ cũng
đã phản ánh tầm nhìn quốc tế của ông chủ Lý Quý Trung – Chủ tịch Hội đồng Quảntrị Tập đoàn Nam An Con số 24 ngoài ý nghĩa là 24 thành phần gia vị cần có để nấu
Trang 22ra bát phở, nó còn tượng trưng cho 24 giờ trong một ngày với hy vọng các cửa hàngPhở 24 sẽ không bao giờ đóng cửa trên toàn thế giới Hơn nữa, cái tên này rất dễđọc, dễ nhớ và khi hội nhập vào thị trường ẩm thực thế giới, nó sẽ góp phần choviệc quảng bá thương hiệu được hiệu quả hơn Khi quyết định đầu tư xây dựngthương hiệu, chúng tôi nhắm đến không chỉ phục vụ thực khách trong nước mà sẽmang đi "đánh xứ người", nên rất chú trọng yếu tố tên gọi của sản phẩm Làm saocho dễ nhớ, dễ viết, dễ đọc, dễ marketing? Chỉ có những con số thì người nướcngoài mới nhớ nhanh và nhớ lâu được Lý do thứ hai là số 24 cũng chính là số thànhphần gia vị của nồi phở Trong tương lai gần, sẽ hướng tới phục vụ khách 24/24.Khi Phở 24 (cùng với một số món ăn châu Á được xem là tốt cho sức khỏe khác)được thế giới chú ý đến hơn, ông Trung muốn mang thương hiệu vượt qua nhữngbiên giới.
- Chú trọng bảo hộ thương hiệu:
+ Đăng kí bảo hộ thương hiệu tại VN và hầu hết các nước trên thế giới
+ Đăng kí tên miền: pho24.com.vn, pho24.com, pho24.net
Hiện tại, Phở 24 đã đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ tại Việt Nam và nhiều nước trên thếgiới, sắp tới, theo anh Quí Trung, là sẽ bảo hộ toàn cầu Phở 24 được chứng nhận đạttiêu chuẩn An toàn vệ sinh thực phẩm trong nước, chuẩn du lịch của ngành du lịchTp.HCM Ngoài ra, 3 năm liền, Phở 24 đạt giải thưởng của Tạp chí The Guide US,một tạp chí có uy tín Là một thương hiệu nổi tiếng như ng Phở 24 nhưng do hệthống quá nhiều nên Phở 24 cũng không tránh khỏi những khó khăn và yếu điểmnhất định: Phở 24 tập trung vào chất lượng và chiều sâu của mô hình kinh doanh nóichung và mô hình nhượng quyền nói riêng trước khi bành trướng ra chiều rộng Dođặt trọng tâm phát triển chiều sâu nên Phở 24 phải chấp nhận tốc độ nhân rộng của
mô hình chậm hơn so với nhu cầu của thị trường Điều này sẽ tạo nên một rủi ro rấtlớn cho thương hiệu: đó là bị các đối thủ cạnh tranh sao chép mô hình kinh doanh
1.4 Sản phẩm, dịch vụ
Phở 24 được chế biến từ 24 thành phần nguyên liệu như xương bò, thịt bò, các loạigia vị… để thành món phở hoàn chỉnh Luôn tuân thủ một quy trình chế biến nghiêmngặt để luôn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như sự bổ dưỡng của món ăn
Vệ sinh an toàn thực phẩm luôn là mục tiêu hàng đầu của công ty Ngoài hệ thốngcửa hàng được bày trí sạch sẽ, đẹp mắt thì khâu chọn nguyên liệu cũng rất quan
Trang 23trọng Phở 24 đã tự sản xuất bánh phở cho riêng mình, bánh phở hoàn toàn không sửdụng hoá chất như formol, hàn the để bảo đảm sức khoẻ cho người tiêu dùng Chính
vì thế Phở 24 luôn kiểm soát được chất lượngcủa bánh phở Khẩu vị của Phở 24 phảitính toán sao cho phù hợp với đại đa số người trong nước lẫn khách nước ngoài
Phở 24, ngoài mặt chất lượng, an toàn, vệ sinh,… còn hấp dẫn thực khách bằngkhông khí văn hoá ẩm thực Việt Từ những cái bàn nhỏ, những băng ghế dài, nhữngchiếc ghế đẩu gỗ, với một ông hàng phở thân thiện bên nồi nước lèo to đùng Từngcụm khói bốc lên từ cái nồi nước lèo thơm phức, váng phở óng ánh vàng trông màphát thèm Nếu cần, khách có thể bước tận nơi để chỉ miếng nạm, gầu, gân… màmình thích Trong hệ thống cửa hàng Phở 24, bao giờ cũng có lót dưới mỗi tô phởmột tấm giấy hình chữ nhật màu xanh cốm tạo nét riêng và cảm giác sạch sẽ Phở 24còn hấp dẫn thực khách bởi chính không khí văn hoá ẩm thực Việt mà nơi này manglại Tất cả những cửa hàng Phở 24 đều được thiết kế theo một cách thống nhất vàđồng nhất Ở đây toàn bộ bàn ghế được sơn màu đen tuyền đơn giản, không cầu kì,không hoa văn trang trí Nổi bật trên tông màu đen sang trọng đó là màu trắng củanhững chiếc bát sứ Minh Long cùng màu đỏ của những chiếc đèn lồng mang phongcách cung đình Tất cả đã tạo nên những nét đặc trưng cho hệ thống cửa hàng Phở 24.Phở sạch sẽ, không quá béo Không gian quán mát mẻ, chất lượng phục vụ cao
Nhân viên phục vụ của Phở 24 khi lấy order của khách phải qua 9 bước, trụng bánhphở phải 6 động tác, nấu nước lèo phải qua 6 bước Khâu vệ sinh cũng phải theo đúng
những tiêu chuẩn trên giấy trắng mực đen Khẩu vị Phở 24 được chế biến theo công
thức riêng, không quá ngọt cũng không quá mặn Kết hợp những tinh hoa trong phởcủa các miền: vị béo trong nước dùng, độ dai mềm tự nhiên của phở Hà Nội, vị ngọtđậm đà của phở Nam Bộ, vị thơm của hoa hồi, quế chi của phở Nam Định Nên dù làngười VN hay du khách của nước nào đi nữa thì đều hài lòng với khẩu vị Phở 24
Cái thú vị khi đi ăn, là người ta được nhìn và nghe được không khí của quán Mọingười vào đây có thể trò chuyện thoải mái trong một không gian ấm cúng Trên tường
là những hình ảnh trang trí dụng cụ làm bếp, dãy ly cà phê phin kiểu Việt Nam Thứcuống được đặc biệt giới thiệu trong cửa hàng Phở 24 là cà phê đen, cà phê sữa nóng,
cà phê đá và cà phê sữa đá pha phin
Phở 24 còn có các đội kiểm tra vệ sinh, đội kiểm tra chất lượng của bếp thường xuyênkiểm tra đột xuất các cửa hàng Ngoài ra công ty còn tổ chức một nhóm gọi là “kháchhàng bí mật”, đây là một nhóm người “chuyên” góp ý trên tinh thần “ham đóng góp”.Cho họ tự chọn vào một hay nhiều quán Phở 24 bất kì để thưởng thức và họ phải trả