Tiểu đường - những điều cần biết (Kỳ 1) Ăn nhiều thịt chế biến làm tăng nguy cơ tiểu đường Theo một nghiên cứu của Trường Y tế công cộng Havard (Mỹ), việc ăn quá nhiều thịt đã được chế biến như hotdog, thịt muối, xúc xích sẽ làm tăng 50% nguy cơ tiểu đường dạng 2 ở đàn ông. Nguy cơ càng tăng mạnh đối với những người ăn loại thịt này 5 lần hoặc nhiều hơn trong 1 tuần. Các nhà khoa học đã theo dõi 42.500 người đàn ông. Lúc đầu, tất cả họ đều khỏe mạnh; nhưng sau 12 năm, một số người bị tiểu đường dạng 2. So sánh chế độ ăn uống của nhóm này với nhóm không mắc bệnh, nhóm nghiên cứu nhận thấy họ đã ăn khá nhiều thịt chế biến, thậm chí có người ăn những món này hằng ngày. 1/3 nam giới mắc bệnh tiểu đường bị chứng bất lực Nguyên nhân là do nồng độ đường máu cao kéo dài sẽ gây tổn thương dây thần kinh tham gia vào quá trình cương cứng. Ngoài ra, sự hình thành các cục máu đông, hay gặp ở bệnh nhân tiểu đường, cũng làm giảm nguồn máu tới dương vật. Những bất thường này đặc biệt hay gặp ở các bệnh nhân không kiểm soát được bệnh tiểu đường của mình. Kết luận này được các nhà khoa học tại Viện Nghiên cứu Dược học Mario Negri (Italy) thông báo trên tạp chí Chăm sóc Bệnh tiểu đường số tháng 2. Điều tra tiến hành trên 1.500 đàn ông bị tiểu đường cho kết quả: - 34% thường xuyên bị bất lực. - 24% đôi khi gặp rắc rối này. - 42% nói họ gặp khó khăn trong việc đạt và duy trì sự cương cứng. Theo bác sĩ Antonio Nicolucci, trưởng nhóm nghiên cứu, việc có ham muốn tình dục bình thường nhưng lại không thể thực hiện có thể ảnh hưởng xấu tới cuộc đời của người đàn ông. Ngoài những ảnh hưởng hiển nhiên tới đời sống tình dục, chứng bất lực còn có thể gây ra những rắc rối trong quan hệ vợ chồng và làm gia tăng stress tâm lý. Ngoài ra, chứng trầm cảm còn là mối đe dọa với những người bị bất lực. Gần 2/3 nam giới bị rối loạn cương cứng có biểu hiện trầm cảm. Trầm uất nặng lại làm tăng nguy cơ bệnh tim và tử vong. Có thể điều trị 63% nam giới tham gia nghiên cứu cho biết họ chưa bao giờ thảo luận về những khó khăn trong quan hệ tình dục với bác sĩ. Theo ông Nicolucci, rối loạn cương cứng là chứng bệnh hoàn toàn có thể chữa được, nhưng điều đầu tiên cần làm là trao đổi với bác sĩ về những khó khăn của mình. Việc điều trị bao gồm: - Thuốc viên như Viagra, được dùng trước khi quan hệ. Một thuốc mới tên là Cialis cũng sắp được đưa ra thị trường. Nghiên cứu cho thấy thuốc này tác dụng nhanh hơn Viagra (chỉ trong vòng 15 phút so với 1 giờ chờ đợi khi dùng Viagra). - Thuốc tiêm vào dương vật tên là Caverject. - Thuốc đặt ở dương vật tên là MUSE. - Thiết bị chân không. - Cấy một thiết bị vào dương vật (penile implant) nhờ phẫu thuật. Ăn kiểu "Tây" dễ gây tiểu đường Chế độ ăn nhiều thịt chế biến, thịt đỏ, sản phẩm sữa giàu chất béo và đồ ngọt có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường type 2 ở nam giới. Trái lại, người tuân thủ chế độ ăn lành mạnh gồm nhiều thực phẩm nguyên hạt, rau quả, cá và gia cầm lại ít bị căn bệnh này. Đó là kết quả một nghiên cứu trên quy mô lớn của Mỹ đăng trên tạp chí Biên niên sử Nội khoa số ra ngày 5/2. Người ta chọn ra hơn 42.000 nam giới tuổi 40-75 và theo dõi họ trong vòng 12 năm. Tới khi nghiên cứu kết thúc, có hơn 1.300 người bị tiểu đường type 2. Phân tích kết quả cho thấy: - Bệnh xuất hiện chủ yếu ở những người ăn theo kiểu "Tây", nghĩa là thích dùng thịt đỏ, thịt chế biến, khoai tây rán, hạt xay mịn, nước ngọt và đồ tráng miệng. Nguy cơ bị bệnh ở nhóm này tăng tới 59%. Đặc biệt những người không chịu luyện tập hoặc bị thừa cân hay bị bệnh hơn người khác 2 lần. - Nguy cơ bị bệnh lại giảm 16% ở những người tuân thủ chế độ ăn lành mạnh (nhiều rau quả, cá, gia cầm ). Người gầy cũng cần cảnh giác Từ trước tới nay, người ta vẫn cho rằng chỉ người béo mới dễ bị bệnh tiểu đường. Nghiên cứu này cho thấy béo phì không phải là nguyên nhân duy nhất và nam giới gầy ăn chế độ không lành mạnh cũng có thể bị tiểu đường. Tiểu đường type 2 (hay còn gọi là bệnh tiểu đường khởi phát ở người lớn) là bệnh rối loạn chuyển hóa nguy hiểm, trong đó cơ thể không sử dụng được insulin (hoóc môn của tuyến tụy tham gia vận chuyển glucose từ dòng máu tới tới tế bào). Người bệnh hay bị cơn đau tim, đột quỵ, bị mù, suy thận và phải cưa cụt chân. Bệnh liên quan chặt chẽ với chứng béo phì. Đai dạ dày giúp bệnh nhân tiểu đường giảm cân nhanh Chế độ ăn nhiều thịt chế biến, thịt đỏ, sản phẩm sữa giàu chất béo và đồ ngọt có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường type 2 ở nam giới. Trái lại, người tuân thủ chế độ ăn lành mạnh gồm nhiều thực phẩm nguyên hạt, rau quả, cá và gia cầm lại ít bị căn bệnh này. Với sự trợ giúp của máy nội soi ổ bụng, một tấm nẹp có thể điều chỉnh sẽ được đưa vào và quấn quanh phần trên của dạ dày, tạo thành một cái túi nhỏ. Thức ăn từ từ đi qua túi này để xuống phần dưới của dạ dày và ruột, tạo nên cảm giác no rất lâu, kể cả sau khi ăn một bữa rất nhẹ. Phẫu thuật này được các bác sĩ khoa Ngoại, Đại học Tổng hợp Monash ở Melbourne (Australia) thực hiện trên 50 người mắc bệnh tiểu đường bị thừa cân trầm trọng. Với cân nặng trung bình 136 kg và chiều cao 167 cm, họ đều đã thử giảm cân trong 5 năm mà không thành công. Sau mổ 1 năm, kết quả thu được là: - Trọng lượng trung bình giảm xuống còn 110 kg (và tiếp tục giảm sau khi nghiên cứu kết thúc). - Bệnh tiểu đường thoái lui ở 64% bệnh nhân. - 26% có sự cải thiện lớn trong kiểm soát nồng độ đường máu. - Huyết áp, cholesterol, kiểu ngủ, chứng trầm uất và chất lượng cuộc sống nói chung đều được cải thiện. Các tác giả cho biết, họ đã sử dụng băng dạ dày để điều trị chứng béo phì từ năm 1994. Giá của ca phẫu thuật này là 15.000-24.000 USD tùy theo bệnh viện. Đây là hình thức phẫu thuật giảm cân phổ biến nhất tại Australia. Tại Mỹ, phương pháp này còn chưa phổ biến vì mới được chấp thuận vào tháng 6 năm ngoái. Phẫu thuật hay ăn kiêng? Theo các tác giả, từ lâu, người ta đã biết rằng việc giảm cân có thể ngăn chặn bệnh tiểu đường và cải thiện sức khỏe nói chung, nhưng những phương pháp làm sụt cân hiện hành (không phải phẫu thuật) thường không giúp giảm cân nhiều. Thế nhưng, việc mổ xẻ luôn kéo theo những rủi ro. Tuy có nhẹ nhàng hơn các loại phẫu thuật giảm cân khác, nhưng 15 trong số 50 bệnh nhân trong nghiên cứu nói trên đã phải mổ lần hai để chỉnh lại hoặc tháo đai. Các chuyên gia dinh dưỡng thì vẫn cho rằng các phương pháp giảm cân truyền thống như chế độ ăn và việc luyện tập có thể đạt hiệu quả tương tự mà người bệnh không phải chịu rủi ro của phẫu thuật. Thông tin được đăng trên Tạp chí Chăm sóc bệnh tiểu đường của Mỹ số ra mới nhất. Khi bị tiểu đường cần chú ý bảo vệ đôi bàn chân Vì mất cảm giác ở bàn chân, người bệnh không biết là mình bị thương khi đạp chân lên gai, mảnh chai hoặc vật sắc nhọn… Vết thương không được chăm sóc sẽ ngày càng nặng lên. Có người chỉ biết mình bị loét chân khi mủ từ vết thương chảy ra giày dép. Biến chứng này rất khó điều trị vì các nhiễm trùng ở chân bệnh nhân tiểu đường thường do 3-4 loại vi trùng gây ra. Những thuốc kháng sinh thông thường ít có tác dụng đối với chúng Có người đã phải tháo cả bàn chân vì nguyên nhân này. Chân mất cảm giác vì các dây thần kinh ở đây bị tổn thương. Biểu hiện khởi đầu là cảm giác tê rần, giống như bị châm chích. Đôi khi người bệnh thấy quá nóng hoặc quá lạnh ở bộ phận này, giảm hoặc mất cảm giác đau, cảm giác nhiệt… . Tiểu đường - những điều cần biết (Kỳ 1) Ăn nhiều thịt chế biến làm tăng nguy cơ tiểu đường Theo một nghiên cứu của Trường Y tế công cộng. chí Chăm sóc Bệnh tiểu đường số tháng 2. Điều tra tiến hành trên 1.500 đàn ông bị tiểu đường cho kết quả: - 34% thường xuyên bị bất lực. - 24% đôi khi gặp rắc rối này. - 42% nói họ gặp khó. duy nhất và nam giới gầy ăn chế độ không lành mạnh cũng có thể bị tiểu đường. Tiểu đường type 2 (hay còn gọi là bệnh tiểu đường khởi phát ở người lớn) là bệnh rối loạn chuyển hóa nguy hiểm,