Lão thị - những điều cần biết (kỳ 1) potx

6 339 0
Lão thị - những điều cần biết (kỳ 1) potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Lão thị - những điều cần biết (kỳ 1) Những ký tự nhỏ trở nên khó nhận biết. Bạn gặp khó khăn khi nhìn, đọc lúc trời nhá nhem. Vấn đề nhìn gần có vẻ không ổn. Một “kịch bản” điển hình cho những người đã qua tuổi 40. Bạn không nên quá lo lắng, đó chỉ là những dấu hiệu đầu tiên của chứng lão thị. Vậy, lão thị thực sự là gì? Tất cả mọi người đều sẽ bị lão thị từ tuổi 45 trở đi. Đôi khi sớm hơn. Đôi khi muộn hơn. Có khi tệ hơn, còn kèm theo một bất thường ở thể thuỷ tinh. Chúng ta không rõ đó là do thể thuỷ tinh bị xơ hoá dần dần và mất tính đàn hồi, hay do nó không có đủ chỗ để tự biến dạng. Một điều chắc chắn: cùng với năm tháng, chúng ta sẽ nhìn càng ngày càng kém đi. Một đứa trẻ nhìn rõ từ 5cm trở ra, với một thanh niên, khoảng cách này là từ 10cm và ở một người trung niên là từ 40 đến 50cm. Làm rõ nguyên nhân nhìn mờ Tự dưng phát hiện ra mình nhìn kém quả là điều không dễ chịu. Người đeo kính thường hoặc kính áp tròng từ nhỏ thì lại quen với nó rồi. Những người khác khó chấp nhận hơn, thậm chí đôi khi còn phủ nhận khiếm khuyết này. Mỏi mắt cũng có nguy cơ dẫn đến đau đầu. Tốt hơn hết là đến khám bác sỹ nhãn khoa để làm một loạt xét nghiệm tổng thể: kiểm tra khả năng đọc xa và gần để đo mức độ lão thị, đo nhãn áp để phát hiện glaucome (nếu có), kiểm tra đáy mắt để đánh giá tình trạng các mạch máu. Đừng quên tìm xem có khiếm khuyết gì về hội tụ thường xuất hiện vào thời điểm đó, khiến cho việc đọc cũng trở nên khó khăn hơn. Cận thị, viễn thị và màn hình máy vi tính Cận thị không biến thành lão thị giống như một số người lầm tưởng .Chắc chắn là khiếm khuyết thị lực tự nhiên sẽ che giấu lão thị. Nhưng nếu chúng ta chữa cận thị, bằng cách đeo kính thường hoặc kính áp tròng, lão thị sẽ bị phơi bày ra ngay. Kết quả là những người mang kính cận bắt buộc phải bỏ kính để đọc. Và những người mang kính áp tròng phải dùng kính thường để nhìn gần, giống như những người khác. Viễn thị khiến ta nhìn gần không tốt. Lão thị làm cho viễn thị nặng thêm. Điều này rất logic. Người bị viễn thị sẽ bị lão thị sớm hơn những người khác. Mắt kính ngày càng thêm dày và nặng. Màn hình máy tính không gây ra mà cũng không làm trầm trọng thêm lão thị. Nhưng nó làm lão thị xuất hiện sớm hơn vì tầm nhìn gần chịu nhiều ảnh hưởng của việc làm việc trên máy tính và bởi ánh sáng thường quá chói của màn hình. Vấn đề dùng kính: mới đầu sẽ có sự dao động về kính. Cứ 2 đến 3 năm phải thay kính một lần. Thời kỳ đầu, lão thị tiến triển rất nhanh, nhất là trong độ tuổi từ 42-47. Lão thị tiếp tục tăng, đến tuổi 55-60 thì ổn định. Kính lúp : Để đọc, viết hay khâu vá…một số người chọn kính lúp. Mọi người nghĩ gì về sự lựa chọn này? Ưu điểm: tiện dụng, đôi khi hơi kỳ cục, không đắt lắm…Lúc nào cũng có thể mang theo trong túi và nếu nhỡ có mất thì cũng không tiếc lắm. Nhược điểm: kính này hiệu chỉnh theo cùng một cơ chế , do đó không ai có thể nhìn kính lúp bằng hai mắt một lúc. Ngoài ra, chất lượng kính lúp đôi khi cũng chỉ ở mức trung bình. Tốt hơn là nên có một đôi kính do bác sỹ mắt kê đơn để nhìn được tốt hơn. Đây sẽ là sự thay thế lý tưởng trong trường hợp kính lúp bị hỏng. Kính hiệu chỉnh dần đều: Kính hiệu chỉnh dần đều cải thiện cả nhìn xa và nhìn gần. Sự hiệu chỉnh thay đổi từ cao xuống thấp, vượt qua vùng trung tâm của kính một cách nhẹ nhàng. Ngày nay, kính hiệu chỉnh dần đều vận dụng tất cả các phát minh có thể (điều trị chống va , bụi bẩn và tia sáng mặt trời) Người ta còng phát triển các kỹ thuật nhằm tăng độ tập trung của kính trước đồng tử. Ví dụ như phương pháp PPS (Personal Progressive Synchrone), trong máy vi tính các qui luật chuyển động của mắt nhằm tìm ra điểm tập trung tốt nhất. Ưu điểm: không phải đổi kính để đọc, xem TV,…thậm chí cả khi lái xe. Nhược điểm: tầm nhìn hai bên, hơi lộn xộn một chút, cảm giác hơi tròng trành mỗi khi ta cử động đầu. Kỹ thuật hiệu chỉnh, nhất là với các kính toàn cảnh, cho phép thích ứng trong đại đa số các trường hợp lão thị, nhất là nếu bắt đầu dùng kính sớm. Rất lý tưởng với những ai muốn nhìn thật rõ mọi vật. Kính có trường nhìn sâu Những kính “bán dần đều” hiệu chỉnh ở khoảng cách gần hơn. Trường nhìn sâu có thể từ 20cm đến 2m. Ưu điểm: vật nhìn thấy ở hai bên không bị biến dạng, do đó không còn cảm giác chòng chành . Nhược điểm: những kính này bị cấm sử dụng khi lái xe. Lý tưởng cho những ai nhìn xa còn tốt và dùng vi tính nhiều. Nó sẽ giúp việc đeo kính hiệu chính dần đều được suôn sẻ. Kính hai tròng Kính này có một ranh giới nhìn thấy rất rõ giữa phần phía trên và phía dưới. Tại đây có đặt một viên bi để nhìn gần, trông không được thẩm mỹ cho lắm. Kính này thường chỉ những người quen dùng mới dùng được. Kính áp tròng Kính áp tròng mới được dùng trong lão thị hai mươi năm trở lại đây. Những kỹ thuật mới và chuyên dụng được đem ra cải thiện việc nhìn gần cho con người . . Lão thị - những điều cần biết (kỳ 1) Những ký tự nhỏ trở nên khó nhận biết. Bạn gặp khó khăn khi nhìn, đọc lúc trời nhá nhem. Vấn. nhìn gần, giống như những người khác. Viễn thị khiến ta nhìn gần không tốt. Lão thị làm cho viễn thị nặng thêm. Điều này rất logic. Người bị viễn thị sẽ bị lão thị sớm hơn những người khác. Mắt. khăn hơn. Cận thị, viễn thị và màn hình máy vi tính Cận thị không biến thành lão thị giống như một số người lầm tưởng .Chắc chắn là khiếm khuyết thị lực tự nhiên sẽ che giấu lão thị. Nhưng nếu

Ngày đăng: 10/07/2014, 13:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan