Tiểu đường - những điều cần biết (Kỳ 3) Tự theo dõi đường huyết tại nhà Thay vì phải đến bệnh viện, các bệnh nhân tiểu đường đã có thể tự theo dõi lượng đường trong máu tại nhà bằng bộ thiết bị mới rất tiện dụng, bao gồm kim lấy máu, giấy thử đường huyết và máy điện tử đọc kết quả. - Kim lấy máu: Dụng cụ này có một lò xo đẩy, giúp lấy máu nhanh gọn và không đau (hoặc ít đau). Kim có kích thước rất nhỏ để không lấy nhiều máu. - Giấy thử đường huyết: Để máu tiếp xúc với miếng giấy thử, phản ứng hóa học giữa máu và các chất có trong giấy sẽ làm xuất hiện màu tùy theo mức đường trong máu. Xem kết quả bằng cách so màu với thanh mẫu kèm theo hoặc đọc bằng máy đọc điện tử. Có loại giấy thử dùng được bằng 2 cách, nhưng cũng có loại chỉ đọc được kết quả bằng máy. - Máy điện tử đọc kết quả: Còn gọi là máy đo đường gluco trong máu. Chỉ cần 1 giọt máu, máy đã có thể cho kết quả. Các máy đọc hiện nay cho phép thử 5.000 lần, có loại lưu giữ được các kết quả đã thử. Mức đường huyết có thể chấp nhận là: + Lúc đói: 1,20 g/l (5,5-6,6 mmol/l). + Sau khi ăn 1 giờ: 1,4-1,8 g/l (7,7-10 mmol/l). + Người cao tuổi không có biến chứng tim mạch: 1,5-2 g/l (8,3-11,1 mmol/l). Số lần thử cần thiết: - Những người đang điều trị tích cực bằng insulin: 4 -5 lần/ngày. - Bệnh ổn định: 1-2 lần/tuần. - Khi cần thay đổi chế độ điều trị, ngã bệnh hoặc chấn thương: 1-2 lần/ngày. - Người cao tuổi không có biến chứng tim mạch: 1-2 tháng/lần. Những ai cần tự theo dõi đường huyết tại nhà ? Tất cả những người bị tiểu đường muốn theo dõi sự tiến triển bệnh và có điều kiện đều nên mua thiết bị thử trên. Trong đó, những đối tượng cần chú ý hơn là: - Những người đang tiêm insulin, đặc biệt là nếu tiêm nhiều lần một ngày, dẫn đến nguy cơ hạ đường huyết. - Những người có mức đường huyết thay đổi từ mức rất cao đến mức rất thấp (có thể trong một ngày). - Phụ nữ tiểu đường đang mang thai: Nếu mức đường huyết cao, thai nhi có thể bị dị tật, nhất là ở những tháng đầu. Lưu ý: Nếu dùng máy điện tử thì cần chọn nhãn hiệu đáng tin cậy và tuân thủ các hướng dẫn của nhà sản xuất (thời hạn sử dụng máy và giấy thử, chế độ bảo quản ). Người bệnh cần được huấn luyện thành thạo và tự tay dùng máy nhiều lần. Vitamin D làm giảm nguy cơ bị tiểu đường Việc thường xuyên cho trẻ uống vitamin D trong một năm đầu đời có thể làm giảm 80% nguy cơ mắc tiểu đường dạng 1. Trái lại, nguy cơ mắc bệnh này tăng gấp 3 lần ở những trẻ bị còi xương (do thiếu vitamin D) trong năm đầu. Đó là kết quả một nghiên cứu mới của các nhà khoa học Phần Lan. Nghiên cứu này được tiến hành suốt 30 năm trên 12.000 đứa trẻ. Bệnh tiểu đường typ 1, còn gọi là bệnh tiểu đường phụ thuộc insulin, thường xuất hiện ở trẻ em. Người bệnh cần thường xuyên sử dụng insulin bổ sung để kiểm soát lượng đường trong máu. Tiểu đường typ 1 được coi là một bệnh tự miễn. Người ta vẫn chưa hiểu vì sao hệ miễn dịch của cơ thể lại tự tiêu hủy các thế bào tiết insulin của tuyến tụy. Trong khi đó, vitamin D lại được biết đến như một tác nhân ức chế miễn dịch. Có thể chính vitamin này đã làm giảm bớt các phản ứng quá thái của hệ miễn dịch. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên cho trẻ dưới 6 tháng tuổi uống vitamin D với liều 8,5 microgram/ngày và cho trẻ 7 tháng - 3 tuổi uống 7 microgram/ngày. Tuy nhiên, các chuyên gia về bệnh tiểu đường lại cho rằng nghiên cứu của các nhà khoa học Phần Lan chưa đủ sức thuyết phục, và chỉ nên dùng vitamin D khi được chẩn đoán là thiếu chất này. uống rượu vừa phải làm giảm nguy cơ tiểu đường. Uống rượu vừa phải làm giảm nguy cơ bị bệnh tiểu đường typ 2 nhưng ở phụ nữ uống rượu nhiều lại làm tăng nguy cơ này. Các nhà nghiên cứu thuộc Bệnh viện Trường Ðại học Karolinska, Thụy Ðiển đã xem xét về lượng rượu uống và bệnh tiểu đường typ 2 ở gần 23.000 cặp sinh đôi. Nghiên cứu các cặp sinh đôi thường được sử dụng trong y học để phân biệt các yếu tố di truyền và môi trường liên quan với bệnh. Những người tham gia nghiên cứu đã hoàn thành bảng câu hỏi năm 1975, 1981, và 1990 về việc uống rượu, hút thuốc lá, chế độ ăn, hoạt động thể chất, tình trạng bệnh tật và xã hội. Sau 20 năm theo dõi đã xác định được 580 ca tiểu đường typ 2. So với người uống rượu ít (dưới 5g/ngày), thì người uống rượu trung bình (5-30g/ngày với nam giới và 5-20 g/ngày với phụ nữ) giảm tỷ lệ tiểu đường typ 2. Nguy cơ thấp hơn ở người béo. Phụ nữ gầy uống nhiều rượu (ít nhất 20g/ngày) bị tăng nguy cơ tiểu đường nhưng nguy cơ này không tăng ở người béo. Ngoài ra uống rượu nhiều cũng làm tăng số ca bệnh tiểu đường ở phụ nữ. Phân tích các cặp sinh đôi có thói quen uống rượu khác nhau thì người uống rượu vừa phải có nguy cơ bị tiểu đường bằng một nửa so với người uống rượu ít. Kết quả này phù hợp với những nghiên cứu trước kia cho thấy người uống rượu vừa phải giảm được 30-40% nguy cơ tiểu đường typ 2. . Tiểu đường - những điều cần biết (Kỳ 3) Tự theo dõi đường huyết tại nhà Thay vì phải đến bệnh viện, các bệnh nhân tiểu đường đã có thể tự theo dõi lượng đường trong máu tại. thử cần thiết: - Những người đang điều trị tích cực bằng insulin: 4 -5 lần/ngày. - Bệnh ổn định: 1-2 lần/tuần. - Khi cần thay đổi chế độ điều trị, ngã bệnh hoặc chấn thương: 1-2 lần/ngày. -. mạch: 1-2 tháng/lần. Những ai cần tự theo dõi đường huyết tại nhà ? Tất cả những người bị tiểu đường muốn theo dõi sự tiến triển bệnh và có điều kiện đều nên mua thiết bị thử trên. Trong đó, những