Tiết 4. BÀI II. TẬP HỢP

2 382 0
Tiết 4. BÀI II. TẬP HỢP

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Tiết 4 §2  I. Mục tiêu: ♦Nắm vững các khái niệm tập hợp, phần tử, tập con, tập hợp bằng nhau. ♦Biết diễn đạt các khái niệm bằng ngôn ngữ mệnh đề. ♦Biết xác định một tập hợp bằng cách liệt kê các phần tử hoặc chỉ ra tính chất đặc trưng. II. Chuẩn bị:  GV: sgk, bài soạn, phiếu học tập.  HS: sgk, đọc bài mới. III. Kiểm tra bài cũ: 1/ Tìm các ước số tự nhiên của 24. 2/ Các số thuộc [2;3] có thể kể ra hết không? IV. Hoạt động dạy và học: Hoạt động của Thầy và Trò Nội dung * HĐ1: Khái niệm tập hợp. - Cho HS trả lời trên phiếu học tập: tập hợp là gì ? Cho vd. - GV nhận xét và đánh giá. - Gọi HS viết : a) 3 là số nguyên. b) 2 không phải là số hữu tỉ. - Cho HS trả lời trên phiếu học tập: kể các ước nguyên dương của 30 và giải pt : 2x 2 – 5x + 3 = 0. - GV nhận xét và đánh giá. - GV đưa ra hai cách xác định tập hợp và giới thiệu biểu đồ Ven. - Cho HS giải pt x 2 – x + 3 = 0 - GV đưa ra khái niệm tập hợp rỗng. * HĐ2: Tập hợp con. - Gọi HS nhận xét hai tập hợp: A = {1,2,3} , B = {0,1,2,3,4,5} - GV đưa ra khái niệm tập con. - Cho HS trả lời trên phiếu học tập: xét quan hệ giữa các tập N, Z, Q, R . - GV nhận xét và đánh giá. - GV đưa ra tính chất. I. Khái niệm tập hợp: 1. Tập hợp và phần tử: Tập hợp là một khái niệm cơ bản của toán học, không định nghĩa. a thuộc A : a∈A , a không thuộc A : a∉A 2. Cách xác định tập hợp: a) Liệt kê: VD: Tập hợp các ước nguyên dương của 30 là: A = {1,2,3,5,6,10,15,30} b) Nêu tính chất đặc trưng: VD: Tập hợp các nghiệm của pt 2x 2 – 5x + 3 = 0 là B = {x∈R / 2x 2 – 5x + 3 = 0} * Chú ý: Người ta thường minh họa tập hợp bằng biểu đồ Ven. 3. Tập hợp rỗng: Tập hợp rỗng là tập không chứa phần tử nào. Kí hiệu: ∅ A ≠ ∅ ⇔ ∃x: x∈A VD: A = {x∈R / x 2 – x + 3 = 0}= ∅ II.Tập hợp con: 1. Định nghĩa: Nếu mọi phần tử của tập hợp A đều là phần tử của tập hợp B ta nói A là tập con của B và viết A ⊂ B (đọc là A chứa trong B). A ⊂ B ⇔ ∀x (x∈A ⇒ x∈B) VD: Z ⊂ Q 2. Tính chất: a) A ⊂ A , ∀A b) A ⊂ B và B ⊂ C thì A ⊂ C c) ∅ ⊂ A , ∀A III. Tập hợp bằng nhau: B B B A *HĐ3: Tập hợp bằng nhau. - Cho HS giải pt: a) (x -1) (x + 3) = 0 b) x 2 +2x – 3 = 0 - GV đưa ra khái niệm tập hợp bằng nhau. - Gọi HS cho vd khác. Khi A ⊂ B và B ⊂ A ta nói A = B A = B ⇔ ∀x (x∈A ⇔ x∈B) VD: A = {n∈N / n là bội của 4 và 6 } B = {n∈N / n là bội của12} Ta có: A = B V. Củng cố: 1/ Viết dưới dạng liệt kê: A = {n∈N / n < 20 và n chia hết cho 3} 2/ Viết dưới dạng nêu tính chất đặc trưng: B = {2,6,12,20,30}. a) B = {x∈N / x = n(n +1),1 ≤ n ≤ 5} b) B = {x∈N / x = n(n +1),1 < n ≤ 5} c) B = {x∈N / x = n(n +1),1 ≤ n <5} d) B = {x∈N / x = n(n +1),1 < n < 5} 3/ Tìm các tập con của: A = {a,b} , B = {0,1,2} VI. Hướng dẫn học ở nhà: - Học bài. - Làm BT 2/13 sgk. - Xem bài mới: “Các phép toán tập hợp”. . niệm tập hợp rỗng. * HĐ2: Tập hợp con. - Gọi HS nhận xét hai tập hợp: A = {1,2,3} , B = {0,1,2,3 ,4, 5} - GV đưa ra khái niệm tập con. - Cho HS trả lời trên phiếu học tập: xét quan hệ giữa các tập. niệm tập hợp: 1. Tập hợp và phần tử: Tập hợp là một khái niệm cơ bản của toán học, không định nghĩa. a thuộc A : a∈A , a không thuộc A : a∉A 2. Cách xác định tập hợp: a) Liệt kê: VD: Tập hợp. Tiết 4 §2  I. Mục tiêu: ♦Nắm vững các khái niệm tập hợp, phần tử, tập con, tập hợp bằng nhau. ♦Biết diễn đạt các khái niệm bằng ngôn ngữ mệnh đề. ♦Biết xác định một tập hợp bằng

Ngày đăng: 10/07/2014, 07:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan