1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Giá trị thực tiễn của thân mềm docx

5 1,1K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 213,56 KB

Nội dung

Giá trị thực tiễn của thân mềm Vai trò của động vật thân mềm rất đa dạng đối với đời sống con người.. Trên cạn, động vật thân mềm ăn lá cây và một số loài động vật như chim, thú, ếch nh

Trang 1

Giá trị thực tiễn của

thân mềm

Vai trò của động vật thân mềm rất đa dạng đối với đời sống con người Do khả năng phân bố rộng nên chúng giữ vai trò rất quan trọng trong các hệ sinh thái thủy vực

Trang 2

1 Có lợi

Lọc nước, làm sạch môi trường thủy vực, giảm thiểu sự ô nhiễm Ví dụ như ở các loài trai khả năng lọc nước là rất lớn (một cá thể vẹm mỗi ngày lọc từ 3 - 5 lít nước, mỗi cá thể trai sông mỗi ngày lọc được 12 lít nước, số lượng hàu sống dày đặc trên 1m2 lọc 280m3 nước, mỗi

cá thể hàu làm lắng 1,0875g bùn/ngày)

Trang 3

Trên cạn, động vật thân mềm ăn lá cây và một

số loài động vật như chim, thú, ếch nhái Một số loài cải tạo đất khi sống trong đất

Từ thời cổ đại, động vật thân mềm là thức ăn dễ kiếm Ở Việt Nam nhiều hài cốt của người xưa

được phát hiện cùng với vỏ ốc Cyclophorus, các

đống vỏ sò trong các di chỉ thời kỳ đồ đá kéo dài hàng trăm mét Hiện nay sản lượng động vật thân mềm đánh bắt được chiếm khoảng 60 -

70% (3 triệu tấn, ngoài cá), chủ yếu là thân mềm

ở biển (hàu, vẹm bào ngư, trai, điệp, ngao, sò, mực nang, mực ống)

Vỏ trai, ốc có lớp xà cừ dùng để khảm trai và làm hàng mỹ nghệ Một số loài trai cho trai ngọc

(Pinctada và Pteria) là mặt hàng trang sức quí

giá Từ thời thượng cổ người ta đã sử dụng vỏ trai (họ Cypreidae) làm chuỗi hạt hay làm tiền

Sử dụng thân trai, ốc để làm khuy áo, vỏ bào

Trang 4

ngư, mai mực dùng làm dược liệu, túi mực dùng làm thuốc vẽ , vỏ hến, ốc trai dùng để nung vôi

Nhiều loài có giá trị chỉ thị địa tầng

2 Có hại

Nhiều loài phá hại các công trình giao thông, tàu thuyền, ống dẫn dầu như hà bún (Teredo,

Bankia), hà sông (Dreissenia), hà đá (Pholas)…

Sên trần, ốc sên, ốc bươu vàng gây hại cây

trồng nghiêm trọng

Một số loài ốc nước ngọt là vật chủ trung gian truyền bệnh giun sán nguy hiểm cho người và gia súc Ví dụ ốc đĩa dày Polypilis

hemisphoerula truyền bệnh sán bã

trầu Fasciolopsis buskii cho lợn; ốc tai Lymnaea

swinhoei truyền bệnh sán lá gan cho trâu bò;

Trang 5

ốc mút Melonoides tuberculatus truyền bệnh sán lá gan nhỏ Clonorchis sinensis

Hương Thảo (theo giáo trình ĐVKXS)

Ngày đăng: 10/07/2014, 06:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w