1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Nhà văn Tạ Duy Anh

8 975 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 119,5 KB

Nội dung

Tạ Duy Anh Nhà văn Tạ Duy Anh (các bút danh khác: Lão Tạ, Chu Quý, Bình Tâm) tên khai sinh là Tạ Viết Dãng, sinh năm 1959; quê quán: Hoàng Diệu, Chơng Mĩ, Hà Tây; Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam; hiện công tác tại Nhà xuất bản Hội Nhà văn. Tác phẩm đã xuất bản: Bớc qua lời nguyền (tập truyện, 1990), Khúc dạo đầu (tiểu thuyết, 1991), L o Khổã (tiểu thuyết, 1992), Hiệp sĩ áo cỏ (truyện vừa cho thiếu nhi, 1993), Luân hồi (tập truyện, 1994); ánh sáng nàng (tập truyện, 1997); Quả trứng vàng (tập truyện thiếu nhi, 1998); Vó ngựa trở về (tập truyện thiếu nhi, 2000) Nhà văn đã đợc nhận: Giải thởng truyện ngắn nông thôn (báo Văn nghệ, báo Nông nghiệp và Đài Tiếng nói Việt Nam tổ chức); Giải thởng truyện ngắn của tạp chí Văn nghệ quân đội; Giải thởng truyện ngắn trong cuộc thi viết "Tơng lai vẫy gọi" của báo Thiếu niên Tiền phong; Hai giải thởng của Nhà xuất bản Kim Đồng cho hai tập truyện: Quả trứng vàng và Vó ngựa trở về. (TT&VH) - Ban u khi nghe chỳng tụi alụ xin c hi chuyn v vn chng nh trng cng nh tỏc phm Bc tranh ca em gỏi tụi, nh vn T Duy Anh vin c ó, ang n nờn khụng mun núi gỡ thờm v vn chng, c bit l vn chng trong nh trng. Nhng ri, ti giỏo dc nh hoc ó chm vo ni nim ca mt con ngi tõm huyt, trỏch nhim vi th h tng li ca t nc nờn ụng li lai rai vi chỳng tụi v nhng vn y khụng bit chỏn! ang bin tr con thnh nhng ụng gi! Nh vn T Duy Anh tõm s: Sau khi vit khỏ nhiu cho tr con thỡ tụi nhn thy mt iu, y l th gii tr con phc tp vụ cựng, nhng cng vụ cựng cụng minh (hn th gii ngi ln rt nhiu). Nú phỏn xột tt c mi th bng trc quan nhy cm ca nú, m dng nh trc quan y mt dn khi chỳng thnh ngi ln. Mt a tr ch vi thỏng tui cú th hn h vi ngi ny nhng li khúc thột lờn vi ngi khỏc. ú nh l s nhy cm tri t ban tng. Vỡ vy, khụng th yờu gi v vi tr. Nú s phn ng rt chun xỏc thm chớ lm cho chỳng ta phỏt ngng. Khi c hi v cht lng ca nn giỏo dc nc mỡnh hin nay, ụng thng thn núi: Khụ cng, ỏp t, dự SGK hin nay ó khc phc c mt vi nhc im, ang cú xu hng cho tr con tip cn vi nhng giỏ tr mang tớnh nhõn bn hn v ó tin gn hn ti cỏi bn cht giỏo dc - giỏo dc v lũng thin cho con ngi - t c s t ú lm ny sinh nhng tỡnh cm tt p hn. Chỳng ta cng nờn bit v nờn nh rng tõm hn a tr l ni mi th cú th sinh ra thỡ giỏo dc ban u phi lm sao hn ch ti a s ny ra nhng cỏi cõy cú hi, m cn to ra nhng cõy p, khu vn p. Bn s rt bun nu như thấy một đứa trẻ bước ra khỏi lớp học với một bộ mặt buồn rầu, mệt mỏi, già nua. Tôi không nói giáo dục nước mình làm hại đến trẻ mà chỉ thấy rằng nền giáo dục hiện nay đang biến trẻ con thành những ông già sớm và những ông già khó tính, mất đi tính hồn nhiên và sớm nghi ngờ tương lai, thay thế giới mơ mộng thần tiên của trẻ bằng thế giới trần trụi mà nổi bật lên là những hành động vụ lợi của người lớn. Khi trong cặp của trẻ bao gồm cả bảng cửu chương, những kiến thức lịch sử hào hùng của dân tộc, lẫn những tờ đơn viết sền sẵn của cô giáo để dạy thêm và tiền bạc…thì làm sao không khiến chúng trở nên nghi kỵ thế giới chung quanh, chống lại những điều đó bằng việc khẳng định mình và điều đó rất nguy hiểm. Nếu cứ như vậy mãi thì người ta sẽ không còn tin vào nền giáo dục quốc gia mà sẽ rút lui về giáo dục gia đình ” Bắt hàng triệu học sinh hiểu như nhau về một tác phẩm Nhà văn Tạ Duy Anh cho rằng cách dạy văn của Việt Nam xứng đáng xếp vào nhóm nước lạc hậu nhất thế giới, bắt hàng triệu người hiểu như nhau về một tác phẩm. Hãy nghe ông giải thích: “Ngay cả triệu viên gạch cùng được làm ra từ một khuôn cũng khác nhau huống chi một triệu con người… Một đứa trẻ ở nông thôn đọc Chí Phèo chắc chắn sẽ có những cảm nhận khác với một đứa trẻ ở thành phố. Làm sao giống nhau được! Vậy mà một tác phẩm văn chương bắt người ta hiểu giống nhau bằng cách ra những đáp án. Đó là một sự xúc phạm với tác giả nói riêng và sáng tạo nói chung! Một triệu người đọc phải là một triệu cảm nhận khác nhau bên cạnh những giá trị chung. Mà những giá trị chung ấy là phần rất nhỏ thôi, đôi khi có những ý nghĩ rất tinh vi mà có thể thay đổi được cả cuộc đời. Một điểm nữa là, giáo dục của chúng ta lại khích lệ những đứa trẻ học thuộc lòng. Đó chưa phải là phương pháp hay, tốt mà cần khích lệ học sinh khám phá, khuyến khích tính độc lập, sáng tạo của trẻ. Tôi cho rằng, hiện có quá nhiều thứ hấp dẫn đáp ứng sự lười biếng nhưng trẻ vẫn là đối tượng chăm đọc nhất. Nhưng đọc cái gì thì cần bàn lại. Hồi còn đi học tôi rất thích bài thơ “Chào lớp 1”, thích cái nhịp của nó như nhịp tâm hồn, dù ý của bài thơ khá mộc mạc, đơn giản nhưng nó đi đúng vào nhịp tâm hồn, tình cảm và khao khát của tâm hòn trẻ thơ (Lớp một ơi lớp một/ Đón em vào năm trước/ Nay giờ phút chia tay/ Gửi lời chào tiến bước…). Mà tôi tin sẽ có rất nhiều người nhớ những bài thơ như thế. Văn học trong nhà trường, nhất là ở bậc Tiểu học cũng nên chọn những bài như thế in vào SGK”. Trước khi tiễn chúng tôi ra về, nhà văn Tạ Duy anh “chốt” lại ý kiến của mình về việc tuyển chọn các tác phẩm văn học vào SGK: “Văn chương không thiếu tác phẩm hay để đưa vào SGK. Bao giờ dám đưa những tác phẩm, chẳng hạn một số truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, tác phẩm của Bảo Ninh hoặc như “Bước qua lời nguyền”(*) vào SGK dạy một cách đàng hoàng. Tôi không tự “đề cử” cho tác phẩm của mình hay tự đề cao mình, nhưng đúng là có những tác phẩm rất hay, đáng in vào SGK đã, đang bị bỏ quên”. (*)“Bước qua lời nguyền” – tên một truyện ngắn của nhà văn Tạ Duy Anh. Yên Khương (ghi) Nhà văn Tạ Duy Anh “tái bản” 2 cuốn sách… báo chí (TT&VH Online) - Ba đào ký và Ngẫu hứng sáng trưa chiều tối tập hợp các bài báo của nhà văn Tạ Duy Anh vừa được NXB Hội Nhà văn tái bản ngay trong tháng 6 này. Tạ Duy Anh được biết đến với truyện ngắn Bước qua lời nguyền, tiểu thuyết Thiên thần sám hối… Tuy nhiên, với bút danh Lão Tạ ký dưới các bài báo viết phiếm chỉ (không nêu đích danh một ai) mới là nguồn sống chính của nhà văn chứ không phải nhuận bút truyện hay tiểu thuyết. Mặc dù viết báo để… “kiếm cơm”, song giọng văn của “lão” Tạ Duy Anh vẫn giữ được những nét riêng: hóm hỉnh, tinh tế và nhiều lúc chua cay. Trong quá khứ và hiện tại, nhà văn đi viết báo “Một nhà sư phạm thực sự thì phải biết cách truyền được đam mê, khao khát cho trẻ. Trước đây tôi từng được học cô giáo như thế. Về mặt kiến thức, có thể sau này tôi nhận ra ở cô quá nhiều khiếm khuyết nhưng quan trọng là cô đã tạo dựng được lòng tin trong lòng chúng tôi. Những khi máy bay trên trời bay vù vù mà có cô giáo ở cùng ở dưới hầm thì cảm giác rõ ràng là sẽ không có bất cứ điều gì xảy ra vì có cô bên cạnh. Cô như một “tấm chắn vĩ đại”, một vị thần hộ mệnh không bom đạn nào có thể vượt qua để chạm được vào chúng tôi. Đó là sức mạnh của niềm tin” (tâm sự của nhà văn Tạ Duy Anh). không phải của hiếm. Nhưng viết báo để rồi in thành sách, mà sách lại được tái bản… quả thật không nhiều. Hoàng Nhân Nhà văn Tạ Duy Anh: Viết để tránh tính đố kỵ cho trẻ em (TT&VH) - Sau hơn 5 năm đưa vào giảng dạy chính thức trong chương trình Ngữ văn lớp 6, truyện ngắn Bức tranh của em gái tôi đã chinh phục hàng chục triệu trái tim các em học sinh. Và chính tác giả của truyện ngắn – nhà văn Tạ Duy Anh cũng không ngờ rằng tác phẩm của mình lại “đánh trúng” tâm lý và nhận được sự đồng cảm nhanh chóng đến thế từ các độc giả nhỏ tuổi … *Từ suy ngẫm về tính đố kỵ của các “á thần” “Trẻ con chính là một loại “á thần” (một nửa là thần) – nhà văn Tạ Duy Anh tâm niệm - mà những ‘á thần” thì thường hay sống tách ra khỏi thế giới thần linh và rất thích khám phá cái thế giới trần ai thực tại. Ở trẻ con có đầy đủ những bản tính của một thiên thần. Đó chính là sự trong sáng, nhạy cảm, sự mong manh, và hấp dẫn. Thế nhưng, xã hội loài người lại đầy rẫy những thói hư tật xấu…” Nhà văn Tạ Duy Anh và Minh họa tác phẩm Bức tranh của em gái tôi (SGK lớp 6, tập 2) Và, nhà văn tiết lộ, truyện ngắn “Bức tranh của em gái tôi” chính là kết quả của một quá trình nghiền ngẫm khá lâu dài và kỹ lưỡng về những thói hư tật xấu của con người mà hằn lên trong đó rõ nhất là tính đố kỵ. Ông cho rằng, tật xấu kìm hãm mọi sự phát triển, đồng thời tạo ra những quái dị về mặt nhân cách của tâm hồn, khiến con người dễ mắc phải. Trước những thành công và những gì tốt đẹp mà người khác đạt được, người có tật đố kỵ không những không có phản ứng văn hóa là nên chia sẻ, chúc mừng, tìm cách cộng hưởng điều tốt đẹp ấy lên mà phần nhiều lại làm ngược lại, tự cảm thấy khó chịu và muốn kéo xuống… Chính từ những suy ngẫm trên mà ông cảm thấy “mình nhất định phải viết một truyện ngắn nào đó mang tính giáo dục về tính đố kỵ để trẻ em hiểu được đố kỵ là một tật xấu cần tránh xa”. Tuy nhiên, dù ý tưởng sẵn có nhưng cũng phải mất nhiều năm sau nhà văn mới tìm được cách “giải thoát cho ý tưởng ra trang giấy” bằng “Bức tranh của em gái tôi” với những lời văn giản dị, trong sáng và gần gũi nhất với các em ở lứa tuổi học trò. * Đến “Bức tranh ” đáp lại thói nhỏ nhen “Bức tranh của em gái tôi” là một truyện ngắn giản dị, trong sáng, gần gũi nhưng vô cùng ấn tượng và có sức ám ảnh lạ lùng. Toàn bộ câu chuyện do người anh – nhân vật “tôi” kể lại. Người anh có một cô em gái tên Kiều Phương, có biệt danh là Mèo. Là một cô bé vô cùng hiếu động, Kiều Phương lại có tài vẽ tranh. Chính nhờ tài năng của mình mà Kiều Phương luôn được quan tâm, chiều chuộng và thu hút sự chú ý của mọi người. Điều đó khiến người anh luôn cảm thấy tức tối. Người anh không những không yêu quý em Mèo mà thậm chí chỉ cần một lỗi nhỏ của Mèo là có thể gắt um lên. Sau này, Kiều Phương được đi dự trại vẽ tranh quốc tế và được giải cao nhất. Người anh cảm thấy vô cùng khó chịu trước thành công ấy của em mình nên khi Kiều Phương từ trại vẽ trở về thì bị ông anh “viện cớ đang dở việc đẩy nhẹ nó ra”. Nhưng điều bất ngờ đã xảy ra khi người anh phát hiện bức tranh được giải của Kiều Phương chính là bức vẽ chân dung mình với cái tên “Anh trai tôi”. Bức tranh của Kiều Phương như một món quà cô bé tặng anh trai mình và “Bức tranh của em gái tôi” lại chính là món quà mà tác giả dành tặng cho độc giả, đặc biệt là với những độc giả nhỏ tuổi, qua đó hàm ý nhắc nhở: hãy biết loại bỏ tính đố kỵ. Nhà văn Tạ Duy Anh nói: “Trong “Bức tranh của em gái tôi” tính phê phán rất ít, vì thực ra nhân vật có những suy nghĩ và hành động rất logic. Chuyện thằng bé (nhân vật anh trong truyện) cáu với em gái là rất bình thường. Vì em gái khá nghịch ngợm còn anh trai thì tự cho mình cái quyền nạt nộ em. Trẻ em vẫn như vậy. Tất cả những điều ấy với một đứa trẻ không là vấn đề gì cả, thậm chí cũng là nét đáng yêu. Nhưng khi anh trai bắt đầu ý thức về sự thua kém của mình thì căn bệnh đố kỵ bắt đầu nảy ra từ đó. * Lúc đầu là lỗi, nhưng thêm một chút thôi sẽ thành tội “Tuy nhiên về sau, từ những cái trẻ con, hồn nhiên vô tội ấy có thể dần dần chuyển sang hành vi tội lỗi” – ông phân tích - “Lúc đầu là lỗi, nhưng chỉ cần thêm một chút thôi là thành tội. Có lần tôi nói với bọn trẻ là tôi đã đặt kết thúc truyện ở đúng điểm cần phải dừng lại. Tức là lỗi chỉ đến mức ấy thôi là quay lại. Nhưng nếu như không kết thúc ở đấy mà đi quá vạch đỏ của lỗi thì sẽ thành tội. Lỗi thì có thể sửa nhưng nếu thành tội thì không đơn giản nữa mà nó đã chuyển sang một phạm trù khác, hậu quả cũng khác. Đó là sự méo mó về nhân cách, liên quan đến sự phán xét và có thể gây tai họa. Ở truyện này, tôi đã biết mức độ dừng lại nên có lẽ được trẻ em thích cũng không có gì là ngạc nhiên cả”. Có thể nói, “Bức tranh của em gái tôi” đã đánh trúng tâm lý và đời sống tình cảm của các em và nhận được sự đồng cảm rất nhanh từ chúng, nhất là với các em học sinh. Truyện đã chọn lòng nhân hậu, tính bao dung, độ lượng …để đáp lại thói nhỏ nhen tầm thường – một căn bệnh vô cùng dễ mắc ở lứa tuổi đang còn ngồi trên ghế nhà trường. Câu chuyện như tấm gương cảnh tỉnh, để mỗi người có thể soi và biết “dừng lại” trước khi là quá muộn. Yên Khương Nhà văn Tạ Duy Anh: Được “vào” SGK - vừa hạnh phúc, vừa rắc rối! (TT&VH) - Từ khi truyện ngắn Bức tranh của em gái tôi được đưa vào giảng dạy trong SGK, nhà văn Tạ Duy Anh đã trải qua rất nhiều cuộc gặp gỡ, trao đổi, tranh luận về tác phẩm của mình với độc giả mọi lứa tuổi. “Tôi rất hạnh phúc trong những dịp như vậy, mặc dù nhiều phen chỉ muốn “bỏ của chạy lấy người” - ông “thú thực”. * Thấy mình có một chút phẩm chất của nhà giáo dục Truyện ngắn Bức tranh của em gái tôi in lần đầu tiên trên báo Thiếu niên Tiền phong và được giải Nhì cuộc thi viết “Tương lai vẫy gọi” cũng trên tờ báo này. Năm 2005 Bức tranh của em gái tôi chính thức được đưa vào giảng dạy trong chương trình Ngữ Văn 6 (tập 2). Ông nói: “Khi truyện ngắn được giải thì không có gì đáng bàn, vì giải là do người lớn trao, nhưng khi đưa vào SGK thì có một điều rất lạ là: Thứ nhất, trẻ đồng cảm rất nhanh, chúng thích và nhớ cũng rất nhanh, thậm chí thần tượng tác giả. Điều đó cũng khiến tôi có một chút tự hào, vì mình đã góp một chút giá trị tinh thần cho nền giáo dục. Tự dưng cảm thấy tôi cần có một chút phẩm chất của nhà giáo dục trong các công việc, hoạt động hàng ngày. Vì mình đang dạy trẻ con, hàng ngày chúng vẫn đang học tác phẩm của mình, những ý tưởng mình muốn truyền cho chúng, từ đó cảm thấy mình cần phải có trách nhiệm hơn trong việc giáo dục trẻ con. Đơn giản là khi có người khác yêu quý mình thì Nhà văn Tạ Duy Anh mình cần có những giá trị tương ứng đáp lại, cần phải giữ mình và cần cẩn trọng trong ứng xử. Tôi làm báo, hay viết văn cho trẻ con cũng vậy, rất cẩn trọng trong việc chọn lựa ngôn ngữ, trích dẫn tài liệu. Nói đơn giản, muốn giáo dục người khác trước hết anh phải giáo dục được chính bản thân anh.” * Phải xuất đầu lộ diện vì “Bức tranh ” gặp “rắc rối” Nhà văn Tạ Duy Anh kể tiếp: “Có lần, ông đến thăm một trường học, gặp gỡ các em học sinh lớp 11, 12 đã được học tác phẩm Bức tranh của em gái tôi từ khi bắt đầu cải cách. Dù đã học cách đây 5, 6 năm rồi nhưng nghe thấy tên tác giả là lập tức chúng vây quanh, xin chữ ký ngay. Tôi đã khá bất ngờ và hỏi lại: “Con đã đọc cái gì của chú?” Thì nhận được câu trả lời: “Chúng cháu đọc và rất thích tác phẩm Bức tranh của em gái tôi mà chú viết”. Sau đó, các em hỏi rất nhiều điều xoay quanh tác phẩm, nào là nhân vật chính, nhân vật phụ, đại ý của bài văn này ” Không chỉ có thế, một lần khác nữa, chính vì truyện ngắn Bức tranh của em gái tôi mà đích thân tác giả phải “xuất đầu lộ diện” để “giải quyết” những tranh luận xoay quanh tác phẩm của mình. Chuyện là, khi dạy đến tác phẩm này, rất nhiều thầy giáo tâm huyết đã có những bài viết khá nghiêm túc, đi sâu vào việc phân tích tâm trạng của người anh, đi tìm chủ để, nhân vật chính, ý đồ thẩm mỹ, đạo đức mà tác giả đặt vào các nhân vật trong truyện. Những bài viết ấy đã khiến cho nhà văn Tạ Duy Anh không khỏi bất ngờ về tác phẩm của mình. Như ông nói: “Tôi chưa bao giờ nghĩ Bức tranh của em gái tôi lại gieo vào lòng người đọc nhiêu xúc động va sự yêu mến đến thế. Khi sáng tác, tôi là tác giả, còn giờ đây tôi cũng chỉ là một độc giả của chính mình không hơn không kém…”. Điều đáng nói là, có rất nhiều những ý kiến trái ngược nhau đã tạo nên những cuộc tranh luận sôi nổi và để giải quyết, cách tốt nhất là “mời tác giả lên tiếng”. Vậy là nhà văn Tạ Duy Anh đã phải viết cả một bài dài để trao đổi, phân tích về chính tác phẩm của mình. *Văn chương là “đời sống cấp cao” của trẻ em Với nhà văn Tạ Duy Anh, văn chương rất quan trọng đối với trẻ em, văn chương là “đời sống cấp cao” đối với chúng. Đời sống bình thường của chúng là ăn, chơi, ngủ, khóc… Nhưng đời sống tinh thần, đời sống mà chúng có thể bắt chước chính là nghệ thuật. Vì thế theo ông, sáng tác văn chương cho trẻ con, thứ nhất là phải trong sáng. Thứ hai phải thân thiện, phải khéo léo, kín đáo lồng vào đó ý giáo dục. Không phải giáo dục thô thiển mà giáo dục sinh động từ cuộc sống. Điều quan trọng là hãy tạo ra môi trường cho trẻ thấy được việc gì nên làm, việc gì không nên làm. Viết cho trẻ con mình phải là bạn của chúng, có khả năng chơi đùa với chúng. Yên Khương . của nhà văn Tạ Duy Anh. Yên Khương (ghi) Nhà văn Tạ Duy Anh “tái bản” 2 cuốn sách… báo chí (TT&VH Online) - Ba đào ký và Ngẫu hứng sáng trưa chiều tối tập hợp các bài báo của nhà văn Tạ Duy. Tạ Duy Anh Nhà văn Tạ Duy Anh (các bút danh khác: Lão Tạ, Chu Quý, Bình Tâm) tên khai sinh là Tạ Viết Dãng, sinh năm 1959; quê quán: Hoàng Diệu, Chơng Mĩ, Hà Tây; Hội viên Hội Nhà văn Việt. tin” (tâm sự của nhà văn Tạ Duy Anh) . không phải của hiếm. Nhưng viết báo để rồi in thành sách, mà sách lại được tái bản… quả thật không nhiều. Hoàng Nhân Nhà văn Tạ Duy Anh: Viết để tránh

Ngày đăng: 10/07/2014, 06:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w