Biện pháp đẩy mạnh kinh doanh của công ty thông tin di động VMS.DOC

114 648 19
Biện pháp đẩy mạnh kinh doanh của công ty thông tin di động VMS.DOC

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Biện pháp đẩy mạnh kinh doanh của công ty thông tin di động VMS

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP THÔNG TIN DI ĐỘNG 3

1 Khái quát về dịch vụ thông tin di động 3

1.1 Dịch vụ thông tin di động 3

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của dịch vụ 3

1.1.2 Dịch vụ thông tin di động 7

1.2 Doanh nghiệp thông tin di động 13

1.2.1 Khái niệm doanh nghiệp 13

1.2.2 Doanh nghiệp thông tin di động 14

2 Kinh doanh dịch vụ thông tin di động và nội dung của hoạt động kinh doanh dịch vụ thông tin di động 15

2.1 Kinh doanh và hệ thống doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thông tin di động trên thị trường Việt Nam 15

2.1.1 Kinh doanh 15

2.1.2 Hệ thống kinh doanh dịch vụ thông tin di động ở Việt Nam 17

2.2 Nội dung của hoạt động kinh doanh dịch vụ thông tin di động 19

2.2.1 Nghiên cứu thị trường thông tin di động 19

2.2.2 Huy động các nguồn lực kinh doanh dịch vụ thông tin di động 20

2.2.3 Xây dựng chiến lược và tổ chức thực hiện kinh doanh dịch vụ thông tin di động 21

2.2.4 Đánh giá kết quả, hiệu quả hoạt động kinh doanh dịch vụ thông tin di động 22

3 Tầm quan trọng của đẩy mạnh kinh doanh đối với doanh nghiệp kinh doanh thông tin di động và hệ thống chỉ tiêu đánh giá hoạt động đẩy mạnh kinh doanh của doanh nghiệp thông tin di động 22

3.1 Tầm quan trọng của đẩy mạnh kinh doanh đối với doanh nghiệp thông tin di động 22

Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368

Trang 2

3.2 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của

doanh nghiệp thông tin di động 24

4 Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thông tin di động 27

4.1 Môi trường vĩ mô của doanh nghiệp thông tin di động 28

4.1.1 Yếu tố chính trị pháp luật 29

4.1.2 Yếu tố kinh tế 30

4.1.3 Yếu tố khoa học công nghệ 30

4.1.4 Yếu tố văn hoá xã hội 31

4.2 Môi trường vi mô của doanh nghiệp thông tin di động 31

4.2.1 Khách hàng 32

4.2.2 Đối thủ cạnh tranh 33

4.2.3 Người cung ứng 34

4.2.4 Sản phẩm thay thế 34

4.2.5 Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn 35

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY THÔNG TIN DI ĐỘNG 36

1 Khái quát về sự hình thành và phát triển của công ty thông tin di động VMS 36

1.1 Giai đoạn từ 1993-1995 36

1.2 Giai đoạn từ năm 1995-2005 38

1.3 Giai đoạn từ 2005 đến nay 39

2 Phân tích thực trạng kinh doanh của công ty thông tin di động VMS 43

2.1 Những đặc điểm chủ yếu về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Thông tin di động 43

2.1.1.Cơ cấu sản phẩm của Công ty thông tin di động VMS 43

2.1.2 Đặc điểm về quy trình công nghệ 52

Trang 3

2.1.6 Cổ phần hoá Công ty thông tin di động VMS 56

2.2 Thực trạng kinh doanh của công ty thông tin di động VMS 56

2.2.1 Số lượng thuê bao phát triển 56

2.2.2 Thị phần và tốc độ tăng thị phần 57

2.2.3 Sản lượng đàm thoại 58

2.2.4 Chỉ tiêu phát triển mạng lưới 59

2.2.5 Doanh thu, chi phí và lợi nhuận 61

2.2.6 Nộp ngân sách Nhà nước 63

2.2.7 Số lượng lao động 64

2.3 Đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty thông tin di động VMS 64

2.3.1 Thị trường thông tin di động Việt Nam 64

2.3.2 Những thuận lợi và những khó khăn 66

2.3.3 Những thành tựu đạt được và những hạn chế còn tồn tại của Công ty thông tin di động VMS 68

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG BIỆN PHÁP ĐẨY MẠNH KINH DOANH CỦA CÔNG TY THÔNG TIN DI ĐỘNG VMS 72

1 Mục tiêu, phương hướng phát triển của ngành Bưu chính viễn thông Việt

2.2 Nhiệm vụ của Công ty thông tin di động VMS trong thời gian tới 78

3 Các biện pháp đẩy mạnh kinh doanh của công ty thông tin di động 79

3.1 Những bài học kinh nghiệm đẩy mạnh kinh doanh của các doanh nghiệp thông tin di động trên thế giới 79

3.1.1 Bài học kinh nghiệm từ SK Telecom 79

3.1.2 Bài học kinh nghiệm từ China Mobile 80

Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368

Trang 4

3.2 Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, nguy cơ cuả công ty thông tin

3.3 Các biện pháp đẩy mạnh kinh doanh của công ty thông tin di động 86 3.3.1 Đầu tư phát triển mạng lưới và mở rộng vùng phủ sóng 86

3.3.2 Nâng cao chất lượng dịch vụ và đa dạng hoá dịch vụ giá trị gia tăng 87

3.3.3 Tăng cường các hoạt động chăm sóc khách hàng 88

3.3.4 Chính sách giá và các gói cước hấp dẫn để thu hút khách hàng 89

3.3.5 Đẩy mạnh họat động bán hàng và phát triển hệ thống kênh phân phối 90

3.3.6 Thực hiện có hiệu quả các hoạt động xúc tiến 92

3.4 Kiến nghị với ngành và cơ quan quản lý Nhà nước 93

KẾT LUẬN 96

TÀI LIỆU THAM KHẢO 98

Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368

Trang 5

MỤC LỤC BẢNG BIỂU

Hình 1.1: Sơ đồ quy trình thực hiện cuộc gọi trên mạng sử dụng công nghệ GSM Hình1.2: Mô hình mối quan hệ giữa khách hàng, doanh nghiệp thông tin di động và nhà cung ứng

Hình 1.3: Mô hình tháp mục tiêu

Hình 1.4: Mô hình các yếu tố thuộc môi trường kinh doanh của doanh nghiệp Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty VMS

Hình 2.2: Phân vùng địa lý của mạng GSM

Hình 2.3: Tốc độ tăng trưởng thuê bao điện thoại di động của Việt Nam Hình 3.1: Tốc độ tăng trưởng thuê bao của Việt Nam

Bảng 1.1: Các loại hình dịch vụ thông tin di động

Bảng 1.2: Bảng hệ thống số doanh nghiệp thông tin di động Việt Nam theo các năm

Bảng 2.6: Bảng thống kê doanh thu từ dịch vụ giá trị gia tăng

Bảng 2.7: Bảng thống kê thuê bao thực phát triển qua các năm của công ty VMS Bảng 2.8: Bảng thống kê thị phần của công ty VMS

Bảng 2.9: Bảng thống kê sản lượng đàm thoại của công ty VMS Bảng 2.10: Bảng thống kê số trạm BTS của công ty VMS

Bảng 2.11: Bảng thống kê chỉ tiêu rớt mạch vô tuyến của công ty VMS Bảng 2.12:Bảng thống kê doanh thu và lợi nhuận của công ty VMS Bảng 2.13: Bảng so sánh các chỉ tiêu kinh doanh của công ty VMS Bảng 2.14: Bảng thống kê nộp ngân sách qua các năm của công ty VMS Bảng 2.15: Bảng thống kê số lượng lao động qua các năm của công ty VMS

Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368

Trang 6

Bảng 3.1: Tốc độ tăng trưởng thuê bao điện thoại di động cuả Việt Nam trong thời gian tới

Bảng 3.2 Các nhà khai thác thông tin di động hàng đầu thế giới

Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368

Trang 7

LỜI MỞ ĐẦU

Năm 2007, với xu thế hội nhập quốc tế, nền kinh tế nước ta đang trên đà khởi sắc Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 8,48% - cao nhất trong 10 năm qua Chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế từng bước được nâng lên, duy trì tốc độ ổn định trên mọi lĩnh vực của nền kinh tế Đạt được kết quả đó là có sự đóng góp của ngành dịch vụ nói chung và ngành viễn thông nói riêng Viễn thông đang dần trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của cả nước, góp phần là tăng GDP, tăng phúc lợi xã hội và góp phần nâng cao đời sống nhân dân Sự phát triển của viễn thông trong những năm gần đây không thể không nhắc tới sự phát triển của thị trường thông tin di động và công ty thông tin di động VMS Đây là công ty thông tin di động ra đời đầu tiên ở Việt Nam với sự xuất hiện của mạng điện thoại MobiFone Đến nay sau 15 năm xây dựng và phát triển, VMS đã trở thành công ty hàng đầu trong lĩnh vực thông tin di động ở Việt Nam Với những điểm mạnh về thương hiệu nổi tiếng, kinh nghiệm sản xuất kinh doanh, hệ thống phân phối rộng khắp, đội ngũ cán bộ công nhân viên năng động sáng tạo… Công ty VMS đã khẳng định được vị trí cuả mình trong ngành thông tin di động nói chung và trong nền kinh tế nói riêng.

Tuy nhiên, thông tin di động là một lĩnh vực đòi hỏi vốn đầu tư lớn và sự đổi mới liên tục về công nghệ kĩ thuật để nâng cao chất lượng mạng lưới, chất lượng dịch vụ và đa dạng hoá các loại hình dich vụ Các doanh nghiệp thông tin di động nói chung và công ty VMS nói riêng luôn phải đối mặt với những thách thức và khó khăn trong quá trình sản xuất kinh doanh Chính vì vậy, đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh là điều kiện sống còn đối với mỗi doanh nghiệp, dù là doanh nghiệp đã thành công trên thị trường hay doanh nghiệp mới bắt đầu kinh doanh Để có được vị trí mạng di động hàng đầu Việt Nam như ngày hôm nay, công ty thông tin di động VMS đã phải đầu tư rất nhiều công sức, tiền của, thời gian thì để giữ được thành công lại càng khó khăn hơn nhất là trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt như hiện nay Các doanh nghiệp trên thị trường luôn tìm mọi cách chia sẻ thị phần

Trang 8

của công ty bằng nhiều biện pháp Sự xuất hiện của các mạng mới luôn tiềm ẩn nguy cơ cạnh tranh trong tương lai

Nhận thức được tầm quan trọng của các biện pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh đối với các doanh nghiệp thông tin di động và có được những tìm hiểu thực tế về hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian thực tập, em đã lựa chọn đề

tài “Biện pháp đẩy mạnh kinh doanh của công ty thông tin di động VMS” Kết

cấu của chuyên đề gồm có 3 chương:

ChươngI: Tổng quan về hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thông tin

Trang 9

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANHCỦA CÁC DOANH NGHIỆP THÔNG TIN DI ĐỘNG1 Khái quát về dịch vụ thông tin di động

1.1 Dịch vụ thông tin di động

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của dịch vụ

Kể từ khi xuất hiện dịch vụ đã làm cho cuộc sống của con người trở nên văn minh hơn, thuận tiện hơn Dịch vụ đáp ứng những nhu cầu của con người một cách nhanh chóng và hiệu quả Dịch vụ phát triển cùng với sự đi lên của chất lượng cuộc sống Vì thế, cuộc sống ngày nay của con người không thể thiếu dịch vụ Không những thế, dịch vụ có đóng góp to lớn cho sự phát triển của nền kinh tế quốc dân, làm thay đổi cơ cấu của nền kinh tế, cơ cấu tiêu dùng xã hội Đối với doanh nghiệp, dịch vụ còn là công cụ cạnh tranh đầy uy lực và không có giới hạn cuối cùng Doanh nghiệp sử dụng dịch vụ như một công cụ hữu hiệu để đáp ứng tốt hơn nhu cầu khách hàng Vậy dịch vụ là gì?

a Khái niệm dịch vụ

Các Mác cho rằng : Dịch vụ là con đẻ của nền kinh tế sản xuất hàng hoá, khi mà kinh tế hàng hoá phát triển mạnh, đòi hỏi một sự lưu thông trôi chảy, thông suốt, liên tục để thoả mãn nhu cầu ngày càng cao của con người thì dịch vụ phát triển Bằng cách tiếp cận dưới góc độ kinh tế, Các Mác đã chỉ ra nguồn gốc ra đời và động lực phát triển của dịch vụ Theo lý thuyết kinh tế, dịch vụ là một loại sản phẩm kinh tế không phải là vật phẩm mà là công việc của con người dưới hình thái lao động thể lực, kiến thức và kĩ năng chuyên nghiệp, khả năng tổ chức và thuơng mại Hiện nay đang có rất nhiều quan niệm khác nhau về dịch vụ như:

Dịch vụ là khái niệm chỉ toàn bộ các hoạt động mà kết quả của chúng không tồn tại dưới hình thái vật phẩm Hoạt động dịch vụ bao trùm lên tất cả các lĩnh vực

Trang 10

với trình độ cao, chi phối rất lớn đến quá trình phát triển kinh tế xã hội, môi trường của từng quốc gia, khu vực nói riêng và toàn thế giới nói chung.

Dịch vụ là những hoạt động có ích của của con người tạo ra những “sản phẩm dịch vụ”, không tồn tại dưới hình thái sản phẩm, không dẫn đến việc chuyển quyền sở hữu nhằm thoả mãn kịp thời, đầy đủ, thuận tiện và văn minh các nhu cầu sản xuất và đời sống xã hội của con người.

Có tác giả lại định nghĩa: Dịch vụ là một hoạt động hay lợi ích cung ứng nhằm để trao đổi, chủ yếu là vô hình và không dẫn đến việc chuyển quyền sở hữu Việc thực hiện dịch vụ có thể gắn liền hoặc không gắn liền với sản phẩm vật chất.

Các định nghĩa trên về dịch vụ đều đúng Sự khác nhau của các định nghĩa là do các tác giả khái quát dưới các góc độ khác nhau Chúng ta có thể hiểu dịch vụ theo hai nghĩa: nghĩa rộng và nghĩa hẹp như sau.

Theo nghĩa rộng: “Dịch vụ là ngành kinh tế lớn thứ ba trong nền kinh tế quốc dân Dịch vụ nằm trong cấu trúc nền sản xuất xã hội, ngoài hai lĩnh vực sản xuất lớn là ngành công nghiệp và ngành nông nghiệp ra, các ngành còn lại đều là ngành dịch vụ.” ( Theo giáo trình quản trị kinh doanh thương mại)

Theo nghĩa hẹp: “Dịch vụ là hoạt động hỗ trợ cho quá trình kinh doanh Nó bao gồm các hoạt động hỗ trợ trước, trong và sau khi bán , hay nói cách khác dịch vụ là phần mềm của sản phẩm cung ứng cho khách hàng.” (Theo giáo trình Quản trị kinh doanh thương mại)

Có nhiều tiêu thức khác nhau để phân loại dịch vụ:

* Căn cứ vào mức độ hoạt động có thể chia dịch vụ thành:

- Dịch vụ thuần tuý là dịch vụ không có sản phẩm vật chất kèm theo hoặc không có các dịch vụ bổ sung khác.

- Dịch vụ chính có kèm theo dịch vụ bổ sung Dịch vụ bổ sung giúp doanh nghiệp phục vụ đầy đủ, thuận tiện, kịp thời, văn minh cho khách hàng, có tác dụng

Trang 11

rất lớn thu hút khách hàng, cũng như nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh

- Dịch vụ thuần tuý góp phần chuyển hoá hình thái giá trị sản phẩm hàng hoá - Dịch vụ mang tính chất quản lý kinh doanh

* Tổ chức Thương mại thế giới WTO lại phân loại dịch vụ theo ngành, trong đó có 12 ngành chính gồm 155 tiểu ngành, mỗi ngành lại chia ra thành các phân

Trang 12

Từ những khái niệm về dịch vụ, chúng ta có thể thấy sản phẩm dịch vụ và sản phẩm vật chất thông thường có những đặc điểm khác biệt rõ rệt Doanh nghiệp kinh doanh các loại hình dịch vụ cần nắm được những đặc điểm này để có các hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp.

Thứ nhất, sản phẩm dịch vụ không thể xác định cụ thể bằng các tiêu chuẩn kỹ thuật hoặc bằng các chỉ tiêu chất lượng một cách rõ ràng Là sản phẩm vô hình nên sản phẩm dịch vụ khác với sản phẩm vật chất có tính chất cơ lý hoá và tiêu chuẩn kỹ thuật như công suất, mức tiêu hao nhiên liệu… có thể xác định và sản xuất hàng loạt theo tiêu chuẩn hoá Chất lượng của sản phẩm dịch vụ được đánh giá bằng các giác quan của người sử dụng như nhìn, nghe, ngửi, nếm… trên cơ sở cảm nhận thông qua danh tiếng hoặc thực tế được phục vụ.

Thứ hai, sản xuất và tiêu dùng dịch vụ diễn ra đồng thời nên cung cầu dịch vụ không thể tách rời nhau mà phải tiến hành cùng lúc Do vậy mà sản phẩm dịch vụ không thể cất trữ trong kho, làm phần đệm điều chỉnh sự thay đổi nhu cầu thị trường như các sản phẩm vật chất khác… Đối với các sản phẩm vật chất, người sản xuất có thể dự trữ được , có thể vận chuyển đi các nơi để thoả mãn nhu cầu tiêu dùng theo sự điều tiết của quy luật cung cầu Quá trình sản xuất và tiêu dùng của sản phẩm này tách rời nhau, sản xuất ở nơi này nhưng tiêu dùng chỗ khác hoặc sản xuất tại thời điểm này nhưng tiêu dùng tại thời điểm khác Với sự khác biệt này của sản phẩm dịch vụ và sản phẩm hàng hoá, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ cần có những kế hoạch sản xuất phù hợp để tránh tình trạng nơi thừa nơi thiếu sản phẩm.

Trang 13

Thứ ba, sản phẩm dịch vụ đòi hỏi phải đáp ứng ở đúng địa điểm và thời điểm cần thiết Trong kinh doanh các sản phẩm dịch vụ, thời điểm và địa điểm là những yếu tố rất quan trọng Sản phẩm hàng hoá còn có thể vận chuyển được giữa các vùng và nếu có nhu cầu về sản phẩm người tiêu dùng có thể chờ để được đáp ứng Sản phẩm dịch vụ nếu không đúng thời điểm thì khách hàng có thể không còn nhu cầu sử dụng dịch vụ nữa Vì vậy ở những thời điểm, địa điểm cụ thể, khi nhu cầu dịch vụ tăng lên nhanh chóng, doanh nghiệp cần phải tổ chức hoạt động dịch vụ sao cho đáp ứng đầy đủ, kịp thời, thuận tiện và văn minh cho khách hàng.

Thứ tư, sản phẩm dịch vụ phụ thuộc rất cao vào chất lượng tiếp xúc, sự tương tác giữa người làm dịch vụ và người được phục vụ Đối với sản phẩm hàng hoá, khách hàng có thể dựa vào thương hiệu, nhãn hiệu, mẫu mã… để quyết định mua sản phẩm Điều đó cũng có nghĩa là sản phẩm hàng hoá có chất lượng cao, hiện đại tiện dụng… tạo ra uy tín cho hãng sản xuất kinh doanh, còn đối với sản phẩm dịch vụ, để tạo được uy tín với khách hàng, doanh nghiệp cần quan tâm tới quan hệ giao tiếp, sự đáp ứng đầy đủ, kịp thời, thuận lợi và văn minh những nhu cầu, yêu cầu và lòng mong muốn của khách hàng đối với những dịch vụ và người làm dịch vụ trực tiếp phục vụ khách hàng

1.1.2 Dịch vụ thông tin di động

Dịch vụ thông tin di động là một trong những loại hình của dịch vụ viễn thông Dịch vụ viễn thông là dịch vụ truyền đưa tức thời thông tin của người sử dụng dưới dạng ký hiệu, tín hiệu, số liệu, chữ viết, âm thanh, hình ảnh thông qua mạng viễn thông hoặc Internet mà không làm thay đổi loại hình hoặc nội dung thông tin được gửi và nhận qua mạng Dịch vụ viễn thông bao gồm:

 Dịch vụ viễn thông cơ bản

* Dịch vụ viễn thông cố định (nội hạt, đường dài trong nước, quốc tế) - Dịch vụ điện thoại ( thoại, Fax, truyền số liệu trong băng thoại) - Dịch vụ truyền số liệu

Trang 14

- Dịch vụ truyền dẫn tín hiệu truyền hình

* Dịch vụ viễn thông cố định vệ tinh * Dịch vụ viễn thông di động vệ tinh * Dịch vụ vô tuyến điện hàng hải * Các dịch vụ cơ bản khác

 Dịch vụ cộng thêm là dịch vụ được cung cấp thêm đồng thời cùng với dịch vụ cơ bản, làm phong phú và hoàn thiện thêm dịch vụ cơ bản, trên cơ sở các tính năng kỹ thuật của thiết bị hoặc khả năng phục vụ của doanh nghiệp viễn thông.

 Dịch vụ giá trị gia tăng là dịch vụ làm tăng thêm giá trị sử dụng thông tin của người sử dụng bằng cách hoàn thiện loại hình hoặc nội dung thông tin, hoặc cung cấp khả năng lưu trữ, hoặc khôi phục thông tin đó trên cơ sở sử dụng mạng viễn thông hoặc Internet Dịch vụ giá trị gia tăng bao gồm:

- Dịch vụ thư điện tử (e-mail) - Dịch vụ thư thoại (voicemail)

- Dịch vụ truy cập dữ liệu và thông tin trên mạng - Dịch vụ trao đổi dữ liệu điện tử

- Dịch vụ Fax gia tăng giá trị bao gồm lưu trữ và gửi, lưu trữ và truy cập

Trang 15

- Dịch vụ chuyển đổi mã và giao thức - Dịch vụ xử lý dữ liệu và thông tin trên mạng - Các dịch vụ giá trị gia tăng khác

 Dịch vụ Internet bao gồm

- Dịch vụ kết nối Internet là dịch vụ cung cấp cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet khả năng kết nối với nhau và với Internet quốc tế.

- Dịch vụ truy nhập Internet là dịch vụ cung cấp cho người sử dụng khả năng truy nhập Internet;

- Dịch vụ ứng dụng Internet trong bưu chính, viễn thông là dịch vụ sử dụng Internet để cung cấp dịch vụ bưu chính, viễn thông cho người sử dụng Dịch vụ ứng dụng Internet trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội khác phải tuân theo các quy định pháp luật về bưu chính, viễn thông và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

a Khái niệm dịch vụ thông tin di động

Dịch vụ thông tin di động là một loại hình dịch vụ viễn thông cho phép người sử dụng có thể thực hiện qúa trình đàm thoại, trao đổi thông tin bằng thiết bị đầu cuối đăc biệt ( bao gồm 1 điện thoại di động và simcard) Qua quá trình giải mã tín hiệu điện từ của hệ thống thông tin vô tuyến, vào một thời điểm thuộc phạm vi phủ sóng của nhà cung cấp dịch vụ, người sử dụng dịch vụ có thể chủ động khai thác sử dụng dịch vụ.

Các dịch vụ thông tin di động có thể được phân loại thành bốn nhóm lớn theo kết nối: thoại truyền thống, Internet, nhắn tin và nội dung.

Bảng 1.1: Các loại hình dịch vụ thông tin di động

Trang 16

Vị trí SMS, MMS Internet Intranet/ Extranet/ Internet

* Dịch vụ thoại là dịch vụ quan trọng, đem lại nguồn doanh thu chủ yếu cho các doanh nghiệp thông tin di động Dịch vụ thoại có đặc điểm là theo thời gian thực và tính hai chiều Ngoài những tính năng cuả dịch vụ thoại truyền thống, như dịch vụ điều hành, hỗ trợ danh bạ và chuyển vùng, còn có các dịch vụ thoại cao cấp như thoại qua IP, truy nhập bảng mã hoá giọng nói và các cuộc gọi khởi tạo qua trang web Dần dần, thông tin di động cũng bao gồm cả thoại hình di động băng thông rộng và thông tin đa phương tiện.

Hình 1.1: Sơ đồ quy trình thực hiện cuộc gọi trên mạng sử dụng côngnghệ GSM

phátMã hóa tại

* Internet: Ngoài các dịch vụ thoại luôn được cải tiến, môi trường dữ liệu mới cho phép kết nối đến nội dung thông tin thông tin trên Internet- dịch vụ truy nhập Internet di động dành cho thị trường người tiêu dùng và bổ sung dịch vụ truy nhập Intranet/ Extranet di động cho thị trường doanh nghiệp.

* Nhắn tin gồm có dịch vụ bản tin ngắn (SMS), dịch vụ nhắn tin đa phương tiện (MMS) và nhắn tin nhanh qua di động (IM)

-Dịch vụ bản tin ngắn SMS được khám phá đầu tiên ở Châu Âu vào năm 1992, ban đầu được quy định bởi một hiệp hội công nghiệp, dịch vụ bản tin ký tự trở nên có giá trị trong các cách mạng kỹ thuật số Khi mạng kỹ thuật số hỗ trợ SMS, nó đã phát triển thành dịch vụ dữ liệu di động đa năng và rất phổ biến trong

Trang 17

giới trẻ Vì vậy, nó đóng vai trò quan trọng trong quá tình phát triển dịch vụ đa phương tiện

-Dịch vụ nhắn tin đa phương tiện là dịch vụ cho phép không cần truyền thời gian thực các loại nội dung thông tin đa phương tiện bao gồm bưu thiệp điện tử, các đoạn audio và video ngắn.

- Nhắn tin nhanh qua di động cho phép người sử dụng gửi tin nhắn ngắn và đơn giản Nó cũng cho phép mọi người sử dụng ở nhiều nơi Tin nhắn IM mở rộng khả năng của IM thành miền thông tin di động Ghép nối tin nhắn nhanh ra với sự hiện diện sẽ trở thành một dịch vụ nhắn tin hấp dẫn.

* Nội dung: Bốn loại nội dung cơ bản là thông tin, giải trí, cơ sở dữ liệu và mua bán giao dịch Các dịch vụ thông tin ngày càng thoả mãn nhu cầu hàng ngày của người sử dụng về các dịch vụ tin tức thời sự Các dịch vụ giải trí cũng đáp ứng tốt hơn nhu cầu tình cảm và cá nhân của họ Các giao dịch được thực hiện đơn giản theo các nhu cầu riêng tư có liên quan, trong khi cơ sở dữ liệu thì rất thuận tiện cho viêc phục hồi thông tin

b Đặc điểm của dịch vụ thông tin di động

Dịch vụ thông tin di động là một loại hình của dịch vụ viễn thông nên mang những đặc điểm của dịch vụ viễn thông như sau:

- Dịch vụ viễn thông khác với những sản phẩm của ngành công nghiệp, không phải là hàng hoá cụ thể hay sản phẩm vật chất chế tạo mới mà là kết quả có ích cuối cùng của quá trình truyền đưa tin tức dưới dạng dịch vụ Các tin dẫn được truyền từ người phát tin đến người nhận tin.

- Quá trình sản xuất và tiêu dùng dịch vụ viễn thông gắn liền với nhau nên hiệu quả có ích của quá trình truyền đưa tin tức được tiêu dùng ngay trong quá trình sản xuất Ví dụ trong đàm thoại điện thoại, khi đăng ký đàm thoại là bắt đầu quá trình sản xuất, sau khi đàm thoại xong (tiêu dùng hiệu quả có ích của quá trình sản xuất) thì quá trình sản xuất cũng kết thúc Như vậy có nghĩa là kết quả cuối cùng

Trang 18

của quá trình sản xuất không thể dự trữ được, không thể thu hồi sản phẩm để tái sản xuất Việc sản xuất chỉ được tiến hành khi có người đến mua vì thế chất lượng dịch vụ viễn thông không cao sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến người tiêu dùng.

- Nhu cầu truyền đưa tin tức rất đa dạng và xuất hiện không đồng đều về không gian và thời gian Thông thường, nhu cầu truyền đưa tin tức phụ thuộc vào nhịp độ sinh hoạt của xã hội.Trong điều kiện yêu cầu phục vụ không đồng đều, để thoả mãn tốt nhu cầu của khách hàng, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông phải dự trữ đáng kể năng lực sản xuất và lực lượng lao động.

- Sự khác biệt so với ngành sản xuất công nghiệp, nơi mà đối tượng chịu sự thay đổi vật chất (về mặt vật lý, hoá học, ), còn trong sản xuất viễn thông, thông tin là đối tượng lao động chỉ chịu tác động dời chỗ trong không gian Nếu thông tin trong quá trình truyền tải nhờ các thiết bị viễn thông được biến đổi thành các tín hiệu thông tin điện, thì ở các nơi nhận tín hiệu phải được khôi phục trở lại trạng thái ban đầu của nó Mọi sự thay đổi thông tin, đều có nghĩa là làm mất đi giá trị sử dụng và dẫn đến tổn thất của khách hàng.

- Quá trình truyền đưa tin tức luôn mang tính hai chiều giữa người gửi và người nhận thông tin Nhu cầu truyền đưa tin tức có thể phát sinh ở mọi điểm dân cư, điều đó đòi hỏi phải hình thành một mạng lưới cung cấp dịch vụ có độ tin cậy, rộng khắp.

Ngoài những đặc điểm chung về dịch vụ viễn thông, dịch vụ thông tin di động còn mang những đặc điểm riêng:

Thứ nhất: Dịch vụ thông tin di động mang lại hiệu quả thông tin liên lạc mọi

nơi, mọi lúc Nó cho phép người sử dụng có thể chủ động thực hiện và tiếp nhận cuộc gọi ở bất cứ thời điểm nào, chính vì vậy mà nó dần trở thành công cụ liên lạc thiết yếu của người dân.

Thứ hai: Dịch vụ thông tin di động có tính bảo mật rất cao vì thông tin trong

lúc truyền đi đã được mã hoá Điều này đáp ứng được những yêu cầu cao về thông

Trang 19

tin liên lạc Khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm về thông tin không bị rò rỉ ra bên ngoài.

Thứ ba: Giá của dịch vụ thông tin di động cao hơn giá dịch vụ điện thoại cố định, sản phẩm thay thế chủ yếu Nguyên nhân là do đầu tư xây dựng mạng lưới và chi phí về công nghệ, thiết bị cao Hơn nữa, tính năng của dịch vụ thông tin di động ưu việt hơn dịch vụ điện thoại cố định có thể kết nối mọi người ở mọi lúc mọi nơi

Thứ tư: Dịch vụ thông tin di động là một dịch vụ thông tin liên lạc hiện đại Bên cạnh chất lượng đàm thoại cao, thuê bao điện thoại di động còn có thể sử dụng hàng loạt các dịch vụ tiện ích khác như: truy cập Internet, truyền nhận dữ liệu, trò chuyện, cập nhật thông tin tỷ giá, thời tiết, chứng khoán, thể thao… Ngoài ra, điện thoại di động có thể kết nối với các thiết bị ngoại vi như máy vi tính, máy fax, máy in… Sự kết nối này đem lại sự tiện lợi, tiết kiệm được thời gian.

Thứ năm: Sản phẩm dịch vụ thông tin di động mang tính chất vùng miền.

Nhu cầu sử dụng dịch vụ thông tin di động của các vùng miền không giống nhau Các vùng có vị trí địa lý và trình độ phát triển kinh tế xã hội cao thì nhu cầu sử dụng thông tin di động lớn Tính chất vùng như vậy sẽ hình thành tương quan cung cầu về việc sử dụng di động là rất khác nhau vì vậy khó có thể điều hoà sản phẩm từ nơi có chi phí thấp giá bán thấp đến nơi có giá bán cao như các sản phẩm hàng hoá Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp thông tin di động cần có sự nghên cứu tìm hiểu kĩ lưỡng về các vùng miền để có những chính sách kinh doanh phù hợp.

Thứ sáu: Quyết định mua dịch vụ thông tin di động phức tạp hơn quyết định mua một sản phẩm hữu hình vì khó đánh giá chất lượng Mặt khác vấn đề bảo hộ dịch vụ còn khó khăn hơn bảo hộ sản phẩm, do bản thân các dịch vụ bị bắt chước hoặc sao chép một cách dễ dàng hơn Vì vậy, các công ty thường đẩy mạnh việc phát triển dịch vụ để ngăn chặn sự cạnh tranh, sao chép và bắt chước của các đối thủ

Trang 20

1.2 Doanh nghiệp thông tin di động

1.2.1 Khái niệm doanh nghiệp

Ngày nay, doanh nghiệp đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế đất nước Chính vì vậy có thể nói xã hội hiện đại là xã hội doanh nghiệp Doanh nghiệp tạo ra mọi của cải vô tận đáp ứng mọi nhu cầu đa dạng của xã hội, tạo việc làm và thu nhập cho hàng triệu người Doanh nghiệp là nơi trực tiếp biến các thành quả của quá trình nghiên cứu, triển khai thành hiện thực Sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế phụ thuộc rất lớn vào sự lớn mạnh của hệ thống doanh nghiệp Hiện nay, đang tồn tại nhiều cách hiểu khác nhau về doanh nghiệp.

Trong thực tế, doanh nghiệp được quan niệm trực tiếp, cụ thể trên giác độ luật và vì thế chủ yếu mang ý nghĩa điều chỉnh của luật pháp Theo Luật doanh nghiệp ban hành ngày 29/11/2005 tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá IX : “Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng , có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.”

Như vậy, một tổ chức kinh tế được coi là doanh nghiệp phải có đủ hai điều kiện:

- Phải được thành lập theo đúng thể thức do luật định.

- Phải trực tiếp thực hiện một, một số hoặc toàn bộ công đoạn của quá trình đầu tư hoặc thực hiện dịch vụ nhằm sinh lời.

Theo quy định của pháp luật, các doanh nghiệp đều có nhiệm vụ chung sau: - Hoạt động kinh doanh đáp ứng yêu cầu thị trường.

- Thực hiện đầy đủ các cam kết với khách hàng về sản phẩm, dịch vụ, giải quyết thoả đáng các quan hệ lợi ích với các chủ thể kinh doanh theo các nguyên tắc tự do, bình đẳng, cùng có lợi.

- Chăm lo đời sống của người lao động trong doanh nghiệp.

Trang 21

- Bảo toàn và tăng trưởng vốn, mở rộng quy mô kinh doanh.

- Bảo vệ môi trường, bảo vệ sản xuất, bảo đảm an ninh, an toàn và trật tự xã hội.

- Chấp hành luật pháp, thực hiện chế độ hạch toán thống kê thống nhất và các nghĩa vụ đối với Nhà nước.

1.2.2 Doanh nghiệp thông tin di động

Doanh nghiệp thông tin di động là doanh nghiệp đầu tư phát triển mạng lưới thông tin di động để kinh doanh dịch vụ thông tin di động nhằm mục đích sinh lời, doanh nghiệp có quyền và nghĩa vụ được quy định chi tiết trong pháp lệnh Bưu chính viễn thông Doanh nghiệp thông tin di động còn được gọi là nhà khai thác dịch vụ thông tin di động.

Nhà khai thác mua thiết bị thông tin di động từ các nhà sản xuất để tạo ra các sản phẩm dịch vụ cung cấp cho khách hàng Khách hàng thanh toán các dịch vụ thông tin di động mà họ sử dụng tạo ra doanh thu cho nhà khai thác Doanh thu ấy trừ đi chi phí phải trả cho nhà cung cấp còn doanh thu của nhà khai thác

Mối quan hệ giữa doanh nghiệp thông tin di động với nhà cung ứng thiết bị thông tin với khách hàng được miêu tả qua sơ đồ sau:

Trang 22

Hình 1.2: Sơ đồ mối quan hệ giữa khách hàng, doanh nghiệp thông tin diđộng và nhà cung ứng

Nhà sản xuất – Người cung cấp các thiết bị thông tin di động

Nhà khai thác – Người cung cấp dịch vụ thông tin di động

Người tiêu dùng

2 Kinh doanh dịch vụ thông tin di động và nội dung của hoạt động kinhdoanh dịch vụ thông tin di động

2.1 Kinh doanh và hệ thống doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thông tin di độngtrên thị trường Việt Nam

2.1.1 Kinh doanh

“Kinh doanh là việc thực hiện một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi.”

Kinh doanh được phân biệt với các hoạt động khác bởi các đặc điểm chủ yếu sau:

- Kinh doanh phải do một chủ thể thực hiện được gọi là chủ thể kinh doanh Chủ thể kinh doanh có thể là các cá nhân, các hộ gia đình hay các doanh nghiệp.

Trang 23

- Kinh doanh phải gắn với thị trường Thị trường và kinh doanh đi liền với hình với bóng, không có thị trường thì cũng không có khái niệm kinh doanh.

- Kinh doanh phải gắn với sự vận động của đồng vốn Chủ thể kinh doanh không chỉ có vốn mà còn cần phải biết cách thực hiện vận động đồng vốn đó không ngừng.

- Mục tiêu chính của kinh doanh là sinh lợi nhuận.

Nhưng trong thực tế kinh doanh, bản thân các nhà kinh doanh có rất nhiều nhu cầu nhưng không phải lúc nào cũng thoả mãn ngay được các nhu cầu đó, chính điều này hình thành nên nhiều mục tiêu là tất yếu Vì vậy đòi hỏi doanh nghiệp phải có sự phân loại nhu cầu, nghĩa là có sự lựa chọn mục tiêu Việc lựa chọn mục tiêu thường được biểu hiện dưới dạng tháp mục tiêu:

Hình 1.3: Mô hình tháp mục tiêu

Mục tiêu quan trọng nhất

Mục tiêu cơ bản lâu dài

Những mục tiêu quan trọng và dễ có khả năng thực hiện nhất đối với doanh nghiệp được xếp lên đỉnh tháp và cứ thế tuần tự cho đến những mục tiêu lâu dài nhất đòi hỏi phải thực hiện trong những khoảng thời gian dài hơn Doanh nghiệp thường có 5 mục tiêu cơ bản sau: Khách hàng, chất lượng, đổi mới, lợi nhuận và cạnh tranh Việc đặt mục tiêu nào là mục tiêu quan trọng, mục tiêu lâu dài phụ

Trang 24

thuộc vào từng doanh nghiệp, từng mặt hàng kinh doanh, phụ thuộc vào cả thị trường và khách hàng Để thực hiện các mục tiêu đồng thời để phát triển mở rộng kinh doanh, doanh nghiệp thường thực hiện 2 giải pháp sau:

Thứ nhất là những giải pháp liên quan đến mở rộng thị trường, tăng doanh thu bán hàng cho doanh nghiệp.

Thứ hai là bản thân doanh nghiệp phải hiểu rõ các chi phí bỏ ra trong quá trình kinh doanh để tìm cách giảm vá cắt giảm những chi phí không cần thiết để tăng lợi nhuận và có thể tái đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh.

Đây là những giải pháp được thực hiện cho mọi hình loại hình doanh nghiệp, mọi loại hình kinh doanh và chung cho mọi quốc gia Những giải pháp này còn được gọi là quy tắc thị trường Ngoài những quy tắc thị trường trên, các doanh nghiệp kinh doanh trên thương trường còn phải tuân thủ những nguyên tắc cơ bản sau để thành công trong kinh doanh:

- Các doanh nghiệp phải sản xuất kinh doanh những hàng hoá, dịch vụ có chất lượng cao đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.

- Trong kinh doanh mỗi khi xác định được nhu cầu của khách hàng thì phải tìm mọi cách đáp ứng cho được nhu cầu đó.

- Mỗi khi làm lợi cho doanh nghiệp thì phải làm lợi cho khách hàng

- Trong kinh doanh đòi hỏi các doanh nghiệp phải nghiên cứu và tìm cho được thị trường đang lên, tìm cách chiếm lĩnh được thị trường đó.

- Doanh nghiệp bao giờ cũng phải nghĩ tới khách hàng trước rồi mới nghĩ tới yếu tố cạnh tranh

- Trong kinh doanh phải đầu tư nhiều vào yếu tố nguồn lực để tạo ra nhiều giá trị sản phẩm dịch vụ cho doanh nghiệp.

Trang 25

2.1.2 Hệ thống kinh doanh dịch vụ thông tin di động ở Việt Nam

Hiện nay, các nhà cung ứng dịch vụ thông tin di động trên thị trường Việt Nam gồm có:

* Tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT): quản lý 2 đơn vị trực thuộc là Công ty thông tin di động VMS với mạng MobiFone và Công ty Vinafone với mạng Vinafone

* Công ty cổ phần dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài Gòn (SPT) với mạng Sfone

* Công ty cổ phần Viễn thông Hà Nội (Hanoi Telecom) với mạng HT Mobile * Tổng công ty Viễn thông quân đội (Viettel) với mạng Viettel Mobile

* Công ty Thông tin Viễn thông điện lực (EVN Telecom) với mạng E Mobile Dịch vụ thông tin di động ra đời ở Việt Nam được đánh dấu bằng sự xuất hiện của Công ty thông tin di động VMS với mạng điện thoại MobiFone vào năm 1993 Đến năm 1995, thị trường lại xuất hiện thêm một mạng điện thoại di động mới là Vinafone Hại mạng này đều là đơn vị trực thuộc của Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam (ngày nay là Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam) Suốt một thời gian dài từ năm 1993 đến năm 2003, hai mạng này độc quyền khai thác thị trường Năm 2003 thì mạng điện thoại di động Sfone ra đời Mạng Sfone sử dụng công nghệ CDMA, công nghệ còn khá mới mẻ với khách hàng Việt Nam Tuy nhiên, công nghệ này lại có một số hạn chế như sim liền máy nên khó khăn trong việc thay đổi máy điện thoại di động, vùng phủ sóng nhỏ…dẫn tới sự phát triển chậm của Sfone trong thời kì đầu ra nhập thị trường Vì vậy mà thị trường thông tin động Việt Nam chỉ thực sự sôi động khi có có sự góp mặt của mạng Viettel vào năm 2004 Đây là mạng ra đời sau nhưng lại có tiềm lực mạnh, tốc độ tăng trưởng thuê bao rất lớn nên nhanh chóng chiếm giữ được thị phần trên thị trường Năm 2006 lại góp mặt thêm 2 mạng CDMA nữa là HT Mobile và EVN Telecom, ngành đã có 6 công ty thông tin di động với 6 mạng điện thoại di động: 3 mạng sử dụng

Trang 26

công nghệ GSM là MobiFone, Vinafone, Viettel và 3 mạng sử dụng công nghệ CDMA là Sfone, HT Mobile, EVN Telecom

Bảng 1.2: Bảng hệ thống số doanh nghiệp thông tin di động Việt Nam

Năm 2008, thị trường thông tin di động đã có những thay đổi bất ngờ Trong thời gian qua, mạng thông tin di động Gtel (là mạng di động của Tập đoàn viễn thông Toàn Cầu) đã được cấp phép hoạt động, đây sẽ là mạng GSM thứ 4 kinh doanh trên thị trường Tiếp theo đó là việc HT Mobile xin chuyển sang công nghệ GSM và khai tử công nghệ CDMA, toàn bộ số thuê bao hiện có của HT Mobile sẽ chuyển giao cho mạng Sfone Trong thời gian tới, thị trường sẽ có 7 doanh nghiệp thông tin di động, trong đó có 5 mạng sử dụng công nghệ GSM và 2 mạng sử dụng công nghệ CDMA

2.2 Nội dung của hoạt động kinh doanh dịch vụ thông tin di động

2.2.1 Nghiên cứu thị trường thông tin di động

Doanh nghiệp thông tin di động là một tác nhân trên thị trường nên phải nghiên cứu thị trường để phát triển kinh doanh thích ứng với thị trường Nghiên cứu thị trường là xuất phát điểm để định ra chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp thông tin di động, từ chiến lược đã xác định doanh nghiệp tiến hành lập và thực hiện các kế hoạch kinh doanh, chính sách thị trường.

Bất cứ một doanh nghiệp nào cũng phải tiến hành nghiên cứu thị trường Nghiên cứu thị trường là việc cần thiết và đầu tiên đối với mỗi doanh nghiệp khi bắt đầu kinh doanh Vì thị trường không phải bất biến mà luôn biến động đầy bí ẩn và thay đổi không ngừng Mục đích nghiên cứu thị trường của doanh nghiệp thông tin

Trang 27

di động là xác định khả năng bán sản phẩm dịch vụ thông tin di động trên một địa bàn xác định trên cơ sở đó nâng cao khả năng cung ứng để thoả mãn khách hàng.

Đối với doanh nghiệp thông tin di động, trước khi đưa ra các sản phẩm là gói cước mới, doanh nghiệp cần nghiên cứu thị trường để xác định gói cước này giành cho đối tượng khách hàng nào, cho thị trường nào, đặc điểm của khách hàng, khả năng tiêu thụ sản phẩm… để có thể đưa ra các chiến lược kinh doanh phù hợp Chỉ có nghiên cứu thị trường mới có cơ sở bộ máy kinh doanh lựa chon phạm vi và quy mô kinh doanh hợp lý để tổ chức các hoạt động nghiệp vụ kinh doanh theo xu thế biến động của thị trường Thông qua nghiên cứu thị trường, các doanh nghiệp thông tin di động có thể làm chủ đồng vốn, làm chủ diễn biến của thị trường để kinh doanh có lãi Nội dung của nghiên cứu thị trường là nghiên cứu các yếu tố cấu thành nên thị trường của doanh nghiệp: cung, cầu, giá cả và sự cạnh tranh Để nghiên cứu thị trường, doanh nghiệp có thể tiến hành theo trình tự sau:

-Xác định mục tiêu nghiên cứu

-Thiết kế bảng câu hỏi để thu thập thông tin - Chọn mẫu để nghiên cứu

- Tiến hành thu thập dữ liệu - Xử lý dữ liệu

- Rút ra kết luận và lập báo cáo

Doanh nghiệp có thể dùng hai phương pháp nghiên cứu tại bàn và nghiên cứu tại hiện trường để nghiên cứu thị trường:

* Phương pháp nghiên cứu tại bàn (hay còn gọi là phương pháp nghiên cứu văn phòng): là cách nghiên cứu, thu thập các thông tin qua các tài liệu như sách báo, tạp chí, quảng cáo, bản tin kinh tế, niên giám thống kê và các tài liệu có liên quan đến dịch vụ đang kinh doanh

Trang 28

* Phương pháp nghiên cứu tại hiện trường là phương pháp cử trực tiếp cán bộ đến tận nơi để nghiên cứu Cán bộ nghiên cứu thông qua việc trực tiếp quan sát, thu thập các thông tin và số liệu ở các đơn vị tiêu dùng lớn bằng cách điều tra trọng điểm, điều tra chọn mẫu, điều tra điển hình, điều tra toàn bộ hay tham quan, phỏng vấn các đối tượng, gửi phiếu điều tra, hội nghị khách hàng hay qua hội chợ triển lãm cũng có thể thông qua việc tiếp xúc trực tiếp với khách hàng ở các cửa hàng, kho hàng của doanh nghiệp hoặc từ những đơn vị kinh doanh.

Để việc nghiên cứu thị trường mang lại hiệu quả, các doanh nghiệp thông tin di động cần tiến hành cả hai phương pháp trên.

2.2.2 Huy động các nguồn lực kinh doanh dịch vụ thông tin di động

Nguồn lực của doanh nghiệp thông tin di động bao gồm: nguồn lực hữu hình và nguồn lực vô hình Nguồn lực hữu hình là toàn bộ những yếu tố vận hành sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như nguồn nhân lực, máy móc thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật… Nguồn lực vô hình là lòng tin của khách hàng đối với doanh nghiệp, sự nổi tiếng về thương hiệu của mạng di động, bầu không khí làm việc trong doanh nghiệp hay kĩ năng quản trị kinh doanh của người lãnh đạo …

Nguồn lực bao giờ cũng có hạn và nếu doanh nghiệp không biết cách huy động kết hợp thì nguồn lực sẽ bị mai một dần Mặt khác, để tạo ra một dịch vụ thông tin di động đáp ứng được nhu cầu của khách hàng thì doanh nghiệp cần phải huy động tối đa và kết hợp hợp lý các nguồn lực của mình Ngày nay, nhu cầu của khách hàng ngày càng cao, dịch vụ mà các doanh nghiệp thông tin di động cung cấp cho khách hàng không chỉ dừng lại ở dịch vụ đàm thoại, nhắn tin mà còn các dịch vụ giá trị gia tăng khác Khi công ty không thể đáp ứng được nhu cầu của khách hàng thì sẽ mất khả năng cạnh trạnh trên thị trường Khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường phụ thuộc rất lớn vào nguồn lực và các huy động kết hợp nguồn lực

Trang 29

2.2.3 Xây dựng chiến lược và tổ chức thực hiện kinh doanh dịch vụ thông tindi động

Chiến lược kinh doanh là định hướng hoạt động kinh doanh có mục tiêu trong thời gian dài cùng với hệ thống chính sách, biện pháp và cách thức phân bổ nguồn lực để thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp trong khoảng thời gian tương ứng.

Việc xây dựng và thực hiện chiến dịch kinh doanh đối với doanh nghiệp thông tin di động ngày càng trở nên quan trọng và cần thiết Vì môi trường kinh doanh ngày nay đã thay đổi cơ bản so với trước đây đòi hỏi doanh nghiệp phải đổi mới tổ chức quản lý về cả nội dung lẫn hình thức Chiến lược kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp thông tin di động thấy rõ mục đích và hướng đi của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh Từ đó doanh nghiệp sẽ biết cần phải làm gì để gặt hái thành công trong kinh doanh và biết được khi nào doanh nghiệp đạt tới mục tiêu đã định Xác định đúng mục đích và hướng đi sẽ giúp doanh nghiệp vừa thực hiện được mục tiêu vừa tiết kiệm được nguồn lực và thời gian Nếu xác đinh sai sẽ dẫn đến chệch hướng kinh doanh, lãng phí thời gian và nguồn lực của doanh nghiệp

Trong điều kiện môi trường kinh doanh môi trường kinh doanh biến đổi nhanh chóng tạo ra muôn vàn cơ hội kiếm lợi nhuận cho doanh nghiệp đồng thời cũng không ít cạm bẫy rủi ro Chiến lược kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp thông tin di động chủ động tận dụng tối đa những cơ hội kinh doanh khi chúng vừa xuất hiện và giảm bớt những rủi ro trên thương trường

2.2.4 Đánh giá kết quả, hiệu quả hoạt động kinh doanh dịch vụ thông tin diđộng

Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không chỉ dừng lại ở lập và thực hiện chiến lược kinh doanh mà còn đánh giá kết quả, hiệu quả hoạt động kinh doanh Đây là nội dung cuối cùng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và cũng là nội dung rất quan trọng Bất cứ một hoạt động nào sau khi thực hiện đều cần phải đánh giá hiệu quả, kết quả thực hiện Việc làm này sẽ giúp doanh nghiệp biết được

Trang 30

doanh nghiệp đã thực hiện được mục tiêu đề ra hay chưa, rút kinh nghiệm trong quá trình sản xuất kinh doanh lần sau

Đối với mỗi doanh nghiệp việc đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh cần thực hiện thường xuyên sau mỗi kì kinh doanh Doanh nghiệp có thể dùng nhiều chỉ tiêu khác nhau để đánh giá, có thể sử dụng các chỉ tiêu sau để đánh giá kết quả kinh doanh của doanh nghiệp thông tin di động: Số lượng thuê bao, thị phần, sản lượng đàm thoại, lợi nhuận, doanh thu, chi phí, tổng số lao động, nộp ngân sách nhà nước, các chỉ tiêu kĩ thuật.

3 Tầm quan trọng của đẩy mạnh kinh doanh đối với doanh nghiệp kinhdoanh thông tin di động và hệ thống chỉ tiêu đánh giá hoạt động đẩymạnh kinh doanh của doanh nghiệp thông tin di động

3.1 Tầm quan trọng của đẩy mạnh kinh doanh đối với doanh nghiệp thông tindi động

Đẩy mạnh hoạt động kinh doanh là việc làm không thể thiếu đối với mỗi doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh Đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh quyết định tới sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi hệ thống thông tin đang phát triển và được phổ cập rộng rãi, sự phát triển ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ trong hoạt động kinh doanh diễn ra nhanh chóng, nhiều doanh nghiệp đã bị đào thải khỏi thị trường vì không thích ứng được với môi trường kinh doanh Đẩy mạnh hoạt động kinh doanh là phát triển hệ thống kinh doanh hiện có, tổ chức các hoạt động kinh doanh nhằm mang lại sự gia tăng, đổi mới và thay đổi tích cực hơn

Trong những năm gần đây, thị trường thông tin di động luôn có những biến động rất mạnh Đẩy mạnh hoạt động kinh doanh giúp doanh nghiệp thích ứng kịp thời với xu hướng biến động này, không ngừng nâng cao tiềm lực doanh nghiệp, sẽ giúp doanh nghiệp chủ động trước những biến động của môi trường kinh doanh.

Trang 31

Đẩy mạnh hoạt động kinh doanh giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh so với các đối thủ cạnh tranh Những ưu thế của doanh nghiệp với các doanh nghiệp khác rất dễ bị san bằng Điểm mạnh của doanh nghiệp lúc này có thể là điểm yếu khi doanh nghiệp mất khả năng cạnh tranh Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ mất đi nếu doanh nghiệp không thường xuyên đẩy mạnh kinh doanh

Việc đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thông tin di động còn có ý nghĩa tạo thêm việc làm, cải thiện đời sống và thu nhập cho người lao động Nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng đảm bảo khả năng thực hiện các mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra, là yếu tố quyết định tới cho phát triển của doanh nghiệp Đồng thời với việc đẩy mạnh hoạt động kinh doanh các chế độ phúc lợi, chính sách tiền lương, thưởng, điều kiện làm việc sẽ ngày càng được nâng cao và hoàn thiện

Đẩy mạnh hoạt động kinh doanh còn tăng thêm khả năng đóng góp của doanh nghiệp cho cộng đồng Trong quá trình phát triển, các doanh nghiệp ngày càng quan tâm hơn đến các công tác đóng góp cho cộng đồng như hoạt động từ thiện, ủng hộ hoặc tài trợ cho các chương trình chính sách do Nhà nước phát động qua đó nâng cao được hình ảnh và uy tín của doanh nghiệp góp phần tạo thuận lợi hơn cho hoạt động kinh doanh.

Đồng thời, đẩy mạnh hoạt động kinh doanh có vai trò to lớn trong việc đóng góp vào ngân sách nhà nước Nhờ đẩy mạnh hoạt động kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp không ngừng phát triển và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng khả năng đóng góp các nghĩa vụ thuế và các khoản phí liên quan đến ngân sách nhà nước.

Như vậy đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thông tin di động không chỉ có ý nghĩa với riêng công ty mà còn có ý nghĩa với cả người lao động, người tiêu dùng và xã hội Doanh nghiệp phát triển được hoạt động sản suất kinh doanh, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm, tăng doanh thu và lợi

Trang 32

nhuận Còn khách hàng được sử dụng những sản phẩm có chất lượng cao, giá cả phải chăng, dịch vụ tiện ích

3.2 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệpthông tin di động

* Số thuê bao là chỉ tiêu quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp thông tin di động nào kinh doanh trên thị trường Nó thể hiện khả năng chiếm lĩnh thị trường của doanh nghiệp thông tin di động Số thuê bao hiển thị số người đang tham gia sử dụng dịch vụ thông tin di động của doanh nghiệp Doanh nghiệp thường sử dụng nhiều biện pháp kinh doanh để tăng số lượng thuê bao của mạng lên

Tốc độ tăng thuê baoSố thuê bao năm nay Tổng số thuê bao của cả nước

* Thị phần là chỉ tiêu cơ bản để so sánh quy mô kinh doanh và vị thế của các doanh nghiệp thông tin di động trên thị trường Thị phần được tính qua số thuê bao của doanh nghiệp và tổng số thuê bao của cả nước

Thị phần Số thuê bao của doanh nghiệp Tổng số thuê bao của cả nước

Tốc độ tăng thị phần Thị phần năm nay Thị phần năm trước

Tốc độ tăng thị phần là 100% tức là số thuê bao và thị phần năm nay của công ty bằng so với năm trước, doanh nghiệp đã không phát triển được thị phần và số thuê bao Nếu con số này nhỏ hơn 100% có nghĩa là doanh nghiệp đã mất thị phần và khách hàng Doanh nghiệp cần có các biện pháp để thu hút lại khách hàng và tăng thị phần Tốc độ tăng thị phần lớn hơn 100% là điều mà doanh nghiệp hướng tới.

Trang 33

* Sản lượng đàm thoại là một trong các chỉ tiêu phản ánh mức độ tiêu dùng

dịch vụ thông tin di động của khách hàng doanh nghiệp Chỉ tiêu về thị phần và số thuê bao phản ánh mặt lượng kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thông tin di động còn chỉ tiêu sản lượng đàm thoại lại phản ánh mặt chất Sản lượng đàm thoại bao gồm 2 dạng: Sản lượng đàm thoại hướng đi, sản lượng đàm thoại hướng đến

Các nhân tố làm tăng khả năng đàm thoại: Số thuê bao tăng, sự mở rộng các hình thức đàm thoại mới kích thích nhu cầu sử dụng, nhu cầu của khách hàng về dịch vụ thoại tăng

Để đánh giá sản lượng đàm thoại, người ta dựa vào chỉ tiêu Số phút đàm thoại/ thuê bao/ngày và Tốc độ tăng sản lượng đàm thoại.

Sản lượng đàm thoại

Số phút đàm thoại/thuê bao/ngày = x 365 Số thuê bao ngày

Sản lượng đàm thoại năm nay

Tốc độ tăng sản lượng đàm thoại= x 100% Sản lượng đàm thoại năm trước

* Doanh thu là chỉ tiêu quan trọng phản ánh quy mô hoạt động của doanh nghiệp Doanh thu tăng chứng tỏ quy mô kinh doanh của doanh nghiệp tăng lên cho thấy sự trưởng thành và tốc độ phát triển của doanh nghiệp Doanh thu của các doanh nghiệp thông tin di động thường bao gồm các nguồn chủ yếu sau:

- Doanh thu từ việc cung cấp dịch vụ thông tin di động - Doanh thu phân chia cước thông tin di động

- Doanh thu khác như kinh doanh kèm cả đầu máy cuối

Để đánh giá hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, người ta thường so sánh doanh thu qua các năm, theo dõi sự biến động của doanh thu để có những biện pháp

Trang 34

xử lý kịp thời để nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Chúng ta có thể nhìn thấy sự biến động của doanh thu qua chỉ tiêu Tốc độ tăng doanh thu:

Doanh thu năm nay

Doanh thu năm trước

* Lợi nhuận: Mục đích của kinh doanh là lợi nhuận, để tăng lợi nhuận các

doanh nghiệp thường tối đa hoá doanh thu và tối thiểu hoá chi phí Đây là chỉ tiêu

phản ánh thực trạng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả hay không, lợi nhuận càng cao cho thấy doanh nghiệp kinh doanh càng có lãi, sự phát triển kinh doanh ổn định.

Lợi nhuận được tính bằng công thức sau

Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí

Lợi nhuận thực hiện năm nay

Tốc độ tăng lợi nhuận= x 100% Lợi nhuận thực hiện năm trước

Ngoài hai chỉ tiêu trên, người ta còn sử dụng chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận để đánh giá lợi nhuận của doanh nghiệp Tỷ suất lợi nhuận được tính theo ba cách sau đây:

Cách 1: Tỷ suất lợi nhuận được tính theo doanh thu, cho biết 1 đồng doanh thu đem về cho doanh nghiệp bao nhiêu đồng lợi nhuận

M = (P/DT) x 100

M là tỷ suất lợi nhuận

P là tổng lợi nhuận của doanh nghiệp DT là tổng doanh thu của doanh nghiệp

Trang 35

Cách 2: Tỷ suất lợi nhuận tính trên đồng vốn kinh doanh cho biết doanh nghiệp được bao nhiêu đồng lợi nhuận khi đầu tư 1 đồng vốn.

M = (P/V) x 100

V là tổng vốn đầu tư của doanh nhiệp

Cách 3: Tỷ suất lợi nhuận tính trên chi phí kinh doanh cho biết doanh nghiệp cứ bỏ ra 1 đồng chi phí thì có bao nhiêu đồng lợi nhuận.

M = (P/CP) x 100

CP là tổng chi phí của doanh nghiệp

* Tổng số lao động là chỉ tiêu này cho thấy sự mở rộng quy mô hoạt động của

doanh nghiệp thông tin di động Doanh nghiệp ngày một lớn mạnh có xu hướng tăng lượng lao động.

*Nộp ngân sách Nhà nước: Nộp ngân sách Nhà nước của doanh nghiệp càng tăng cho thấy lợi nhuận doanh nghiệp có được từ hoạt động kinh doanh ngày càng lớn, từ đó cho thấy sự phát triển kinh doanh của doanh nghiệp

* Chỉ tiêu phát triển mạng lưới được thể hiện thông qua các chỉ tiêu sau: Tỷ lệ

thiết lập cuộc gọi thành công, tỷ lệ rớt mạng hay số trạm thu phát sóng BTS Những chỉ tiêu trên dùng để đánh giá chất lượng mạng lưới và vùng phủ sóng Các doanh nghiệp thông tin di động muốn nâng cao chất lượng thì phải tăng tỷ lệ thiết lập cuộc gọi thành công và giảm tỷ lệ rớt mạng Số lượng trạm BTS càng lớn chứng tỏ doanh nghiệp có vùng phủ sóng lớn, thị trường rộng

4 Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp thông tin di động

Một doanh nghiệp trong quá trình hoạt động không thể tách rời môi trường kinh doanh Doanh nghiệp muốn kinh doanh thành công thì phải phản ứng kịp thời với sự thay đổi của môi trường kinh doanh Sự chậm trễ trong kinh doanh đồng

Trang 36

nghĩa với việc bỏ qua cơ hội và có những sự chậm trễ dẫn tới sự thất bại của doanh nghiệp Đặc biệt trong giai đoạn hội nhập hiện nay, những doanh nghiệp tiên phong, đi tắt đón đầu những công nghệ mới, những sản phẩm mới được đánh giá rất cao Bên cạnh đó doanh nghiệp cũng có những tác động tới môi trường kinh doanh, giữa doanh nghiệp và môi trường kinh doanh có mối quan hệ qua lại mật thiết.

Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp là tập hợp các yếu tố bên trong và bên ngoài tác động trực tiếp và gián tiếp lên hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Môi trường kinh doanh bao gồm môi trường vĩ mô và môi trường vi mô.

Hình 1.4: Mô hình các yếu tố thu ộc môi trường kinh doanh của doanh nghiệp

4.1 Môi trường vĩ mô của doanh nghiệp thông tin di động

Môi trường vĩ mô là môi trường của toàn nền kinh tế quốc dân, có ảnh hưởng đến các doanh nghiệp và ngành kinh doanh Môi trường vĩ mô là môi trường đa yếu tố Mỗi yếu tố của môi trường vĩ mô có thể ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh

Trang 37

doanh của các doanh nghiệp thông tin di động một cách độc lập hoặc trong mối liên kết với các yếu tố khác Môi trường vĩ mô của doanh nghiệp thông tin di động bao gồm:

4.1.1 Yếu tố chính trị pháp luật

Trong kinh doanh hiện đại, yếu tố chính trị pháp luật ngày càng có ảnh hưởng tới hoạt động của doanh nghiệp Những yếu tố này ổn định, rõ ràng, minh bạch có thể tạo ra thuận lợi trong kinh doanh Sự thay đổi và biến động đều có thể tạo ra những cơ hội hoặc nguy cơ cho doanh nghiệp, đặc biệt là những thay đổi nhanh chóng, liên tục và không thể dự báo được.

Môi trường chính trị ổn định của Việt Nam đang được đánh giá khá cao trong hoạt động kinh doanh nhất là các hoạt động thu hút vốn đầu tư, liên doanh, liên kết Đây là điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp thông tin di động nói riêng tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh Trong hệ thống doanh nghiệp thông tin di động đang hoạt động trên thị trường hiện nay có 3 doanh nghiệp đã và đang hợp tác với đối tác nước ngoài theo mô hình BBC: Công ty dịch vụ bưu chính viễn thông Sài Gòn với SK Telecom- một thương hiệu viễn thông khá mạnh của Hàn Quốc, Công ty cổ phần Viễn thông Hà Nội (Hanoi Telecom) với tập đoàn Hutchison và Công ty viễn thông VMS với tập đoàn Comvik (Thuỵ Điển) tuy hợp đồng đã kết thúc nhưng là hợp đồng được đánh giá là trong công nhất trong hợp tác kinh doanh dịch vụ thông tin di động

Không một doanh nghiệp nào muốn kinh doanh trong môi trường chính trị bất ổn, pháp luật không minh bạch Khi lựa chọn các đối tác để tiến hành hợp tác kinh doanh thì yếu tố chính trị pháp luật được các nhà đầu tư rất quan tâm Sự ổn định về chính trị được xác định là một trong những tiền đề quan trọng cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp cần lưu ý tới các yếu tố trong môi trường chính trị và pháp luật: sự ổn định về chính trị, đường lối ngoại giao; các chiến lược phát triển ngành của

Trang 38

Nhà nước, những quy định của Chính phủ về cạnh tranh, chống độc quyền, những quy định về quảng cáo khuyến mại, thuê muớn lao động…

4.1.2 Yếu tố kinh tế

Các yếu tố kinh tế là “máy đo nhiệt độ” của nền kinh tế Nó quy định phương thức và cách thức doanh nghiệp sử dụng nguồn lực của mình trong hoạt động sản xuất kinh doanh Sự thay đổi của yếu tố kinh tế có thể tạo ra cơ hội hoặc nguy cơ đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp với mức độ khác nhau Các yếu tố kinh tế, doanh nghiệp cần quan tâm tới: tốc độ tăng trưởng GDP; lãi suất tiền vay, tiền gửi ngân hàng; tỷ lệ lạm phát; tỷ giá hối đoái, mức độ thất nghiệp, kiểm soát về giá cả, tiền lương tối thiểu, thu nhập bình quân dân cư…

Đối với doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp thông tin di động nói riêng, sự phát triển của nền kinh tế tác động trực tiếp đến việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Nhu cầu sử dụng dịch vụ thông tin di động tăng cao trong những năm gần đây có nguyên nhân từ sự phát triển của nền kinh tế Trước đây, khi nền kinh tế còn nghèo nàn lạc hậu, dịch vụ thông tin di động còn rất xa xỉ với nhiều người Để sử dụng dịch vụ, khách hàng tốn rất nhiều chi phí: chi phí mua máy điện thoại, chi phí hoà mạng, trả cước hàng tháng… Vì thế khi có nhu cầu về thông tin liên lạc họ thường sử dụng thư từ, điện tín và điện thoại cố định Khi nền kinh tế phát triển, thu nhập bình quân đầu người tăng lên cho phép doanh nghiệp thông tin di động có thể tăng khối lượng khách hàng, mở rộng vùng phủ sóng Những chi phí để sử dụng dịch vụ thông tin di động giảm và những tiện ích mà nó đem lại ngày càng lớn nên ngày càng thu hút khách hàng sử dụng

4.1.3 Yếu tố khoa học công nghệ

Trong thời đại khoa học công nghệ phát triển như vũ bão, mỗi công nghệ mới ra đời sẽ huỷ diệt các công nghệ đi trước đó Ngày nay, yếu tố công nghệ quyết định sự sống còn của các doanh nghiệp Việc sản xuất sản phẩm có chất lương cao hay không, giá cả như thế nào, vòng đời của sản phẩm… phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố

Trang 39

công nghệ Khi nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng cao, những đòi hỏi về sản phẩm ngày càng khắt khe thì doanh nghiệp sẽ không thể đáp ứng được nếu sử dụng công nghệ nghèo nàn lạc hậu Vì vậy doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải đầu tư cho công nghệ

Trong lĩnh vực thông tin di động, công nghệ cũng là yếu tố then chốt trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Công nghệ phát triển mở ra cho doanh nghiệp khả năng nâng cao chất lượng dịch vụ và tăng khả năng cạnh tranh Công nghệ đảm bảo cho chất lượng mạng lưới và tỷ lệ thành công cuộc gọi cao Những doanh nghiệp đi tắt đón đầu công nghệ thường thu hút được nhiều khách hàng và thu được lợi nhuận cao Để phục vụ nhu cầu khách hàng được tốt hơn, ngày nay các doanh nghiệp thông tin di động đang đầu tư rất lớn cho công nghệ

4.1.4 Yếu tố văn hoá xã hội

Các yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống và hành vi của con người, qua đó ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng của khách hàng Lối sống tự thay đổi nhanh chóng theo hướng du nhập và những lối sống mới luôn là cơ hội cho nhiều nhà sản xuất Doanh nghiệp nào cũng phải quan tâm đến thái độ tiêu dùng, sự thay đổi của tháp tuổi, tỷ lệ kết hôn và sinh đẻ, vị trí vai trò của người phụ nữ tại nơi làm việc và gia đình, dân số, xu hướng vận động của dân số, thu nhập của các tầng lớp dân cư, phân bổ thu nhập giữa các nhóm người và các vùng địa lý, phong tục tập quán, đặc điểm tâm lý…

Trình độ dân trí ngày càng cao đòi hỏi các doanh nghiệp không ngừng đáp ứng tốt hơn các nhu cầu của khách hàng Tùy vào từng độ tuổi, vào mức thu nhập, vị trí trong xã hội mà tiêu dùng các sản phẩm dịch vụ là khác nhau So với các nước trong khu vực, thu nhập của người dân Việt nam thấp hơn nhiều nhưng nếu xét về khả năng tiêu dùng thì người Việt nam lại có xu hướng sử dụng những sản phẩm đắt tiền, có chất lượng và đáp ứng đầy đủ các dịch vụ giá trị gia tăng khác Đối với một số trường hợp như học sinh, sinh viên là những người có mức thu nhập thấp hơn

Trang 40

nhưng nhu cầu giao tiếp cao, trao đổi thông tin nhiều Việc đáp ứng chất lượng và dịch vụ giá trị gia tăng cũng ảnh hưởng rất lớn, nhưng ảnh hưởng nhiều hơn cả đó là giá cả của dịch vụ

4.2 Môi trường vi mô của doanh nghiệp thông tin di động

Có nhiều quan điểm khác nhau về yếu tố cấu thành môi trường vi mô của doanh nghiệp Theo Michael Porter, người đầu tiên đưa ra năm lực lượng cạnh tranh trong ngành kinh doanh, môi trường vi mô của doanh nghiệp bao gồm: khách hàng, đối thủ cạnh tranh, đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn, sản phẩm thay thế và người cung ứng Các lực lượng này tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh và chi phối và quyết định sự thành bại của các doanh nghiệp.

4.2.1 Khách hàng

Khách hàng là các cá nhân, nhóm người, doanh nghiệp có nhu cầu và có khả năng thanh toán về hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp mà chưa được đáp ứng và mong muốn được thoả mãn

Thị trường của các doanh nghiệp thông tin di động là tập hợp khách hàng rất đa dạng, khác nhau về lứa tuổi, giới tính, mức thu nhập, nơi cư trú, sở thích thị hiếu tiêu dùng, vị trí địa vị xã hội… Doanh nghiệp chia khách hàng nói chung ra thành những nhóm khách hàng khác nhau, mỗi nhóm có đặc trưng riêng phản ánh quá trình mua sắm của họ Những đặc trưng này sẽ là những gợi ý quan trọng để doanh nghiệp bán hàng và đưa ra những biện pháp phù hợp để thu hút khách hàng Ví dụ như đối với nhóm khách hàng sinh viên thì doanh nghiệp thông tin di động cần lưu tâm đến chính sách giá Vì đây là đối tượng khách hành có cầu co giãn Khi giá giảm , họ sử dụng dịch vụ nhiều và khi giá dịch vụ có họ sử dụng ít hơn Doanh nghiệp cần có chính sách giá phù hợp, những chương trình khuyến mại hấp dẫn để thu hút họ Nhưng đối tượng khách hàng là doanh nhân, cán bộ công chức là những người có thu nhập cao thì không lưu tâm mấy đến giá cả của dịch vụ, cái mà họ

Ngày đăng: 08/09/2012, 13:31

Hình ảnh liên quan

Hình 1.1: Sơ đồ quy trình thực hiện cuộc gọi trên mạng sử dụng công nghệ GSM - Biện pháp đẩy mạnh kinh doanh của công ty thông tin di động VMS.DOC

Hình 1.1.

Sơ đồ quy trình thực hiện cuộc gọi trên mạng sử dụng công nghệ GSM Xem tại trang 17 của tài liệu.
Hình1.2: Sơ đồ mối quan hệ giữa khách hàng, doanh nghiệp thông tin di động và nhà cung ứng - Biện pháp đẩy mạnh kinh doanh của công ty thông tin di động VMS.DOC

Hình 1.2.

Sơ đồ mối quan hệ giữa khách hàng, doanh nghiệp thông tin di động và nhà cung ứng Xem tại trang 23 của tài liệu.
- Kinh doanh phải gắn với thị trường. Thị trường và kinh doanh đi liền với hình với bóng, không có thị trường thì cũng không có khái niệm kinh doanh. - Biện pháp đẩy mạnh kinh doanh của công ty thông tin di động VMS.DOC

inh.

doanh phải gắn với thị trường. Thị trường và kinh doanh đi liền với hình với bóng, không có thị trường thì cũng không có khái niệm kinh doanh Xem tại trang 24 của tài liệu.
Bảng 1.2: Bảng hệ thống số doanh nghiệp thông tin di động Việt Nam theo các năm - Biện pháp đẩy mạnh kinh doanh của công ty thông tin di động VMS.DOC

Bảng 1.2.

Bảng hệ thống số doanh nghiệp thông tin di động Việt Nam theo các năm Xem tại trang 27 của tài liệu.
Bảng 2.2: Bảng cước dịch vụ MobiCard (Áp dụng từ ngày 15/12/2007) - Biện pháp đẩy mạnh kinh doanh của công ty thông tin di động VMS.DOC

Bảng 2.2.

Bảng cước dịch vụ MobiCard (Áp dụng từ ngày 15/12/2007) Xem tại trang 56 của tài liệu.
tiền mệnh giá Thời gian nạp tiền (ngày) Thời hạn chờ tiền Hình thức nạp - Biện pháp đẩy mạnh kinh doanh của công ty thông tin di động VMS.DOC

ti.

ền mệnh giá Thời gian nạp tiền (ngày) Thời hạn chờ tiền Hình thức nạp Xem tại trang 58 của tài liệu.
Bảng 2.6: Bảng thống kê doanh thu từ các dịch vụ giá trị gia tăng - Biện pháp đẩy mạnh kinh doanh của công ty thông tin di động VMS.DOC

Bảng 2.6.

Bảng thống kê doanh thu từ các dịch vụ giá trị gia tăng Xem tại trang 62 của tài liệu.
Có nhiều loại hình thuê bao tồn tại trên mạng: - Biện pháp đẩy mạnh kinh doanh của công ty thông tin di động VMS.DOC

nhi.

ều loại hình thuê bao tồn tại trên mạng: Xem tại trang 68 của tài liệu.
Bảng 2.9: Bảng thống kê sản lượng đàm thoại của công ty VMS - Biện pháp đẩy mạnh kinh doanh của công ty thông tin di động VMS.DOC

Bảng 2.9.

Bảng thống kê sản lượng đàm thoại của công ty VMS Xem tại trang 70 của tài liệu.
Bảng 2.11: Bảng tổng hợp chỉ tiêu rớt mạch vô tuyến của công ty VMS - Biện pháp đẩy mạnh kinh doanh của công ty thông tin di động VMS.DOC

Bảng 2.11.

Bảng tổng hợp chỉ tiêu rớt mạch vô tuyến của công ty VMS Xem tại trang 72 của tài liệu.
Hình 2.4: Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng thuê bao điện thoại di động của Việt Nam - Biện pháp đẩy mạnh kinh doanh của công ty thông tin di động VMS.DOC

Hình 2.4.

Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng thuê bao điện thoại di động của Việt Nam Xem tại trang 77 của tài liệu.
Hình 3.1: Tốc độ tăng trưởng thuê bao của Việt Nam - Biện pháp đẩy mạnh kinh doanh của công ty thông tin di động VMS.DOC

Hình 3.1.

Tốc độ tăng trưởng thuê bao của Việt Nam Xem tại trang 86 của tài liệu.
Bảng 3.1: Tốc độ tăng trưởng thuê bao di động của Việt Nam trong những năm tới - Biện pháp đẩy mạnh kinh doanh của công ty thông tin di động VMS.DOC

Bảng 3.1.

Tốc độ tăng trưởng thuê bao di động của Việt Nam trong những năm tới Xem tại trang 86 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan