PHÒNG GD&ĐT CAM LỘ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG TH NGUYỄN THỊ MINH KHAI Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 12/2009/KH Cam Lộ, ngày 30 tháng 10 năm 2009 KẾ HOẠCH ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC NĂM HỌC: 2009 - 2010 I. CÁC CĂN CỨ LẬP KẾ HOẠCH. 1. CÁC CHỦ TRƯƠNG VÀ VĂN BẢN HƯỚNG DẪN - Định hướng đổi mới phương pháp dạy và học đã được xác định trong các Nghị quyết TW4 khóa VII (1-1993), Nghị quyết TW 2 khóa VIII (12-1996) và được thể chế hóa trong Luật Giáo dục (12-1998) - Điều 24.2 Luật Giáo dục ghi: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập của học sinh”. - Bộ đã cụ thể hóa các chủ trương của Đảng, Chính phủ, Nhà nước bằng các chỉ thị, quyết định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục&Đào tạo, đặc biệt là chỉ thị 15 (4-1999). - Quyết định số 16/2006/QĐ-BGD-ĐT, ngày 05 tháng 5 năm 2006 của Bộ Giáo dục & Đào tạo về việc ban hành chương trình giáo dục phổ thông. - Các văn bản hướng dẫn chỉ đạo về thực hiện các nhiệm vụ năm hoc 2009 - 2010 của Sở GD&ĐT Quảng Trị, Phòng GD&ĐT Cam Lộ. Nhà trường đã tổ chức họp Hội đồng để triển khai các văn bản, lấy ý kiến CBGV để xây dựng kế hoạch nhằm thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường. 2. ĐÁNH GIÁ VỀ THỰC TRẠNG THỰC HIỆN ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TRONG NHỮNG NĂM QUA: Những năm qua, trường TH Nguyễn Thị Minh Khai đã tích cực trong việc thực hiện đổi mới nội dung chương trình, sách giáo khoa và phương pháp dạy học mới theo hướng phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh. Qua quá trình triển khai thực hiện, Nhà trường cũng đã đạt được một số thành tích nhất định với những kết quả cụ thể như sau: - Ưu điểm: + 100 % CBGV đều đạt chuẩn và trên chuẩn về trình độ đào tạo. 1 + Đại bộ phận giáo viên đã tích cực tìm hiểu, tham khảo để nâng cao nhận thức về chủ trương của Bộ GD-ĐT trong việc đổi mới chương trình SGK và phương pháp giảng dạy. + Đã tổ chức các chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy - học và ứng dụng CNTT trong dạy học nhằm để đạt được hiệu quả cao trong dạy và học cũng như việc nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh. + Tham gia các đầy đủ các đợt bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ trong hè do Sở giáo dục và Phòng giáo dục tổ chức nhằm kịp thời nắm bắt các thông tin về đổi mới trong giảng dạy. Nhà trường cũng đã tổ chức một số buổi tập huấn về ứng dụng CNTT cho CBGV. + Nhà trường thường xuyên tổ chức phong trào thao giảng, thi giảng dự giờ thăm lớp để góp ý rút kinh nghiệm nhằm giúp cho mỗi GV không ngừng nâng cao tay nghề của mình. + Về cơ bản, đại đa số giáo viên đã nắm được khá vững các phương pháp dạy học tích cực và vận dụng khá tốt, đặc biệt là những giờ dạy có đăng ký thao giảng hoặc chuyên đề. -Tồn tại: + Trong quá trình thực hiện kế hoạch đổi mới chương trình, SGK và phương pháp, một bộ phận nhỏ giáo viên vẫn chưa vận dụng linh hoạt các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học thích hợp. + Việc tổ chức các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học mới ở một số lớp đạt hiệu quả chưa cao, còn hình thức (Như PP hoạt động nhóm, PP đóng vai ) + Một số GV do tuổi đời khá cao nên việc vận dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy có phần hạn chế, ngại tiếp cận. Điều này cũng ảnh hưởng phần nào đến việc tự bồi dưỡng, tự nâng cao khả năng ứng dụng CNTT của giáo viên. + Trường chưa có giáo viên tin học nên việc giúp học sinh tiếp cận với tin học còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu của học sinh và phụ huynh. + Công tác kiểm tra đánh giá quá trình thực hiện đổi mới PPDH của đội ngũ giáo viên chưa được đầu tư đúng mức, như thể chế hoá, cụ thể hoá các tiêu chí mà cấp quản lý cán bộ đưa ra, việc đánh giá về nghiệp vụ giáo viên, về đổi mới quá trình giáo dục. Do đó kết quả kiểm tra tác động đến hiệu quả công việc của giáo viên còn thấp, tính bình quân chủ nghĩa, nể nang trong đánh giá vẫn còn. II. KẾ HOẠCH ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC NĂM HỌC 2009 - 2010. 1. MỤC TIÊU: - Nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường. - Phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh. 2. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN: 2 2.1. Về đội ngũ: + Số lượng: - Tham mưu với các cấp lãnh đạo để nhà trường có đủ số lượng CBGV đảm bảo theo yêu cầu dạy học 2b/ngày. + Công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ: - Khuyến khích cán bộ giáo viên tự học tập và tham gia các lớp học để nâng cao trình độ chuyên môn, nhất là những kiến thức, kỹ năng về tin học, về khả năng ứng dụng CNTT vào giảng dạy. - Nắm bắt kịp thời những thông tin mới về tri thức trong chương trình, sách giáo khoa mới. - Tăng cường tự tìm tòi nghiên cứu tài liệu để nắm chắc lý luận về đổi mới phương pháp dạy học. Mỗi giáo viên đều phải có sổ tự học trong hồ sơ chuyên môn. - Tăng cường dự giờ thăm lớp để rút kinh nghiệm về vận dụng đổi mới phương pháp dạy học của từng giáo viên. - Tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng thường xuyên do Sở và Phòng GD&ĐT tổ chức. - Nhà trường tiếp tục tổ chức mở các lớp tập huấn CNTT cho đội ngũ CBGV toàn trường (Cử các CBGV có trình độ và kỹ năng CNTT tốt tập huấn hướng dẫn cho đội ngũ). - Mỗi CBGV đăng ký và triển khai thực hiện 01 việc làm mới, xây dựng kế hoach thực hiện việc làm mới. Cuối năm học, HĐKH của nhà trường sẽ kiểm tra, đánh giá, thẩm định và nhân rộng, phát huy những việc làm có hiệu quả. 2.2. Vê Cơ sở vật chất: - Nhà trường đã có các thiết bị giảng dạy ƯDCNTT như máy chiếu projector, máy chiếu đa vật thể, phòng máy tính. - Tăng cường mua bổ sung một số loại sách tham khảo, các tài liệu nâng cao chuyên môn nghiệp vụ để phục vụ cho công tác tự nghiên cứu, tự học tập của CBGV. - Mua thêm một số thiết bị, đồ dùng dạy học để đảm bảo các môn học, tiết học đều có đồ dùng dạy học, khuyến khích giáo viên làm đồ dùng dạy học để bổ sung thêm số lượng thiết bị, đồ dùng dạy học của nhà trường. 2.3. Về các hoạt động chuyên môn: * Xây dựng kế hoạch đổi mới phương pháp dạy học: - Kế hoạch đổi mới Phương pháp dạy học được xây dựng ngay từ đầu năm học, dựa trên tình hình thực tế của trường để xây dựng các nhiệm vụ, chỉ tiêu và giải pháp thực hiện có tính khả thi cao. Trên cơ sở kế hoạch của nhà trường, các Tổ chuyên môn, cán bộ giáo viên của trường căn cứ để xây dựng kế hoạch về đổi mới phương pháp dạy học. * Xây dựng nguồn học liệu mở và đưa ứng dụng CNTT vào dạy học: 3 - Chỉ thị 29/2001/CT-BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nêu rõ : “Đối với giáo dục và đào tạo, công nghệ thông tin có tác động mạnh mẽ, làm thay đổi nội dung, phương pháp, phương thức dạy và học. Công nghệ thông tin là phương tiện để tiến tới một xã hội học tập” . - Nhà trường thành lập Tổ CNTT, để xây dựng kế hoạch triển khai công tác ứng dụng CNTT vào hoạt động dạy học, quản lý của nhà trường. - Khuyến khích CBGV lập nguồn học liệu cá nhân phục vụ giảng dạy, bao gồm các phần mềm dạy học, các tư liệu dạy học, thư viện các câu hỏi, bài tập, đề thi, giáo án, các tài liệu tham khảo trên các Website hoặc thư viện trực tuyến của Sở, Phòng và Nhà trường. - Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng CNTT cho CBGV ngay từ đầu năm học. - Khuyến khích GV thường xuyên truy cập thông tin trên mạng internet, đặc biệt là các thông tin về GD. - Hàng tuần đưa bài của mình lên trang web của trường ít nhất là một bài. * Tổ chức chuyên đề: - Kế hoạch triển khai chuyên đề của nhà trường tập trung vào các vấn đề trọng tâm, có tác dụng thiết thực đối với giáo viên trong quá trình thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, trên cơ sở chỉ đạo của Sở, của Phòng. Cụ thể theo định hướng các lĩnh vực sau: + Dạy học phát huy tính tích cực chủ động của học sinh. + Dạy học thông qua các hoạt động học tập của học sinh. + Dạy học chú trọng bồi dưỡng phương pháp tự học cho học sinh. + Ứng dụng CNTT vào dạy học. + Dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh. - Số lượng các chuyên đề thực hiện trong năm. + Cấp tổ: 02 chuyên đề/tháng (ƯDCNTT) + Cấp trường: 01 - 02 chuyên đề/tháng (ƯDCNTT) - Thông qua các chuyên đề, yêu cầu mỗi GV, mỗi tổ chuyên môn rút ra những kinh nghiệm để từ đó thống nhất qui trình và phương pháp dạy học thích hợp, đạt hiệu quả cao. - Ngoài các chuyên đề, chuyên môn nhà trường chỉ đạo giáo viên dự giờ đúc rút kinh nghiệm giảng dạy theo phương pháp mới, chỉ tiêu từ 25 tiết trở lên/năm. Tổ trưởng 30 tiết trở lên/năm. * Tổ chức thi giáo viên dạy giỏi - Tổ chức hội thi Giáo viên dạy giỏi cấp trường với số lượng tham gia là 100 % giáo viên đứng lớp, thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, đưa ứng dụng CNTT vào trong Hội thi để xây dựng và khuyến khích phong trào, đúc rút kinh 4 nghiệm trong công tác chỉ đạo chuyên môn thực hiện chương trình, sách giáo khoa và đổi mới phương pháp dạy học. - Tham gia tích cực Hội thi GVDG cấp huyện, Hội thi ứng dụng CNTT cấp huyện với số lường theo qui định, 100 % tiết dạy dự thi đều ứng dụng CNTT và đổi mới PPDH, tích hợp lòng ghép các nội dung giáo dục khác. * Tổ chức thao giảng: - Tổ chức thao giảng từ cấp tổ đến cấp trường nhân kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm học như: 20/10, 20/11, 8/3 - Mỗi giáo viên thực hiện thao giảng ít nhất 2 tiết/năm (có ít nhất 1 tiết ƯDCNTT) - Chỉ đạo Tổ CNTT và các Tổ chuyên môn khai thác và sử dụng công nghệ thông tin để phục vụ một cách hiệu quả việc dạy học theo phương pháp mới, sử dụng các phần mềm dạy học phù hợp với đặc điểm đối tượng học sinh của nhà trường. * Phát huy vai trò tích cực của HS trong học tập: Chuyên môn nhà trường trực tiếp quán triệt đến tận mỗi giáo viên: Tăng cường dạy học phát huy vai trò chủ động sáng tạo của học sinh, cách lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp với đặc thù của từng bộ môn và đối tượng học sinh: - Phối hợp hợp lý các hình thức dạy học cá nhân, dạy học theo nhóm, dạy học cả lớp, dạy học ở hiện trường (ở cơ sở sản xuất, bảo tàng địa phương, ở vườn trường…) dạy học có sử dụng trò chơi học tập - Giáo viên không nên sử dụng một phương pháp, hình thức dạy học duy nhất trong các giờ lên lớp mà phải biết kết hợp đan xen các phương pháp, hình thức dạy học khác nhau nhằm giúp học sinh tập trung chú ý cao, tạo hứng thú học tập. - Khuyến khích học sinh tham gia vào các hoạt động học tập, tự tìm tòi, khai thác và lĩnh hội kiến thức, bước đầu biết tự đánh giá và tham gia đánh giá bạn. * Xây dựng các giáo án mẫu về thực hiện đổi mới phương pháp dạy học - Đầu năm học, chuyên môn tổ chức tập huấn, hướng dẫn cho giáo viên về cách soạn giáo án mới, ngắn gọn, đầy đủ, rõ ràng và khoa học thể hiện rõ các hoạt động của thầy và trò, thể hiện rõ các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, chú trọng đến các đối tượng HS. - Mỗi tổ chuyên môn xây dựng 1 đến 2 bộ giáo án mẫu, từ đó nhân rộng và triển khai đại trà trong toàn trường. * Đổi mới không gian lớp học 5 - Muốn đổi mới phương pháp dạy học thì cần đến môi trường lớp học. Vì vậy, cần xây dựng mỗi phòng là một môi trường giáo dục. - Sử dụng lực lượng và không gian lớp học để tổ chức các hoạt động giáo dục gắn với các tư liệu, phương tiện… - Phòng học được trang trí đơn giản, thoáng mát, đủ ánh sáng, có cây xanh, có các nội dung và những tư liệu cần thiết phục vụ cho dạy và học. - Bàn ghế đảm bảo đúng qui cách, luôn thay đổi cách sắp xếp để không gây sự nhàm chán đối với học sinh. - Chuyên môn phối hợp với Đội để tăng cường kiểm tra công tác xây dựng không gian lớp học hàng tháng và tham mưu với hiệu trưởng để thành lập Ban kiểm tra, chấm không gian lớp học vào đầu năm học và cuối mỗi học kỳ để đánh giá, xếp loại và đưa vào tiêu chí thi đua của lớp, của giáo viên. * Công tác thư viện, thiết bị - Chỉ đạo một cách tích cực việc giáo viên mượn và sử dụng đồ dùng dạy học, cấm giáo viên dạy chay dạy không có thiết bị trong khi phòng thiết bị có những thiết bị đó đối với những tiết học cần sử dụng các thiết bị thực hành. - Khuyến khích giáo viên làm đồ dùng dạy học có chất lượng. - Để thực hiện tốt đổi mới PPDH, thư viện nhà trường thực hiện những nhiệm vụ cơ bản: - Lên kế hoạch mua nhiều tài liệu tham khảo liên phục vụ cho công tác dạy và học. - Sưu tầm trong học sinh và giáo viên những bài làm tốt, những giáo án mẫu để làm tư liệu cho thầy và trò tham khảo. - Tìm hiểu để giới thiệu thêm cho CBGV những địa chỉ hay, có nhiều tư liệu phong phú trên internet để giáo viên truy cập tham khảo và lấy tư liệu phục vụ bài dạy. * Đổi mới kiểm tra, đánh giá thúc đẩy đổi mới PPDH: - Tiếp tục hưởng ứng cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử” tiến tới đánh giá đúng thực chất chất lượng học tập của học sinh. - Phát huy vai trò tự đánh giá và cùng đánh giá bạn của học sinh, trên cơ sở đó các em thấy được khả năng của bản thân mình, của bạn để có các phương pháp tốt trong quá trình học tập. - Nhà trường xây dựng qui trình kiểm tra đánh giá chặt chẽ và giám sát, theo dõi quá trình đánh giá học sinh của giáo viên. Xây dựng kho đề kiểm tra sát với trình độ học sinh và đảm bảo theo chuẩn kiến thức kỹ năng. Tổ chức coi và chấm thi nghiêm túc, khách quan, công bằng, chính xác. - Thực hiện nghiêm túc kế hoạch và các hình thức kiểm tra: phối hợp kiểm tra miệng với kiểm tra thực hành, kết hợp kiểm tra tự luận với kiểm tra trắc 6 nghiệm. Đổi mới cách ra đề theo hướng người học phải hiểu bài biết vận dụng kiến thức vào trong bài làm, hạn chế lối học vẹt, ghi nhớ máy móc. - Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa, đặc biệt là đổi mới phương pháp dạy học và công tác sử dụng thiết bị dạy học, sử dụng công nghệ thông tin trong soạn giảng và dạy học của giáo viên. * Tổ chức thanh tra, kiểm tra đánh giá: - Ngoài việc thanh tra, kiểm tra của Sở GD-ĐT và Phòng GD-ĐT, nhà trường tổ chức thanh tra toàn diện, thanh tra chuyên đề, đột xuất ít nhất 70 % tổng số giáo viên/năm, trong quá trình thanh tra, kiểm tra cần tăng cường chú trọng đến việc thực hiện đổi mới PPDH và ứng dụng CNTT của giáo viên. * Tổ chức sơ kết, tổng kết đổi mới PPDH và đánh giá giáo viên: - Thực hiện đánh giá giáo viên một cách nghiêm túc, thẳng thắn cuối học kỳ và cuối năm học, chú trọng đánh giá việc thực hiện đổi mới PPDH. - Cuối mỗi học kỳ, chuyên môn sẽ tổ chức sơ kết nhằm đúc rút kinh nghiệm đồng thời có sự chỉ đạo, điều chỉnh kế hoạch đổi mới PPDH thích hợp và đạt hiệu quả cao hơn. - Cuối năm học, tổ chức tổng kết việc đổi mới phương pháp dạy học để đánh giá lại những thành công cũng như những tồn tại. Trên cơ sở đó, tìm ra những nguyên nhân, những bài học trong quá trình thực hiện đổi mới PPDH để có những định hướng bổ sung cho kế hoạch năm học sau đạt hiệu quả cao hơn. Trên đây là kế hoạch đổi mới phương pháp dạy học của trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai năm học 2009-2010. Kế hoạch này là sự định hướng cho cán bộ giáo viên trong việc thực hiện đổi mới PPDH, là cơ sở để các tổ chuyên môn đề ra các chỉ tiêu và triển khai thực hiện, là căn cứ để nhà trường đánh giá đúng thực chất quá trình đổi mới PPDH hàng năm. Cam Lộ, ngày 05 tháng 10 năm 2009 PHÓ HIỆU TRƯỞNG Lê Nguyên Vũ 7 PHÒNG GD& ĐT CAM LỘ TRƯỜNG TH NGUYỄN THỊ MINH KHAI QUI TRÌNH CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC NĂM HỌC 2009 - 2010 Thời gian Nội dung công việc Người thực hiện Tháng 9 - Xây dựng kế hoạch đổi mới PPDH. - Tập huấn CNTT cho cán bộ, giáo viên. - Trang trí không gian lớp học. - Kiểm tra công tác hồ sơ, soạn giảng của giáo viên - Tập huấn cách soạn giáo án mới cho giáo viên - Toàn HĐ - PHT - GVCN - BGH - PHT Tháng 10 - Mua sắm thiết bị phục vụ cho ƯDCNTT. - Tập huấn CNTT cho giáo viên. - Thao giảng chào mừng ngày PNVN 20/10. - Triển khai 02 chuyên đề cấp tổ, trường. - Tham gia chuyên đề của HĐBM cấp huyện. - Thanh tra toàn diện, chuyên đề, KT dạy học. - VP, kế toán. - PHT - Tổ CM, PHT - Toàn trường - PHT - Ban thanh tra Tháng 11 - Thi GVDG cấp trường. Thao giảng 20/11. - Kiểm tra trang trí lớp học. - Triển khai 02 chuyên đề cấp tổ, trường. - Tham gia chuyên đề của HĐBM cấp huyện. - Thanh tra toàn diện, thanh tra chuyên đề. - Chấm VS-CĐ đợt 1. - Toàn trường - Ban kiểm tra - Tổ CM, PHT - PHT - Ban thanh tra - CM, Đội Tháng 12 - Soạn giáo án mẫu về đổi mới PPDH. - Chấm, xếp loại trang trí không gian lớp học. - Triển khai 02 chuyên đề cấp trường. - Tham gia chuyên đề của HĐBM cấp huyện. - Thanh tra toàn diện, thanh tra chuyên đề. - Tham gia thi GVDG cấp huyện. - Giáo viên - Ban kiểm tra - CM - Toàn trường - Ban thanh tra - CM, GV Tháng 01/201 0 - Sơ kết thực hiện kế hoạch đổi mới PPDH. - Triển khai 02 chuyên đề cấp tổ và cấp trường. - Thanh tra toàn diện, thanh tra chuyên đề. - Kiểm tra, chấm VS-CĐ đợt 2. - Kiểm tra việc đánh giá, xếp loại học sinh của GV. - Toàn trường - CM, tổ - Ban thanh tra - CM, Đội - BGH Tháng 2 - Triển khai 02 chuyên đề cấp tổ, trường. - Kiểm tra không gian lớp học. - Thanh tra toàn diện, thanh tra chuyên đề. - Toàn trường - Ban thanh tra - Ban thanh tra 8 Tháng 3 - Triển khai 02 chuyên đề cấp trường. - Tham gia chuyên đề của HĐBM cấp huyện. - Thao giảng chào mừng 8/3. - Thanh tra toàn diện, thanh tra chuyên đề. - CM - PHT - Toàn trường - Ban thanh tra Tháng 4 - Chấm, xếp loại trang trí không gian lớp học. - Thanh tra toàn diện, thanh tra chuyên đề. - Tham gia hội thi ứng dụng CNTT cấp huyện. - Triển khai 02 chuyên đề cấp trường. - Chấm không gian lớp học và VS-CĐ lần 3 - Ban kiểm tra - Ban thanh tra - CM, GV - Toàn trường - BGH, Đội Tháng 5 - Tổng kiểm tra hồ sơ giáo viên toàn trường. - Kiểm tra công tác đánh giá, xếp loại học sinh của giáo viên các lớp. - Tổng kết, đánh giá việc thực hiện kế hoạch đổi mới PPDH của toàn trường. - BGH - BGH - Toàn trường Cam Lộ, ngày 06 tháng 10 năm 2009 PHÓ HIỆU TRƯỞNG Lê Nguyên Vũ 9 . thức dạy học cá nhân, dạy học theo nhóm, dạy học cả lớp, dạy học ở hiện trường (ở cơ sở sản xuất, bảo tàng địa phương, ở vườn trường…) dạy học có sử dụng trò chơi học tập - Giáo viên kh ng. đồ dùng dạy học của nhà trường. 2.3. Về các hoạt động chuyên môn: * Xây dựng kế hoạch đổi mới phương pháp dạy học: - Kế hoạch đổi mới Phương pháp dạy học được xây dựng ngay từ đầu năm học, dựa. lĩnh vực sau: + Dạy học phát huy tính tích cực chủ động của học sinh. + Dạy học thông qua các hoạt động học tập của học sinh. + Dạy học chú trọng bồi dưỡng phương pháp tự học cho học sinh. + Ứng