1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

CHƯƠNG 4: KHÁI NIỆM ĐO LƯỜNG TRONG NGHIÊN CỨU MARKETING pot

38 3K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 1,24 MB

Nội dung

Các loại thang đo lườngCó 4 loại thang đo lường cơ bản: Tỷ lệ Biểu danh Xếp hạng theo thứ bậc Khoảng cách... 4.2 Thang đo xếp hạng theo thứ tự Dùng để xếp hạng các đồ vật hay hiện tượn

Trang 1

CHƯƠNG 4 KHÁI NIỆM ĐO LƯỜNG TRONG NGHIÊN CỨU MARKETING

NGHIÊN CỨU MARKETING

TR ƯỜNG ĐẠI HỌC NG ĐẠI HỌC I H C ỌC CÔNG NGHI P TP H CHÍ MINH ỆP TP HỒ CHÍ MINH Ồ CHÍ MINH

KHOA QU N TR KINH DOANH ẢN TRỊ KINH DOANH Ị KINH DOANH

Trang 2

NỘI DUNG

Khái niệm đo lường;

1 Cái gì được đo lường?;

2 Lợi ích của việc đo lường;

3 Xây dựng các luật lệ (qui tắc) của sự đo lường;

4 Các thang đo lường;

5 Đánh giá đo lường;

6 Đo lường tâm lý;

Câu hỏi ôn tập.

Trang 3

Để phản ánh hoặc mô tả chính xác một hiện tượng (tính chất, số lượng), một trạng thái vật chất hoặc tâm lý của đối tượng nghiên cứu, người ta cần phải đo lường chúng theo một tiêu chuẩn nhất định

Đo lường là việc xác định độ lớn của không

chỉ các đại lượng vật lý mà có thể là bất cứ khái niệm gì có thể so sánh được với nhau

Đo lường là một công cụ không thể thiếu trong

nghiên cứu Marketing

KHÁI NIỆM CỦA ĐO LƯỜNG

Trang 4

Trong phạm vi của môn học (nghiên cứu marketing) thì đối tượng đo lường mà chúng ta quan tâm chủ yếu là:

Đo lường Các hiện tượng kinh tế xã hội và Các trạng

thái tâm lý con người

1 CÁI GÌ ĐƯỢC ĐO LƯỜNG?

Đo lường các vật thể, hiện tương

vật chất

Đo lường Các trang thái tâm lý

con người

Đo lường các hiện tượng kinh tế,

xã hội

Trang 5

2 Lợi ích của việc đo lường

1 Xác định tính chính xác và số lượng hay mức độ của

các hiện tượng vật chất, kinh tế, xã hội nhân văn, hay tâm lý;

2 So sánh được sự khác biệt của các sự vật, con người

hay thái độ khác nhau;

3 Dễ dàng phân nhóm, phân loại, sắp xếp, thống kê, tính

toán các tỉ lệ,

Trang 6

3 Xây dựng các luật lệ của sự đo lường

Thí dụ 2:

Đo mức trung thành với nhãn hiệu bằng các điểm số từ 1 đến 7 Điểm 7 là lúc nào cũng chỉ mua hàng hoá với nhãn hiệu thường dùng (nếu cửa hàng này không có thì đi tìm mua ở nơi khác hoặc chờ tới khi nào có mới mua) Điểm 1 là luôn thay đổi nhãn hiệu Ngoài ra các điểm 2,3,4,5,6 phải có hướng dẫn cho điểm

Thí dụ 1:

Đo thời gian đi mua sắm phải qui định đó là khoảng thời gian

từ lúc bước vào siêu thị cho đến lúc trả tiền và đi ra khỏi khu

vực mua sắm.

Trang 7

4 Các loại thang đo lường

Có 4 loại thang đo lường cơ bản:

Tỷ lệ

Biểu danh

Xếp hạng theo thứ bậc

Khoảng cách

Trang 8

4.1 Thang đo biểu danh

Thang đo biểu danh là thang đo đơn giản nhất để phân biệt sự vật hay hiện tượng này với cái khác nó, nhiều khi người ta dùng các con số để mã hoá hay chỉ (biểu danh) một sự vật, ngoài ra không có ý nghĩ gì khác

Những phép toán thống kê có thể sử dụng được với thang

đo biểu danh là:

Đếm;

Tính tần suất (của 1 biến cố nào đó);

Xác định giá trị Mode;

Thực hiện phép kiểm định.

Trang 9

4.1 Thang đo biểu danh

Một vài thí dụ về thang đo biểu danh:

Trang 10

4.1 Thang đo biểu danh

Một vài thí dụ về thang đo biểu danh:

Thí dụ 2: Hỏi “Xin vui lòng cho biết tình trạng hôn nhân của bạn hiện nay?”

Trang 11

4.2 Thang đo xếp hạng theo thứ tự

Dùng để xếp hạng các đồ vật hay hiện tượng theo một thứ tự nhất định với sự so sánh định tính nào đó về thứ bậc hay sự hơn kém, nhưng không cho biết dữ liệu định lượng, ta không biết được khoảng cách giữa chúng

Như vậy, thang đo xếp hạng theo thứ tự là thang đo biểu danh, nhưng không phải thang đo biểu danh nào cũng đều là thang đo xếp hạng theo thứ bậc.

Đối với thang đo xếp hạng theo thứ tự, khuynh hướng trung tâm có thể xem xét bằng trung vị; giá trị Mode; còn độ phân tán chỉ đo được bằng khoảng và khoảng tứ trung vị (interquartile range) nhưng ít dùng

Trang 12

4.2 Thang đo xếp hạng theo thứ tự

Thí dụ về thang đo xếp hạng theo thứ tự:

Xếp hạng TOPTEN hàng tiêu dùng Việt Nam tuỳ theo

số lượng thư khách hàng bình chọn nhiều hay ít từ hạng nhất đến hạng 10 (không nói rõ hạng nào được bao nhiêu thư) Hoặc theo mức độ ưa chuộng của khách hàng ở 3 mức:

Trang 13

4.3 Thang đo khoảng cách

Là loại thang cung cấp định lượng về

quan hệ thứ tự giữa các sự vật và hiện tượng;

là một dạng đặc biệt của thang đo xếp

hạng theo thứ bậc;

Trong việc đo lường thái độ hay ý kiến thì

thang đo khoảng cách cung cấp nhiều thông tin hơn so với thang đo xếp hạng theo thứ tự

Trang 14

4.3 Thang đo khoảng cách

Thí dụ về thang đo khoảng cách:

Thí dụ 1:

Phát biểu ý thích về một màu sắc hay kiểu dáng sản phẩm nào đó bằng cách đánh dấu vào bậc thang khoảng cách từ:

Không thích - rất thích

Khi đó, người ta xác định thái độ của mình chính xác

ở vào điểm số nào

Trang 15

4.3 Thang đo khoảng cách

Thí dụ về thang đo khoảng cách:

Thí dụ 2: Trả lời câu hỏi “Bạn sẵn lòng trả thêm bao nhiêu

% nữa để mua một SP mới so với giá bán hiện nay của SP cũ”

Người được phỏng vấn sẽ đáp: 5%; 10%; hay 20%;

Các mức độ tỷ lệ đó cho thấy khoảng cách giữa các câu trả lời khác nhau, sai biệt nhau bao nhiêu %

Thang đo khoảng cách cung cấp nhiều thông

tin hơn so với thang đo xếp hạng theo thứ tự

Trang 16

4.3 Thang đo khoảng cách

Các phép toán thống kê có thể sử dụng thêm cho loại thang đo này (so với 2 loại thang đo trên) là:

 Tính khoảng biến thiên;

 Số trung bình;

 Độ lệch chuẩn

Cần chú ý là thang đo khoảng cách tự nó không có điểm 0 tuyệt đối, do đó bạn chỉ có thể thực hiện được phép tính công hay trừ (+/-), nếu dùng phép chia (/) thì kết quả sẽ không có ý nghiã

Trang 17

4.4 Thang đo tỷ lệ

Thang đo tỷ lệ có tất cả các đặc tính của thang đo khoảng

cách Ngoài ra, điểm 0 trong thang đo tỷ lệ là một trị số “thật”

nên ta có thể thực hiện phép toán chia để tính tỷ lệ nhằm mục đích so sánh Tức là, so sánh đại lượng này với đại lượng kia bằng cách chia thông thường hay cách chia theo % (đại lượng này làm tử số và đại lượng kia làm mẫu số).

Thí dụ 1 : Thời gian xem Video của tôi gấp 2 lần ( bằng 200%) thời

gian xem Tivi.

Thí dụ 2: Mức độ chi tiêu cho tiền học của con cái chiếm 30% thu nhập của tôi.

Đây là những loại thang đo lường cho phép đánh giá và so sánh các sự vật hiện tượng một cách tuyệt đối (cả về lượng – chất), cung cấp thông tin định lượng một cách đầy đủ nhất và được áp dụng rộng rãi nhất Nhiều thang đo tỉ lệ cho thấy những

ý nghiã sâu sắc hơn là ba loại thang đo trước.

Trang 18

đo lường ( Measure Scale).

Trong thực tế, để có thể có được một cách nhìn toàn diện, mỗi câu hỏi thường áp dụng một loại thang đo cho câu giải đáp, hoặc một loại thang đo tổng hợp cho tất cả các loại trên

Trang 19

5 ĐÁNH GIÁ ĐO LƯỜNG

5.1 Sai lệch trong đo lường

Sai lệch trong đo lường (measurement error- єm) được chia thành 2 nhóm: Sai lệch hệ thống (systematic error – єs); Sai lệch ngẫu nhiên (Random error- єr) Và chúng ta có:

є m = є s + є r

Sai lệch hệ thống là các sai lệch tạo nên một “chệch”

cố định (constant bias) trong đo lường Chúng xảy ra khi ta đùngthang đo lường không cân bằng, hay kỹ thuật phỏng vấn kém,…

Sai lệch ngẫu nhiên là do những sai sót xảy ra trong quá trình thực hiện, do người thực hiện gây nên như: ghi nhầm; chọn sai ô lựa chọn;… Các sai lệch ngẫu nhiên có thể

do mệt mỏi, nóng giận, buồn chán, sự hiện diện của người khác,… gây ra

Trang 20

5 ĐÁNH GIÁ ĐO LƯỜNG

5.2 Giá trị và độ tin cậy của đo lường

Một đo lường được gọi là có giá trị (Validity) nếu nó

đo lường được đúng cái cần đo lường Nói cách khác do lường được coi là “lý tưởng” khi Sai lệch trong đo lường bằng 0 (єm = 0 Khi єs = 0; єr = 0) Thật vậy, nếu X là số đo được của một thuộc tính nào đó và X0 là số đo thật của nó thì:

X = X 0 + єm = X 0 + єs + єr

Như vậy, nếu chúng ta có thể đo lường được đúng cái cần đo lường thì sự khác biệt về số đo sẹ phản ánh sự khác nhau về thái độ, ý kiến của đối tượng nghiên cứu

Khi một sự đo lường vắng mặt các sai lệch ngẫu nhiên (є =0)thì đo lường đó có độ tin cậy (reliability) Độ tin cậy là

Trang 22

5.3.1 Tính tin cậy

Sự đo lường này có thể lặp đi lặp lại nhiều lần và cho

ra những kết quả giống nhau hoặc nhất quán, ổn định trong những điều kiện giống như nhau Người ta phải cố gắng loại trừ những yếu tố ngoại lai làm thay đổi các điều kiện đo đạc

Trong thực tế nhằm bảo đảm độ tin cậy, trước khi

“nghiên cứu chính thức”, người ta thường tiến hành “nghiên cứu sơ bộ” trên một cỡ mẫu hữu hạn, kết quả thu được từ nghiên cứu sơ bộ được kiêm tra (gọi là kiểm định thang đo) Công cụ Cronbach Alpha trong SPSS là một thí dụ tốt trong trường hợp này Với các giá trị kiểm định thang đo lớn 0.7

là thang đo có thể sử dụng được (đảm bảo độ tin cậy) Ngược lại, thì phải chỉnh sửa lại thang đo

Trang 23

5.3.2 Tính hiệu lực

Sự đo lường phải đạt được mục tiêu là cái ta muốn đo.

Thí dụ 1: Kiểm tra là sự đo lường kiến thức sinh viên thu thập được qua bài học Do đó, đề thi nằm ngoài chương trình học hay người chấm thiên vị thế nào mà người không học bài, hay người học vẹt (có những lỗi chứng tỏ không hiểu bài) lại được điểm cao, chứng tỏ kết quả cuối khoá không được chính xác

Thí dụ 2: Hỏi “Anh sẽ mua nhãn hiệu xe hơi nào nếu anh trúng sô ?” Câu hỏi này sẽ không có hiệu lực vì người được hỏi có rất ít cơ may trúng số Thay vào đó người ta tìm hiểu ngay những người đã từng mua xe hay người có tài sản hay tài khoản thực sự

Trang 24

5.3.3 Sự nhạy cảm

Sự nhạy cảm đặc biệt quan trọng trong đo lường tâm

lý khi có những thay đổi khá tinh tế ở những trạng thái tâm

Trang 25

Nhà nghiên cứu có thể dùng các máy móc để đo tâm

lý qua các phản ứng của da, huyết áp, nhịp tim, đồng tử của mắt, các giác quan của con người Tuy nhiên, thông thường trong các cuộc phỏng vấn người ta áp dụng các

bậc thang đo thái độ.

6 ĐO LƯỜNG TÂM LÝ

Trang 26

6.1 Đo lường thái độ thông thường

Trong việc đo lường các trang thái tâm lý, có thể sử dụng một số loại thang đo (được phát triển từ 4 loại thang

đo cơ bản) như sau:

 Thang điểm có tổng không thay đổi;

 Thang điểm không giới hạn;

Trang 28

Thang điều mục

Định dạng với nhiều mức độ với các điều mục được định danh phân biệt xếp theo cột hàng dọc

Thí dụ 1:

-Về sự thoả mãn - Tần suất sử dụng - Số lượng sử dụng

Rất thoả mãn Thường xuyên Rất nhiều

Hơi thỏa mãn Thỉnh thoảng Khá nhiều

Trang 29

Thang điểm Likert

Định dạng bằng cách sử dụng một từ duy nhất (không dùng cặp đối lập như trong thang nhị phân)

Thí dụ: Đánh giá sự đồng tình theo 5 mức độ

Người được phỏng vấn tự đánh dấu vào ô thích hợp hoặc phỏng vấn viên đánh dấu câu trả lời của người đáp để ghi vào ô thích hợp.

Trả lời

Nội dung hỏi

Hoàn toàn đồng ý [1]

Đồng ý [2]

Đồng ý một phần [3]

Không đồng ý

[4]

Hoàn toàn không đồng ý

Trang 30

Thang có tính chất xếp theo thứ tự

Định dạng bằng cách xắp xếp các con số theo một thứ tự tương ứng với mức độ của một nhận định nào đó

Thí dụ: Bạn hãy sắp xếp theo chất lượng các loại TV mang các

nhãn hiệu sau:

JVC LG Philip Samsung Sony

Toshiba

Người đáp sẽ ghi số thứ tự vào trước hoặc sau các nhãn hiệu đó Để tránh sự thiên lệch, người ta thường theo

Trang 31

Thang điểm số

Định dạng bằng cách dùng cặp tính từ đối lập ở 2 cực trên đó ghi rõ ràng các điểm số để người được phỏng vấn đánh dấu chọn điểm số phù hợp trên trục điểm số

Trang 32

Thang stapel

Nhiều khi không thể tìm ta cặp tính từ đối lập để có

mô tả mức độ tính chất của sự vật hiện tượng, một thái độ, hay một cách đánh giá trái nghịch Người ta sử dụng một từ duy nhất với thang điểm hai chiều (+/-) để chỉ mức độ đồng

ý của người được phỏng vấn về câu hỏi

Thí dụ: Đánh giá của khách hàng về các chủng loại kem Walls

Trang 33

Thang có tổng không thay đổi

Định dạng với tổng số điểm không thay đổi Điều này giúp so sánh các sự kiên hơi trừu tượng với nhau khi chúng có những tiêu chuẩn khác nhau

Thí dụ: Tổng số điểm là 100 chia cho các yếu tố giao hàng và phục vụ

Trang 34

Thang điểm không giới hạn

Định dạng bằng cách căn cứ (so sánh) vào một mẫu chuẩn và cho điểm các sản phẩm khác kiểu (hay nhãn hiệu)

Thí dụ 1:

Đánh giá chất lượng xe Honda Dream II là 10 điểm (lúc đầu giả định như là tối đa) nhưng sau đó cho xe DD là 8 điểm, xe SPACY là 12 điểm (vượt khung)

Thí dụ 2:

Khi chấm thi vào đại học tối đa là 40 điểm nhưng lại

có người đạt tới 42 điểm vì được cộng thêm điểm ưu tiên hay với lời khen đặc biệt của ban giám khảo

Trang 35

Thang điểm bằng hình vẽ

Định dạng bằng cách đưa ra các loại hình vẽ khác nhau để biểu thị các mức độ thái độ khác nhau

Thí dụ: Đưa ra câu hỏi “Bạn thich đoạn phim QC vừa xem như thế

Trang 36

Thật ra tâm lý con người rất phức tạp, có những lúc

có thể vừa có vừa không ( thật ra là “có” trong những điều kiện này và “không” trong những điều kiện khác) Họ có thể

né tránh tỏ rõ một quan điểm theo kiểu nhị nguyên Hoặc là

tế nhị hơn là “không thích” không hẳn là “hơi ghét”

Trang 37

Tóm lại

Để đạt được hiệu quả cao trong việc đo lường trong nghiên cứu tiếp thị, người ta thường

áp dụng một số thang đo không quá phức tạp, nhất

là trường hợp để khách hàng tự điền vào các câu

trả lời trong bản câu hỏi, kết hợp với việc chọn lựa một thang đo lường thích hợp để đánh giá chính xác, phân loại chính xác những câu trả lời

dự kiến sẽ có.

Ngày đăng: 09/07/2014, 17:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w