Vì vậy, khi giảng dạy Vật lí, giáo viên một mặt phải tận dụng những kinh nghiệm sống của học sinh, nhưng mặt khác phải chỉnh lí, bổ sung, hệ thống hoá những kinh nghiệm đó và nâng cao lê
Trang 1MỞ ĐẦU
I LÍ DO CHỌN ĐỂ TÀI
Làm các thí nghiệm vật lí ở nhà trường là một trong các biện pháp quan trọng nhất
để phấn đấu nâng cao chất lượng dạy và học Vật lí Điều này quyết định bởi đặc điểm của khoa học Vật lí vốn là khoa học thực nghiệm và bởi nguyên tắc dạy học là nguyên tắc trực quan “học đi đôi với hành”
Thường thì, do kinh nghiệm sống học sinh đã có một số vốn hiểu biết nào đó về các hiện tượng Vật lí Nhưng không thể coi những hiểu biết ấy là cơ sở giúp họ tự nghiên cứu Vật lí bởi vì trước một hiện tượng vật lí, học sinh có thể có những hiểu biết khác nhau, thậm chí là sai Ví dụ: Học sinh nào cũng thấy được mọi vật rơi là do Trái Đất hút, nhưng không ít học sinh lại cho rằng vật nặng thì rơi nhanh hơn vật nhẹ Vì vậy, khi giảng dạy Vật lí, giáo viên một mặt phải tận dụng những kinh nghiệm sống của học sinh, nhưng mặt khác phải chỉnh lí, bổ sung, hệ thống hoá những kinh nghiệm đó và nâng cao lên mức chính xác, đầy đủ bằng các thí nghiệm Vật lí, nhờ đó mà tránh được tính chất giáo điều, hình thức trong giảng dạy
Làm các thí nghiệm Vật lí có tác dụng to lớn trong việc phát triển nhận thức của học sinh, giúp các em quen dần với phương pháp nghiên cứu khoa học, vì qua đó các em được tập quan sát, đo đạc, được rèn luyện tính cẩn thận, kiên trì, điều đó rất cần cho việc giáo dục kỹ thuật tổng hợp, chuẩn bị cho học sinh tham gia hoạt động thực tế Do được tận mắt,
tự tay tháo lắp các dụng cụ, thiết bị và đo lường các đại lượng, , các em có thể nhanh chóng làm quen với những dụng cụ và thiết bị dùng trong đời sống và sản xuất sau này
Đặc biệt, việc thực hiện các thí nghiệm Vật lí là rất phù hợp với đặc điểm tâm – sinh
lí và khả năng nhận thức của học sinh, đồng thời tạo điều kiện rèn luyện cho học sinh các
kỹ năng thực hành và thái độ ứng xử trong thực hành, cần thiết cho việc học tập Vật lí ở các cấp học trên
Từ năm học 2003 – 2004, Bộ giáo dục đã triển khai thay sách giáo khoa với mục tiêu là để giảm tải những kiến thức mang tính hàn lâm, tăng tính chủ động cho học sinh
Cụ thể, phần lớn các kiến thức mới đều được rút ra từ các kinh nghiệm, nhiều tiết thực hành đã được đưa vào chương trình với sự giúp đỡ đắc lực của các thiết bị đồ dùng thí nghiệm
II GIỚI HẠN ĐỀ TÀI
Nhận thức sâu sắc được tầm quan trọng của thí nghiệm Vật lí trong việc đáp ứng mục tiêu của bộ môn Vật lí, tôi đã chọn đề tài: “Tổ chức các thí nghiệm Vật lí như thế nào để nâng cao chất lượng giờ học Vật lí” làm nội dung sáng kiến của mình Đi vào nghiên cứu
đề tài này, tôi xin được trình bày những nội dung chính sau:
PHẦN I: CƠ SỞ LÍ LUẬN
A PHÂN LOẠI CÁC THÍ NGHIỆM VẬT LÍ
Trong dạy học Vật lí, mỗi thí nghiệm tiến hành trong tiết học đều được quy về một trong hai dạng thí nghiệm sau:
Trang 2I THÍ NGHIỆM BIỂU DIỄN
Thí nghiệm biểu diễn là thí nghiệm do giáo viên trình bày ở trên lớp
Căn cứ vào mục đích, có thể chia thí nghiệm biểu diễn thành 3 loại:
1 Thí nghiệm nêu vấn đề
- Thí nghiệm này nhằm nêu lên vấn đề cần nghiên cứu tạo ra tình huống có vấn đề làm tăng hiệu quả của dạy học
+ Ví dụ: Trước khi dạy bài áp suất khí quyển giáo viên có thể làm thí nghiệm: Đổ đầy một cốc nước rồi đậy lên miệng cốc một mảnh giấy, giữ và lật ngược cốc lại rồi buông tay ra sẽ thấy tờ giấy không rơi Giáo viên nêu vấn đề cho bài học: “Tại sao lại có hiện tượng đó? Để giải thích được, chúng ta đi vào nghiên cứu bài mới.”
2 Thí nghiệm giải quyết vấn đề:
- Thí nghiệm thuộc bài này được thực hiện giải quyết vấn đề đặt ra sau phần nêu
vấn đề Bao gồm hai loại thí nghiệm:
a Thí nghiệm khảo sát
- Là thí nghiệm tiến hành nghiên cứu vấn đề đặt ra thông qua đó giáo viên hướng dẫn học sinh đi đến khái niệm cần thiết
+ Ví dụ: Thí nghiệm về sự sinh ra lực của chất rắn khi dãn nở gặp vật cản
b Thí nghiệm kiểm chứng
- Là thí nghiệm dùng để kiểm tra lại những kết luận được suy ra từ lí thuyết
+ Ví dụ: Thí nghiệm kiểm tra lại hiện tượng suy ra từ lí thuyết ở bài tập 1 – Bài 30: Bài tập vận dụng quy tắc nắm tay phải và quy tắc bàn tay trái - Vật lí 9
3 Thí nghiệm củng cố:
- Thí nghiệm thuộc loại này dùng để củng cố kiến thức đã nghiên cứu bao gồm cả những thí nghiệm nói lên ứng dụng của kiến thức Vật lí trong đời sống và trong kỹ thuật
+ Ví dụ: Khi học về chương âm học (Vật lí 7) có thể cho học sinh làm những chiếc đàn bằng những kiến thức đã học
II THÍ NGHIỆM THỰC HÀNH VẬT LÍ:
Thí nghiệm thực hành Vật lí là thí nghiệm do tự tay học sinh tiến hành đưới sự
hướng dẫn của giáo viên
*Phân loại:
Với dạng thí nghiệm này có nhiều cách phân loại, tuỳ theo căn cứ để phân loại:
1 Căn cứ vào nội dung:
Có thể chia thí nghiệm thực hành làm hai loại:
a Thí nghiệm thực hành định tính.
- Loại thí nghiệm này có ưu điểm nêu bật bản chất của hiện tượng
+ Ví dụ: Thí nghiệm nghiên cứu tính dẫn nhiệt của các chất; nghiên cứu sự nóng chảy, đông đặc của các chất
b Thí nghiệm thực hành định lượng.
- Loại thí nghiệm này có ưu điểm giúp học sinh nắm được quan hệ giữa các đại lượng vật lí một cách chính xác rõ ràng
+ Ví dụ: Thí nghiệm nghiên cứu sự cân bằng của đòn bẩy để tìm ra công thức
Trang 31 2
2 1
F l
F = l thí nghiệm xác định điện trở,
2 Căn cứ vào tính chất
Có thể chia thí nghiệm thực hành làm hai loại:
a Thí nghiệm thực hành khảo sát.
- Loại thí nghiệm này học sinh chưa biết kết quả thí nghiệm, phải thông qua thí nghiệm mới tìm ra được các kết luận cần thiết Loại thí nghiệm này được tiến hành trong khi nghiên cứu kiến thức mới
- Ví dụ: Các thí nghiệm nghiên cứu về đặc điểm chung của nguồn âm của bài
“nguồn âm” - Vật lí 7
b Thí nghiệm kiểm nghiệm
- Loại thí nghiệm này được tiến hành kiểm nghiệm lại những kết luận đã được khẳng định cả về lí thuyết và thực nghiệm nhằm đào sâu vấn đề hơn
+ Ví dụ: Thí nghiệm “Kiểm nghiệm mối quan hệ Q ~ I2 trong định luật Jun -Lenxơ”
- Vật lí 9
3 Căn cứ vào hình thức tổ chức thí nghiệm:
Có thể chia thí nghiệm thực hành thành 3 loại:
a Thí nghiệm thực hành đồng loạt.
-Loại thí nghiệm này tất cả các nhóm học sinh đều cùng làm một thí nghiệm, cùng thời gian và cùng một kết quả Đây là thí nghiệm được sử dụng nhiều nhất hiện nay vì có nhiều ưu điểm Đó là:
+ Trong khi làm thí nghiệm các nhóm trao đổi giúp đỡ nhau và kết quả trung bình đáng tin cậy hơn
+ Việc chỉ đạo của giáo viên tương đối đơn giản vì mọi việc uốn nắn hướng dẫn, sai sót, tổng kết thí nghiệm đều được hướng dẫn đến tất cả học sinh
Bên cạnh những ưu điểm, còn một số hạn chế:
+ Do trình độ các nhóm không đồng đều nên có nhóm vội vàng trong khi thao tác dẫn đến hạn chế kết quả
+ Đòi hỏi nhiều bộ thí nghiệm giống nhau gây khó khăn về thiết bị
b Thí nghiệm thực hành loại phối hợp:
-Trong hình thức tổ chức này học sinh được chia thành nhiều nhóm khác nhau, mỗi nhóm chỉ làm thí nghiệm một phần đề tài trong thời gian như nhau, sau đó phối hợp các kết quả của các nhóm lại sẽ được kết quả cuối cùng của đề tài
-Ví dụ: Trong bài “Công thức tính nhiệt lượng” - Vật lí 8 Giáo viên phân công: + Nhóm 1, 2: Tiến hành thí nghiệm khảo sát quan hệ giữa nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên và khối lượng của vật
+ Nhóm 3, 4: Tiến hành thí nghiệm khảo sát quan hệ giữa nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên và độ tăng nhiệt độ của vật
+ Nhóm 5, 6: Tiến hành thí nghiệm khảo sát quan hệ giữa nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên với chất làm vật
Trang 4=>Kết quả thí nghiệm của các nhóm khái quát thành công thức tính nhiệt lượng vật thu vào để nóng lên: Q = m.c.∆t
-Ưu điểm của loại thí nghiệm này:
+ Rèn luyện cho học sinh ý thức lao động tập thể
+ Kích thích tinh thần thi đua làm việc giữa các nhóm
-Một số hạn chế của loại thí nghiệm này:
+ Mỗi nhóm không được rèn luyện đầy đủ các kĩ năng làm toàn diện thí nghiệm
Vì vậy cần khắc phục bằng cách cho các nhóm luân phiên nhau làm lại thí nghiệm
c Thí nghiệm thực hành cá thể:
Trong hình thức tổ chức này các nhóm học sinh làm thí nghiệm trong cùng thời gian hoặc cùng đề tài nhưng dụng cụ và phương pháp khác nhau
Ví dụ: Thí nghiệm nghiên cứu sự nhiễm điện do cọ xát - Vật lí 7
-Ưu điểm của loại thí nghiệm này:
+ Giảm được khó khăn về bộ thí nghiệm
-Một số hạn chế của loại thí nghiệm này:
+ Việc hướng dẫn của giáo viên rất phức tạp Vì vậy hình thức này đòi hỏi tính tự lực cao nên chỉ thích hợp cho các lớp trên
B CÁC LOẠI BÀI HỌC THÍ NGHIỆM THỰC HÀNH VẬT LÍ:
1 Thí nghiệm thực hành khảo sát đồng loạt lớp:
-Trong kiểu bài này tất cả các nhóm học sinh cùng làm thí nghiệm khảo sát trong giờ học thay cho thí nghiệm biểu diễn của giáo viên để nhận thức kiến thức mới Nội dung
có thể là định tính hay định lượng
2 Thí nghiệm thực hành kiểm nghiệm đồng loạt lớp:
-Loại thí nghiệm này thường sử dụng cho thí nghiệm định lượng.
-Ví dụ: Thí nghiệm kiểm nghiệm độ lớn của lực đẩy acsimét - Vật lí 8
3 Thí nghiệm thực hành ở ngoài lớp:
-Giáo viên hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm ở nhà với mục đích chuẩn bị bài sau
hoặc củng cố bài học
-Ví dụ: Thí nghiệm làm dàn của học sinh ở bài tập 10.4, 10.5 – Bài tập Vật lí 7 Thí nghiệm nghiên cứu hiện tượng khuếch tán với dung dịch đồng sunfát (CuSO4) - Vật lí 8
PHẦN II: MỘT SỐ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN.
I Đối với thí nghiệm biểu diễn:
Để nâng cao chất lượng và hiệu quả của các thí nghiệm biểu diễn, bản thân tôi luôn
có gắng thực hiện tốt các nội dung sau:
1 Thí nghiệm phải đảm bảo thành công :
Nếu thí nghiệm thất bại học sinh sẽ mất tin tưởng vào bài học và ảnh hưởng xấu đến uy tín của giáo viên Muốn làm tốt được điều này, giáo viên phải:
-Am hiểu bản chất của các hiện tượng vật lí xảy ra trong thí nghiệm
Trang 5-Nắm vững cấu tạo, tính năng, đặc điểm của từng dụng cụ thí nghiệm cùng với những trục trặc có thể xảy ra để biết cách kịp thời khi phải sửa chữa Muốn vậy, giáo viên phải làm trước nhiều lần trong khi chuẩn bị bài
2 Thí nghiệm phải ngắn gọn một cách hợp lí
Nếu thí nghiệm kéo dài sẽ khó tập chung sự chú ý của học sinh và dễ cháy giáo án Muốn vậy giáo viên phải hạn chế tối đa thời gian lắp ráp thí nghiệm Thí nghiệm đảm bảo thành công ngay không phải làm lại Nếu thí nghiệm kéo dài có thể chia ra nhiều bước, mỗi bước coi như một thí nghiệm nhỏ
3 Thí nghiệm phải đảm bảo cho cả lớp quan sát.
Để làm tốt điều này, giáo viên cần phải:
-Chuẩn bị dụng cụ thích hợp, có kích thước đủ lớn, có cấu tạo đơn giản thể hiện rõ được bản chất của hiện tượng cần nghiên cứu Dụng cụ phải có hình dáng màu sắc đẹp, hấp dẫn học sinh, có độ chính xác thích hợp
-Sắp xếp dụng cụ một cách hợp lí Điều này biểu hiện:
+ Chỉ bày những dụng cụ cần thiết cho thí nghiệm, không bày la liệt những dụng cụ chưa dùng đến hoặc chưa dùng xong
+ Bố trí sao cho cả lớp đêu nhìn rõ Muốn như vậy nên sắp xếp dụng cụ trên mặt phẳng thẳng đứng Nếu không được phải đem đến tận bàn cho học sinh xem Giáo viên cũng cần chú ý không che lấp thí nghiệm khi thao tác
4 Sử dụng các vật chỉ thị thích hợp:
Nhằm tập chung sự chú ý của học sinh về những điều cần quan sát Thí nghiệm phải
có sức thuyết phục học sinh Muốn vậy thí nghiệm phải rõ ràng, chặt chẽ để học sinh không thể hiểu theo một cách nào khác, phải loại bỏ triệt để những ảnh hưởng phụ, nếu không loại bỏ được thì phải làm thêm thí nghiệm phụ để chứng tỏ ảnh hưởng phụ là không đáng kể
5 Thí nghiệm phải đảm bảo cho người và dụng cụ thí nghiệm.
Đối với các chất dễ cháy, nổ phải để xa ngọn lửa và nếu nó bốc cháy thì phải dùng cát hoặc bao tải ướt phủ lên Với những chất độc hại như thuỷ ngân thì phải hết sức thận trọng không để vương vãi Với các thí nghiệm điện, nếu dùng điện lưới 220V hay 110V thì mạch điện nhất thiết phải có cầu chì ngắt điện và không được dùng dây trần Phải nắm vững tính năng, cách bảo quản dụng cụ để không làm hỏng dụng cụ
6 Phải phát huy được tác dụng của thí nghiệm biểu diễn
Điều đó đòi hỏi thì:
-Thí nghiệm phải được tiến hành hữu cơ với bài học, tuỳ vào mục đích của bài học
mà đưa thí nghiệm đúng lúc
-Thí nghiệm phải tiến hành kết hợp với phương pháp giảng dạy khác nhất là phương pháp đàm thoại và vẽ hình
-Thí nghiệm chỉ có hiệu quả tốt khi có sự tham gia tích cực, có ý thức của học sinh
Vì vậy giáo viên phải làm cho học sinh hiểu rõ mục đích của thí nghiệm, cách bố trí thí nghiệm và các dụng cụ của thí nghiệm Học sinh trực tiếp quan sát và rút ra kết luận cần thiết
II Đối với thí nghiệm thực hành:
Trang 6Để nâng cao chất lượng và hiệu quả của thí nghiệm thực hành, bản thân tơi luơn cố gắng thực hiện tốt các nội dung sau:
1 Chuẩn bị tốt dụng cụ thí nghiệm thực hành, đảm bảo đủ vể số lượng, chất lượng
Điều này địi hỏi giáo viên cần nghiên cứu kĩ chương trình thực hành ngay từ đầu năm học, xác định cần dụng cụ gì, số lượng bao nhiêu, cịn thiếu những gì để cĩ kế hoạch giải quyết trong năm bằng cách mua thêm hoặc tự làm hoặc hướng dẫn học sinh tự làm
2 Trình tự tổ chức một thí nghiệm thựe hành.
Tơi thường tiến hành theo các bước sau:
a Chuẩn bị
-Giáo viên cần đặt vấn đề vào bài, gợi ý để học sinh phát hiện được nội dung kiến thức cần nghiên cứư, từ đĩ tiếp tục gợi ý đê học sinh nêu rõ mục đích của thí nghiệm là gì
-Giáo viên cĩ thể dùng phương pháp đàm thoại kết hợp vẽ hình để học sinh lập kế hoạch tiến hành thí nghiệm
-Giáo viên giới thiệu dụng cụ thí nghiệm và các thao tác mẫu
b Tiến hành thí nghiệm
-Nhĩm trưởng nhận dụng cụ, điều khiển nhĩm tiến hành thí nghiệm Các nhĩm học
sinh tiến hành thí nghiệm Giáo viên theo dõi chung và giúp đỡ nhĩm gặp khĩ khăn, nếu cần thì giáo viên yêu cầu cả lớp ngừng thí nghiệm để hướng dẫn, bổ sung Cần tránh trường hợp một số em chuyên làm thí nghiệm, một số em chuyên ghi chép
c Xử lí kết quả thí nghiệm
-Với thí nghiệm thực hành khảo sát: Cả nhĩm cùng dựa vào kết quả thí nghiệm để
thảo luận tìm ra kiến thức mới Với thí nghiệm thực hành kiểm nghiệm, nhĩm (hoặc cá nhân) làm báo cáo kết quả thí nghiệm ghi rõ nhận xét và so sánh kết quả thí nghiệm ghi rõ nhận xét và so sánh kết quả thí nghiệm với lí thuyết đã học
-Chú ý: Với những thí nghiệm cĩ tính tốn: Mỗi học sinh tính tốn độc lập theo số liệu đã thu được và so sánh trong nhĩm để kiểm tra lại
d Tổng kết thí nghiệm:
-Giáo viên phân tích kết quả của học sinh và giải đáp thắc mắc
-Giáo viên rút kinh nghiệm và cách làm thí nghiệm của cả lớp
BÀI SOẠN CỤ THỂ
Bài 11:THỰC HÀNH
NGHIỆM LẠI LỰC ĐẨY ÁC-SI-MÉT
I/ Mục Tiêu :
-Viết lại công thức tính lực đẩy Ác-si-mét, nêu đúng tên và đơn vị các đại lượng trong công thức
-Tập đề xuất phương án thí nghiệm vớidụng cụ đã có
-Sử dụng được lực kế, bình chia độ v.v để làm thí nghiệm kiểm chứng lực đẩy Ác-si-mét
Trang 7II/ CHUẨN BỊ :
-Lực kế, vật nặng, bình chia độ, giá đỡ, bình nước, khăn lau
-Mẫu báo cáo thí nghiệm
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
1.Kiểm tra bài cũ (5phút)
-Công thức tính lực đẩy Ác-si-mét? sửa bài tập 10.5 -Tác dụng của lực đẩy Ác-si-mét lên vật chìm trong chất lỏng ? sửa bài tập 10.6
-Sửa bài tập 10.1 đến 10.4
2Thực hành:
Hđ 1: Phân phát dụng cụ thí nghiệm cho
từng nhóm học sinh (3phút)
Hđ 2: Nêu mục tiêu tiến hành, giới thiệu
dụng cụ thí nghiệm (1phút)
Hđ 3: Yêu cầu học sinh phát biểu công
thức tính lực đẩy Ác-si-mét, nêu phương
án thí nghiệm kiểm chứng.(1phút)
Hđ 4: thực hành (25phút)
* Đo lực đẩy Ác-si-mét:
+Yêu cầu HS đo trọng lượng vật khi ở
không khí, đo hợp lực tác dụng lên vật
khi chìm trong nước, xác định độ lớn lực
đẩy Ác-si-mét
+ Lưu ý mắc lực kế sao cho nó có phương
thẳng đứng, không để vật chạm vào đáy
cốc
+ Yêu cầu HS tiến hành đo 3 lần, ghi kết
quả vào bảng 11.1 ở mẫu báo cáo
+ Cách tính FA bằng thực nghiệm?
+ Cách tính kết quả trung bình?
+ Yêu cầu HS đại diện nhóm ghi kết quả
vào bảng phụ của GV
+ Giúp đỡ,theo doiõ hướng dẫn HS khi cần
thiết
+ Từ kết quả của các nhóm đưa ra nhận
+ Nhận dụng cụ thí nghiệm
+ Học sinh chú ý lắng nghe
+ Phát biểu công thức tính lực đẩy Ác-si-mét điền vào C4 và các đại lượng kiểm chứng điền vào C5
+Dùng lực kế đo trọng lượng P, hợp lực F tác dụng lên vật
viết công thức tính lực đẩy Ác-si-mét
đo 3 lần, lấy giá trị trung bình để viết vào báo cáo
FA = P – F Kết quả trung bình
=
3
3 2
A A
F F F F
Trang 8xét chung về việc tiến hành thí nghiệm
của HS
+ Yêu cầu HS hoàn tất tính kết quả trung
bình FA
*Đo trọng lượng của phần nước có thể
tích bằng thể tích vật :
+ Yêu cầu HS cho nước vào bình chia độ,
chú ý cho vừa trùng một vạch nào đó và
sao cho có thể ngập vật khi cho vào Đo
thể tích V1
+ Thả vật vào, đo thể tích V2
+ Thể tích vật được tính như thế nào ?
+ Nhận xét độ lớn thể tích vật và thể tích
chất lỏng bị vật chiếm chỗ
+ Đo trọng lượng của bình nước khi cho
nước ở mức V1
+ Đo trọng lượng của bình nước khi cho
nước ở mức V2
+ Cách tính trọng lượng phần nước bị vật
chiếm chỗ?
+ So sánh trong lượng vật với trọng lượng
chất lỏng bị vật chiếm chỗ
+ Yêu cầu HS tiến hành đo 3 lần và ghi
kết quả vào mẫu báo cáo 11.2
+ Đại diện nhóm lên ghi kết quả vào
bảng phụ trên bảng treo sẵn
+ Yêu cầu HS so sánh kết quả đo P và FA
nhận xét và rút ra kết luận về mối quan
hệ lực đẩy Ác-si-mét và trọng lượng chất
lỏng bị vật chiếm chỗ?
Hđ 4: Thu mẫu báo cáo (7phút)
+ Yêu cầu nhóm nộp mẫu báo cáo
+ Yêu cầu HS dọn vệ sinh và trả dụng cụ
+ Tiến hành theo yêu cầu của GV + Đo thể tích V1, V2
+ Nhận xét thể tích vật bằng thể tích chất lỏng bị vật chiếm chỗ
+ Tính PN = P2 - P1
+ So sánh P = PN
+ Ghi kết quả vào mẫu báo cáo 11.2
+ Đại diện nhóm lên ghi kết quả vào bảng phụ trên bảng treo sẵn
+ nhận xét kết quả
+ Hoàn thành phần nhận xét kết quả đo và rút ra kết luận
+ Nộp mẫu báo cáo
+ Trả dụng cụ, dọn vệ sinh
3.Dặn dò (3phút)
Trang 9Chuẩn bị bài “ Sự nổi của vật”
III Rút kinh nghiệm
PHẦN III: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC QUA QUÁ TRÌNH
GIẢNG DẠY.
Năm học 2009 – 2010 là năm học thứ 8 thực hiện theo chương trình sách giáo khoa mới trên tồn quốc Với sự trang bị tương đối đầy đủ các thiết bị đồ dùng dạy học, cùng với sự cố gắng nỗ lực của bản thân, tơi đã đạt được một số kết quả trong quá trình giảng dạy của mình Cụ thể:
1 Về kiến thức
Học sinh nắm chắc những kiến thức cơ bản của các bài học dựa trên cơ sở tái hiện lại được các thí nghiệm của bài học Cĩ mở rộng và nâng cao một số kiến thức phù hợp cho đối tượng học sinh giỏi
2 Về kĩ năng
Học sinh cĩ kĩ năng quan sát các hiện tượng và quá trình vật lí để thu thập các dữ liệu thơng tin cần thiết Kỹ năng sử dụng các dụng cụ đo lường Vật lí phổ biến, lắp ráp và tiến hành các thí nghiệm Vật lí đơn giản Kĩ năng phân tích, xử lí các thơng tin và các dữ liệu thu được để giải thích được một số hiện tượng Vật lí đơn giản, để giải các bài tập Vật
lí địi hỏi những suy luận lơgíc và những phép tính cơ bản cũng như để giải quyết một số vấn đề trong cuộc sống Kỹ năng đề xuất các dự án hoặc các giả thuyết đơn giản về các mối quan hệ về bản chất của các hiện tượng hoặc sự vật Vật lí Cĩ khả năng đề xuất phương án thí nghiệm đơn giản để kiểm tra dự đốn hoặc giả thuyết đã đề ra Cĩ kĩ năng diễn đạt rõ ràng, chính xác bằng ngơn ngữ Vật lí
3 Về tình cảm thái độ
Học sinh cĩ hứng thú trong việc học tập bộ mơn Vật lí cũng như áp dụng các kiến thức kĩ năng vào các hoạt động trong cuộc sống gia đình và cộng đồng Cĩ thái độ trung thực tỉ mỉ, cẩn thận, chính xác trong việc thu thập thơng tin, trong quan sát và thực hành thí nghiệm Cĩ tinh thần hợp tác trong học tập, đồng thời cĩ ý thức bảo vệ những suy nghĩ
và việc làm đúng đắn
Kết quả chất lượng đại trà đạt được của các lớp giảng dạy trong học kì I năm học
2009 – 2010 như sau:
Lớp Sĩ số SL Giỏi % SL Khá % SL TBình % SL Yếu %
Trang 108A 35 8 22,9 11 31,4 12 34,2 4 11,5
KẾT LUẬN
Thực hiện đề tài này, bản thân tôi nhận thấy đề tài đã đạt được ở mức độ nhất định
về nhiều mặt Cụ thể:
1 Về phương pháp nghiên cứu
Tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm cho bản thân về lí luận phương pháp giảng dạy thí nghiệm Vật lí trên cơ sở đó có thể vận dụng vào công việc giảng dạy của mình
2 Về nội dung:
Đề tài đã giúp tôi có kiến thức cơ bản về cách thức tổ chức và tiến hành một thí nghiệm Vật lí – dù là thí nghiệm biểu diễn hay thí nghiệm thực hành, từ đó góp phần nâng cao chất lượng học cho học sinh
Bên cạnh những kết quả đạt được đó, trong đề tài này còn bộ lộ một số hạn chế như nội dung chưa thật đầy đủ, trình bày chưa thật khoa học Bởi vậy tôi luôn đặt cho mình nhiệm vụ không ngừng học hỏi, nghiên cứu để hoàn thành tốt đẹp mục đích đã đề ra trong
đề tài này
Ba Động, ngày 02 tháng 4 năm 2010 Người viết