1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Chương 8 - Kho hàng docx

43 532 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Chương 8 - Kho hàng - 181 - CHƯƠNG 8 : KHO HÀNG Mục tiêu của chương: • Thảo luận vai trò gia tăng giá trị chiến lược của kho hàng trong hệ thống hậu cần • Phát triển một bối cảnh phân tích cho các quyết định kho hàng cơ bản • Thảo luận các nguyên tắc thiết kế bố trí kho hàng chủ yếu • So sánh việc sử dụng kho hàng chung và kho hàng riêng • Giải thích các dịch vụ, các qui tắc và việc định giá của kho hàng chung • Mô tả cách ti ếp cận ra quyết định được sử dụng để xác định số kho hàng trong hệ thống hậu cần • Thảo luận các loại thiết bị sắp xếp hàng hóa khác nhau và tiêu chuẩn sử dụng để lựa chọn thiết bị sắp xếp • Thảo luận vai trò của bao gói trong hệ thống hậu cần I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ KHO HÀNG 1. Định nghĩa Mọi tổ ch ức đều có tồn kho. Chương trước chúng ta đã đề cập đến vấn đề kiểm soát tồn kho nhằm tìm ra cách đặt hàng tốt nhất, mức tồn kho tối ưu và vvv… Trong chương này chúng ta tiếp tục xem xét cách thức hàng tồn kho được lưu kho thực tế như thế nào. Tồn kho xuất hiện tại mọi khâu trong chuỗi cung ứng ở đó các dòng vật chất bị gián đoạn. Hầu hết các tổ ch ức đều sắp xếp hàng tồn kho trong kho hàng. Trong thực tế, những kho hàng này có thể là bãi trống để tồn kho các nguyên vật liệu như than đá, quặng vvv…; hoặc là các kho bãi có tính kỹ thuật đủ điều kiện cho hàng đông lạnh hoặc các nguyên vật liệu nhạy cảm; hoặc các cơ sở dữ liệu lưu trữ các thông tin; hoặc con người lưu trữ các kỹ năng; hoặc tất cả các loại hình khác mà bạ n có thể nghĩ ra. Để đơn giản, chúng ta sẽ chỉ đề cập đến kho hàng là nơi được dùng để tồn kho hàng hóa, nguyên vật liệu. Con người sử dụng nhiều thuật ngữ khác nhau để chỉ kho hàng, chủ yếu là trung tâm phân phối và trung tâm hậu cần. Chúng ta mô tả các trung tâm phân phối là nơi lưu trữ hàng thành phẩm đang trên đường đưa đến khách hàng cuối cùng, trong khi các trung tâm hậu cần lưu trữ phối thức sản phẩ m rộng hơn tại các điểm trong chuỗi cung ứng. Những tên khác được sử dụng, như “trung tâm trung chuyển” để chỉ các cơ sở không chỉ tồn kho hàng, mà Quản trị chuỗi cung ứng - 182 - còn thực hiện những công việc khác. Để đơn giản, chúng ta sẽ sử dụng thuật ngữ chung là “kho hàng” để chỉ những cơ sở này. Kho hàng là bất kỳ địa điểm nào, ở đó hàng hóa tồn kho được lưu trữ trong quá trình lưu chuyển trong chuỗi cung ứng. Cũng như tồn kho, kho hàng cũng có thể được sử dụng cho một số các hoạt động khác. Kho hàng là một phần cơ bả n của hầu hết các chuỗi cung ứng. Olsen 1 nhận định rằng: “Chúng ta đã chứng kiến cái chết được dự báo nhiều lần của khái niệm kho hàng, đặc biệt là với sự phát triển của triết lý JIT, đáp ứng nhanh, đáp ứng khách hàng hiệu quả, cung ứng trực tiếp và dòng phân phối liên tục”. Như chúng ta đã thấy, sự thật là mọi tổ chức duy trì tồn kho nhằm tạo lớp đệm giữa cung ứng và nhu cầu. Cho đến khi nào các tổ chức còn cần tồn kho, thì họ vẫn cần kho hàng để lưu trữ hàng hóa. Hầu hết các kho hàng đều được thiết kế cho nguyên vật liệu được tập trung trước khi sản xuất, và các thành phẩm trong quá trình phân phối đến khách hàng. Với nghĩa ít phổ biến hơn, các tổ chức lưu trữ bán thành phẩm đang trong quá trình sản xuất, có thể tiêu dùng và hàng thừa. Trong chương này chúng ta sẽ xem xét một số quyết định chính liên quan đế n những tồn kho này. Khi chúng ta nói về kho hàng lưu trữ, thì đây chỉ là một phần của câu chuyện. Nhiều tổ chức sử dụng kho hàng như một nơi thuận tiện để làm nhiều việc có liên quan. Rõ ràng, chúng có thể được sử dụng để kiểm tra, sắp xếp hàng hóa và phân chia số lượng thích hợp (chia các gói hàng số lượng lớn thành những gói hàng khối lượng nhỏ hơn). Chúng còn có thể được sử dụng để hoàn tất hàng hóa thành phẩm, dán nhãn, bao gói, làm cho sản phẩm sẵn sàng cho các nhà bán lẻ, thực hiện một số hoạt động trì hoãn khác, phục vụ người bán đảm nhiệm việc quản lý tồn kho, và vvv… Xu hướng chung là các kho hàng thực hiện nhiều công việc hơn, gia tăng giá trị thay vì chỉ là trung tâm phát sinh chi phí. 2. Vai trò của kho hàng trong hệ thống hậu cần Kho hàng là một điểm trong hệ thống hậu cần nơi mà doanh nghiệp chứa hoặc lưu trữ nguyên v ật liệu, bán thành phẩm hoặc thành phẩm trong những khoảng thời gian khác nhau. Việc lưu giữ hàng hóa trong kho làm ngưng hoặc gián đoạn dòng dịch chuyển hàng hóa và làm tăng chi phí. Một số công ty xem chi phí kho hàng một cách rất tiêu cực, nói chung họ chỉ muốn tránh hoạt 1 Olsen D.R. (1996) Warehousing trends for the next generation, Logistics Focus, 4(20), 6-8. Chương 8 - Kho hàng - 183 - động này khi có thể. Quan điểm này đang thay đổi nhờ vào sự nhận thức được kho hàng có thể gia tăng giá trị nhiều hơn là chi phí bỏ ra. a Vai trò liên kết vận tải Kho hàng đóng vai trò gia tăng giá trị quan trọng trong hệ thống hậu cần (bảng 8-1). Như trong hình 8.1, các công ty đôi khi phải xử lý các đơn hàng vận tải nhỏ hơn một đơn vị trọng tải (LTL) đối với các sản phẩm hoàn chỉnh và nguyên v ật liêu. Việc vận chuyển đường dài với các chuyến hàng LTL sẽ tốn kém hơn so với các chuyến hàng đủ trọng tải (TL). Bằng cách kết hợp các chuyến hàng LTL trên các tuyến đường tương đối ngắn thành các chuyến hàng đủ trọng tải hoặc trọng tải lớn sẽ giúp cắt giảm được chi phí đáng kể. Đối với hệ thống hậu cần bên trong, kho hàng phải kết hợp được các chuyế n hàng LTL của các nhà cung ứng khác nhau thành chuyến hàng TL đến các nhà máy của công ty. Đối với hệ thống hậu cần bên ngoài, kho hàng nên nhận các đợt giao hàng đã được kết hợp từ các nhà máy và vận chuyển các chuyến giao hàng LTL đến các thị trường khác nhau. b Vai trò phối hợp sản phẩm Chức năng thứ hai của kho hàng có thể là phối hợp các sản phẩm theo đơn hàng của khách hàng. Các công ty thường vận hành với dòng sản phẩm bao gồm hàng ngàn sản phẩm khác nhau, n ếu chúng ta xem xét các màu sắc, qui mô, hình dáng và các biến thể khác. Khi đặt hàng khách hàng thường muốn phối hợp nhiều sản phẩm. Vì các công ty thường sản xuất hàng hóa ở các nhà máy khác nhau, công ty không thực hiện khâu kho hàng tốt sẽ phải đáp ứng đơn hàng từ nhiều vị trí khác nhau, tạo ra sự không thống nhất về thời gian đến và cơ hội cho tình trạng hỗn loạn. Do vậy, kho hàng phối hợp hàng hóa đối với dòng sản phẩm đa dạng h ướng đến việc đáp ứng đơn hàng hiệu quả (xem hình 8.2). Bằng cách phát triển kho hàng phối hợp hàng hóa gần các khu vực đô thị, các công ty có thể thực hiện việc giao và nhận hàng trên các phương tiện nhỏ hơn và lên lịch trình cho những hoạt động này theo các thời điểm tối ưu nhằm tránh vấn đề tắt nghẽn giao thông. Ngoài việc phối hợp hàng hóa để đáp ứng đơn hàng của khách, các công ty sử dụ ng nguyên vật liệu hoặc bán thành phẩm (các nhà sản xuất xe hơi) thường vận chuyển từng chuyến xe phối hợp nhiều mặt hàng khác nhau từ một kho hàng cung ứng đến nhà máy (xem hình 8.2). Chiến lược này không chỉ làm giảm chi phí vận chuyển từ việc kết hợp mà còn cho phép công ty tránh được việc biến nhà máy thành kho hàng. Chiến lược này sẽ ngày càng phổ biến khi chi phí vận chuyển tăng và các công ty tăng cường sử dụng các chiến lược tinh xả o như hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu (MRP) hoặc sản xuất theo đơn hàng (JIT). Quản trị chuỗi cung ứng - 184 - c Vai trò trung chuyển Trung chuyển là một hoạt động hỗ trợ cho chức năng phối hợp sản phẩm. Trong hoạt động trung chuyển, sản phẩm từ các nhà cung ứng khác nhau được đưa đến trong các kiện hàng vận chuyển, nhưng thay vì được đưa vào kho lưu trữ để lấy đi sau đó, chúng lại được di chuyển qua khu vực kho hàng để chờ xe đến để giao đến khách hàng. Nguyên vật liệu đến được bố c dỡ từ các phương tiện giao hàng hoặc từ các vị trí kho hàng tạm thời để đáp ứng đơn hàng cụ thể và được chuyển qua bến để lên phương tiện vận tải giao thẳng đến khách hàng. Toàn bộ qui trình hoàn tất trong vài giờ. Sản phẩm quá cỡ và nhỏ được lưu trữ một cách tạm thời để chờ giao hàng theo lịch trình và cho phép sắp xếp các loại hàng hóa cho các chuyến hàng nội bộ. d Dịch v ụ Chức năng thứ tư của kho hàng là cung cấp dịch vụ. Tầm quan trọng của dịch vụ khách hàng là rất rõ ràng. Có hàng hóa sẵn sàng trong kho khi khách hàng đặt hàng, đặc biệt nếu kho hàng gần với khách hàng, thường dẫn đến sự thỏa mãn của khách hàng và khuyến khích việc mua hàng lặp lại. Dịch vụ cũng có thể là một nhân tố đối với kho hàng cung ứng vật chất. Tuy nhiên, lịch trình sản xuất mà công ty đã đưa ra tr ước đó, sẽ dễ phục vụ hơn khách hàng bên ngoài: trong khi nhu cầu của khách hàng thường không chắc chắn, nên chi phí tồn kho hàng hóa đôi khi là không xác định được. e Tính ngẫu nhiên Chức năng thứ tư của kho hàng là bảo vệ nhằm chống lại tính ngẫu nhiên như chậm trễ của khâu vận tải, người bán hết hàng hoặc các cuộc đình công. Đình công của người lái xe thường sẽ khiến khách hàng trữ hàng nhiều hơ n bình thường. Chức năng đặc biệt này rất quan trọng đối với các kho hàng cung ứng vật chất theo đó việc giao hàng chậm trễ nguyên vật liệu có thể tạo ra sự chậm trễ trong sản xuất hàng hóa thành phẩm. Tuy nhiên, tính ngẫu nhiên cũng xuất hiện trong các kho hàng phân phối vật chất – chẳng hạn, hàng hóa bị hỏng trong khi di chuyển có thể tác động đến mức tồn kho và việc đáp ứng đơn hàng. f Chức n ăng san bằng Chức năng thứ sáu của kho hàng là hoạt động san bằng hoặc làm cho các công đoạn trong qui trình sản xuất trở nên liên tục. Nhu cầu theo mùa và cần đến sản xuất dài hạn đủ để đảm bảo chi phí thấp và chất lượng hợp lý là một ví dụ của chức năng san bằng – tức là phòng ngừa các hoạt động với điều kiện thường xuyên ở mức sản xuất th ấp. Thật vậy, chiến lược cân đối này cho phép công ty giảm đầu tư vào năng lực sản xuất. Chương 8 - Kho hàng - 185 - Như chúng ta đã thấy, các chức năng của kho hàng có thể đóng góp quan trọng vào hệ thống hậu cần và các hoạt động của tổ chức. Tuy nhiên, chúng ta cũng phải nhìn nhận kho hàng trên khía cạnh sinh lợi, đó là sự đóng góp của kho hàng vào lợi nhuận cũng phải lớn hơn chi phí của nó. 3. Tương thích với chiến lược hậu cần Kho hàng tốn nhiều chi phí để vận hành và cần phải hoạch định c ẩn thận. Chúng ta đã xem xét một số quyết định quan trọng về vấn đề này. Chiến lược hậu cần định hình cấu trúc chung của chuỗi cung ứng, bao gồm cả vai trò của các kho hàng; quyết đinh về vị trí xác định mở kho hàng ở đâu; kế hoạch về công suất quyết định số lượng kho hàng phải xây dựng và qui mô tối ưu cho mỗi kho hàng; quản trị tồn kho quyết định hàng hóa nào ph ải tồn kho và số lượng của mỗi loại. Bây giờ chúng ta sẽ tiếp tục xem xét một số quyết định có liên quan. Chúng ta sẽ phải làm gì trong kho hàng? Ai phải sở hữu chúng? Cách bố trí thế nào là tốt nhất? Những trang thiết bị nào cần phải sử dụng để dịch chuyển hàng hóa? Làm thế nào đo lường năng lực? Vẫn như mọi khi, có sự phân cấp các quyết định, một quyết định chiến lược sẽ dẫn đến hàng loạt các quyết định chiến thuật và tác nghiệp. Chẳng hạn, chiến lược kinh doanh dựa trên dịch vụ khách hàng cao, chiến lược hậu cần có thể sẽ dựa trên kho hàng nhỏ hơn. Ít nhất là theo nguyên tắc, các kho hàng sẽ ở những địa điểm gần với khách hàng để có thể đáp ứng nhanh hơn và dịch vụ tốt hơn. Ngoài yếu tố t ổng số lượng vật liệu yêu cầu, có một số yếu tố quan trọng khác trong việc lựa chọn qui mô kho hàng tối ưu, bao gồm: • số lượng sản phẩm sử dụng kho hàng • loại nhu cầu đối với mỗi sản phẩm, nó biến động ra sao, qui mô đơn hàng trung bình vvv. • các đặc điểm vật lý của sản phẩm, đặc biệt là kích cỡ và trọng lượng • các điều kiện tồn kho đặc biêt, như kiểm soát về nhiệt độ, bao gói và vvv… • mức độ dịch vụ cho khách hàng mục tiêu • thời gian của quá trình sản xuất từ nhà cung ứng đến khi cam kết cung cấp cho khách hàng • kinh tế theo qui mô • loại thiết bị dùng để chuyển hàng • bố trí kho hàng và các thiết bị liên quan Hầu hết các yếu tố trên đều có vẻ rõ ràng, chẳng hạ n mức độ dịch vụ khách hàng cao hơn sẽ cần đến kho hàng lớn hơn để lưu trữ tồn kho nhiều hơn và thời gian của toàn bộ quá trình cung ứng càng dài thì sẽ cần đến tồn kho nhiều hơn để tránh những rủi ro bất ngờ. Quản trị chuỗi cung ứng - 186 - DWW là một nhà bán sỉ các loại cá đông lạnh và một số thực phẩm tươi khác. Công ty sử dụng 85 nhân viên, nhận hàng hóa từ 52 nhà cung ứng, và giao hàng cho khoản 570 khách hàng chính ở vùng Bắc nước Anh sử dụng đội xe gồm 26 xe tải. Mọi khâu vận hành của nó đều dựa vào tổng kho hàng duy nhất ở Gateshead. DWW thành công trong thị trường cạnh tranh khốc liệt, và yếu tố thành công là khả năng duy trì dịch vụ khách hàng. Vấn đề này được đánh giá bở i năm tiêu chuẩn về mối quan hệ cá nhân, tính linh hoạt tron g đá p ứn g nhu c ầ u của từn g cá nhân khách hàn g, g iá th ấ p kèm theo chi ế t kh ấ u , t ồ n kho cao đá p TÌNH HUỐNG THỰC TỄ- DANIEL WEST WHOLESALE U P P Y C H A I S MN A G E M E N T N A Sự vận hành của kho hàng đóng góp vào chiến lược hậu cần. Do vậy các nhà quản lý phải phân tích chiến lược này, thiết kế kho hàng để hỗ trợ nó, và sau đó vận hành chúng hiệu quả nhất có thể. Chúng ta có thể mô tả một cách tiếp cận cho theo các bước như sau 2 : 1. Phân tích chiến lược hậu xcần – xác định tình hình chung và tìm hiểu nhà kho cần phải đạt được những mục tiêu gì. 2. Xem xét các hoạt động hiện tại - để thấy những bất cập và những vấn đề này có thể được giải quyết như thế nào. 3. Thiết kế và vạch ra cấu trúc – tìm vị trí chính yếu tốt nhất, số lượng của các kho nhỏ và vvv… 4. Hình thành kế ho ạch chi tiết – xác định qui mô của các cơ sở vật chất, mức tồn kho duy trì, thiết bị di chuyển hàng, hệ thống phải phát triển, con người cần sử dụng, các phương tiện vận chuyển cần thiết và vvv… 5. Trình duyệt lần cuối cùng - đệ trình kế hoạch lên ban lãnh đạo cấp cao để được đồng ý tài trợ 6. Kết thúc việc thiết kế xây dựng - mua đất, lựa ch ọn nhà thầu và xây dựng 7. Kết thúc việc thiết kế thiết bị - lựa chọn thiết bị, nhà cung ứng và mua hàng 8. Kết thúc việc thiết kế hệ thống - thiết kế đơn đặt hàng, kiểm soát tồn kho, hóa đơn, vị trí, kiểm soát và các hệ thống cần thiết khác 9. Trang bị - lắp đặt tất cả các thiết bị, hệ thống, đội ngũ nhân viên và kiểm tra 10. Mở cửa và nhận hàng tồn kho - kiểm tra tất cả các hệ thống, hoàn tất việc huấn luyện và bắt đầu vận hành 11. Loại bỏ các vấn đề gây nhiễu – để mọi thứ vận hành trôi chảy 12. Kiểm tra và kiểm soát - đảm bảo rằng mọi thứ vận hành như kế hoạch, đo lường kết quả vvv… Các bước này không cần phải tuân thủ nghiêm ng ặt thứ tự, nhưng chúng làm rõ một số mảng quyết định quan trọng. Để hoàn tất qui trình phức tạp này mất khá nhiều thời gian, có thể hai hoặc ba năm. 2 Waters C. D. J. (2001) A Case Study in Warehouse Design, Western Operations Group, London. Chương 8 - Kho hàng - 187 - II. CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG KHO HÀNG 1. Các hoạt động cơ bản Chức năng cơ bản của kho hàng là lưu trữ hàng hóa. Điều này có nghĩa là chúng nhận hàng được chuyển đến từ tuyến trước (upstream), thực hiện những hoạt động kiểm tra và sắp xếp cần thiết, lưu trữ hàng hóa cho đến khi chúng được yêu cầu và sau đó sắp x ếp việc giao hàng cho khách hàng ở tuyến sau (downstream), chúng ta có thể thêm một số chi tiết và hoàn chỉnh danh sách các hoạt động thường xuyên trong kho hàng: • nhận hàng từ các nhà cung cấp tuyến trước • xác định hàng hóa, làm cho chúng phù hợp với đơn đặt hàng và xác định mục đích sử dụng của chúng. Quản trị chuỗi cung ứng - 188 - Waldenmier TWL là chuyên gia trong vận tải giữa các nước ở vùng trung tâm châu Âu và các nước Liên bang Xô Viết. Để đảm bảo dòng dịch chuyển hàng hóa được trôi chảy họ vận hành hàng loạt trung tâm hậu cần. Mỗi năm họ xem xét lại mọi khâu vận hành nhằm nắm được chi phí của các trung tâm này khác nhau như thế nào giữa các quốc gia. Vào năm 2001 họ nhận thấy rằng các kho hàng làm gia tăng trung bình 3.8% so với mức giá bán. Phân tích các chi phí này bao gồm: Chi phí lưu kho (lãi suất, lạm phát, thuế địa phương, tiền thuê mặt bằng vvv…) 22% Thiết bị cất dỡ hàng (xe nâng và di chuyển hàng, tấm nâng hàng, bao gói vvv….) 12% Các tiện ích khác (điện, sưởi vv…) 8% Truyền thông và kiểm soát (Internet, hệ thống điện thoại vvv…) 10% Hành chính (Quản lý, bảo hiểm, an toàn, vvv…) 12% Nhân viên (tiền lương, phúc lợi, thù lao, đào tạo và vvv…) 36% Nguồn: Báo cáo của công ty TÌN HHU Ố NG TH Ự CT Ễ - WALDENMIER TWL U P P Y C H A I S MN A G E M E N T N A • chuyển hàng từ phương tiện vận chuyển giao hàng • thực hiện những kiểm tra cần thiết về số lượng, chất lượng và điều kiện • bao gói hàng hóa (thường là gắn mã vạch) để chúng có thể được xác định dễ dàng • sắp xếp hàng khi cần thiết • chuyển hàng chất vào nơi lưu trữ • lưu giữ hàng đến khi nó được yêu c ầu • khi hàng được yêu cầu, chuyển hàng lấy từ nơi lưu trữ đến khu vực kho chờ xuất nhỏ hơn • chuyển hàng từ kho chờ xuất hàng để đáp ứng đơn hàng • chuyển hàng đến khu vực marshalling • gom hàng theo đơn hàng • đóng gói và bao bì khi cần thiết • chuyển hàng lên phương tiện và gửi theo đơn đặt hàng • kiểm tra mọi thông điệp truy ền thông và các hệ thống liên quan, như kiểm tra tồn kho và tài chính Rõ ràng đây là bức tranh chung và một số kho hàng không thực hiện tất cả các hoạt động này, trong khi một số khác thì lại thực hiện nhiều hoạt động hơn. Bạn có thể có thêm một số ý tưởng về chi phí liên quan từ ví dụ sau đây. Chương 8 - Kho hàng - 189 - Nhìn chung, các hoạt động cơ bản của kho hàng chia thành hai loại hoạt động di chuyển và hoạt động lưu trữ. Lưu trữ có thể nói là hoạt động thường xuyên nhất, trong khi di chuyển lại có vẻ không hợp lý lắm. Tuy nhiên, các di chuyển khoảng cách ngắn là vấn đề sống còn của kho hàng. Chức năng di chuyển là đặc điểm quan trọng của nhà phân phối và kho hàng trung chuyển đối với hàng hóa thành phẩm. Hàng hóa qua các kho hàng phân phố i hoặc kho hàng trung chuyển được di chuyển qua kho hàng một cách nhanh chóng, do vậy tạo ra vòng quay tồn kho nhanh. Lý do gắn liền với tốc độ quay vòng tồn kho hàng thành phẩm là chi phí tồn kho cao; cần phải có những cơ sở lưu kho hiện đại hơn; và rủi ro mất mát, hư hỏng hoặc lỗi thời cao hơn. Do vậy, di chuyển hàng hóa nhanh chóng và hiệu quả trong kho hàng phân phối và kho hàng trung chuyển là nhiệm vụ bắt buộc. Như thế hiện trong hình 8.6, việc di chuyể n sản phẩm bao gồm bốn hoạt động : (1) nhận hàng – nhận hàng hóa vào kho từ mạng lưới các phương tiện vận tải, (2) sắp xếp – chuyển hàng hóa vào vị trí cụ thể trong kho hàng, (3) lấy hàng theo đơn hàng – lựa chọn các kết hợp hàng hóa theo đơn đặt hàng của khách hàng hoặc nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, và (4) giao hàng – chất hàng lên phương tiện để giao đến khách hàng hoặc đến dây chuyển sản xuất. Tất cả bốn hoạt động trên đều liên quan đến những di chuyển khoảng cách ngắn. • Nhận hàng, các phương tiện vận tải nội bộ lập kế hoạch vận chuyển hàng tại những thời điểm cụ thể nhằm tăng năng suất lao động của kho hàng và hiệu quả dỡ hàng. Hàng hóa được di chuyển về mặt vật lý từ phương tiện vận tải sang khu vự c nhận hàng. Một khi vào bến, hàng hóa được kiểm tra hỏng hóc, bất kỳ hỏng hóc nào cũng sẽ được ghi lại trên biên nhận giao hàng của người vận tải, và biên nhận được ký tên. Trước khi đưa hàng vào kho, hàng hóa được kiểm tra theo P/O (đơn đặt hàng) nhằm kiểm tra xem hàng hóa nhận về có theo đơn đặt hàng không. • Hoạt động sắp đặt hàng hóa di chuyển hàng từ bến nhận hàng sang khu vực lưu kho của kho hàng. Qui trình này liên quan đến việc xác định hàng hóa, g ắn mã vạch cho sản phẩm, xác định vị trí cho hàng hóa và di chuyển chúng đến đúng nơi. Cuối cùng, báo cáo tồn kho của kho hàng sẽ được cập nhật để phản ánh việc tiếp nhận hàng hóa và vị trí của chúng trong kho hàng. Quản trị chuỗi cung ứng - 190 - • Qui trình lấy hàng theo đơn hàng đòi hỏi nhân sự của kho hàng lựa chọn từ khu vực lưu kho những mặt hàng được đặt hàng bởi khách hàng hoặc các bộ phận sản xuất. Thông tin đặt hàng được cung cấp cho nhân sự của kho hàng trên pick slip. Trong một số hoạt động, các mặt hàng trên pick slip được sắp xếp để tối ưu hóa hiệu quả của việc lấy hàng bằng cách tối thiểu hóa khoảng cách mà xe lấy hàng di chuy ển từ khu vực hàng hóa này sang khu vực hàng hóa khác và đến khu vực chuẩn bị giao hàng. Trong qui trình xử lý lấy hàng, tổng số hàng hóa của một sản phẩm của tất cả đơn hàng được lấy cùng một lúc và gửi đến khu vực giao hàng. Qui trình AS/R (hệ thống lưu kho và lấy hàng tự động) sẽ thực hiện việc lấy hàng. Khi đơn hàng đến tại khu vực chuẩn bị giao hàng, các mặt hàng được sắp xếp trong một bao bì để giao hàng hoặc đặt lên pallet. Khi pallet được sử dụng, các mặt hàng được đảm bảo an toàn trên pallet nhờ vào dây buộc hoặc bao nhựa. Sau đó, nhãn của gói hàng sẽ ghi rõ là gửi hàng đến cá nhân/cơ quan nào và địa chỉ sẽ được gắn vào bao bì. Cuối cùng, đơn đặt hàng của khách hàng hoàn chỉnh được đặt trên floor hoặc trong các giá lưu kho để chuyển hàng lên phương tiện vận tải. • Qui trình vận chuyển cuối cùng thuộc về hoạt động giao hàng. Sau khi các phươ ng tiện vận tải bên ngoài đến cửa lấy hàng, hàng hóa được chuyển từ khu vực lưu kho đến cửa giao hàng và lên phương tiện vận tải. Phương tiện vận tải nhận giấy biên nhận nhận hàng. Cuối cùng, hệ thống thông tin kho hàng được cập nhật để phản ánh tình hình hàng hóa được giải phòng từ tồn kho của kho hàng và giao đến khách hàng. Hoạt động kho hàng quan trọng khác là lưu kho. Trong các kho hàng trung chuyển, chức năng lưu kho là r ất ngắn hạn và tạm thời. Thật vậy, nhiều mặt hàng sẽ “quay” trong vòng 24h hoặc ít hơn. Lưu kho dài hạn (hơn 90 ngày) thường đối với nguyên vật liệu hoặc hàng bán thành phẩm, vì chúng có giá trị thấp hơn, ít rủi ro hơn, đòi hỏi các cơ sở lưu kho ít tiên tiến hơn, và có thể liên quan đến các khoản chiết khấu số lượng khi mua hàng. Hàng hoá thành phẩm cũng có thể lưu trữ dài hạn vì nhu cầu thấ t thường, nhu cầu theo mua vụ (các mặt hàng giáng sinh). 2. Các hoạt động khác trong kho hàng Kho hàng theo truyền thống được xem là một nơi để lưu trữ lâu dài hàng hóa. Các tổ chức ngày nay cố gắng chuyển hàng thật nhanh qua các khâu trong chuỗi cung ứng, do vậy vai trò của kho hàng cũng thay đổi. Ngày nay, chúng được xem là điểm dừng ở đó hàng hóa được chuyển đi càng nhanh càng tốt. Vì vai trò là một nơi lưu trữ dài hạn ngày càng giảm, nên các kho hàng ngày càng trở thành [...]... kho tất cả mặt Chương 8 - Kho hàng - 195 - hàng ở tất cả các kho hay mỗi kho sẽ chuyên lưu trữ một vài loại hàng đặt biệt, hoặc có nên kết hợp kho hàng vừa tồn kho chuyên biệt vừa tồn kho chung Các quyết định kho hàng là quan trọng và đòi hỏi phải quan tâm nhiều Việc cải thiện tính hiệu quả và tính năng suất là mối quan tâm lớn của khâu quản lý trong các hoạt động kho hàng Việc sử dụng không gian kho. .. hàng chung có thể cung ứng hai dịch vụ kho hàng truyền thống : dịch vụ kho hàng chờ nộp thuế và khu vực kho hàng Trong cả hai trường hợp, những nhà quản lý kho hàng chung đều chịu trách nhiệm về hàng hóa, các vấn đề về nhận hàng và không thể giải phóng hàng cho đến khi người yêu cầu đáp ứng đủ một số điều kiện Chương 8 - Kho hàng - 201 - Trong các kho hàng nhận hàng chờ nộp thuế, người sử dụng thường... các nhà quản trị hậu cần sẽ tìm ra được những lựa chọn khác nhau Chương 8 - • Kho hàng - 203 - Kho hàng hợp đồng Một loại kho hàng chung đang ngày càng có xu hướng phát triển là sử dụng hợp đồng hoặc kho hàng của bên thứ ba Chi phí cho kho hàng hợp đồng năm 2000 là 20.4 tỉ đôla và tăng với tốc độ 23% năm Kho hàng hợp đồng là một dạng kho hàng chung được thiết kế theo yêu cầu trong đó một công ty bên... xét dưới khía cạnh hệ thống kho hàng tập trung hay phi tập trung Với hệ thống kho hàng tập trung, công ty có ít kho hàng hơn, và ngược lại, sẽ cần đến nhiều kho hàng nếu sử dụng hệ thống kho hàng phi tập trung Bảng 8. 3 tóm tắt các nhân tố tác động đến việc lựa chọn hệ thống kho hàng và số lượng kho hàng trong mạng lưới Nếu tính dễ thay thế của hàng hóa cao, một hệ thống kho hàng tập trung sẽ làm giảm... độ thứ ba là kho hàng tự động hóa, nơi mà tất cả công tác sắp xếp hàng hóa được quản lý bằng hệ thống máy tính trung tâm Ba cấp độ công nghệ này tạo cho các kho hàng với các đặc điểm hoàn toàn khác nhau Chương 8 - Kho hàng - 215 - a Kho hàng thủ công Đây có thể là loại kho hàng dễ hình dung nhất, và vẫn là một trong những hình thức phổ biến nhất Các mặt hàng được lưu trữ trên các kệ hàng hoặc trên... IL Chương 8 - Kho hàng - 209 - • khu vực chuyển hàng đi, nơi các đơn hàng của khách được đóng gói và gửi đi • hệ thống nâng dỡ, vận chuyển hàng được bố trí quanh kho hàng • hệ thống thông tin, nơi lưu trữ vị trí của các hàng hóa, các chuyến hàng đến và hàng đi, các thông tin quan trọng khác Có nhiều biến thể của cấu trúc cơ bản trên Cấu trúc cơ bản nhất - được sử dụng trong hầu hết các siêu thị - thường... kho hàng trên, công ty sử dụng kho hàng riêng còn phải đối mặt với vấn đề bố trí trong kho hàng như thế nào Công ty phải quyết định về không gian của các dãy kệ hàng, kệ hàng, các thiết bị bốc dỡ di chuyển hàng và tất cả các vấn đề khác bên trong kho hàng Khi sử dụng kho hàng chung, công ty cung cấp dịch vụ kho hàng sẽ đảm đương các quyết định bố trí sắp xếp này Một quyết định khác là nên tổ chức kho. .. wrapping, thực hiện đơn hàng và EDI hoặc truyền thông tin qua Internet Kho hàng hợp đồng, một nhóm nhỏ của kho hàng chung, cung cấp dịch vụ chuyên biệt hơn chỉ dành cho những khách hàng quan trọng hoặc đặc biệt Kho hàng hợp đồng có thể là một lựa chọn để thay thế kho hàng riêng Kho hàng chung có thể cung cấp, với mức giá phải chăng, hầu hết các dịch vụ như của kho hàng riêng Ngoài ra, kho hàng chung có thể... thể cải thiện được dịch vụ khách hàng và chi phí vận tải thấp hơn thông qua phương thức kết hợp vận tải Với ít kho hàng hơn và qui mô hàng hóa Chương 8 - Kho hàng - 205 - vận tải lớn hơn, công ty có thể tăng qui mô sản lượng hoặc vòng quay tồn kho Bằng cách tăng vòng quay tồn kho, công ty sẽ giảm được chi phí tồn kho của mình Như đã lưu ý ở trên, vấn đề về số lượng kho hàng trong mạng lưới có thể được... chuỗi cung ứng IV THIẾT KẾ VÀ VẬN HÀNH KHO HÀNG 1 Thiết kế và bố trí kho hàng a Một số vấn đề cơ bản về thiết kế kho hàng Để hiểu cách bố trí và thiết kế của kho hàng, tìm hiểu những yêu cầu về không gian cơ bản của kho hàng là cần thiết (xem hình 8- 8) Phần thảo luận về những yêu cầu về không gian liên quan mật thiết với những thảo luận về các hoạt động cơ bản của kho hàng Trước khi xem xét các loại không . Chương 8 - Kho hàng - 181 - CHƯƠNG 8 : KHO HÀNG Mục tiêu của chương: • Thảo luận vai trò gia tăng giá trị chiến lược của kho hàng trong hệ thống hậu cần •. định tồn kho này quan trọng chỉ đối với những công ty có nhiều kho hàng. Các công ty phải quyết định nên lưu kho tất cả mặt Chương 8 - Kho hàng - 195 - hàng ở tất cả các kho hay mỗi kho sẽ. London. Chương 8 - Kho hàng - 187 - II. CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG KHO HÀNG 1. Các hoạt động cơ bản Chức năng cơ bản của kho hàng là lưu trữ hàng hóa.

Ngày đăng: 09/07/2014, 14:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w