QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ VỀ CON NGƯỜIVÀ VAI TRÒ SÁNG TẠO LỊCH SỬ CỦA QUẦN CHÚNG NHÂN DÂN 1.. Theo quan điểm duy vật biện chứng về bản chất xã hội của con người thì sự hình
Trang 1QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ VỀ CON NGƯỜI
VÀ VAI TRÒ SÁNG TẠO LỊCH SỬ CỦA QUẦN CHÚNG NHÂN DÂN
1 Con người và bản chất của con người:
a Khái niệm con người:
Con người là một thực thể tự nhiên mang bản chất xã hội, có sự thống nhất biện chứng giữa hai phương diện tự nhiên và xã hội
Từ khái niệm trên, dễ thấy, các phương diện cơ bản của con người gồm có bản tính tự nhiên và bản tính xã hội
Ta sẽ đi vào phân tích hai bản tính trên:
Bản tính tự nhiên của con người Bản tính xã hội của con người
- Bản tính này cho thấy giới tự nhiên là tiền đề
vật chất đầu tiên quy định sự hình thành tồn
tại và phát triển của con người
- Hai giác độ phân tích bản tính tự nhiên của
con người:
+ Thứ nhất: Con người là kết quả của quá trình
tiến hóa và phát triển lâu dài của giới tự nhiên
Điều này đã được chủ nghĩa duy vật biện
chứng và khoa học tự nhiên (đặc biệt là thuyết
tiến hóa của Đác-uyn) chứng minh
+ Thứ hai: Con người là một bộ phận của giới
tự nhiên, và giới tự nhiên là “thân thể vô cơ
của con người Mối quan hệ biện chứng này
thể hiện ở chỗ:
* Giới tự nhiên thay đổi thì con người cũng
thay đổi theo
* Giới tự nhiên là môi trường trao đổi vật
chất của con người
* Con người luôn luôn tác động và làm biến
đổi môi trường tự nhiên
- Bản tính đặc thù của con người, phân biệt con người với các tồn tại khác của giới tự nhiên, tạo tư cách “người” cho con người
- Hai giác độ phân tích bản chất xã hội của con người:
+ Thứ nhất: Con người không những có nguồn gốc tự nhiên mà còn có có nguồn gốc xã hội,
mà trước hết và cơ bản nhất là lao động Nhờ lao động mà con người tách khỏi loài động vật
để phát triển thành người
+ Thứ hai: Ngoài mối quan hệ xã hội thì mỗi người chỉ tồn tại với tư cách là sinh vật thuần túy, không thể là con người với ý nghĩa đầy đủ của nó Mối quan hệ đó thể hiện ở chỗ:
* Xã hội biến đổi thì mỗi con người cũng có
sự thay đổi tương ứng
* Sự phát triển của mỗi cá nhân là tiền đề cho sự phát triển xã hội
b Bản chất con người:
Ta sẽ so sánh quan niệm của các triết gia duy vật trước Mác và kể từ thời Mác về bản chất con người:
Quan điểm trước Mác
về bản chất con người
Quan điểm kể từ thời Mác
về bản chất con người
- Mang tính chất duy vật siêu hình
- Xem xét con người một cách phiến diện, cắt
đứt mọi sự ràng buộc của con người với thế
giới và ngược lại, gán con người vào thực thể
trừu tượng, thần bí
- Tuyệt đối hóa phương diện tự nhiên của con
- Mang tính chất duy vật biện chứng
- Xem xét con người trong mối quan hệ với vạn vật xung quanh, không tách rời giới tự nhiên, coi con người là đối tượng nghiên cứu của khoa học tự nhiên
- Vừa thừa nhận bản tính tự nhiên của con
Trang 2người, xem thường việc lý giải con người từ
phương diện lịch sử xã hội của nó
người, vừa lý giải con người từ giác độ quan hệ lịch sử xã hội
Thông qua sự so sánh trên, ta thấy quan điểm kể từ thời Mác khắc phục được những hạn chế của quan điểm duy vật siêu hình Từ đó, các nhà duy vật biện chứng đã góp phần khẳng định
“ bản chất của con người chính là tổng hòa những quan hệ xã hội”
Theo quan điểm duy vật biện chứng về bản chất xã hội của con người thì sự hình thành và phát triển của con người cùng những khả năng sáng tạo lịch sử của nó cần được tiếp cận từ giác
độ phân tích và lý giải sự hình thành và phát triển những quan hệ xã hội của nó trong lịch sử, trong đó gồm có quan hệ kinh tế, chính trị - xã hội
Vì vậy, giải phóng bản chất con người phải hướng vào giải phóng những quan hệ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của nó, từ đó có thể phát huy khả năng sáng tạo lịch sử của con người
Con người, xét từ giác độ bản chất xã hội của nó,là sản phẩm của lịch sử; lịch sử sáng tạo
ra con người trong chừng mực nào thì con người sáng tạo ra lịch sử trong chừng mực đó Đây là biện chứng mối quan hệ của con người với chính lịch sử của nó, đồng thời lại bị quy định bởi chính lịch sử đó
Như vậy, với tư cách là thực thể xã hội, con người cải biến giới tự nhiên theo nhu cầu sinh tồn và phát triển của nó, đồng thời con người cũng sáng tạo ra lịch sử của chính nó, thực hiện sự phát triển lịch sử đó
Quan niệm khoa học của chủ nghĩa Mác-Lênin về con người để lại những ý nghĩa quan trọng sau đây:
- Không những lý giải con người từ phương diện bản tính tự nhiên, mà còn phát hiện ra bản tính xã hội của con người
- Phát huy năng lực sáng tạo lịch sử của mỗi con người, thúc đẩy sự tiến bộ và phát triển của xã hội
- Muốn giải phóng con người phải là giải phóng những quan hệ kinh tế - xã hội
2 Khái niệm quần chúng nhân dân
và vai trò sáng tạo lịch sử của quần chúng nhân dân:
a Khái niệm quần chúng nhân dân:
Quần chúng nhân dân là cộng đồng xã hội co tổ chức, do những cá nhân hay các tổ chức chính trị lãnh đạo, được hình thành theo phương thức liên kết những con người cùng chung mục tiêu sáng tạo lịch sử, nhằm giải quyết các vấn đề kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội
Quần chúng nhân dân gồm những lực lượng cơ bản sau:
- Thứ nhất: Người lao động sản xuất ra của cải vật chất và giá trị tinh thần, là hạt nhân cơ bản của công đồng quần chúng nhân dân
- Thứ hai: Những bộ phận dân cư chống lại giai cấp thống trị áp bức, bóc lột, đối kháng với cộng đồng nhân dân
- Thứ ba: Những giai cấp, tầng lớp xã hội thúc đẩy sự tiến bộ xã hội
b Vai trò sáng tạo lịch sử của quần chúng nhân dân và vai trò của cá nhân trong lịch sử:
Theo quan điểm duy vật lịch sử, quần chúng nhân dân là chủ thể sáng tạo chân chính ra lịch sử, lực lượng quyết định sự phát triển của lịch sử Do đó, lịch sử trước hết và căn bản là lịch
sử hoạt động của quần chúng nhân dân trên tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội
Trang 3Điều này được phân tích qua ba giác độ sau đây:
- Thứ nhất: Quần chúng nhân dân là lực lượng cơ bản nhất trực tiếp sản xuất của cải vật chất duy trì sự tồn tại và phát triển của con người và xã hội
- Thứ hai: Quần chúng nhân dân là lực lượng trực tiếp hay gián tiếp sáng tạo ra các giá trị tinh thần của xã hội, phục vụ cho hoạt động của quần chúng nhân dân
- Thứ ba: Quần chúng nhân dân là lực lượng và động lực cho mọi cuộc cách mạng và các cuộc cải cách trong lịch sử
Vai trò sáng tạo lịch sử của quần chúng nhân dân không bao giờ có thể tách rời vai trò cụ thể của mỗi cá nhân, đặc biệt là vai trò của các cá nhân ở vị trí thủ lĩnh, lãnh tụ, hay ở tầm vĩ nhân của cộng đồng nhân dân
Mỗi cá nhân là một chỉnh thể thống nhất, vừa mang tính cá biệt, vừa mang tính phổ biến;
là chủ thể lao động, của mọi quan hệ sản xuất và của nhận thức, nhằm thực hiện chức năng cá nhân và chức năng xã hội Và dấu ấn của họ trong quá trình sáng tạo lịch sử tùy thuộc vào năng lực và hoàn cảnh của mỗi cá nhân
Trong tiến trình lịch sử, để lại những dấu ấn sâu sắc nhất là những vĩ nhân – những cá nhân kiệt xuất trong lĩnh vực kinh tế, chính trị, khoa học, nghệ thuật, … Những vĩ nhân luôn xuất hiện bất cứ khi nào nhiệm vụ lịch sử được đặt ra cho quần chúng nhân dân
Lý luận của Mác-Lênin về vai trò sáng tạo lịch sử của quần chúng nhân dân và vai trò của nhân dân trong tiến trình lịch sử, có ý nghĩa phương pháp luận như sau:
- Thứ nhất: Góp phần đánh đổ chủ nghĩa duy tâm trong lịch sử nhận thức về động lực và
và lực lượng sáng tạo ra lịch sử xã hội loài người
- Thứ hai: Hướng dẫn các đảng cộng sản tổ chức xây dựng lực lượng quần chúng nhân dân trong công cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa