Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 29 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
29
Dung lượng
52,21 KB
Nội dung
MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ VẤN ĐỀ KẾ THỪA QUỐC GIA I. LÍ LUẬN CHUNG VỀ KẾ THỪA QUỐC GIA 1. Khái niệm và giải thích một số thuật ngữ 2. Các điều ước quốc tế điều chỉnh II. SỰ KẾ THỪA QUỐC GIA DO KẾT QUẢ CỦA GIẢI PHÓNG DÂN TỘC 1. Vấn đề kế thừa quốc gia sau khi giả phóng dân tộc 2. Ví dụ tiêu biểu III. KẾ THỪA QUỐC GIA SAU CÁCH MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA 1.Khái quát chung về tình hình kế thừa quốc gia sau cách mang xã hội 2.Một số quốc gia trên thế giới áp dụng kế thừa quốc gia sau cách mạng xã hội IV. SỰ KẾ THỪA QUỐC GIA KHI MỘT QUỐC GIA TÁCH THÀNH NHIỀU QUỐC GIA. 1. Vấn đề đặt ra khi một quốc gia tách ra thành nhiều quốc gia • Kế thừa quốc gia khi Liên bang tách thành quốc gia độc lập • Kế thừa quốc gia khi một bộ phận của quốc gia tách thành quốc gia độc lập. 2. Một số ví dụ về việc tách quốc gia thành nhiều quốc gia 1 V. SỰ KẾ THỪA QUỐC GIA SAU KHI HỢP NHẤT, SÁP NHẬP 1. Hợp nhất 2. Sáp nhập CHƯƠNG II VẤN ĐỀ KẾ THỪA QUỐC GIA CỦA VIỆT NAM TỪ SAU THẾ KỶ XX ĐẾN ĐÂY I. Sự kế thừa quốc gia sau khi Việt Nam giành được độc lập vào năm 1945 II. Sự kế thừa quốc gia sau khi giải phóng miền Nam thống nhất đất nước năm 1975 2 Lời mở đầu Sự kế thừa là một chế định trong luật quốc tế và là một vấn đề quan trọng trong sinh hoạt quốc tế hiện nay. Đời sống quốc tế đã và đang đặt ra những vấn đề mới về sự kế thừa mà trước đây thực tế không xuất hiện. Kế thừa không chỉ liên quan tới một quốc gia riêng biệt mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với rất nhiều quốc gia trên thế giới. Tại kỳ họp XVI của Đại hội đồng LHQ đã thông qua nghị quyết về việc đưa vấn đề kế thừa vào danh mục những vấn đề trước mắt cần pháp điển hóa. Trong lý luận cũng như trong thực tiễn luật pháp quốc tế, vấn đề kế thừa bao gồm một số bộ phận khá phức tạp và thường làm phát sinh nhiều cuộc tranh luận sôi nổi, nhiều phần của vấn đề đến nay vẫn chưa được giải quyết dứt khoát. Chế định kế thừa bao gồm kế thừa chính phủ, kế thừa của tổ chức quốc tế, kế thừa quốc gia, trong đó bộ phận quan trọng nhất được nghiên cứu là sự kế thừa của quốc gia. Trong phạm vi của đề tài, chúng tôi chỉ nghiên cứu vấn đề kế thừa của quốc gia trong luật quốc tế hiện đại. Ý NGHĨA ĐỀ TÀI: -Với sự nghiên cứu vấn đề này, chúng tôi mong muốn giúp cho những ai muốn tìm hiểu về vấn đề kế thừa quốc gia trong môn học Luật quốc tế có cái nhìn bao quát và toàn diện hơn vấn đề này. Để từ đó hiểu được sự cần thiết như thế nào trong việc kế thừa qua sự phân tích về các nước đã áp dụng chế định kế thừa. • Phân tích và làm rõ các vấn đề liên quan giúp các nhà lập pháp hoàn thiện vấn đề này hơn. • Đồng thời qua sự nghiên cứu tìm tòi tài liệu và phân tich các tài liệu đã tìm được, thì hơn ai hết chúng tôi đã tự trang bị, bổ sung cho mình một lượng kiến thức không nhỏ về “vấn đề kế thừa quốc gia” nhằm hoàn thiện khối kiến thức cho môn hoc Luật quốc tế để chuẩn bị cho các kì thi cuối kì và có thể vận dụng tốt những kiến thức đó phục vụ cho công việc sau này. Bên cạnh đó cũng giúp bản thân tự rèn luyện các kĩ năng tìm kiếm, chọn 3 chọc tài liệu và đăc biệt là kĩ năng viết bài luận phục vụ cho các đề tài tiếp theo. CHƯƠNG I. KHÁI QUÁT VỀ VẤN ĐỀ KẾ THỪA QUỐC GIA I. LÍ LUẬN CHUNG VỀ KẾ THỪA QUỐC GIA. 1.Khái niệm và giải thích một số thuật ngữ: Kế thừa : theo từ điển Từ và Ngữ tiếng Việt của GS.Nguyễn Lân thì kế nghĩa là kết nối, thừa nghĩa là tiếp theo. Vì vậy, kế thừa có nghĩa là thừa hưởng những gì mà chủ thể trước để lại cho thế hệ sau. Cần phân biệt kế thừa với thừa kế trong luật dân sự, thừa kế là sự dịch chuyển tài sản từ người chết sang người sống. Quốc gia: cho tới thời điểm hiện nay, chưa có định nghĩa thống nhất trên bình diện quốc tế về quốc gia. Tuy vậy, có những tiêu chí được thừa nhận rộng rãi hiện nay được quy định ở điều 1, Công ước Montevideo 1993 về quyền và nghĩa vụ quốc gia thì một thực thể được coi là quốc gia theo pháp luật quốc tế phải có bốn yếu tố cơ bản sau: dân cư thường xuyên, lãnh thổ được xác định, chính phủ, năng lực tham gia vào các quan hệ với các chủ thể quốc tế khác. ( Giáo trình luật quốc tế ĐH luật quốc gia Hà Nội) Trong khoa học luật quốc tế đã có nhiều định nghĩa không hoàn toàn giống nhau về sự kế thừa trong luật quốc tế. Trong hai Công ước Viên về quyền kế thừa của quốc gia do Ủy ban luật quốc tế của LHQ soạn thảo và vừa được ký kết mới đây, có định nghĩa: “Sự kế thừa của quốc gia là thuật ngữ dùng để chỉ sự thay thế của quốc gia này cho một quốc gia khác trong việc gánh chịu trách nhiệm về quan hệ quốc tế đối với lãnh thổ nào đó”. Hiểu một cách đơn giản thì kế thừa quốc gia là sự dịch chuyển quyền và nghĩa vụ từ quốc gia này sang quốc gia khác. Định nghĩa này không bao gồm sự kế thừa về tài sản quốc gia, quốc tịch, điều ước quốc tế hay quy chế thành viên của tổ chức quốc tế của quốc gia để lại kế thừa… Trong từ điển ngoại giao của Liên Xô cũ xuất bản năm 1973, có định nghĩa: “Sự kế thừa quốc gia là sự dịch chuyển các quyền và nghĩa vụ của một quốc gia 4 này cho một quốc gia khác”. Trong nhiều tài liệu nghiên cứu về kế thừa của quốc gia cũng có những định nghĩa mang nội dung tương tự. Những cơ sở làm phát sinh sự kế thừa :Sự xuất hiện trên trường quốc tế những quốc gia mới, có sự chuyển một bộ phận lãnh thổ từ quốc gia này cho một quốc gia khác. Các yếu tố của quan hệ kế thừa quốc gia • Chủ thể tham gia quan hệ kế thừa: là các quốc gia, các quốc gia này được phân thành quốc gia để lại kế thừa và quốc gia kế thừa. • Đối tượng kế thừa (khách thể của kế thừa): là các quyền và nghĩa vụ quốc tế, trong đó bao gồm những đối tượng quan trọng là lãnh thổ, tài sản quốc gia, quốc tịch, điều ước quốc tế, quy chế thành viên tại các tổ chức quốc tế. • Sự kiện pháp lý làm phát sinh, thay đổi quyền kế thừa quốc gia: đó là những biến cố chính trị lớn lao xảy ra hợp với quy luật khách quan của xã hội, đáp ứng những yêu cầu của luật quốc tế hiện đại, đặc biệt là nguyên tắc dân tộc tự quyết.các sự kiện đó bao gồm cuộc cách mạng xã hội; phong trào giải phóng dân tộc; khi có sự chia, tách của một quốc gia hoặc nhiều quốc gia hợp nhất, sáp nhập thành một quốc gia. 2.Các điều ước quốc tế điều chỉnh quan hệ kế thừa quốc gia: Ủy ban pháp luật quốc tế (ILC) thỏa thuận về kế thừa quốc gia theo bốn nhóm: • Công ước Viên 1978 về kế thừa của các quốc gia đối với các điều ước quốc tế. • Công ước Viên 1983 về kế thừa tài sản, hồ sơ lưu trữ và công nợ quốc gia. • Thành viên tổ chức quốc tế: Báo cáo viên của ILC kết luận rằng vấn đề này không thích hợp cho việc xây dựng luật. Các báo cáo viên đề nghị một bản báo cáo cung cấp những minh họa về việc giải quyết các loại khác nhau của vấn đề. • Về quốc tịch: các báo cáo viên cũng không tìm thấy bất cứ triển vọng nào về việc soạn thảo luật và đề nghị bản báo cáo hoặc dự thảo luật Đại hội đồng LHQ tuyên bố thiết lập các tiêu chuẩn tối thiểu. 5 II. SỰ KẾ THỪA QUỐC GIA DO KẾT QUẢ CỦA GIẢI PHÓNG DÂN TỘC 1.Vấn đề kế thừa quốc gia sau khi giải phóng dân tộc Sau cách mạng giải phóng dân tộc, quốc gia mới thành lập trước đây vốn là thuộc địa hoặc lãnh thổ lệ thuộc của quốc gia khác giờ là một quốc gia độc lập. Quốc gia để lại kế thừa vẫn tồn tại và vẫn là chủ thể của luật quốc tế, các quyền và nghĩa vụ quốc tế của quốc gia này vẫn được duy trì tại quốc gia mới thành lập trong một thời gian nhất định trừ những quyền và nghĩa vụ có liên quan đến địa vị pháp lý của chính quốc gia để lại kế thừa trong quan hệ qua lại với quốc gia kế thừa. Trong quan hệ quốc tế, quốc gia kế thừa có địa vị pháp lý bình đẳng với quốc gia để lại kế thừa. • Về lãnh thổ, tài sản: Quốc gia kế thừa sẽ kế thừa toàn bộ lãnh thổ và tài sản của mình, bao gồm tài sản ở nước ngoài có được từ nguồn gốc của tài sản trong nước mà trong quá trình xâm lược quốc gia để lại kế thừa có được. • Về điều ước quốc tế: Theo luật quốc tế, quốc gia mới thành lập không nhất thiết phải tôn trọng các điều ước quốc tế đang có hiệu lực vào thời điểm kế thừa tại lãnh thổ quốc gia mới, vì quốc gia độc lập không tham gia vào việc ký kết điều ước quốc tế, quốc gia để lại kế tha mới là chủ thể phải thực hiện điều ước đó.Vấn đề này được quy định ở phần III điều 15,16, 30, trong Công ước Viên 1978. Đối với điều ước 6 quốc tế chưa có hiệu lực thì không nhất thiết phải thực hiện nếu cảm thấy bất lợi cho quốc gia mình. Nếu quốc gia kế thừa muốn tham gia vào điều ước quốc tế nhiều bên không hạn chế số lượng thành viên thì có thể thiết lập quy chế quốc gia để tham gia vào điều ước đó. Đối với điều ước quốc tế nhiều bên có hạn chế số lượng thành viên thì quốc gia kế thừa được tham gia khi tất cả các quốc gia thành viên của điều ước đó đồng ý. Đối với điều ước song phương đang có hiệu lực tại thời điểm kế thừa có thể có hiệu lực với quốc gia mới nếu các bên có thỏa thuận với nhau về điều ước đó một cách cụ thể . Trong một số trường hợp, quốc gia kế thừa đã ký kết những điều ước đặc biệt với quốc gia để lại kế thừa để giải quyết vấn đề cụ thể về kế thừa giữa hai quốc gia.Trong nhiều điều ước loại này có ghi nhận việc quốc gia mới thành lập sẽ kế thừa tất cả những điều ước còn hiệu lực thi hành do quốc gia để lại quyền kế thừa đã ký kết với nước khác về lãnh thổ vốn là thuộc địa hoặc lệ thuộc đó. • Về quốc tịch: công dân của quốc gia sẽ kế thừa sẽ mang quốc tịch củaquốc gia mình. • Về quy chế thành viên: Hiện nay chưa có điều ước nào quy định cụ thể vấn đề này.Thực tế hiện nay LHQ đã chấp nhận kết nạp các quốc gia mới giành được độc lập làm thành viên như Zimbabue (25-08-1980), Đông Timor (2002), Serbia (2000), Montenegro (2006), Lithuania (1991)… Ý nghĩa của kế thừa quốc gia sau cách mạng giải phóng dân tộc: tạo điều kiện tốt về chính trị, ngoại giao, kinh tế cho quốc gia kế thừa. Tạo ra sự công bằng, bình đẳng giữa các quốc gia. Đây là bước đệm quan 7 trọng để quốc gia mới thành lập được gia nhập các tổ chức quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển sau này của quốc gia đó. 2.Ví dụ tiêu biểu: như trường hợp giữa Anh và Xri Lanca. Sau khi giành được độc lập từ tay thực dân Anh, XriLanca đã ký hiệp định với Anh vào ngày 11/11/1947 thỏa thuận + Về điều ước quốc te như sau: “ Tất cả những nghĩa vụ và trách nhiệm từ trước tới nay thuộc chính phủ Liên hiệp Vương quốc Anh phát sinh từ bất kỳ điều ước quốc tế hiện hành nào, từ nay trở đi sẽ chuyển cho chính phủ XriLanca bởi lẽ chúng có thể áp dụng cho XriLanca. Những quyền và ưu đãi tương trợ nhau từ trước đến nay đã được Chính Phủ Vương Quốc liên hiệp sử dụng sẽ được Chính phủ Xri Lanca sử dụng từ nay trở đi nhờ có sự áp dụng bất cứ điều ước quốc tế nào nói trên” (theo Hiệp định ngày 11-11-1947 giữa Anh và Xri Lanca). + Về quy chế thành viên: sau khi giành độc lập thì Xri Lanca trở thành thành viên của Liên Hợp Quốc ngày 14/12/1955. III. KẾ THỪA QUỐC GIA SAU CÁCH MẠNG XÃ HỘI 1.Khái quát chung về tình hình kế thừa quốc gia sau cách mạng xã hội: Một tiền đề nữa của kế thừa quốc gia đó là cách mạng xã hội. Cách mạng là phá cái cũ đổi ra cái mới, phá cái xấu đổi ra cái tốt ( Hồ Chí Minh) hay cách mạng là cuộc đấu tranh của giai cấp bị áp bức nhằm lật đổ nền thống trị của giai cấp áp bức, phá vỡ quan hệ sản xuất cũ, xây dựng một chế độ mới tiến bộ hơn ( Nguyễn Lân-Từ điển Từ và Ngữ Tiếng Việt). Vậy có thể hiểu cuộc cách mạng xã hội là cuộc cách mạng làm thay đổi chính quyền nhà nước từ tay giai cấp thống trị lỗi thời sang tay giai cấp cách mạng.Cách mạng xã hội tại các nước không phải là 8 thuộc địa thường giữ lại được đơn vị lãnh thổ-dân cư đó với những đặc tính giai cấp của một kiểu quốc gia khác với kiểu quốc gia đã tồn tại trước cách mạng.Vậy nên nhà nước mới ra đời sau cuộc cách mang xã hội không những tồn tại và phát triển trên cái mới mà còn có sự kế thừa những cái tốt và những thành quả của nhà nước cũ. Để hiểu kĩ hơn về vấn đề này, chúng ta sẽ xét một vài cuộc cách mang trên trên thế giới để thấy được sự kế thừa quốc gia.Điển hình là cuộc cách mạng tháng 10 Nga, cuộc cách mạng xã hội của các nước Hồi Giáo,Cách mạng Minh Trị ở Nhật Bản… 2.Một số quốc gia trên thế giới áp dụng kế thừa quốc gia sau cách mạng xã hội: 2.1.Cuộc cách mạng tháng 10 Nga năm 1917: Đến cuối thế kỉ 17, nước Nga Sa Hoàng vẫn còn rất lạc hậu so với các nước phương Tây khác. Không kể Hà Lan và Anh đã thực hiện cách mạng tư sản mà các nước quân chủ chuyên chế phương Tây khác nhất là Pháp, đã và đang là những quốc gia hùng cường. Còn nước Nga thì chỉ đầu thế kỷ 18 , khi Piotr I lên ngôi Hoàng đế, trước những đòi hỏi bức xúc từ nhu cầu phát triển của đất nước, bắt đầu đề ra và thực hiện thanh công một số cải cách trong đường lối chính sách đối nội, đối ngoại, mới bước ra vũ đài quốc tế với tư cách một cường quốc. Từ đó cho đến nửa đầu thế kỷ 19, nước Nga tuy không giữ địa vị thống soái ở châu Âu, nhưng là một trong những quốc gia có tiếng nói quyết định trong các vấn đề quan hệ quốc tế. Tuy nhiên, về kinh tế, nhìn chung nước Nga vẫn còn rất lạc hậu. Cho đến trước Thế chiến I, nước Nga với diện tích và dân số lớn nhất trong số 8 cường quốc thế giới: Anh, Pháp, Nga, Đức, Áo, Hung, Italia, Mỹ và Nhật, lại chỉ chiếm vị trí cuối cùng về tỷ lệ dân số thành thị trong tổng dân số và mức độ công nghiệp hóa tính theo đầu người. Năm 1861, nước 9 Nga mới xóa bỏ chế độ nông nô, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển cả ở thành thị lẫn nông thôn. Song về tổng quan, nếu như phần lãnh thổ thuộc châu Âu của nước Nga đã chuyển mạnh sang con đường phát triển TBCN, thì phần lãnh thổ rộng lớn thuộc châu A', ngoại trừ các thành phố lớn vẫn duy trì quan hệ sản xuất phong kiến với nền kinh tế du mục. Do vậy, nước Nga trước cách mạng tháng Mười là mắt xích yếu nhất trong hệ thống đế quốc chủ nghĩa thế giới , trong khi chế độ quân chủ chuyên chế Sa hoàng vẫn là thành luỹ của các thế lực quí tộc phong kiến. Cách mạng tháng Mười năm 1917 thành công. Đối với nước Nga, đó là cuộc cách mạng vô sản, nhưng đối với dân tộc thuộc địa trong đế quốc Nga thì đó còn là cuộc Cách mạng giải phóng dân tộc .Cách mạng tháng 10 thành công đã dẫn đến sự ra đời của liên Bang Cộng hoà xã hội Xô Viết (1922), đã nêu tấm gương sáng về sự giải phóng dân tộc bi áp bức và làm cho phong trào cách mạng vô sản ở các nước tư bản chủ nghĩa phương tây và ở các nước phương đông có quan hệ mật thiết với nhau trong việc chống lại kẻ thù chung là chủ nghia đế quốc.Vậy sau cuộc cách mạng, nước Nga đã kế thừa những gì? + về điều ước quốc tế: Chính phủ Xô viết đã gửi cho nhân dân Mông Cổ và Chính phủ Ngoại Mông một bức công hàm với nội dung: "Chính phủ Xô viết một lần nữa trịnh trọng tuyên bố rằng: nhân dân Nga từ bỏ mọi hiệp ước mà Nga hoàng trước đây đã ký kết với chính phủ Nhật và Trung Hoa về Mông Cổ. Mông Cổ ngày nay là một nước độc lập. Đối với bọn cố vấn, bọn lãnh sự của Nga hoàng, bọn tài phiệt Nga, phải đuổi cổ chúng ra khỏi đất Mông Cổ. Mọi quyền bính ở Mông Cổ đều phải thuộc về tay nhân dân Mông Cổ. Không một nước ngoài nào được can thiệp vào nội trị của Mông Cổ. Hiệp ước Nga - Mông năm 1913 đã bị thủ tiêu. Mông Cổ, một quốc gia độc lập, có quyền ngoại giao trực tiếp với tất cả các nước khác, không cần có sự đỡ đầu hay trung gian nào của Bắc Kinh hay Pêtơrơgrát." 10 [...]... Đông timo có quyền thực hiện hoặc không thực hiện những điều ước mà Indonesia đã ký kết trước đây V SỰ KẾ THỪA QUỐC GIA SAU KHI HỢP NHẤT, SÁP NHẬP 1 Hợp nhất • Lãnh thổ: quốc gia kế thừa sẽ kế thừa toàn bộ của lãnh thổ của quốc gia để lại kế thừa Do vậy dù hợp nhất hay sáp nhập lãnh thổ đều dẫn tới hệ quả là quốc gia kế thừa có lãnh thổ lớn hơn các quốc gia ban đầu • Quốc tịch: công dân của quốc gia liên... Quốc đã kí kết; tài sản của hai quốc gia này đều trở thành tài sản của Trung Quốc Chương II Vấn đề kế thừa của Việt Nam từ đầu thế kỷ 20 đến nay Trong tiến trình lịch sử từ đầu thế kỷ XX đến nay, việc kế thừa được đặt ra ở hai mốc lịch sử quan trọng, đó là vào năm 1945 và 1975 • Sự kế thừa quốc gia sau khi Việt Nam giành được độc lập vào năm 1945 : Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 là một sự kiện lịch... • Điều ước quốc tế đã được ít nhất một bang kí kết nhưng chưa phát sinh hiệu lực vào thời điểm kế thừa thì quốc gia có quyền kế thừa sẽ thiết lập cho mình một quy chế quốc gia mới kí kết điều ước quốc tế nói trên 17 • Quy chế thành viên Quốc gia mới thành lập có thể trở thành thành viên của tổ chức quốc tế Ví dụ quốc gia mới do hợp nhất đều có quyền kế thừa quy chế thành viên tại LHQ, điển hình là trường... Liên Bang thành các quốc gia độc lập • Về lãnh thổ: Khi quốc gia kế thừa được tách từ quốc gia Liên bang thì lãnh thổ của quốc gia kế thừa là toàn bộ lãnh thổ của quốc gia đó trước khi hợp nhất Trường hợp tách quốc gia từ một bộ phận của quốc gia độc lập thì thông qua Điều ước quốc tế của quốc gia 13 để lại kế thừa và quốc gia nhận kế thừa để xác định biên giới lãnh thổ • Về quốc tịch: trường hợp chia... gia kế thừa được phân chia theo tỷ lệ hợp lí • Về điều ước quốc tế: khi một quốc gia liên bang tách thành nhiều quốc gia thì các điều ước quốc tế do quốc gia liên bang ký kết với nước ngoài, nếu chúng đang có hiệu lực và nếu các quốc gia có thỏa thuận như vậy thì vẫn tiếp tục có hiêu lực thi hành đối với các quốc gia có quyền kế thừa điều ước nói trên *Trường hợp tách quốc gia thì quốc gia nhận kế thừa. .. là thành viên thống nhất cho Xiry và Ai Cập tại LHQ ( trước đây Xiry và Ai Cập là hai thành viên độc lập và bình đẳng của LHQ ) • Về tài sản: quốc gia kế thừa có quyền kế thừa tất cả tài sản của quốc gia thành viên liên bang, các quốc gia để lại kế thừa Ví dụ điển hình cho trường hợp hợp nhất là Hợp chủng quốc Hoa kỳ, một Cộng hòa lập hiến liên bang gồm 50 tiểu bang và một đặc khu liên bang Quốc gia... thông năm 1874 +về lãnh thổ và dân cư: kế thừa toàn bộ lãnh thổ dân cư của chế độ cũ nhưng mang những đặc tính khác của chế độ mới thành lập Hay nói cách khác thì phần lãnh thổ, dân cư không thay đổi sau cuộc cách mạng + Về tài sản: Nhà nước xô viết đã tuyên bố quyền kế thừa tất yếu của mình đối với tất cả tài sản của nước Nga cũ, không kể tài sản đó đang ở đâu và kế thừa tất cả những thành quả lao động... sản : Kế thừa toàn bộ tài sản trong phạm vi lãnh thổ khi giành độc lập, và tài sản ở nước ngoài có nguồn gốc từ Việt Nam 20 Khi đánh đuổi được thực dân đô hộ, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa kế thừa toàn bộ tài sản còn lại trong phạm vi lãnh thổ là thuộc địa mà không được đòi Pháp phải trả lại những gì mà Pháp đã khai thác, lấy đi của Việt Nam trong thời gian đô hộ Đồng thời Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa kế thừa. .. Nam Cộng hòa có 44 tỉnh và Đô thành Sài Gòn Như vậy trước tiên Việt Nam cộng hòa kế thừa toàn bộ lãnh thổ từ Quốc Gia Việt Nam ở miền Nam Việt Nam Cộng hòa Miền Nam Việt Nam đã kế thừa toàn bộ lãnh thổ miền nam Việt Nam từ Việt Nam Cộng Hòa và sau đó hợp nhất với Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa Do vậy CHXHCNN Việt Nam được kế thừa toàn bộ lãnh thổ từ Cộng hòa Miền Nam Việt Nam kể từ tháng 11 năm 1975 22 Trong... của nhà nước mới Tuy nhiên Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa vẫn tôn trong các qui định trong các điều ước về lãnh thổ • Sự kế thừa quốc gia sau khi giải phóng miền Nam thống nhất đất nước năm 1975 : Lực lượng cách mạng Miền Nam, dưới sự lãnh đạo của Chính phủ cách mạng lâm thời Miền Nam Việt Nam và sự chi viện của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ở Miền Bắc đã tiến hành thành công cuộc cách mạng xã hội, thay thế chính . quyết dứt khoát. Chế định kế thừa bao gồm kế thừa chính phủ, kế thừa của tổ chức quốc tế, kế thừa quốc gia, trong đó bộ phận quan trọng nhất được nghiên cứu là sự kế thừa của quốc gia. Trong. là tiếp theo. Vì vậy, kế thừa có nghĩa là thừa hưởng những gì mà chủ thể trước để lại cho thế hệ sau. Cần phân biệt kế thừa với thừa kế trong luật dân sự, thừa kế là sự dịch chuyển tài sản. Chủ thể tham gia quan hệ kế thừa: là các quốc gia, các quốc gia này được phân thành quốc gia để lại kế thừa và quốc gia kế thừa. • Đối tượng kế thừa (khách thể của kế thừa) : là các quyền và nghĩa