Tính đa dạng và sự chấp nhận Tính đa dạng thì muôn màu muôn vẻ. Mọi người trên thế giới dần khám phá ra sự đa dạng của kích thước, hình dạng, trí tuệ, khả năng, điều kiện sức khoẻ, sự cạnh tranh, niềm tin nhân loại, niềm tin tôn giáo, sự định hướng về giới tính, tuổi tác, quần thể gia đình, lớp học, và mức thu nhập, Sự chấp nhận tính đa dạng nghĩa là hiểu được sự đa dạng - chúng ta giống nhau thế nào, khác nhau ra sao và việc đối đãi với mọi người bằng sự cảm thông, tôn trọng mà không kể đến những sự khác biệt giữa ta và họ. Thực tế cho thấy: + Những đứa trẻ luôn nói và đặt câu hỏi về sự khác biệt giữa người với người. Chúng không phải là màu da, giống loài, cũng không phải là sự nhận thức kém về tính đa dạng. Những câu hỏi tiêu biểu thường là: "Tại sao con có màu da này và bạn con lại mang màu da khác?", "Có phải những người có nhà thường tốt hơn những người sống ở chung cư không?" hay "Tại sao con lại có hai người cha và bạn ấy chỉ có một?". + Những trẻ 6 tháng tuổi thường chú ý quan sát đến sự khác biệt giữa con người với nhau. Những bé 2 tuổi có thể không nói về sự khác biệt này, nhưng thể hiện sự hiếu kỳ của chúng bằng cách tiếp xúc trực tiếp và quan sát. Từ ba đến năm tuổi, trẻ con dần nhận thức được đặc điểm về thể chất của mình và sự khác nhau giữa chúng và những đứa trẻ khác. + Trẻ nhỏ hướng tới cách nghĩ rằng cái gì chúng cho là đúng thì sẽ đúng với tất cả mọi người: nếu đứa trẻ chỉ được chăm sóc bởi những cô bảo mẫu, chúng sẽ nghĩ rằng chỉ có phụ nữ mới chăm sóc được cho trẻ em, còn đàn ông thì không. + Trẻ con cần được chỉ bảo rằng cách đối xử xuất phát một cách bất thường không nhất thiết phải là sai, rằng người ta lớn lên qua nhiều sự khác biệt trong cách giáo dục, niềm tin, và những quan điểm mang nhiều điểm khác biệt trong cái cách mà người ta xử sự. + Những đứa trẻ xuất hiện mơ hồ với người khác bởi vì chúng có vẻ khác biệt với bản thân, có thể hành động mà không sợ hãi. Chúng có thể thấy ai đó bất tài, bại liệt, hoặc mang một căn bệnh nguy hiểm, và sợ rằng điều này có thể xảy ra với chúng. + Định kiến là một tác động có điều kiện. Nó được định hướng trong trẻ bằng những phương thức vô cùng tinh tế: nhìn một cách sợ hãi vào một người lạ hay một nhóm người trẻ thấy trên đường, hoặc việc sử dụng những từ ngữ gây chia rẽ nội bộ như "chúng nó" và "bọn tôi". Nó cũng được tác động bằng nhiều hình thức công khai khác: không chấp nhận cho một đứa trẻ chơi với một đứa khác trên cơ sở giống nòi, chủng tộc, hoặc những đặc điểm đa dạng khác, và sử dụng ngôn ngữ với mục đích bôi nhọ một nhóm người. Trẻ em cũng học nó từ môi trường, sách vở, âm nhạc, và những người không thuộc gia đình mình. Bất cứ khi nào một người - dù là người lớn hay trẻ em, lảng tránh, ngăn chặn hay chế nhạo người khác trên cơ sở hình dạng, kích thước, giống nòi, sự cạnh tranh, hoặc một nhân tố nào khác về sự đa dạng, nghĩa là người đó đang hành động theo định kiến. + Sự chấp nhận là một cách cư xử có điều kiện đã trở thành một thông lệ phổ biến khi trẻ em được chỉ dẫn về sự cởi mở, nhẫn nại, cách nhìn nhận, sự khoan dung, mềm dẻo, kính trọng và tôn trọng mỗi cá nhân. Khi người lớn hay trẻ em nhận xét người khác như một cá nhân, không phải như một thành viên của nhóm, và đối xử với anh ấy/ cô ấy bằng sự cảm thông và tôn trọng, nghĩa là họ đang thực hành sự chấp nhận. Một vài phương thức khác: Hãy chống lại định kiến và khuyến khích sự chấp nhận bằng cách: + Giúp con bạn có cảm giác an toàn và tự tin với chính mình. Một đứa trẻ mà cảm thấy ổn định thì sẽ không lảng tránh người khác. Chú ý những điểm khác biệt và đặc biệt về thằng bé và những người bạn quanh nó. + Hãy để con bạn có nhiều cơ hội để tiếp xúc và chơi với nhiều hạng người. Giúp thằng bé nhận ra rằng những sự khác biệt được đánh giá và có tổ chức. Đặt thằng bé vào những kiến thức bổ ích khác trên tivi, sách báo, và trong cộng đồng bạn. + Giúp con bạn chấp nhận những cảm giác và ý kiến của người khác. Một đứa trẻ có thể đặt mình vào hoàn cảnh của người khác và thể hiện sự thấu hiểu người khác thì ít đưa ra thành kiến hơn. + Thể hiện một sự mong đợi rõ ràng rằng thành kiến sẽ không được chấp thuận. Con bạn không nên giễu cợt người khác hoặc xa lánh người khác trên cơ sở ngoại hình hay kiến thức. Thể hiện cho thằng bé thấy khi nó diễn ra, sự rập khuôn là thế nào, nạn phân biệt xảy ra ra sao, và thảo luận xem tại sao nó không công bằng. Một đứa trẻ mà có thể nhận thấy định kiến sẽ gần như ít thể hiện nó hơn. + Thuyết phục con bạn bảo vệ những người bị đối xử không công bằng. Có thể gợi ý những từ ngữ để con bé sử dụng, như là: "Làm ơn dừng lại! Đừng gọi anh ấy/ cô ấy bằng bất cứ biệt danh nào. Điều đó không đúng". Hãy làm gương cho con bạn trong cách nói để chống lại định kiến. Có thể sẽ khó khăn để nói vài điều với một người bạn, thành viên trong gia đình, hoặc người hàng xóm đang chỉ trích, thành kiến về ngôn ngữ, nhưng khi bạn làm vậy, nghĩa là bạn thể hiện cho con bạn thấy rằng điều đó sai cho tất cả mọi người, kể cả người lớn. Một lời nói đùa, một nhận xét tuỳ tiện hay một ý kiến mang tính định kiến không nên được chấp nhận. Cũng giống như bạn giảng dạy con mình bảo vệ người khác khi họ đang bị đối xử bất công, và vì thế bạn cũng nên làm vậy. Bắt đầu dạy con bạn cách thấu hiểu: nghĩa là khả năng để hiểu xem người khác cảm thấy thế nào: + Hỏi con bạn xem thằng bé sẽ cảm giác ra sao nếu nó ở vào vị trí của người khác. Hãy nói về cảm giác của người khác vì kết quả của từ ngữ hay hành động mà thằng bé đã dùng. Nói về lý do tại sao con người cảm thấy thoải mái khi đi trên "con đường" của chính mình và nghĩ đến một vị trí trong cuộc sống của con bạn mà có thể giúp thằng bé nhận ra những người khác đang nghĩ gì. Khi con bạn làm tổn thương người khác, đó là lúc thích hợp để yêu cầu thằng bé nghĩ xem nó sẽ cảm thấy thế nào nếu nó là người bị tổn thương. + Khuyến khích con bạn thể hiện sự tử tế và cách đánh giá; phô bày cho thằng bé cách thức mà nó có thể làm điều này và sự tử tế gần giống điều gì. Thể hiện sự tán thành về cảm thông của bạn với con, đặc biệt khi thằng bé thực hành nó. Giúp con bạn nói "không" với những người hay giễu cợt nó khi nó đồng cảm. Thể hiện rằng bạn không thích khi người ta không ân cần, cảm thông với người khác. + Nói với thằng bé về những cảm giác của nó và cho thằng bé thấy rằng những cảm giác của nó cũng quan trọng không kém. Đôi khi, bạn cũng nên chấp nhận việc thằng bé đi theo quan điểm của nó. + Thể hiện cho con bạn thấy rằng bạn cũng cảm thông người khác như nó. Nói về những lợi ích khi quan tâm đến cảm giác của người khác, và đối xử với mọi người như cách thức mà bạn mong muốn được đối xử. Đặt mình vào hoàn cảnh của người khác và nếu bạn có thể tưởng tượng xem họ cảm giác thế nào, nghĩa là bạn đang đồng cảm. Khi một người lớn hay đứa bé cảm thấy đồng cảm, họ sẽ muốn giúp đỡ hay che chở người khác và ít muốn làm tổn thương người khác hơn. Biên dịch: Ngọc Anh Theo Familyfun. (c) xitrum.net - Làng Xitrum . Tính đa dạng và sự chấp nhận Tính đa dạng thì muôn màu muôn vẻ. Mọi người trên thế giới dần khám phá ra sự đa dạng của kích thước, hình dạng, trí tuệ, khả năng, điều kiện sức khoẻ, sự cạnh. giáo, sự định hướng về giới tính, tuổi tác, quần thể gia đình, lớp học, và mức thu nhập, Sự chấp nhận tính đa dạng nghĩa là hiểu được sự đa dạng - chúng ta giống nhau thế nào, khác nhau ra sao và. nhóm, và đối xử với anh ấy/ cô ấy bằng sự cảm thông và tôn trọng, nghĩa là họ đang thực hành sự chấp nhận. Một vài phương thức khác: Hãy chống lại định kiến và khuyến khích sự chấp nhận bằng