1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Thực trạng giáo dục đại học Việt Nam pot

5 1K 10

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 63 KB

Nội dung

Thực trạng Giáo dục Đào tạo Đại học Việt Nam Thứ Hai, 20-04-2009 administrator CN. Nguyễn Thị Mỹ Hạnh Trung tâm Đánh giá và Kiểm định Chất lượng Giáo dục Viện Nghiên cứu Giáo dục Giáo dục Đại học Việt Nam đã được nhà nước quan tâm đặc biệt trong những năm gần đây, ngân hàng thế giới đã đầu tư cho giáo dục Việt Nam qua nhiều dự án lên đến hàng trăm triệu đô la nhưng tình hình Giáo dục Đại học Việt Nam hiện nay còn nhiều bất cập, 3 trong số những bất cập đó liên quan đến: Mục tiêu, chương trình và phương pháp. 1. Mục tiêu Cho tới thời điểm hiện nay, các trường Đại học Việt Nam vẫn chưa xác định mục tiêu cụ thể để đào tạo sinh viên. GS TSKH Vũ Minh Giang - Phó Giám đốc ĐHQG Hà Nội (2006) lập luận rằng các trường ĐH trên thế giới thường hướng đến 3 mục tiêu chính sau để đào tạo sinh viên: Trang bị kiến thức nghề nghiệp chuyên môn; Hướng dẫn sinh viên ứng dụng chuyên môn đã học vào công việc thực tế; nâng cao trình độ nhận thức văn hóa cho sinh viên trong khi đó các trường ĐH Việt Nam lại hướng đến những mục tiêu to lớn, không cụ thể như: trung thành với tổ quốc, xây dựng xã hội chủ nghĩa… nên nhiều lúc chính cả thầy và trò còn mơ hồ về mục tiêu dạy và học của mình. Theo GS TSKH Vũ Minh Giang, nếu lấy 3 mục tiêu của các trường ĐH trên thế giới áp dụng cho các trường ĐH Việt Nam thì sẽ thấy: • Mục tiêu 1: Giảng viên Việt Nam thường dạy cho sinh viên những kiến thức cụ thể, những hiểu biết mà mình tích lũy được trong kinh nghiệm giảng dạy mà không chú trọng đến việc dạy nghề cho sinh viên. • Mục tiêu 2: Các giảng viên Việt Nam thường ít cập nhật kiến thức chuyên môn liên quan đến nhu cầu thực tế. Bài giảng của thầy đôi khi không còn phù hợp với tình hình xã hội hiện tại. Nếu sinh viên chỉ học ở trường, không có điều kiện va chạm với cuộc sống bên ngoài thì khả năng thích ứng với nhu cầu xã hội là thấp vì khoảng cách giữa lý thuyết và thực tế là khá xa. • Mục tiêu 3: Sinh viên đại học đương nhiên phải có trình độ nhận thức văn hóa cao, cụ thể là phải có những phẩm chất đặc biệt. Các trường ĐH Việt Nam cho rằng việc giáo dục phẩm chất cho sinh viên thuộc về trách nhiệm của các bậc học phổ thông trước đó hoặc thuộc về chính bản thân sinh viên nên đã không chú trọng rèn luyện khía cạnh này. Từ phân tích trên cho thấy Giáo dục ĐH Việt Nam chưa có giải pháp để đào tạo theo nghĩa toàn diện vì chúng ta chưa có mục tiêu cụ thể. 2. Chương trình Hiện nay, chương trình giáo dục ĐH tại Việt Nam vẫn còn kém hiệu quả. Nguyên nhân do Bộ khống chế quá chặt về chương trình khung và yêu cầu các trường phải tuân thủ một cách cứng nhắc. Trao đổi về vấn đề này, Thầy Ngô Đăng Thành, giảng viên Trường ĐH Kinh tế TP. HCM đã có ý kiến: “Kiến thức chuyên ngành sinh viên được học quá ít. Ví dụ, một chương trình cử nhân, bao gồm 125-130 tín chỉ tất cả các môn, trong đó có khoảng 80-90 tín chỉ là môn chung. Các môn chung của ngành cũng khoảng 20 tín chỉ nữa. Cho nên những kiến thức sẽ học để sau này sinh viên đi làm thực tế chỉ còn khoảng 20 tín chỉ nữa, tương đương với 4-5 môn.” (Nguyễn Hoàng Hạnh, 2008) GS-TSKH Đỗ Trần Cát, Tổng Thư ký Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước cho rằng Bộ phải xem xét và phân bổ lại chương trình học. Ví dụ đối với môn chung như triết học, kinh tế chính trị trong các trường đại học nên phân bố số tiết ít hơn, để dành thời gian giảng dạy các môn chuyên ngành sẽ thiết thực hơn. (H.L.Anh - D. Hằng, 2005. Còn Thạc sĩ Đào Đức Tuyên, Phó trưởng Khoa Ngoại ngữ Trường ĐH Nông Lâm TPHCM phát biểu: môn giáo dục thể chất được quy định trong chương trình khung của bộ, nên chăng đổi lại thành môn tự chọn vì như vây sinh viên có thể chọn những môn thể thao phù hợp với điều kiện sức khỏe và thể lực của mình. Môn giáo dục quốc phòng cũng vậy, nên chuyển sang thành môn tự chọn vì một tháng học ròng rã cả lý thuyết lẫn thực hành như hiện nay thực sự không cần thiết đối với sinh viên, đặc biệt là sinh viên nữ (H.L.Anh - D. Hằng, 2005). Thiết nghĩ, Bộ GD-ĐT không nên quy định các trường đại học phải tuân theo chương trình khung một cách cứng nhắc mà hãy để các trường đại học chủ động biên soạn chương trình. Chương trình khung của Bộ là chương trình chuẩn để các trường dựa vào đó tự thiết kế chương trình cho mình, như thế mỗi trường đại học sẽ có chương trình đặc thù mang thế mạnh riêng. Đối với những môn chuyên ngành, trường sẽ giao cho khoa chủ động xây dựng chương trình. Như vậy chương trình giảng dạy sẽ hữu dụng hơn vì dựa vào nhu cầu thực tế của xã hội và trình độ của sinh viên, khoa sẽ điều chỉnh và cải tiến chương trình học một cách khoa học và kịp thời. 3. Phương pháp Hiện nay giảng viên tại các trường Đại học Việt Nam chủ yếu vẫn sử dụng phương pháp giảng dạy truyền thống " thầy đọc, trò chép". Giảng viên lý giải rằng biết rằng phương pháp này khiến sinh viên không hứng thú nhưng họ phải truyền đạt hết nội dung giáo trình cho sinh viên theo số tiết mà Bộ GD-ĐT đã quy định. Phương pháp dạy và học hiện nay chủ yếu chạy theo chương trình, đối phó với các kỳ thì, thi xong thì chẳng còn gì. Sinh viên than rằng khi vào học đại học, họ có cảm giác hẫng hụt vì vẫn là hình thức “đọc, chép”, rất ít hội thảo, ít đề tài nghiên cứu, không tham khảo tạp chí chuyên ngành và khi ôn thi thày vẫn cho vài chục câu hỏi không khác gì những học sinh cấp 4. Sự đổi mới về phương pháp giảng dạy trong các trường đại học hiện nay chỉ mang tính hình thức. Thiết bị giảng dạy như: máy chiếu, video … chỉ là phương tiện hỗ trợ để nâng cao chất lượng giảng dạy nhưng quan trọng hơn cả là việc ý thức được giáo dục phải mang tính sáng tạo, tinh thần trách nhiệm thể hiện qua việc cải tiến về phương pháp và chương trình học thì vẫn chưa được chú trọng. Một bất cập nữa là phương pháp đánh giá, kiểm tra ở các trường đại học. Hiện tại các trường ĐH đánh giá sinh viên qua 2 kỳ thi: Kiểm tra giữa kỳ chiếm 30%- 40% điểm số và thi cuối kỳ chiếm 60%-70% là không hợp lý vì không phát huy được tinh thần tự học, tự nghiên cứu của sinh viên. Theo ý kiến của Thạc sĩ Đào Đức Tuyên, Phó trưởng khoa Ngoại ngữ Trường ĐH Nông Lâm TP. HCM thì Bộ GD-ĐT nên quy định bài thi cuối kỳ chỉ chiếm 30% điểm số, 30% điểm số còn lại căn cứ vào đề tài nghiên cứu, tham gia vào giờ học ở lớp của sinh viên để cho điểm. Việc đánh giá không nên dựa hoàn toàn vào bài thi mà cần đánh giá sinh viên trong suốt quá trình học tập (H.L.Anh - D. Hằng, 2005). Những con số “đáng sợ” sau là minh chứng cho những bất cập của Giáo dục Đào tạo Việt Nam: • Hơn 50% SV được khảo sát không thật tự tin vào các năng lực/ khả năng học của mình. • Hơn 40% cho rằng mình không có năng lực tự học; • Gần 70% SV cho rằng mình không có năng lực tự nghiên cứu; • Gần 55% SV được hỏi cho rằng mình không thực sự hứng thú học tập. (Theo một nghiên cứu mới đây về phong cách học của sinh viên của PGS.TS Nguyễn Công Khanh (2008, được trích trong Mai Minh, 2008) Tóm lại, các trường đại học ở Việt Nam muốn nâng cao chất lượng thì phải chú trọng thay đổi 3 vấn đề chính được đề cập ở trên. Những thay đổi này cần sự nỗ lực từ nhiều phía: Bộ Giáo dục, nhà trường, giảng viên và sinh viên. Biết rằng việc thực hiện rất khó khăn và phải mất một khoảng thời gian dài nhưng phải làm ngay vì nhà nước đã mở cửa cho nước ngoài đầu tư vào giáo dục và khuyến khích các cơ sở giáo dục đào tạo theo nhu cầu xã hội. Điều này tạo ra sự cạnh tranh trong Giáo dục-Đào tạo, các trường đại học phải tự đổi mới nâng cao chất lượng để tạo uy tín và thương hiệu cho mình. Nguon dan chi.vn Các nhà lập pháp Việt Nam đã nghiêm khắc chỉ trích hiện trạng của hệ thống giáo dục đại học ở Việt Nam và cho rằng bộ trưởng giáo dục nên chịu trách nhiệm về tình trạng này. Theo hãng thông tấn Đức thì hệ thống giáo dục đại học ở Việt Nam bị nhiều người coi là thất bại bởi không một trường đại học nào trong số gần 400 trường đại học của Việt Nam nằm trong số 500 trường đại học hàng đầu thế giới, trong khi các nước trong khu vực như Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia và Singapore đều có các trường nằm trong số 200 trường đại học hàng đầu thế giới. Báo Hà Nội trích lời ông Huỳnh Nghĩa phàn nàn về tình trạng nhiều trường được mở chỉ hướng tới mục tiêu lợi nhuận chứ không đặt mục tiêu giáo dục lên hàng đầu. Trong khi một số đại biểu khác thì cho rằng nhiều trường đại học mới được nâng cấp hoặc mới thành lập chưa đáp ứng được yêu cầu về cơ sở vật chất, chất lượng và số lượng giáo viên. Thực trạng này dẫn đến hậu quả là chất lượng giáo dục thấp, sinh viên không được nghiên cứu khoa học đúng mức, khơng tiếp cận được kỹ năng cần thiết và khi ra trường gặp khó khăn trong tìm việc làm. Trong khi đại biểu Nguyễn Minh Thuyết thì cho rằng lý do chính là do mức độ đầu tư vào giáo dục đại học còn quá thấp. Giáo sự Đào Trọng Thi, Chủ nhiệm Ủy ban văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng Quốc hội cũng chỉ trích những tiêu chuẩn dễ dãi trong việc cấp giấy phép cho các trường tư nhân. Theo số liệu thống kê mà DPA có được thì số lượng trường đại học và cao đẳng đã tăng từ con số 69 vào năm 1997 lên 376 trường vào năm 2009 và tỷ lệ tuyển sinh đã tăng 13 lần trong khi số lượng giảng viên chỉ tăng 3 lần trong giai đoạn này. Còn đại biểu Nguyễn Ngọc Minh cho hay thực trạng khác về trình độ của giảng viên cũng là một vấn đề đáng quan tâm vì chỉ có 10% trong số các giảng viên đại học của Việt Nam có bằng tiến sĩ. Bà Phạm Bạch Tuyết, giám đốc một công ty giáo dục tư nhân nhận định rằng nhiều gia đình khá giả thường gửi con cái ra nước ngoài học đại học bởi nhiều sinh viên học đại học ở Việt Nam ra trường không thể tìm được việc bởi họ chỉ học toàn lý thuyết trong trường, trong khi nhiều sinh viên cũng chỉ đi học đại học để kiếm tấm bằng. Bộ trưởng Giáo dục Nguyễn Thiện Nhân nói rằng đảng, chính phủ và các bộ trưởng giáo dục trước phải chịu trách nhiệm về những thất bại này. Báo chí Việt Nam cũng trích lời ông Nhân khẳng định bên lề phiên thảo luận về kết quả giám sát của Ủy Ban thường vụ Quốc hội về thực hiện chính sách pháp luật về thành lập trường, đầu tư và đảm bảo chất lượng đào tạo đối với giáo dục đại học rằng “không nên bi quan về giáo dục đại học ở Việt Nam”. Ông Nhân cũng tự tin cho rằng Việt Nam sẽ cải tạo bậc giáo dục này trong vòng 3 năm, từ 2010 đến 2012. Nguồn: DPA, Laodong . trạng của hệ thống giáo dục đại học ở Việt Nam và cho rằng bộ trưởng giáo dục nên chịu trách nhiệm về tình trạng này. Theo hãng thông tấn Đức thì hệ thống giáo dục đại học ở Việt Nam bị nhiều người. Thực trạng Giáo dục Đào tạo Đại học Việt Nam Thứ Hai, 20-04-2009 administrator CN. Nguyễn Thị Mỹ Hạnh Trung tâm Đánh giá và Kiểm định Chất lượng Giáo dục Viện Nghiên cứu Giáo dục Giáo dục. giáo dục tư nhân nhận định rằng nhiều gia đình khá giả thường gửi con cái ra nước ngoài học đại học bởi nhiều sinh viên học đại học ở Việt Nam ra trường không thể tìm được việc bởi họ chỉ học

Ngày đăng: 09/07/2014, 03:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w