1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

KẾ HOẠCH ĐỔI MỚI PPDH 2009 - 2010

8 207 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 77 KB

Nội dung

Kế hoạch đổi mới phương pháp dạy học năm học 2009-2010 PHÒNG GD&ĐT HẢI LĂNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG TIỂU HỌC SỐ I HẢI BA Độc lập - Tự do - Hạnh phúc KẾ HOẠCH ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC NĂM HỌC: 2009 - 2010 Họ và tên: TRẦN THỊ TÂM Ngày tháng năm sinh: 30 - 11 - 1987 Ngày vào ngành: 01 - 12 - 2009 Trình độ chuyên môn: Cao đẳng sư phạm Ngiệm vụ được giao: Giảng dạy bộ môn Tin học các lớp 3A, 3B, 4A, 4B, 5A, 5B * Thực hiện nhiệm vụ năm học 2009- 2010 của Phòng GD&ĐT Hải Lăng về việc đổi mới phương pháp dạy học cũng như các yêu cầu của quá trình dạy học trong nhà trường, bản thân tôi xây dựng kế hoạch đổi mới phương pháp dạy học như sau: I. MỤC TIÊU: Cuộc cách mạng khoa học công nghệ phát triển ngày càng nhanh chóng và đã sang giai đoạn mới, trong đó, tri thức và thông tin trở thành yếu tố hàng đầu, trở thành nguồn tài nguyên quý giá. Trong bối cảnh đó, đất nước ta bước vào giai đoạn đổi mới với mục tiêu đến năm 2020 sẽ trở thành một nước công nghiệp phát triển, hội nhập với cộng đồng quốc tế. Như vậy, nguồn nhân lực phải được đào tạo ra sao để đáp ứng sự phát triển của thời đại, sự đổi mới của đất nước? Vấn đề đặt ra cho giáo dục trong giai đoạn hiện nay là đổi mới chiến lược đào tạo con người, tạo ra năng lực nội sinh cho mỗi cá nhân, đáp ứng nguồn nhân lực năng động, sáng tạo cho xã hội. Muốn vậy, phải thực hiện đổi mới phương pháp dạy học. Đổi mới PPDH được hiểu là đổi mới nội dung, giáo trình, cách tiến hành các phương pháp dạy và phương pháp học, đổi mới các phương tiện và hình thức triển khai phương pháp trên cơ sở khai thác triệt để ưu điểm của các PP truyền thống và vận dụng linh hoạt một số PP dạy - học tiên tiến nhằm nâng cao tính chủ động, sáng tạo, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, phát huy tối đa tính tích cực, chủ động và sáng tạo của người học, nâng cao năng lực tự học, tự nghiên cứu, nâng cao các kỹ năng cần thiết về nghề nghiệp, kỹ năng làm việc với người khác, kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin, kỹ năng trình bày, thuyết phục, kỹ năng tự phát triển. Đổi mới PPDH không có nghĩa là phủ định hoàn toàn các PPDH truyền thống và tuyệt đối hóa các PPDH hiện đại. Nếu phương pháp dạy học cũ có một ưu điểm lớn là phát huy trí nhớ, tập cho học sinh làm theo một điều nào đó, thì phương pháp mới vẫn cần những ưu điểm trên. Song cái khác căn bản ở đây là phương pháp giảng dạy cũ đã phần nhiều “bỏ quên học sinh”. Nên bình thường, học sinh bị động trong tiếp nhận. Còn phương pháp giảng dạy mới phải phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Vì vậy, trong đổi mới PPDH cần phải khai thác những yếu tố tích cực của các PPDH truyền thống; sử dụng nó một cách hợp lí, có hiệu quả trong sự kết hợp hài hòa với các PPDH hiện đại.Và mục đích cuối cùng của đổi mới PPDH là nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học. Giáo viên thực hiện: TRẦN THỊ TÂM Kế hoạch đổi mới phương pháp dạy học năm học 2009-2010 II. THỰC TRẠNG Đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) là một yêu cầu tất yếu trong sự nghiệp đổi mới giáo dục – đào tạo của nước ta. Đây cũng đang là vấn đề cấp bách được Đảng, nhà nước quan tâm, thể hiện trong hàng loạt các văn bản pháp lý quan trọng như các Nghị quyết Trung ương và Đại hội Đảng, trong Luật giáo dục và trong Chiến lược phát triển giáo dục… Vấn đề đổi mới PPDH không phải là vấn đề mới đối với nhà trường phổ thông. Nó đã được đề cập, phát động dưới nhiều cách thức khác nhau trong các nhà trường từ thập kỷ 70 (thế kỷ XX). Tuy nhiên đến bây giờ vấn đề đó chuyển động vẫn còn chậm và được đánh giá là chưa làm thay đổi đáng kể chất lượng và hiệu quả dạy học. Tuy chúng ta có đổi mới phương pháp dạy và học; nhưng chưa đi vào thực chất, có chiều sâu, thiếu triệt để, chỉ mới dừng lại ở việc cải tiến phương pháp dạy học truyền thống bằng cách tăng cường các câu hỏi tái hiện, sử dụng các phương tiên dạy học hiện đại như một hình thức thay cho phấn trắng, bảng đen và chủ yếu cũng thể hiện ở các tiết hội giảng, thao giảng có người dự giờ. Sau đó thì đâu lại vào đấy, trở về với kiểu dạy học truyền thống “Thầy đọc trò ghi”, “Thầy nói, trò chép”. Trong gần nhiều phút đồng hồ, không nghe thầy giảng, cũng không nghe đối thoại giữa thầy và trò. Phương pháp giảng dạy truyền thống theo lối truyền thụ một chiều đã ăn sâu vào tiềm thức của đội ngũ giảng viên chúng ta, như một quán tính, một thói quen khó sửa. Bên cạnh đó, nền giáo dục của chúng ta chỉ chú ý đến việc cung cấp cho người học về khối lượng kiến thức nên dễ dẫn đến cách dạy và học nhồi nhét thụ động, ít quan tâm đến cảm nhận, suy nghĩ, không bồi dưỡng được những năng lực độc lập, chủ động sáng tạo, biết tìm tòi những tri thức mới của người học. Đó là những năng lực rất cần thiết trong một nền kinh tế trí thức và xã hội tri thức. Ngoài ra, cách thức kiểm tra, đánh giá như hiện nay thật sự là một rào cản cho việc đổi mới phương pháp dạy và học. Thi thế nào thì dạy và học như thế ấy. Việc đánh giá học sinh chỉ nhằm kiểm tra sự ghi nhớ, thuộc bài mà không chú trọng đến khả năng sáng tạo, ý thức tự giác trong học tập, năng lực tự học, tự nghiên cứu, phát triển tư duy sáng tạo, rèn luyện kỹ năng thực hành, tạo điều kiện cho người học tham gia nghiên cứu, thực nghiệm ứng dụng. Hơn nữa, quy chế hiện hành đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học chỉ chú trọng đánh giá kết quả một bài thi cuối cùng thì mọi nỗ lực của thầy và trò đôi khi thành công dã tràng. Thêm nữa, không thể đổi mới phương pháp dạy học khi mà công cụ của người giảng viên chỉ là “phấn trắng bảng đen”. Cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học hiện nay tuy đã được cải thiện đáng kể nhưng vẫn chưa thể đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp dạy và học. III. NỘI DUNG ĐỔI MỚI. III.1. Đổi mới không gian lớp học: Đổi mới không gian lớp học là một trong những tiền đề quan trọng thiết yếu mang lại hiệu quả cho quá trình đổi mới phương pháp dạy học. Giáo viên thực hiện: TRẦN THỊ TÂM Kế hoạch đổi mới phương pháp dạy học năm học 2009-2010 Môi trường trong sạch, không gian thoáng đãng tạo cho học sinh tâm lý thoải mái, hứng thú trước giờ học. Lớp học cần xây dựng đủ ánh sáng, có cây xanh. Bàn ghế đúng chuẩn được bố trí phù hợp tránh ánh nắng trực tiếp làm loá mắt học sinh hay loá bảng. Bố trí các trang thiết bị, phương tiện dạy học hợp lý nhằm dễ sử dụng, dễ bảo quản. III.2. . Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học. Mục đích của việc ứng dụng CNTT vào nhà trường nói chung và trường tiểu học nói riêng là sử dụng CNTT như một công cụ lao động trí tuệ, giúp lãnh đạo các nhà trường nâng cao chất lượng quản lí nhà trường; giúp các thầy giáo, cô giáo nâng cao chất lượng dạy học; trang bị cho HS kiến thức về CNTT, HS sử dụng máy tính như một công cụ học tập nhằm nâng cao chất lượng học tập; góp phần rèn luyện HS một số phẩm chất cần thiết của người lao động trong thời kì hiện đại hoá. * Một số biện pháp ứng dụng CNTT trong đổi mới phương pháp dạy học: - Triển khai áp dụng CNTT trong dạy và học, hỗ trợ đổi mới phương pháp giảng dạy, tích hợp ứng dụng CNTT ngay trong mỗi môn học một cách hiệu quả và sáng tạo ở những nơi có điều kiện thiết bị tin học; - Xây dựng nội dung thông tin số phục vụ giáo dục. - Phát huy tính tích cực tự học, tự tìm tòi thông tin qua mạng internet của người học; tạo điều kiện để người học có thể học ở mọi nơi, mọi lúc, tìm được nội dung học phù hợp; xóa bỏ sự lạc hậu về công nghệ và thông tin do khoảng cách địa lý đem lại. - Khuyến khích giáo viên, giảng viên soạn bài trình chiếu, bài giảng điện tử và giáo án trên máy tính. - Khuyến khích giáo viên, giảng viên trao đổi kinh nghiệm giảng dạy qua website của các cơ sở GD và ÐT và qua Diễn đàn giáo dục trên website bộ. Triển khai mạnh mẽ công nghệ học điện tử (e-Learning). - Tổ chức cho giáo viên, giảng viên soạn bài giảng điện tử e-Learning trực tuyến; tổ chức các khóa học trên mạng, tăng tính mềm dẻo trong việc lựa chọn cơ hội học tập cho người học. Tuy nhiên ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) không đồng nhất với đổi mới phương pháp dạy học (PPDH). CNTT chỉ là phương tiện tạo thuận lợi cho triển khai PPDH tích cực, chứ không phải là điều kiện đủ của PPDH này. Để một giờ học có ứng dụng CNTT là một giờ học phát huy tính tích cực của HS, thì điều kiện tiên quyết là việc khai thác CNTT phải đảm bảo các yêu cầu và tính đặc trưng của PPDH tích cực mà GV lựa chọn. Hiện nay có xu hướng là: "Đổi mới phương pháp bằng cách Powerpoint hoá", nghĩa là chuyển từ bài giảng trên giấy sang các slide của Powerpoint, hay vẫn thường gọi là bài giảng điện tử (BGĐT) Chúng ta có thể thấy mặt tích cực của các BGĐT: - Có thể kết hợp với các môt phỏng để giúp học sinh nắm bắt các quá trình diễn biến nhanh hoặc bị che lấp mà ta không nhìn thấy - Tạo được nhiều hiệu ứng sinh động,trực quan giúp cho bài giảng trở nên sinh động, Giáo viên thực hiện: TRẦN THỊ TÂM Kế hoạch đổi mới phương pháp dạy học năm học 2009-2010 lợi dụng được đặc trưng về tâm lý của học sinh: kích thích sự hứng thú, tò mò , nguyên tắc dạy học “từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng - Vì GV vẫn là người trực tiếp điều hành việc sử dụng phần mềm nên có thể khai thác tối đa được những kiến thức cần chuyển tải trong phần mềm (trong dạy học tin học điều này được thể hiện rất rõ rệt) Tuy nhiên BGĐT không phải là phần mềm dạy học, nó chỉ trợ giúp cho việc giảng dạy của GV: Việc truyền đạt kiến thức vẫn dựa trên giao tiếp thầy - trò, chứ không phải là giao tiếp máy - người. Và BGĐT sẽ phản tác dụng giáo dục nếu GV quá chú ý vào tính trình chiếu, lạm dụng các hiệu ứng âm thanh, hình ảnh. III.3. Lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp với đặc thù của từng bộ môn và đối tượng học sinh. III. 3.1.Các bước cần tiến hành trong thực hiện đổi mới PPDH 1. Xác định mục tiêu dạy học của môn học và từng bài học; 2. Xác định nội dung cốt lõi cần giảng trên lớp, nội dung nào chỉ hướng dẫn nhóm học sinh tự học và hình thức tổ chức thực hiện nội dung đó, số giờ dành cho mỗi hình thức, các công việc của giáo viên, học sinh ở mỗi hình thức, lập kế hoạch chi tiết cho việc lên lớp; 3. Lựa chọn và kết hợp các phương pháp giảng dạy phù hợp với khả năng của mình và hoàn cảnh cụ thể lớp học; thực hiện biên soạn các tài liệu dạy - học thích hợp với các phương pháp đã lựa chọn; 4. Xây dựng một số bài tập kiểm tra, đánh giá ngắn có thể dùng trong quá trình lên lớp làm cho giờ học sinh động hơn, đồng thời cung cấp các thông tin phản hồi kịp thời cho giáo viên điều chỉnh cách dạy của mình; 5. Giao yêu cầu thực hiện, nhiệm vụ cụ thể (bài tập, vấn đề, ) cho nhóm học sinh ở phần nội dung yêu cầu học sinh tự học; 6. Sau khi giảng dạy mỗi bài hay sau khi kết thúc một phần nên dành từ 5 – 10 phút lấy ý kiến phản hồi của hs để tiếp tục điều chỉnh, cải tiến PPDH. III. 3. 2. Sản phẩm cụ thể của việc đổi mới PPDH: III.3. 2.1- Các tài liệu bắt buộc phải có khi giảng dạy 1- Phân phối chương trình môn học 2- Tập bài giảng môn học; 3- Sách giáo khoa của môn học. III.3.2.2- Các tài liệu đặc thù khác tuỳ theo môn học, khả năng, trình độ GV: 1- Ngân hàng câu hỏi thi cho các môn học mà nội dung có tính chất bền vững, ít thay đổi; 2- Tập bài giảng trình chiếu bằng powerpoint, overhead; 3- Tập hướng dẫn giải bài tập: bao gồm tóm tắt lý thuyết, một số bài tập điển hình có lời giải và các bài tập chỉ có đáp số dành cho học sinh rèn luyện; 4- Tập tài liệu hướng dẫn thực hành, hướng dẫn làm thí nghiệm, hướng dẫn môn học, hướng dẫn bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu. . . Giáo viên thực hiện: TRẦN THỊ TÂM Kế hoạch đổi mới phương pháp dạy học năm học 2009-2010 5- Các tài liệu học tập bằng tiếng Anh, hay các tài liệu nước ngoài đã được biên dịch; 6- Tài liệu hướng dẫn cách sử dụng phần mềm để giải các bài tập; Các phần mềm chuyên dụng và tài liệu hướng dẫn sử dụng; . . . 7- Băng ghi hình ít nhất 1 buổi lên lớp theo PPDH mới; 8- Đĩa CD hoặc DVD ghi lại toàn bộ đề cương môn học, tập bài giảng, các bài giảng trình chiếu, hình ảnh minh hoạ, tài liệu tham khảo ; 9- Bài giảng điện tử, giáo trình điện tử; 10-Các loại mô hình, giáo cụ trực quan: Mô hình thực, Bộ các bản vẽ chuyên dụng đặc thù dùng trong giảng dạy, . . . 11- Các tài liệu khác hỗ trợ cho môn học đã được thu thập được từ internet, các hội thảo khoa học; 12- Các sản phẩm học tập xuất sắc của học sinh (tập bài tập, báo cáo thực hành, vở sạch chữ đẹp ) được giáo viên đánh giá, lưu trữ lâu dài và sử dụng như những mẫu mực cho các học sinh khác học tập và noi theo. Mỗi sản phẩm có thể do một giáo viên hay một nhóm các giáo viên chuẩn bị, cho toàn bộ hay từng phần nội dung của môn học, và cần thường xuyên được cập nhật, đổi mới. Các sản phẩm này cần được lưu trữ, phổ biến dùng chung và là những minh chứng cụ thể cho sự nỗ lực của mỗi CBVC và học sinh trong thực hiện chính sách chất lượng của nhà trường. III. 3.3. Lựa chọn phương pháp dạy học: Đổi mới phương pháp dạy học thực chất là đổi mới cách thức tố chức hoạt động, cách thức tương tác giữa giáo viên và học sinh. Một trong những phương pháp dạy học được sử dụng chiếm thời lượng lớn nhất lâu nay là kiểu dạy học truyền thụ thầy giảng trò nghe. Phương pháp này cũng có mặt tích cực đó là có thể cung cấp kiến thức một cách chính xác và nhanh nhất tuy nhiên nó có mặt tiêu cực đó là sự thụ động của học sinh. Đổi mới phương pháp không phải là xóa bỏ hoàn toàn phường pháp này mà là khai thác những yếu tố tích cực; sử dụng nó một cách hợp lí, có hiệu quả trong sự kết hợp hài hòa với các PPDH hiện đại. Hai phương pháp được xem là có hiệu quả trong việc phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh hiện nay là phương pháp phát hiện - giải quyết vấn đề và phương pháp chương trình hoá. III. 3.4. Lựa chọn hình thức dạy học Đổi mới cách thức tổ chức hoạt động của học sinh sẽ dẫn đến nhiều hình thức học tập khác nhau . Hiện tại có nhiều hình thức dạy học mới để giáo viên có thể sử dụng, ví dụ như: - Dạy học theo nhóm - Dạy học theo dự án - Dạy học tích hợp, dạy học liên kết ( liên quan đến cả đổi mới nội dung) - Tham quan thực tiễn địa phương. Giáo viên thực hiện: TRẦN THỊ TÂM Kế hoạch đổi mới phương pháp dạy học năm học 2009-2010 Ví dụ: học sinh học tiểu học, học cô giáo làng nhưng khi tả con trâu thì nhiều em rất lúng túng : Con trâu nhà em to bằng cái cột đình Cách thức mới là giáo viên nhờ một phụ huynh nào đó dắt một con trâu đến sân trường hoặc hẹn trước với một nhà nào có trâu gần trường rồi đến tiết thể dục + văn thì cho các em đi bộ đến đó quan sát con trâu và cô giáo đưa ra các câu hỏi để học sinh quan sát và môt tả. Một lợi thế mà không phải trường học ở thành phố nào cũng có được . Như vậy tùy thuộc vào đặc thù của từng bộ môn; đặc điểm tâm sinh lý của từng nhóm đối tượng học sinh; hoàn cảnh, điều kiện dạy học thực tế ở địa phương mà mỗi giáo viên chủ động lựa chọn phương pháp và hình thức dạy học phù hợp nhằm mang lại hiệu quả dạy học cao nhất. II. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC TRONG QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI PPDH Đổi mới phương pháp dạy học với những bước đầu là đổi mới không gian lớp học, ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình dạy học, lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức phù hợp đã đem lại một số kết quả khả quan: - Tạo nhiều hứng thú cho HS trong giờ học. - Học sinh chủ động trong tìm hiểu trước bài mới ở nhà; tích cực, sôi nổi trong các câu hỏi, bài tập thảo luận nhóm; hăng say trong các câu hỏi trắc nghiệm cũng cố; sáng tạo hơn trong các bài tập liên hệ thực tế. - Chất lượng học sinh đồng đều hơn. III. BÀI HỌC KINH NGHIỆM: Sau đây là một số kinh nghiệm tôi rút ra được trong quá trình nghiên cứu, tiến hành đổi mới phương pháp dạy học: - Giáo viên cần mạnh dạn tự thiết kế và sử dụng bài giảng điện tử của mình sẽ giúp cho giáo viên rèn luyện được nhiều kỹ năng và phối hợp tốt các phương pháp dạy học tích cực khác; - Khi thiết kế Bài giảng điện tử cần chuẩn bị trước kịch bản, tư liệu (Vedeo, hình ảnh, bảng đồ, ….), chọn giải pháp cho sử dụng công nghệ, sau đó mới bắt tay vào soạn giảng. Nếu sử dụng MS PowerPiont làm công cụ chính cần lưu ý về Font chữ, màu chữ (Xanh(đen)- trắng, vàng/đỏ) và hiệu ứng thích hợp (hiệu ứng đơn giản, nhẹ nhàng tránh gây mất tập trung vào nội dung bài giảng); - Nội dung bài giảng điện tử cần cô động, xúc tích, hình ảnh, các mô phỏng cần xác chủ đề (trong 1 slide không nên có nhiều hình hay nhiều chữ), những nội dung học sinh ghi bài cần có qui ước sẽ khắc phục được việc ghi bài của học sinh; Nội dung bài giảng chứa nhiều liên kết nhất là liên kết đến hệ thống câu hỏi để khắc phục những tình huống sư phạm phát sinh (như nhắc lại kiến thức, dàn bài, hết giờ, … các liên kết nầy có thể đặt trong slide chủ), cần khai thác thế mạnh của CNTT trong kiểm tra đánh giá, kiểm chứng kết quả. (Cũng cố bài cần hướng đến các câu hỏi mang tính vận dụng hay các hình thức trắc nghiệm); - Giáo viên cần học, tập huấn các lớp soạn, giảng bài giảng điện tử, thường xuyên truy vào các trang web và thành viên của diễn đàn: bachkim.vn, Giáo viên thực hiện: TRẦN THỊ TÂM Kế hoạch đổi mới phương pháp dạy học năm học 2009-2010 dayhocintel.org, giaovien.net, moet.edu.vn, … mỗi trường cần có câu lạc bộ “Giáo án điện tử” để trao đổi và rút kinh nghiệm, tiếp thu những công nghệ mới trao đổi những các làm hay. IV. KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT. Dựa trên những hoạt động đổi mới phươngg pháp dạy học tại Trường trong năm qua, tôi xin được đưa ra một số đề xuất như sau: - Cần xây dựng một bộ tài liệu chung nhất bồi dưỡng giáo viên về đổi mới phương pháp dạy học, hướng dẫn cụ thể về đổi mới kiểm tra, đánh giá học sinh, mà giáo viên có thể dựa vào đó để hiểu và ứng dụng phương pháp dạy học mới phù hợp với thực tiễn, tác động trực tiếp đến đối tượng học sinh nhằm đi đúng định hướng yêu cầu của đổi mới phương pháp dạy học là bao hàm việc thay đổi cả cách dạy lẫn cách học. - Cần có văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các trường triển khai Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học (triển khai từ đâu và triển khai như thế nào?), Mỗi năm cần tổ chức hội thi “Giáo viên sử dụng công nghệ Giỏi” hay giải “ Bàn phím vàng”, … để kích thích lòng đam mê sáng tạo phục vụ cho sự nghiệp giáo dục. - Trang bị thêm Phòng đa năng và đầu tư đồng bộ như: máy chiếu, máy quay, máy chụp, nối mạng, …và hướng dẫn sử dụng, (vị trí đặt máy chiếu, đèn chiếu, độ sáng cũng cần xem xét) , dự phòng kinh phí cho sửa chữa nâng cấp phần cứng, phần mềm giáo dục, có phụ cấp cho cán bộ phụ trách phòng này để khắc phục sự cố và bảo quản sử dụng lâu dài; - Các nhà quản lý giáo dục cần đưa ra tiêu chí đánh giá tiết dạy có sử dụng công nghệ thông tin, chuẩn bài giảng điện tử để có cơ sở thẩm định, tạo ra ngân hàng bài giảng điện tử có chất lượng. - Các phòng, sở giáo dục có thể trang bị thêm máy chủ Web (WebServer) để triển khai các văn bản, tạo kho tư liệu giáo dục, www, elearning, … hơn thế nữa là cấp tên miền cho các đơn vị trực thuộc (sub Domian) để giảm chi phí và quản lý dữ liệu tập trung. Như vậy, đổi mới phương pháp dạy học hiện đang là vấn đề cốt tử để nâng cao chất lượng dạy học. Đó là một trong những mục tiêu quan trọng nhất trong cải cách giáo dục ở nước ta hiện nay. Tuy nhiên, việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông nhằm đổi mới nội dung, phương pháp dạy học là một công việc lâu dài, khó khăn đòi hỏi rất nhiều điều kiện về cơ sở vật chất, tài chính và năng lực của đội ngũ giáo viên. Do đó, để đẩy mạnh việc ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong dạy học trong thời gian tới có hiệu quả, không có gì khác hơn, là nhà nước tăng dần mức đầu tư để không ngừng nâng cao, hoàn thiện và hiện đại hoá thiết bị, công nghệ dạy học; đồng thời hoàn thiện hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông để mọi trường học đều có thể kết nối vào mạng Internet. Bên cạnh đó, có sự chỉ đạo đầy đủ, đồng bộ, thống nhất bằng các văn bản mang tính pháp quy để các trường có cơ sở lập đề án, huy động nguồn vốn đầu tư cho hoạt động này, góp phần làm thay đổi nội dung, phương pháp, hình thức dạy học và quản lý giáo dục, tạo nên được sự kết hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội thông qua mạng, làm cơ sở tiến tới một xã hội học tập./. Giáo viên thực hiện: TRẦN THỊ TÂM Kế hoạch đổi mới phương pháp dạy học năm học 2009-2010 Hải Ba, ngày 25 tháng 02 năm 2010 Ý KIẾN CHỈ ĐẠO CỦA CHUYÊN MÔN GIÁO VIÊN TRẦN THỊ TÂM Giáo viên thực hiện: TRẦN THỊ TÂM . Kế hoạch đổi mới phương pháp dạy học năm học 200 9- 2010 PHÒNG GD&ĐT HẢI LĂNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG TIỂU HỌC SỐ I HẢI BA Độc lập - Tự do - Hạnh phúc KẾ HOẠCH ĐỔI MỚI. năm học 200 9- 2010 của Phòng GD&ĐT Hải Lăng về việc đổi mới phương pháp dạy học cũng như các yêu cầu của quá trình dạy học trong nhà trường, bản thân tôi xây dựng kế hoạch đổi mới phương. trong sự kết hợp hài hòa với các PPDH hiện đại.Và mục đích cuối cùng của đổi mới PPDH là nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học. Giáo viên thực hiện: TRẦN THỊ TÂM Kế hoạch đổi mới phương

Ngày đăng: 09/07/2014, 03:00

w