Văn bản chỉ đạo đổi mới PPDH môn Địa Lí

7 441 0
Văn bản chỉ đạo đổi mới PPDH môn Địa Lí

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ THÚC ĐẨY ĐỔI MỚI PPDH MÔN ĐỊA I.KHÔNG NGỪNG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC LÀ YÊU CẦU TẤT YẾU 1. Vai trò của PPDH a/ Khái niệm: - Nói ngắn gọn, PPDH là cách thức tiến hành hoạt động dạy học, bao gồm hoạt giảng dạy của thầy và hoạt động học tập của trò, trong mối quan hệ tương hỗ để thực hiện mục tiêu đào tạo. PPDH tiên tiến sẻ giúp người học hình thành PPHT tốt và ngược lại PPHT tốt của người học sẽ hỗ trợ người dạy hoàn thiện PPDH tiên tiến. - Theo nghĩa rộng, PPDH là PP tiến hành cả hoạt động giáo dục nhân cách và hoạt động truyền thụ kiến thức, rèn luyện kỹ năng cho người học để thực hiện chuẩn kiến thức và kỹ năng và yêu cầu về thái độ đối với người học. - Sự phát triển của PPdạy và học - PPDH vận động không ngừng trong hoạt động giáo dục để đáp ứng yêu cầu đào tạo con người phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội.Do đó, PPDH không nhất thành bất biến mà phải không ngừng hoàn thiện theo yêu cầu mục tiêu giáo dục, b/ Vai trò của PPDH trong việc nâng cao chất lượng giáo dục Chất lượng giáo dục được quyết định bởi nhiều yếu tố trong đó chủ yếu là: - Các yếu tố quan trọng thuộc phía chủ thể tổ chức hoạt động giáo dục: + Mục tiêu giáo dục được xác định phù hợp hay không phù hợp; + Chương trình giáo dục tiên tiến hay lạc hậu; + Đội ngũ GV đáp ứng hay chưa đáp ứng được yêu cầu; + Cơ sở vạat chất (bao gồm SGK, TB, tài liệu, nguồn dữ liệu thông tin, trường sở…); + Môi trường giáo dục nhà trường, gia đình, xã hội thân thiện hay không; + Giá trị học vấn được khẳng định hay không (cơ hội tìm việc làm và chế độ đãi ngộ đã qua đào tạo). - Các yếu tố quan trọng thuộc phía đối tượng giáo dục: + Động cơ, thái độ học tập; + Năng lực và xu hướng phát triển cá nhân, nhu cầu học tập; + Phương pháp học tập, rèn luyện của cá nhân; + Điều kiện học tập; + Vai trò của gia đình và cộng đồng. Như vậy, PPDH bao gồm cả PP giảng dạy và phương pháp học tập là một trong những yếu tố đóng vai trò quan trọng quyết định chất lượng giáo dục; việc áp dụng PPDH tiên tiến là con đường tốt nhất để thúc đẩy nâng cao chất lượng giáo dục. c/ Phương pháp dạy và học tích cực PP dạy và học tích cực là PPDH được tổng kết từ thực tiễn, có tính khoa học cao vì dựa trên cơ sở các qui luật của hoạt và của khoa học sư phạm. Điều đó được thể hiện: - Người dạy đóng vai trò chủ đạo tổ chức quá trình học tập và thúc đẩy phát huy vai trò tích cực của người học một cách hợp qui luật - Người học được giáo dục để nhận thức, rèn luyện kỹ năng đạt kết quả tốt nhất. 2. Thực trạng PPDH ở giáo dục PT nói chung PPDH môn Địa nói riêng a) Thực trạng - Ưu điểm: + Truyền thống hiếu học được phát huy trong nhà trường; Sự phát triển kinh tế - xã hội đã mang lại sự cải thiện mức sống nhân dân và nâng cao trình độ dân trí; bên cạnh dó quá trình đổi mới sự nghiệp giáo dục trong bối cảnh hội nhập hiện nay đã thúc đẩy đổi mới PPDH theo hướng hiện đại + Cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên và công tác quản giáo dục ngày càng được nâng cao chất lượng; Một bộ phận GV đã tự giác tham dự bồi dưỡng và tích cực tự bồi dưỡng, sở dụng tốt thết bị dạy học, ứng dụng hợp công nghệ thông tin, từ đó đã cố gắng đổi mới PPDH và đạt kết quả tốt. - Nhược điểm và thiếu sót: + Bảo thủ trong nhận thức và thói quen dạy học thụ động, nặng đối phó với thi cử (gọi là dạy học ứng thí) khó thay đổi ở nhiều GV. Một số GV có nhu cầu đổi mới PPDH nhưng chưa làm chủ được PPD- PPC, chưa nắm vững kỹ năng và kỹ thuật tổ chức dạy học. Vì vậy, dẫn đến hiện tượng áp dụng PPD- HTC một cách hình thức, tổ chức nhiều hoạt động theo nhóm với thời gian ngắn gây nên sự vội vàng, nặng nề, quá tải cho cả GV và HS. + Về sử dụng TBDH: Một số GV quen dạy chay, ngại sử dụng TBDH mặc dù đã có sẵn hoặc sử dụng kém hiệu quả; một số khác lại lạm dụng trực quan, lạm dung máy chiếu; + Sử dụng CT- SGK: Hiện tượng đọc chép vẫn còn phổ biến, chưa tận dụng SGK để giảm nhẹ công việc của thầy và trò ở trên lớp. Phần lớn GV chưa nghiên cứu nắm vững chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình. Khi giảng bài, thường trình bày hết toàn bài trong SGK, kể cả phần HS có thể tự học; để HS đọc SGK trả lời câu hỏi; ít liên hệ thực tế hoặc liên hệ một cách khiên cưỡng; + Chưa cân đối giữa truyền thụ kiến thức và rèn luyện kỹ năng dạy học chung (kỹ năng tư duy, diễn đạt bằng chữ viết, hình vẽ, lời nói…); chưa phát huy hiệu quả tương tác giữa hoạt động dạy học và hoạt động kiểm tra, đánh giá để rèn luyện PPHT cho HS. + Thuyết trình của GV:Diễn giảng quá nhiều, đặt câu hỏi chưa ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu để thúc đẩy HS “động não”; chưa khái quát các loại trình độ HS trong lớp (chưa phù hợp với HS khá giỏi, không sát với trình độ HS yếu kém); + Chuẩn bị bài giảng chưa kỹ, ít chuẩn bị học liệu, sưu tầm tư liệu phục vụ dạy học; chưa chú ý đúng mức đến yêu cầu nắm bắt tâm HS, chưa chú ý tạo không khí sôi nổi, bồi dưỡng tình cảm hứng thú trong học tập . b) Nguyên nhân: - Nguyên nhân khách quan: + Nhiều GV bảo thủ, ngại khó, ý thức khắc phục một số thói quen của lối dạy cũ còn thấp; + Đội ngũ GV môn học còn thiếu, một bộ phận đào tạo còn dưới chuẩn hoá, + Năng lực chuyên môn yếu, trình độ CNTT và ngoại ngữ yếu làm hạn chế điều kiện học tập nâng cao trình độ; + CSVC, trong đó có TBDH và TBCN thông tin của các trường còn thiếu thốn; Ở những vùng KT khó khăn, điều kiện học tập của HS thiếu thốn gây trở ngại cho GV trong việc đổi mới PPDH. - Nguyên nhân chủ quan: + Công tác bồi dưỡng GV: Thời gian bồi dưỡng còn ngắn, nội dung tập huấn đơn điệu; PP tập huấn còn nặng về thuyết giảng, chưa hình thành được kỹ năng và kỹ thuật dạy học cho dạy học cho HS; Công tác quản chỉ đạo về đổi mới PPDH của cấc cơ quan quản giáo dục và các trường học chưa đáp ứng được yêu cầu. II. VỀ PHƯƠNG PHÁP DẠY VÀ HỌC TÍCH CỰC 1. Nhận dạng phương pháp dạy học tích cực Trong thực tế, việc áp dụng PPDH tích cực của GV biểu hiện qua một số dấu hiệu sau đây: a)Trên cơ sở nắm vững kiến thức và kỹ năng của CT, phát huy vai trò chủ đạo tổ chức quá trình học tập cho HS. Khi lên lớp phải chú ý bồi dưỡng tình cảm hứng thú, giáo dục thái độ tích cực, tinh thần chủ động,sáng tạo trong học tập, đảm bảo Cân đối giữa truyền thụ kiến thức và rèn luyện kỹ năng. b) Soạn bài chu đáo (khi lên lớp, GV nhất thiết phải có giáo án trên giấy, ngay cả khi sử dụng maý chiếu). Khi giảng bài, phải làm rõ mói quan hệ logic nội tại của mạch kiến thức bài học, sắp xếp hợp hoạt động của GV và HS. Chuẩn bị hệ thống câu hỏi phát huy trí lực và phù hợp với khả năng tiếp thu của HS (nhất là đối với những bài dài, bài khó, bài có nhiều kiến thức mới). Bồi dưỡng kỹ năng vận dụng sáng tạo kiến thức, hạn chế việc ghi nhớ máy móc; thay việc sữa lỗi bằng việc khai thác lỗi để HS không còn mắc lại lỗi đó (biết trả lời câu: Tại sao dẫn đến kết quả sai?); c) GV làm chủ lớp học, thiết lập bầu không khí thân thiện, tích cực, chủ động giải quyếtt mọi tình huống bất thường, bảo đảm yêu cầu sư phạm.; d) Sử dụng hợp SGK ( không đọc chép, hướng dẫn HS chỉ ghi theo diễn đạt của GV, không để HS đọc theo SGK để trả lời câu hỏi) và sử dụng có hiệu quả TBDH, phương tiện trực quan, phương tiện nghe nhìn, ứng dụng CNTT, thực hiện đầy đủ các bài thực hành ( lưu ý: với nguồn tư liệu sử dụng để giảng dạy cần yêu cầu HS nghiên cứu, tìm tòi, khám phá, phát hiện kiến thức, hạn chế sử dụng nguồn tư liệu để minh hoạ) Ở một số bài, phải làm rõ mối liên hệ dọc theo mạch kiến thức môn học trong CT, SGK các lớp đã học và mối quan hệ liên môn với các môn học khác để khắc sâu kiến thức; đ) Tích luỹ khai thác sử dụng hồ sơ chuyên môn, liên hệ thực tế sinh động để làm sâu thêm bài giảng; giao bài tập, chủ đề ngghiên cứu, sưu tầm về nhà để rèn luyện kỹ năng tự học, tự nghiên cứu cho HS; e) GV sử dụng lời nói với mức cần thiết, kết hợp sử dụng sơ đồ để diễn đạt thật rõ ràng, súc tích; ngôn ngữ chuẩn xác, trong sáng, dễ hiểu, coi trọng việc khuyến khích, động viên HS học tập, tổ chức hợp cho HS làm việc cá nhân và theo nhóm; GV không nói buông lững để HS nói theo; g) Rèn luyện cho HS biết lựa chọn PPHT có hiệu quả, dạy học sát đối tượng, coi trọng bồi dưỡng HS khá giỏi và kiên trì giúp đỡ HS học lực yếu kém; h) GV nắm vững kỹ năng và kỹ thuật dạy học cần thiết để tiến hành bài dạy đạt hiệu quả tối ưu (kỹ năng sử dụng TB, viết bảng, vẽ hình, diễn giảng, tổ chức lớp duy trì trật tự và trạng thái chú ý, thao tác mẫu…; kỹ thuật tiến hành cấc hoạt động dạy học cụ thể: Dạy học vi mô, điều khiển các nhóm, dạy học nêu vấn đề, dạy học theo cấu trúc Graph…); i) Quán triệt đặc trưng của môn học: Chú trọng bồi dưỡng năng lực cảm thụ, để nắm vững từng chủ đề, rèn luyện kỹ năng bằng lời nói, chữ viết, hình vẽ. 2. Vấn đề đổi mới PPDHđổi mới kiểm tra đánh giá Quá trình dạy học bao gồm các hoạt động giảng day và kiểm tra, đánh giá kết qủa học tập, rèn luyện của HS. Trong thực tế, việc đổi mới kiểm tra, đánh giá của GV biểu hịên qua một học một số ưu điểm sau đây: a) Đánh giá sát đúng trình độ HS với thái độ khách quan, công minh động viên suy nghĩ sáng tạo và hướng dẫn HS biết tự đánh giá kết quả học tập, phân biệt được sai đúng và tìm ra nguyên nhân để rèn luyện kỹ năng tư duy; b) Kết hợp một cách hợp hình thức tự luận với hình thức trắc nghiệm trong kiểm tra, đánh giá; vận dụng các kiểu câu hỏi trắc nghiệm phù hợp (đúng- sai, điền khuyết. trả lời ngắn, ghép đôi, nhiều lựa chọn…) với nhiều phiên bản để hạn chế tình trạng HS xem bài của bạn; c) Thực hiện dúng qui định của qui chế, tiến hành đủ số lần kiểm tra thường xuyên, định kì, học kì, cả thuyết và thực hành; d) Lấy đề kiểm tra ngoài để khách quan hoá việc đánh giá HS; đ) Quán triệt đặc trưng của môn học để tăng hiệu quả, hạn chế việc ghi nhơ máy móc, từng bước ra đề “mở” đòi hỏi vận dụng tổng hợp kiến thức, kỹ năng và có thể biểu đạt chính kiến của mình khi làm bài. * Một số tồn tại, hạn chế. - Một GV còn đánh giá HS mang tính áp đặt, chủ quan thậm chí một số GV có kiểm tra nhưng không chấm bài mà vẫn cho điểm theo cảm nhận của mình gây sự bất bình, chán nản trong HS. - Phần đông GV khi dạy trên lớp đã thực hiện đổi mới PP (như sử dụng nhiều nguồn tư liệu, hệ thống kênh hình, ứng dụng CNTT…yêu cầu HS quan sát, nghiên cứu để tìm tòi, khám phá, phát hiện kiến thức song khi kiểm tra vẫn theo lối củ, yêu cầu HS học thuộc lòng (ghi nhớ máy móc) tạo ra sự bất cập, mâu thuẩn giữa yêu cầu đổi mới PPDH và kiểm tra, đánh giá.Vì vậy việc đánh giá HS không đúng, không phù hợp không động viên được HS tích cực trong học tập. III. ĐỔI MỚI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ THÚC ĐẨY ĐỔI MỚI PPDH 1. Đổi mới mục đích đánh giá Mục tiêu của bộ môn không chỉ đánh giá việc lĩnh hội kiến thức mà cần chú ý hơn vào việc đánh giá kĩ năng vì mục tiêu cao hơn hình thành năng lực của người lao động. 2. Đổi mới nội dung kiểm tra đánh giá - phải đánh giá một cách toàn diện kết quả học tập, phấn đấu của HS; cần chú trọng tới hiệu quả của hoạt động giảng dạy trong việc phát huy khả năng của người học trên cơ sở đó giúp HS và GV hiểu được những điểm mạnh, điểm yếu và những lỗ hỏng kiến thức của từng HS để có kế hoạch phát huy hoặc khắc phục kịp thời. Đánh giá là công cụ học tập chứ không đơn thuần là đơn vị đo lường.Vì vậy, nội dung đánh giá cần chú ý tới kết quả đầu ra, tức là kết quả của một quá trình học tập trong một thời gian, cái mà HS học được chứ không phải cái dạy (kiến thức, kĩ năng, khả năng giao tiếp, thái độ) - Nội dung đánh giá cần phải có sự phân hoá trong kiểm tra, đánh giá. Mỗi đề kiểm tra nên đảm bảo70% câu hỏi, bài tập đo được mức độ trình độ chuẩn về nội dung học vấn dành cho mọi HS THPT, 30% còn lại phản ánh mức độ nâng cao, dành cho HS có năng lực trí tuệ và thực hành cao hơn. Để đạt được mục tiêu GD bộ môn, trong thời gian tới, đánh giá cần chú ý một số điểm sau: + Về mặt kiến thức Kết quả học tập của HS cấp THCS và THPT cần được đánh giá theo 3 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng (nhận biết: HS nhớ được khái niệm; thông hiểu: Hiểu được các khái niệm cơ bản, có thể vận dụng tương tự như đã được học; vận dụng xác lập được sự líên kết lôgic giữa các khái niệm cơ bản có thể vận dụng chúng để tổ chức lại các thông tin đã được trình bày gióng với bài giảng của GV mặt khác có thể sử dụng các kiền thức để giải quyết các vấn đề mới Điều này liên quan đến cả quá trình học tập chứ không chỉ kết quả cuối cùng. + Về kĩ năng Cung cấp kiến thức cho HS không chỉ qua hệ thống kênh chữ mà còn chú trọng cung cấp kiến thức qua hệ thống kênh hình: Bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh…), việc kiểm tra, đánh giá kĩ năng của HS cần tập trung vào các kĩ năng sau: * Kỹ năng tính toán. * Sử dụng mô hình lược đồ, bản đồ. * Vẽ, nhận xét và phân tích biểu đồ, đò thị, lát cắt, sơ đồ * Phân tích số liệu thống kê. * Quan sát, nhận xét tranh ảnh, hình vẽ. * Kĩ năng thu thập, xữ thông tin, viết báo cáo và trình bày các thông tin Địa lí. 3. Về hình thức kiêm tra, đánh giá Cần đa dạng hiauarvaf linh hoạt các hình thức kiểm tra, đánh giá, cụ thể là: + Bên cạnh việc hoàn thiện hình thức kiểm tra truyền thống (nói, viết, bài tập), cần từng bước kiểm tra đánh giá mới như phiếu hỏi, phiếu quan sát, các bài tập theo chủ đề kiểm tra, đánh giá trong cả tiết học kết hợp KT kiến thức củ và kiến thức mới… + Kết hợp đánh giá của GV và đánh giá của HS, đánh giá định kì và đánh giá trong suốt cả quá trình học tập của HS. Để tạo điều kiện cho HS tham gia đánh giá GV phải xây dựng tiêu chí đánh giá cụ thể và công khai hoá các tiêu chí đánh giá. Qua đó HS có thể tự đánh giá được mức độ đạt được của mình so với mục tiêu của môn học, thấy được những điểm mạnh cần phát huy và những điểm yếu cần khắc phục đồng thời HS thấy được sự chính xác, khách quan của GV khi đánh giá. 4. Về PP và kĩ thuật kiểm tra, đánh giá Tuỳ thuộc vào mục đích, đối tượng, điều kiện tiến hành đánh giá, có thể kể ra một số PP đánh giá sau: + PP quan sát, ghi chép nhật kí. + PP nghiên cứu các sản phẩm hoạt động. + PP trắc nghiệm. + PP tự đánh giá. + PP kết hợp giữa GV và HS. IV. TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHUYÊN MÔN VÀ GIÁO VIÊN 1.Tổ chuyên môn: - Tổ chức tốt việc nghiên cứu, thảo luận cách giải quyết những vấn đề mới về chuyên môn, dự giờ rút kinh.nghiệm để phát huy hiệu quả bồi dưỡng; - Đề xuất với BGH đánh giá phân loại GV một cách khách quan, công bằng, phát huy vai trò của GV giỏi, hỗ trợ, giúp đỡ GV yếu mới ra trường; - Phản ánh, đề xuất với nhà trường về công tác chuyên môn và công tác bồi dưỡng GV, phát hiện và đề nghị nhân điển hình tiên tiến về chuyên môn. - Thống nhất về cách thức kiểm tra, đánh giá phù hợp với đổi mới PPDH. 2. Giáo viên - Tự giác tham gia lớp bồi dưỡng, tự bồi dưỡng và hoàn thành nhiệm vụ giáo viên cốt cán chuyên môn khi được lựa chọn; - Thực hiện đổi mới PPDH đi đôi với trách nhiệm hình thành PPHT khoa học cho HS với đổi mới PP kiểm tra, đánh giá nhằm phát huy vai trò tích cực, năng động, sáng tạo, tự giác trong học tập và rèn luyện; - Tham gia dự giờ đồng nghiệp, tiếp nhận đồng nghiệp dự giờ của mình, thẳng thắn góp ý cho đồng nghiệp và khiêm tốn tiếp thu góp ý của đồng nghiệp, tự giác tham gia hội giảng, thao giảng, thi GV giỏi, báo cáo kinh nghiệm để chia sẽ, học hỏi kinh nghiệm. Đông Hà, ngày 10 tháng 03 năm 2009 Trưởng bộ môn Trần Thị Ngọ . CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ THÚC ĐẨY ĐỔI MỚI PPDH MÔN ĐỊA LÍ I.KHÔNG NGỪNG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC LÀ YÊU CẦU TẤT YẾU 1. Vai trò của PPDH. kỹ thuật dạy học cho dạy học cho HS; Công tác quản lí chỉ đạo về đổi mới PPDH của cấc cơ quan quản lí giáo dục và các trường học chưa đáp ứng được yêu

Ngày đăng: 05/08/2013, 01:27

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan