sản xuất vật chất

3 2.4K 47
sản xuất vật chất

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Đề tài: Tại sao nói sản xuất vật chất là nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội? Từ đó rút ra ý nghĩa của phương pháp luận gì?Vận dụng của Đảng ta trong quá trình đổi mới 1. Sản xuất vật chất là nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển xã hội: 1.1 Sản xuất: Sản xuất là loại hình hoạt động đặc trưng của con người và xã hội loài người. Bao gồm sản xuất vật chất, sản xuất tinh thần,và sản xuất ra chính bản thân con người.Trong đó sản xuất vật chất là yếu tố quyết định. 1.2 Sản xuất vật chất: Sản xuất vật chất là loại hình hoạt động thực tiễn đặc trưng của con người với mục đích cải biến các đối tượng của giới tự nhiên theo nhu cầu tồn tại phát triển của con người và xã hội. 1.3 Sản xuất vật chất là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển xã hội: 1.3.1 Không có sản xuất vật chất thì không có của cải vật chất, không có của cải vật chất thì con người không tồn tại. Sản xuất vật chất là nền tảng của đời sống xã hội.Đó là yêu cầu khách quan của sự sinh tồn và phát triển của xã hội. Con người muốn cải tạo thế giới tự nhiên theo ý muốn chủ quan của mình, trước tiên là phải tồn tại được nhưng để có thể tồn tại thì con người cần phải có những yếu tố được gọi là nhân tố sống cơ bản như ăn uống,nhà ở,phương tiện đi lại,… Trải qua lịch sử lâu dài chinh phục tự nhiên,con người ngày càng hiểu rõ hơn sức mạnh của mình.Do xã hội loài người không thể thỏa mãn nhu cầu của mình bằng những cái có sẳn trong tự nhiên, cho nên để duy trì và ngày càng nâng cao đời sống, con người cần sản xuất ra của cải vật chất nhiều hơn. Vì vậy sản xuất vật chất là điều kiện cơ bản để mọi xã hội tồn tại và phát triển, là một hành động lịch sử mà hiện nay cũng như hàng ngàn năm trước con người vẫn tiến hành. Lịch sử xã hội loài người còn chỉ ra rằng mọi quan hệ phức tạp của đời sống xã hội dù thể hiện trong bất kì lĩnh vực nào, chính trị hay pháp quyền, nghệ thuật hay đạo đức, tôn giáo hay khoa học…đều hình thành và biến đổi trên cơ sở vận động của sản xuất vật chất. 1.3.2 Sản xuất là cơ sở hình thành nên tất cả các mối quan hệ khác Bất cứ một tổ chức hệ thống vật chất nào cũng đều có những kiểu quan hệ nhất định giữa các yếu tố cấu thành nó. Xã hội loài người là một tổ chức hệ thống vật chất, giữa các yếu tố cấu thành nó cũng có những kiểu quan hệ nhất định. Trong đó, các quan hệ xã hội về nhà nước, chính trị, pháp quyền, nghệ thuật, khoa học…đều được hình thành và phát triển trên cơ sở sản xuất vật chất nhất định. Trong quá trình đó, con người đồng thời sản xuất ra và tái sản xuất lại các mối quan hệ xã hội của mình. Cùng với việc cải biến thế giới tự nhiên, con người cũng phải cải biến bản thân mình và cải biến các mối quan hệ con người với nhau. Điều này làm cho việc cải biến thế giới tự nhiên có hiệu quả hơn. 1.3.3 Sản xuất vật chất là cơ sở cho tiến bộ xã hội: Sản xuất vật chất xã hội không bao giờ dừng ở trình độ cũ mà không ngừng phát triển từ thấp lên cao.Mỗi khi sản xuất đã phát triển lên một giai đoạn mới, phương thức sản xuất cũng thay đổi mà trước hết là sự thay đổi của kĩ thật sản xuất, năng xuất lao động dược nâng cao, quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất cũng thay đổi kéo theo sự thay đổi về mọi mặt của đời sống xã hội. 1.3.4 Sản xuất vật chất là mối quan hệ giữa con người với tự nhiên và mối quan hệ giữa con người với nhau trong mỗi giai đoạn của lịch sử được biểu hiện ở một phương thức sản xuất nhất định Mối quan hệ giữa con người với tự nhiên và giữa con người với nhau trong quá trình sản xuất vật chất ở từng giai đoạn của lịch sử phát triển của xã hội loài người được chủ nghĩa duy vật lịch sử thể hiện trong phạm trù phương thức sản xuất. Phương thức sản xuất là cách thức tiến hành sản xuất,là sự thống nhất giữa lực lượng sản xuất ở một trình độ nhất định và quan hệ sản xuất tương ứng.Đây là yếu tố quyết định tính chất,kết cấu,qui định sự vận động và phát triển của xã hội. Do vậy khi nghiên cứu quy luật phát triển của lịch sử xã hội loài người chúng ta phài bắt đầu từ việc nghiên cứu vấn đề sản xuất chứ không phải bắt đầu từ tư tưởng chính trị, pháp quyền…như quan niệm của chủ nghĩa duy tâm. Ph. Ăngghen viết: “ C. Mác đã phát hiện ra lịch sử loài người, nghĩa la tìm ra cái sự thật giản đơn…là trước hết con người cần phải ăn, uống, ở và mặc, sing con để duy trì nói giống…trước khi có thể lo đến chuyện chính trị, tôn giáo… Kết luận: Trong quá trình sản xuất vật chất con người không ngừng làm biến đổi tự nhiên, biến đổi xã hội, đồng thời làm biến đổi bản thân mình. Sản xuất vật hất không ngừng phát triển. Sự phát triển của sản xuất vật chất quyết định sự biến đổi, phát triển của các mặt đời sống xã hội, quyết định sự phát triển xã hội từ thấp đến cao. 2. Ý nghĩa phương pháp luận của sản xuất vật chất: Nhấn mạnh và phát huy vai trò của lực lượng sản xuất trong quá trình sản xuất. Phát huy tính năng động sáng tạo của nhân tố con người việc nhận thức được quy luật của sản xuất vật chất từ đó xác định được mục tiêu và đề ra phương hướng sản xuất phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả lao động. Con người cần phải biết xây dựng quan hệ tốt đẹp để quá trình sản xuất vật chất diễn ra dễ dàng. Cần tôn trọng tính khách quan của vật chất và các quy luật khách quan của sản xuất vật chất trong quá trình lao động sản xuất, cải tạo thế giới khách quan phù hợp với nhu cầu của con người. Tùy theo quá trình sản xuất vật chất ở mỗi giai đoạn lịch sử nhất định mà con người cần tìm ra được phương thức sản xuất phù hợp để nâng cao hiệu quả sản xuất. 3. Sự vận dụng của Đảng ta trong quá trình đổi mới: Sau khi giải phóng đất nước, nền kinh tế của nước ta là nền kinh tế tập trung bao cấp. Đây là thời kì làm chung hưởng chung, năng suất lao động thấp, kinh tế kém phát triển. Ví dụ: làm theo hợp tác xã, mỗi buổi sáng sẽ có một tiếng kẻng để mọi người tập trung đi làm nhưng khi ra đồng có người làm người không, vậy mà vẫn được chấm công như nhau dẫn đến mâu thuẫn cá nhân ảnh hưởng đến quá trình sản xuất. Trước thực trạng đó, Đảng và Nhà Nước ta nhận ra phương thức sản xuất đó không còn phù hợp nên đã đưa ra đường lối đổi mới để thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu. Vì thế, ở Đại hội VI (15-18/12/1986), Đảng đề ra: Sản xuất vật chất đủ cho tiêu dùng và có tích lũy, xây dựng 1 nền cơ cấu kinh tế hợp lý nhằm phát triển sản xuất (đặc biệt là hướng vào sản xuất nông nghiệp, trọng tâm là lương thực thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu) Xây dựng và hoàn thiện một bước quan hệ sản xuất mới phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất nhằm nâng cao sản xuất vật chất. Dựa vào nguyên tắc phát triển sản xuất để tiến hành cải tạo XHCN nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và nâng cao thu nhập cho người lao động. Đại hội VI đã tìm ra được lối thoát cho khủng hoảng kinh tế xã hội, thể hiện quan điểm đổi mới toàn diện của đất nước. Nhưng do sự biến động của các nước XHCN Đông Âu gây ảnh hưởng đến Việt Nam, do đó khủng hoảng kinh tế vẫn diễn ra nghiêm trọng. Trong những năm 1987-1988, lương thực thực phẩm thiếu dẫn đến nạn đói xảy ra nhiều nơi, đời sống nhân dân khó khăn. Chính vì vậy mà trong Đại hội VII và VIII, Đảng ta đã tập trung vào phát triển lực lượng sản xuất, phát triển một nền nông nghiệp toàn diện. Xây dựng và phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, phát triển kinh tế theo hướng xã hội chủ nghĩa và công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Trích trong Đại hội VIII,Đảng đã khẳng định “ Xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất-kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý,quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất,đời sống vật chất và tinh thần cao,quốc phòng an ninh vững chắc,dân giàu nước mạnh,xã hội công bằng văn minh’’. Trải qua các lần đại hội,Đảng ta ngày càng hoàn thiện phương thức sản xuất vật chất,xây dựng đường lối đổi mới phù hợp với từng thời kì phát triển,cải thiện được đời sống nhân dân,quan hệ xã hội tốt đẹp,lành mạnh.Nhờ sự vận dụng đúng đắn quá trình sản xuất vật chất vào công cuộc đổi mới của Đảng ta đã tạo điều kiện cho nước ta xây dựng và phát triển hội nhập với các nước trên thế giới. . hội: 1.1 Sản xuất: Sản xuất là loại hình hoạt động đặc trưng của con người và xã hội loài người. Bao gồm sản xuất vật chất, sản xuất tinh thần,và sản xuất ra chính bản thân con người.Trong đó sản xuất. người và xã hội. 1.3 Sản xuất vật chất là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển xã hội: 1.3.1 Không có sản xuất vật chất thì không có của cải vật chất, không có của cải vật chất thì con người. hàng xuất khẩu) Xây dựng và hoàn thiện một bước quan hệ sản xuất mới phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất nhằm nâng cao sản xuất vật chất. Dựa vào nguyên tắc phát triển sản xuất

Ngày đăng: 09/07/2014, 00:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan