1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

KINH TẾ VIỆT NAM - GIAI ĐOẠN QUÁ ĐỘ ĐỔI MỚI (1976-1986)

38 4,4K 59

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 1,19 MB

Nội dung

Nội dung nghị quyết nói: “Tình hình mới đòi hỏi phải thống nhất tiền tệ và củng cố tiền tệ trong cả nước, làm cho đồng tiền của ta thực hiện được chức năng là thước đo giá trị của hàng h

Trang 1

MỞ ĐẦU

Sau đại thắng mùa Xuân 1975, cả nước ta bước vào kỷ nguyên độc lập, thống nhất và quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội Đất nước đã hoàn toàn độc lập, thống nhất, có tài nguyên phong phú, dồi dào sức lao động, nhân dân có truyền thống lao động cần cù, thông minh, sáng tạo, có cơ sở vật chất - kỹ thuật ban đầu của miền Bắc sau 20 năm xây dựng Đó là những thuận lợi

để cả nước đi vào khắc phục hậu quả của mấy mươi năm chiến tranh để lại

và xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn trên con đường quá

độ tiến lên chủ nghĩa xã hội

Việc hoàn thành thống nhất đất nước về mặt Nhà nước phản ánh yêu cầu tất yếu khách quan của cách mạng Việt Nam; đồng thời nó thể hiện tinh thần đoàn kết thống nhất và ý chí quyết tâm xây dựng một nước Việt Nam thống nhất của dân tộc Việt Nam

Hoàn thành thông nhất đất nước về mặt Nhà nước đã tạo nên những cơ sở pháp lí mới rất thuận lợi để phát huy sức mạnh toàn diện của đất nước, những khả năng to lớn để bảo vệ Tổ quốc và mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế

Như chủ tịch Hồ Chí Minh sinh thời từng nói “lấy được chính quyền đã khó, giữ được chính quyền càng khó hơn” Sự thực sau khi đất nước thống nhất

là như vậy, nước ta trải qua hết khó khăn này đến khó khăn khác, đó là tiếp tục bảo vệ đất nước ở cả hai đầu Bắc và Nam, đó còn là tình trạng khủng hoảng kinh tế…Dưới sự lãnh đạo của Đảng đã từng bước vượt qua khó khăn đó

Trang 2

NỘI DUNG

Chương 1

Giai ®o¹n thùc hiÖn kÕ ho¹ch 5 n¨m 1976 - 1980

1.1 Tình hình Việt Nam sau Đại thắng Xuân 11975

Sau 30 năm chiến tranh gian khó (1945-1975), “Ba mươi năm dân chủ

cộng hòa ấy”, mà đỉnh cao là “Đại thắng Xuân 1975, đỉnh cao là chiến dịch

Hồ Chí Minh lịch sử đã kết thúc thắng lợi trọn vẹn sự nghiệp cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước Từ đây, nhân dân cả nước ta cùng tiến hành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, phấn đấu đi tới một xã hội công bằng, dân chủ và văn minh, mọi người dân đều có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc”1

Song trước mắt, chiến tranh kéo dài hơn 20 năm trên đất nước ta

đã để lại những hậu quả rất nghiêm trọng

Miền Bắc đã có trên 20 năm thực hiện cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa; nhưng trong quá trình đó, phải trải qua 2 lần chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân rất tàn bạo của đế quốc Mĩ, kéo dài khoảng 5 năm Chiến tranh không chỉ tàn phá các cơ sở kinh tế công, nông nghiệp, các tuyến đường giao thông, trường học, bệnh viện, các thành phố, thị xã… , mà còn làm đảo lộn nền nếp quản lí kinh tế đã được xây dựng trong nhiều năm trước

Ở miền Nam, một số phần tử ngoan cố trong ngụy quân, ngụy quyền lén lút hoạt động chống phá Chúng lợi dụng Nhà nước gặp khó khăn

để kích động, lôi kéo quần chúng nhẹ dạ, móc nối với bọn phản động bên ngoài gây rối loạn trong nước Một số phần tử khác nằm im chờ thời Bên cạnh đó, chiến tranh và chủ nghĩa thực dân mới của đế quốc Mĩ để lại những di hại xã hội hết sức nặng nề và kéo dài Đó là nạn xì ke, ma tuý, lưu

Trang 3

manh, bụi đời, đĩ điểm đầy rẫy trong các thành phố, thị xã Số người thất nghiệp và số người mù chữ cũng rất đông Riêng thành phố Sài Gòn, sau ngày được giải phóng, “ có tới 200.000 gái làm tiền chuyên nghiệp; nhiều người mắc bệnh xã hội (200.000 người bị bệnh lao, 350.000 người bị bệnh

da liễu ); đội ngũ thất nghiệp lên tới 1.500.000 người”2 Bên cạnh đó, nền kinh tế miền Nam, tuy trong chừng mực nhất định có bước phát triển, nhưng

về cơ bản vẫn là nông nghiệp lạc hậu, sản xuất nhỏ là phổ biến, mất cân đối

và lệ thuộc nặng nề vào nước ngoài

Mặt khác, sau ngày miền Nam được hoàn toàn giải phóng, non sông

đã nối liền một dải, đất nước ta đã được thống nhất về lãnh thổ

Tất cả tình hình trên đặt ra yêu cầu cấp bách trước mắt là vừa phải nhanh chóng khôi phục kinh tế, khắc phục hậu quả của chiến tranh, tạo cơ sở cho cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội; vừa phải tiến hành thống nhất đất nước về Nhà nước để tiến tới thống nhất đất nước trên mọi phương diện Thống nhất đất nước không chỉ là yêu cầu của cách mạng, mà còn là nguyện vọng tha thiết và tình cảm thiêng liêng của dân tộc ta

Kinh tế Việt Nam giai đoạn 1976-1986 là giai đoạn áp dụng mô hình kinh tế cũ ở miền Bắc cho cả nước sau khi thống nhất và đồng thời là giai đoạn của những tìm tòi để thoát khỏi mô hình này Đây là thời kỳ của 2 kế hoạch 5 năm 1976-1980 và 1981-1986

do ở miền Nam Tại cuộc họp trù bị của Hội nghị lần thứ 24 Ban chấp hành

Trung ương Đảng Lao động Việt Nam khóa III, ông đã phát biểu: “Ở miền Bắc trước đây phải hợp tác hóa ngay lập tức Nhưng miền Nam bây giờ

2 TS Nguyễn Xuân Minh Lịch sử Việt Nam sđd, tr 371.

Trang 4

không thể làm như vậy Phải có tư sản, phải cho nó phát triển phần nào đã

Bộ Chính trị sau khi nghiên cứu thấy rằng cần phải để mấy thành phần kinh

tế là quy luật cần thiết trong giai đoạn bước đầu này Xưa nay ở miền Bắc chúng ta có một số sai lầm, là vì chúng ta đã đi sai quy luật Nếu chúng ta đi sai quy luật mà đưa vào miền Nam thì càng sai lắm”.

Tuy nhiên, đa số Ban chấp hành Trung ương Đảng lúc ấy muốn áp dụng mô hình kinh tế của miền Bắc cho miền Nam Vì thế, Hội nghị cuối cùng quyết nghị: xóa bỏ tư sản mại bản, cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với tư sản dân tộc, thí điểm xây dựng hợp tác xã, cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với thủ công nghiệp và thương nghiệp nhỏ

Tiếp theo, Đại hội Đại biểu Toàn quốc của Đảng Lao động Việt Nam được tổ chức vào tháng 12 năm 1976 Tại đây, Đại hội quyết nghị đổi tên nước thành Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đổi tên Đảng thành Đảng Cộng sản Việt Nam, khẳng định đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội trên cả nước Nội dung chính của đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội là:

Thứ nhất, thực hiện sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa Sản xuất lớn có

nghĩa là nền kinh tế dựa vào những đơn vị có quy mô lớn, huyện trở thành pháo đài kinh tế-xã hội, các tỉnh được sáp nhập lại còn 29 tỉnh Còn sản xuất

xã hội chủ nghĩa tức là nền kinh tế dựa vào 2 thành phần kinh tế cơ bản: quốc doanh (trong công và thương nghiệp) và tập thể (trong nông nghiệp - với hợp tác xã cấp cao là nòng cốt) Để thực hiện được sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, cần tiến hành đồng thời 3 cuộc cách mạng: quan hệ sản xuất, khoa học kỹ thuật, và văn hóa tư tưởng Cách mạng quan hệ sản xuất có nội dung cơ bản là cải tạo các thành phần kinh tế tư nhân, cá thể, biến chúng thành các thành phần kinh tế quốc doanh và tập thể - gọi chung là cải tạo xã hội chủ nghĩa

Thứ hai, làm chủ tập thể Đây là một tư tưởng do Lê Duẩn sáng tạo (mà

rất ít người hiểu)

Trang 5

Thứ ba, áp dụng chế độ kế hoạch hóa tập trung Đây là mô hình chung

ở các nước xã hội chủ nghĩa Ở Việt Nam nó được thực hiện theo một công

thức do Lê Duẩn sáng tạo, đó là: Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân lao động làm chủ Tại Đại hội IV, đường lối này được thể hiện bằng chủ

trương tiến hành kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm 1976-1980 Theo kế hoạch

do Đại hội IV định hướng, sản xuất xã hội sẽ tăng bình quân hàng năm 15%, thu nhập quốc dân tăng 13-14%, giá trị tổng sản lượng nông nghiệp tăng 8-10%, năng suất lao động xã hội tăng 7,5-8%, lương thực quy thóc đạt ít nhất 21 triệu tấn vào năm 1980, thịt hơi các loại đạt 1 triệu tấn

14-Thứ tư, công nghiệp nặng được lựa chọn làm ngành động lực chính của

tăng trưởng và phát triển kinh tế

Thứ năm, Nhà nước độc quyền về kinh tế đối ngoại.

1.3 Đẩy mạnh sản xuất tập trung ở Miền Bắc

Theo Kế hoạch 5 năm 1976-1980 thì diện tích đơn vị sản xuất, tức hợp tác xã nông nghiệp ở Miền Bắc tăng gấp hai đến 2,5 lần hầu kích thích sản xuất nhưng năng suất vẫn trì trệ Tính trên đầu người thì lượng thực phẩm ở Miền Bắc giảm từ 248 kg vào năm 1976 xuống chỉ còn 215 kg vào năm 1980

Dù không đạt được mục đích chính phủ vẫn quyết định áp dụng cùng một chính sách ở Miền Nam vừa mới thống nhất

1.4 Cải tạo xã hội chủ nghĩa ở miền Nam

1.4.1 Hợp tác hóa

Việc hợp tác hóa ở miền Nam được tiến hành khẩn trương trong các năm từ 1977 đến 1980 Theo kế hoạch thì ruộng đất được tập hợp lại để tổ chức canh tác tập thể, sản phẩm được phân chia căn cứ theo mức đóng góp Máy móc nông nghiệp của nông dân bị trưng mua để thành lập các tập đoàn phục vụ sản xuất nông nghiệp Các tập đoàn sản xuất có nghĩa vụ bán sản phẩm của mình cho Nhà nước theo giá kế hoạch thấp hơn rất nhiều giá thị trường Bù lại, Nhà nước cung cấp vật tư và hàng hóa tiêu dùng cho các tập

Trang 6

đoàn.Tuy nhiên tình hình kinh tế Miền Nam không thích hợp với mô hình hợp tác hóa vì chương trình "Người cày có ruộng" vào đầu thập niên 1970 đã phân phối ruộng đất khiến đa số nông dân Miền Nam thuộc hạng trung nông với năng suất khá cao Hơn nữa chính quyền cũng đã nhận thấy lịch sử hợp tác hóa ở miền Bắc đã gặp nhiều thất bại nên hợp tác hóa ở miền Nam cũng bị

bỏ dở

Tính đến cuối năm 1979, ở Miền Nam thành lập được 1.286 hợp tác xã

và hơn 15.000 tổ sản xuất bao gồm khoảng 50% nông dân Vậy mà sang năm

1980 các tổ chức này đã tan rã, chỉ có trên giấy tờ mà không hoạt động được như kế hoạch Hậu quả là sản xuất nông nghiệp khựng lại trong khi dân số tăng, gây ra cảnh thiếu thực phẩm khiến từ năm 1976 đến 1980 mặc dù trong hoàn cảnh hòa bình Việt Nam phải nhập lương thực thực phẩm

1.4.2 Cải tạo công thương nghiệp

Cuối tháng 8 năm 1975, Bộ Chính trị Đảng Lao động Việt Nam đã chỉ đạo tiến hành các chiến dịch cải tạo Chủ yếu là cải tạo các nhà Tư bản lớn và

Tư Sản mại bản Song song với tấn công tư sản mại bản, chiến dịch di dân thành phố về nông thôn, đưa những người buôn bán về các vùng kinh tế mới

Dù vậy, các hoạt động cải tạo công thương ở miền Nam cho đến trước năm 1978 vẫn diễn ra một cách thận trọng Vị Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh lúc đó là Nguyễn Văn Linh là người am hiểu tình hình giới tư sản miền Nam, nên các biện pháp của ông mềm dẻo, tỏ thái độ trân trọng và có văn hóa đối với giới tư sản Nhưng chính điều này khiến Nguyễn Văn Linh bị mất chức bí thư thành ủy vào năm 1978, bị đưa ra khỏi Bộ Chính trị, điều chuyển khỏi công tác phụ trách Ban Cải tạo công thương nghiệp tư doanh Trung ương sang phụ trách công tác dân vận, công đoàn

Từ năm 1978, hoạt động cải tạo công thương nghiệp diễn ra mạnh hơn Đối tượng bị cải tạo rộng hơn trước Sâu rộng với toàn giới là cuộc đổi tiền năm 1978

Trang 7

1.5 Thống nhất tiền tệ

Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, Việt Nam thống nhất lãnh thổ và tiếp sau đó là thống nhất về chế độ chính trị Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam tự giải tán và chính thức hợp nhất với chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa để ra đời chính quyền Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam cũng tuyên bố hợp nhất với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Tuy nhiên, nền kinh tế quốc gia vẫn còn

bị chia cắt trên một số lĩnh vực Một trong số đó là việc tồn tại đồng thời 2 đơn

vị tiền tệ: Đồng (tiền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa) và Đồng (tiền Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam) Việc chấp nhận 2 đơn vị tiền tệ cùng tồn tại thời gian đầu được Đảng Cộng sản Việt Nam lí giải là do "tuy là một nước thống nhất, nhưng do còn có sự khác biệt về phương thức sản xuất và phân phối, chúng ta phải tạm thời cho lưu hành hai đồng tiền khác nhau ở hai miền" Tuy nhiên, Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn xem điều này là "trở ngại trong giao lưu kinh tế và thanh toán giữa hai miền" Mặt khác, quốc hiệu của Việt Nam đã được đổi thành Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, không dùng quốc hiệu cũ vẫn ghi trên các đơn vị tiền tệ đang lưu thông Do đó, Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam đã có chủ trương thống nhất tiền tệ

Ngày 01 tháng 4 năm 1978, Bộ Chính trị ra nghị quyết số 08-NQ/TW

về việc phát hành tiền ngân hàng mới, thu hồi tiền ngân hàng cũ ở hai miền,

thống nhất tiền tệ trong cả nước Nội dung nghị quyết nói: “Tình hình mới đòi hỏi phải thống nhất tiền tệ và củng cố tiền tệ trong cả nước, làm cho đồng tiền của ta thực hiện được chức năng là thước đo giá trị của hàng hoá, là phương tiện để lưu thông hàng hoá, để tính toán và thanh toán giữa các ngành kinh tế quốc dân, là công cụ trong tay Nhà nước để tổ chức sản xuất, lưu thông, phân phối, tổ chức đời sống nhân dân, phục vụ cải tạo các thành

Trang 8

phần kinh tế theo chủ nghĩa xã hội và phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa”.

Việc phát hành tiền mới, thống nhất tiền tệ lần này phải đạt được

những yêu cầu chủ yếu

Xây dựng hệ thống tiền tệ thống nhất và ổn định cho cả nước, làm công cụ có hiệu lực trong tay Nhà nước để thúc đẩy kế hoạch hoá tổ chức sản xuất, tổ chức đời sống nhân dân, phân công mới lao động xã hội, phục

vụ sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và cải tạo các thành phần kinh tế theo chủ nghĩa xã hội

Qua thu đổi và quản lý tiền tệ và những biện pháp kinh tế khác, tước đoạt lại phần thu nhập của bọn đầu cơ tích trữ, bọn ăn cắp và những nguồn thu nhập không chính đáng khác, góp phần đấu tranh nhằm xoá bỏ bóc lột, xoá bỏ lối làm ăn phi pháp, phá rối thị trường của tư thương, phục vụ và thúc đẩy cải tạo xã hội chủ nghĩa ở miền Nam, hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đưa cả nước tiến lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa

Nắm tình hình thu nhập bằng tiền ở các vùng, trong các cơ quan, xí nghiệp và các tầng lớp dân cư để có kế hoạch và biện pháp tăng cường công tác tổ chức điều hoà lưu thông tiền tệ, bảo đảm yêu cầu sản xuất, tiêu dùng của nhân dân, phục vụ lưu thông hàng hoá và thúc đẩy việc cải tiến và tăng cường quản lý kinh tế, quản lý tài chính trong các ngành và ở các địa phương

Nội dung này cho thấy việc thống nhất tiền tệ vừa bao gồm mục đích tạo thuận lợi cho trao đổi và thanh toán, vừa bao gồm mục đích kiểm soát lượng tiền trong lưu thông, lại vừa bao gồm mục đích cải tạo xã hội chủ nghĩa

Ngày 02 tháng 5 năm 1978, Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam đã

ra quyết nghị số 230 NQ-QH/K về việc Thống nhất tiền tệ trong cả nước, thu đổi tiền Ngân hàng Nhà nước hiện đang lưu hành ở hai miền Việt Nam và phát hành tiền mới của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Trang 9

Ngày 05 tháng 5 năm 1978, công việc đổi tiền được tiến hành trên toàn quốc 1 đồng (tiền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa) đổi bằng 1 đồng mới, 0,80 đồng (tiền Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam) đổi bằng 1 đồng mới

Như thế về mặt tiền tệ Ngân hàng, vẫn có những hạn chế khiến cho nó là rào cản của nền kinh tế “trong cơ chế cũ tập trung quan liêu, bao cấp chỉ có một loại ngân hàng duy nhất là ngân hàng nhà nước, có chi nhánh ở các tỉnh , Huyện, vừa thực hiện chức năng quản lý nhà nước

về tiền tệ, vừa trực tiếp kinh doanh tiền tệ” 3

1.6 Hội nhập kinh tế

Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, Hoa Kỳ lập tức triển khai cấm vận kinh tế đối với Việt Nam Tuy nhiên, chỉ khoảng 1 năm sau, Hoa Kỳ đã có dấu hiệu muốn cải thiện quan hệ với Việt Nam Henry Kissinger đề nghị Việt Nam cùng Hoa Kỳ thảo luận bình thường hóa quan hệ Tổng thống Gerald Ford đề nghị Quốc hội Hoa Kỳ tạm ngừng cấm vận Việt Nam trong 6 tháng

để tạo điều kiện cho trao đổi giữa 2 nước Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ thì đề ra lộ trình 3 bước bình thường hóa quan hệ với Việt Nam Hoa Kỳ tuyên bố sẵn sang bỏ cấm vận Việt Nam và tiến hành viện trợ nhân đạo nếu Việt Nam trao trả hài cốt binh sỹ Hoa Kỳ và không đặt vấn đề bồi thường chiến tranh Ngày

4 tháng 5 năm 1977, Hoa Kỳ đồng ý để Việt Nam vào Liên Hiệp Quốc

Năm 1978, Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng Phạm Văn Đồng đi thăm một loạt nước Tây Âu Trong giai đoạn này khó khăn nhiều Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã vận động các nước giúp đỡ ta, đó là công lao lớn của Thủ tướng Phạm Văn Đồng Ngoài ra là việc đặt các mối quan hệ hữu nghị với các nước Philippin, Singapo, Thái Lan

Trang 10

biệt, viện trợ từ Trung Quốc chấm dứt hoàn toàn từ năm 1977 (do chiến tranh biên giới sắp xảy ra) Các nguồn viện trợ này gồm những mặt hàng quan trọng như gạo, sợi, đường, sữa, vải vóc, thuốc men, v.v… Sau khi tham gia Hội đồng Tương trợ Kinh tế, Việt Nam phải theo thể chế giá của khối này, trong

đó có nguyên tắc giá trượt Với nguyên tắc này, mức viện trợ 1,5 tỷ Rúp (ruble) cho Việt Nam chỉ có sức mua bằng 600-700 triệu ruble trước khi vào khối Thứ hai, từ năm 1978, Khơ-me Đỏ tấn công Việt Nam trên toàn tuyến biên giới Chi tiêu cho quốc phòng của Việt Nam vì vậy tăng mạnh Tháng 1 năm 1979, Việt Nam phản công đánh sang Campuchia Chiến sự ở biên giới phía Bắc bùng nổ Chi phí quốc phòng lại càng tăng vọt Viện trợ cho Lào và Campuchia cũng tăng lên Trong khi đó, nhiều nước phương Tây và Nhật Bản vốn có viện trợ cho Việt Nam đã ngừng cung cấp viện trợ Thứ ba, cuối năm

1978 và cả năm 1979, đồng bằng sông Cửu Long chịu những trận lũ lớn Diện tích canh tác bị ngập úng tới 5-6 tháng Thứ tư, và quan trọng, là cơ chế kinh

tế mới áp dụng ở miền Nam đã khiến cho nền kinh tế miền Nam nói riêng và

cả nước không phù hợp, trong cuốn “Điệp viên hoàn hảo” GS Larry Becman (GS Lịch sử - Kinh tế của Mỹ), đã nhắc tới lời của Thiếu tướng Tình báo ông Phạm Xuân Ẩn đã nhìn thấy vấn đề này khi chế độ sài Gòn sụp đổ, đó là sự thiếu kinh nghiệm quản lý về kinh tế, xóa bỏ một cách thái quá những gì của chế độ cũ để lại

1.8 Trên các lĩnh vực kinh tế trong 5 năm 1976-1980

Kế hoạch Nhà nước 5 năm (1976 – 1980) được Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam IV đề ra năm 1976 sau khi những kế hoạch nhà nước 5 năm đã ngưng trệ từ năm 1965 do hoàn cảnh chiến tranh

Nhằm thực hiện mục tiêu đưa cả nước tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội, Đại hội đề ra Kế hoạch 5 năm 1976-1980 và quyết định phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu của Kế họach, là xây dựng Chủ nghĩa xã hội và cải tạo quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa.:

Trang 11

Nhiệm vụ cơ bản của Kế họach nhà nước 5 năm 1976-1980 là nhằm hai mục tiêu cơ bản:

Xây dựng một bước cơ sở vật chất – kĩ thuật của Chủ nghĩa xã hội Bước đầu hình thành cơ cấu kinh tế mới trong cả nước mà bộ phận chủ yếu là cơ cấu công - nông nghiệp và cải thiện một bước đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân lao động

1.8.1 Thực trong công nghiệp

Công nghiệp có nhiều nhà máy được gấp rút xây dựng như nhà máy điện, cơ khí, xi măng v.v Xây dựng thêm nhiều cơ sờ sản xuất mới và mở rộng nhiều nhà máy, khu công nghiệp

1.8.2 Trong Nông nghiệp

Diện tích gieo trồng tăng thêm gần 2 triệu hécta, được trang bị thêm 18 nghìn máy kéo các loại “Hiện tượng “khoán chui” ở các địa phương ngày càng phát triển và lan rộng, vai trò của hợp tác xã nông nghiệp trên thực tế đã thay đổi”4

1.8.3 Trong Giao thông

Giao thông được khôi phục và xây dựng mới hàng ngàn kilômét đường sắt, đường bộ nhiều cầu cảng Tuyến đường sắt Thống nhất từ Hà Nội đi Thành phố Hồ Chí Minh sau 30 năm bị gián đoạn hoạt động trở lại

1.8.4 Cải tạo quan hệ sản xuất

Công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa được đẩy mạnh trong các vùng mới giải phóng ở miền Nam Giai cấp tư sản mại bản bị xoá bỏ, thành lập xí nghiệp quốc doanh hoặc công tư hợp doanh Đại bộ phận nông dân đi vào con đường làm ăn tập thể, thủ công nghiệp và thương nghiệp được sắp xếp và tổ chức lại

Kế họach 5 năm 1976-1980 do Đại hội IVđề ra đã đạt nhiều thành tựu trong khôi phục kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế Tầng lớp tư sản mại bản ở miền Nam bị xóa bỏ

4 Phạm Văn Chiến Lịch sử Kinh tế Việt Nam Nxb ĐHQGHN 2003.

Trang 12

Chương 2

Giai ®o¹n thùc hiÖn kÕ ho¹ch 5 n¨m 1981-1986

2.1 "Đêm trước" đổi mới: Ký ức thời “sổ gạo”

“Hòa bình rồi”, tiếng reo vui chưa được bao lâu thì người dân hai miền Nam - Bắc phải đối mặt với biết bao gian nan Cả nước chạy gạo ăn từng bữa… Nhiều người vẫn còn giữ những tờ tem phiếu, sổ gạo ngả màu

ố vàng thời gian, gợi cho họ cả một quãng đời mà người ta quen gọi là thời bao cấp.

Chuyên gia kinh tế Lê Văn Viện bảo rằng đó là bối cảnh chung của đời sống người dân trước năm 1986 Hầu như những mặt hàng thiết yếu đều đến tay người tiêu dùng qua kênh phân phối bằng hiện vật, tem phiếu và định lượng bằng chỉ tiêu

2.2 Xé rào ở cơ sở

Do đời sống người lao động gặp nhiều khó khăn, do sản xuất ách tắc, các cơ sở kinh tế và địa phương đã tìm những cách thức để giải quyết khó khăn và ách tắc của mình Nổi bật nhất là trường hợp khoán ở xí nghiệp đánh

cá Vũng Tàu - Côn Đảo năm 1979, khoán ở xí nghiệp xe khách thành phố Hồ Chí Minh năm 1979, khoán nông nghiệp ở Đoàn Xá (Đồ Sơn, Hải Phòng) năm 1980, “phá giá thu mua” lúa của công ty lương thực thành phố Hồ Chí Minh năm 1979 và của An Giang năm 1980, áp dụng cơ chế giá thị trường và

bù giá vào lương ở Long An

Đặc biệt, một số cố vấn Liên Xô đã đánh giá cao các cơ sở kinh tế phá rào nói trên Sau khi Việt Nam gia nhập Hội đồng Tương trợ Kinh tế, Liên Xô

đã cử các chuyên gia kinh tế sang giúp Việt Nam Các chuyên gia này chia làm 2 loại Một là các nhà kinh tế học từ các trường và viện nghiên cứu Hai

là các nhà quản lý kinh tế Trong khi các nhà quản lý cố vấn cho các bộ, ngành Việt Nam cách thức quản lý kinh tế kiểu kế hoạch hóa tập trung, thì

Trang 13

các nhà kinh tế học lại mở những lớp giảng dạy về Chính sách kinh tế mới (NEP) của Lenin Nội dung của lớp học phù hợp với nhu cầu tìm tòi hướng đi mới của các cán bộ Việt Nam, vừa là cái ô che chở cho những cán bộ có tinh thần đổi mới bởi lẽ NEP là sáng tạo của Lenin và người truyền bá lại là các giáo sư Liên Xô Ý kiến của các học giả-cố vấn Liên Xô đã cổ vũ các địa phương, các cơ sở kinh tế mạnh dạn đi tới, đồng thời có tác dụng thuyết phục

ít nhiều đối với những người còn phân vân

2.3 Đổi mới tư duy ở Trung ương

Nhận ra những bất cập của cơ chế kinh tế hiện hành, từ những kết quả tích cực của phong trào “phá rào” ở cơ sở, Nhà nước Việt Nam cũng bắt đầu

có một số thay đổi trong chính sách quản lý kinh tế

2.4 Hội nghị Trung ương 6 khóa IV

Tháng 9 năm 1979, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IV tiến hành hội nghị lần thứ 6 Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng Phạm Văn Đồng đã đọc

báo cáo mang tên Những vấn đề kinh tế cấp bách Cuối cùng Hội nghị đã ra

nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 20 tháng 9 năm 1979 với tinh thần chính là:

“Cho phép kết hợp kế hoạch hóa với cơ chế thị trường; Sử dụng lại kinh tế tư nhân bao gồm cả tư bản tư nhân dưới sự quản lý của Nhà nước; Sửa lại giá lương thực và giá các nông sản khác theo hướng dựa trên thỏa thuận; Cho phép địa phương tiến hành xuất nhập khẩu

Sau này, Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận-thực tiễn qua 20 năm đổi mới (1986-2006) đã đánh giá kết quả Hội nghị Trung ương 6 khóa IV là

“bước đột phát thứ nhất về tư duy và quan điểm kinh tế”

Để đưa Nghị quyết của Hội nghị Trung ương 6 vào thực hiện, những nhân vật có quan điểm cấp tiến được đưa vào những vị trí then chốt của nền kinh tế Trong khi đó, Ban Cải tạo công thương nghiệp tư doanh Trung ương chỉ còn nhiệm vụ tổng kết công tác đã làm

2.5 Chính sách Khoán 100

Trang 14

Sau khi kinh nghiệm khoán của Đoàn Xá được thí điểm ở toàn huyện

Đồ Sơn và Hải Phòng đem lại kết quả tích cực, Hội nghị Trung ương 9 khóa

IV (tháng 12/1980) đã quyết định mở rộng việc thực hiện và hoàn thiện khoán sản phẩm trong nông nghiệp Tuy nhiên, theo Hoàng Tùng, lúc bấy giờ trong

Bộ Chính trị chỉ có Tổng bí thư Lê Duẩn và các ông Võ Chí Công, Lê Thanh Nghị và Hoàng Tùng là ủng hộ chính sách khoán Còn lại, bao gồm cả Trưởng ban Nông nghiệp Trung ương Đảng, phản đối Trong Hội đồng Chính phủ thì chỉ Bộ trưởng Nông nghiệp Nguyễn Ngọc Trìu ủng hộ, Chủ tịch Hội đồng Phạm Văn Đồng lưỡng lự, một số Phó Chủ tịch Hội đồng phản đối Để cho chính sách khoán nông nghiệp có thể thực hiện được, những người ủng

hộ đã phải ban hành nó dưới dạng chỉ thị của Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam thay vì đáng lẽ phải là Nghị quyết của Bộ Chính trị Ngày

13 tháng 1 năm 1981, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Chỉ thị 100-CT/TW về

Cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp Chỉ thị này cho phép áp dụng

chế độ khoán trong toàn bộ nền nông nghiệp cả nước Chế độ khoán này

thường được gọi tắt là Khoán 100.

Chế độ 3 kế hoạch

Ở cấp cơ sở, các cơ sở kinh tế, nhất là trong công nghiệp và giao thông vận tải, trong khi tìm cách giải quyết khó khăn cho cơ sở mình đã tìm cách liên kết với các cơ sở bạn để tìm nguyên liệu và tìm cách tiêu thụ đầu ra Họ gọi đây là “kế hoạch 2”, trong khi “kế hoạch 1” là kế hoạch do Trung ương giao Một số cơ sở còn tìm cách sản xuất cho thị trường tự do, gọi đây là “kế hoạch 3” Kế hoạch 2 từng bị coi là móc ngoặc, còn kế hoạch 3 từng bị coi là làm ăn phi pháp

Triển khai thực hiện Nghị quyết của Hội nghị Trung ương 6 khóa IV, Hội đồng Chính phủ đã ra Quyết định số 25-CP ngày 21 tháng 1 năm 1981 về

Một số chủ trương và biện pháp nhằm tiếp tục phát huy quyền chủ động sản

Trang 15

xuất, kinh doanh và quyền tự chủ về tài chính của các xí nghiệp quốc doanh

Quyết định này cho phép áp dụng chế độ 3 kế hoạch

Trang 16

2.6 Cải cách giá - lương

Ngày 23 tháng 6 năm 1980, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 26-NQ/TW

về Cải tiến công tác phân phối lưu thông Triển khai thực hiện Nghị quyết

này, từ tháng 5 năm 1981 đến đầu năm 1982, một đợt tổng điều chỉnh giá và lương đã được thực hiện Hầu hết các mặt hàng đều được tăng giá lên 10 lần, tương ứng với giá thực tế trên thị trường

2.7 Kết quả đem lại là

Từ năm 1981, kinh tế Việt Nam khởi sắc Sản lượng lương thực tăng mạnh, giá trị sản lượng công nghiệp tăng khá, thâm hụt thương mại giảm đáng kể

2.8 Trên các lĩnh vực kinh tế 5 năm 1981-1986

Kế hoạch Nhà nước 5 năm (1981 – 1985) được Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam V đề ra năm 1981 trong hòan cảnh kinh tế đất nước sau 5 năm Kháng chiến chống Mỹ đang gặp những trì trê nghiêm trọng

2.8.1 Bối cảnh

Nhằm thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu kinh tế xã hội của chặng đường đầu đi lên chủ nghĩa xã hội, Đại hội đề ra Kế họach 5 năm 1981-1985 và quyết định phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu của Kế họach Bên cạnh đó kinh tế Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng của việc Việt Nam đang đóng quân ở Campuchia sau Chiến tranh biên giới Tây Nam từ năm 1979 và quan hệ Việt Nam – Trung Quốc bị đổ vỡ sau Chiến tranh biên giới phía Bắc Trung Quốc rút bỏ viện trợ chuyên gia và vận động Hoa kiều về nước đồng thời cũng tiến hành hoạt động phá hoại biên giới trên bộ và trên biển thường xuyên

Trang 17

Cơ bản ổn định tình hình kinh tế xã hội, đáp ứng những yêu cầu cấp bách và bức thiết nhất của nhân dân, giảm nhẹ sự mất cân đối nghiêm trọng của nền kinh tế

Trong Công nghiệp

Sản xuất công nghiệp tăng bình quân 9,5% so với 0,6% trong những năm 1976 - 1980 ; thu nhập quốc dân tăng bình quân hằng năm là 6,4% so với 0,4% trong 5 năm trước Về xây dựng cơ sở vật chất - kĩ thuật, ta hoàn thành hàng trăm công trình tương đối lớn, hàng nghìn công trình vừa và nhỏ Dầu

mỏ bắt đầu được khai thác, công trình thuỷ điện Sông Đà, thuỷ điện Trị An được khẩn trương xây dựng, chuẩn bị đi vào hoạt động.Các hoạt động khoa học - kĩ thuật được triển khai, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển

Trong Nông nghiệp

Trong sản xuất nông nghiệp đã chặn được đà giảm sút và có bước phát triển : sản xuất nông nghiệp tăng bình quân hằng năm là 4,9% so với 1,9% của những năm 1976 - 1980

Trong Giao thông

Giao thông được xây dựng mới hàng ngàn kilômét đường bộ và nhiều cầu cảng

Cải tạo quan hệ sản xuất

Công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa được đẩy mạnh trong các vùng nông thôn ở miền Nam và Tây Nguyên Đại bộ phận nông dân đi vào con đường làm ăn tập thể trong các tổ chấm công và hợp tác xã Áp dụng thành tựu khoa học kĩ thuật trong sản xuất, thực hiện phương thức khoán sản phẩm theo Chỉ thị 100

Kế họach 5 năm 1981-1985 do Đại hội đề ra đã đạt nhiều thành tựu nhưng chủ yếu là trong nông nghiệp Khoa học kĩ thuật được triển khai, bắt đầu khai thác dầu mỏ và xây dựng nhiều công trình thủy điện như Thủy điện Hòa Bình, Thủy điện Trị An

Trang 18

Chương 3

Từng bớc vợt qua khó khăn, bứt phá về t duy

đổi mới và vai trò của Trờng Chinh

Mặt trỏi của sự “phỏ rào” là gõy ra những lộn xộn, mất trật tự Kế hoạch tập trung do Trung ương giao thỡ bị bỏ bờ trong khi kế hoạch 2 và kế hoạch 3 thỡ lại được thực hiện tớch cực Tỡnh trạng tranh mua, tranh bỏn xuất hiện khiến giỏ hàng bị đẩy lờn cao Để thu mua được mức kế hoạch đề ra, Nhà nước phải in thờm tiền, vỡ thế lạm phỏt tăng tốc

Những mặt trỏi này khiến cho cỏc tư tưởng thủ cựu nổi lờn, muốn quay trở lại cơ chế cũ Ngày 15 thỏng 5 năm 1982, Ban Bớ thư ra Chỉ thị số 04-CT/TW về việc mở một đợt sinh hoạt chớnh trị nhằm chấn chỉnh lại quan điểm và lập trường trong cỏc vấn đề kinh tế

Ngày 30 thỏng 11 năm 1982, Bộ Chớnh trị ra Chỉ thị số 11-CT/TW về việc huy động lương thực năm 1983, trong đú cú yờu cầu “đỡnh chỉ ngay” tỡnh trạng mua lỳa giỏ cao, bỏn vật tư giỏ cao, trở về cơ chế thu mua theo giỏ chỉ đạo

Hội nghị Trung ương 3 khúa V được tổ chức vào đầu thỏng 12 năm

1983 Một trong 3 nội dung chớnh của Hội nghị là bàn về “mấy vấn đề cấp bỏch trong cụng tỏc phõn phối lưu thụng Sau hội nghị, phõn phối-lưu thụng được chấn chỉnh theo hướng trở lại cơ chế phõn phối lưu thụng trước nghị quyết số 26-NQ/TW năm 1980 Cỏc cụng ty xuất nhập khẩu địa phương được sỏp nhập lại theo hướng mỗi tỉnh, thành chỉ cũn một cụng ty xuất nhập khẩu

Ngày 29 thỏng 1 năm 1983, Bộ Chớnh trị ra Nghị quyết số 08-NQ/TW

để uốn nắn lại những biểu hiện bị coi là buụng lỏng quản lý ở Hà Nội

Thỏng 6 năm 1983, Hội nghị Trung ương 4 được tổ chức Bài phỏt biểu kết thỳc hội nghị của Tổng Bớ thư Lờ Duẩn đó nhận định: “Trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước đó phạm sai lầm nặng nhất là khụng làm chủ thị trường, khụng làm chủ phõn phối lưu thụng …, đó buụng lỏng cải tạo cụng

Trang 19

thương nghiệp tư nhân, cải tạo tiểu, thủ công nghiệp và tiểu thương, để cho bọn tư sản cũ và mới phục hồi và phát triển, có thêm thế lực chống chủ nghĩa

xã hội Việc hợp tác hóa nông nghiệp ở Nam Bộ so với nhu cầu tiến hành có phần chậm Trong phạm vi cả nước đã buông lỏng việc củng cố và hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa”

3.1 Vài trò lịch sử của Trường Chinh trong các năm 1984-1986

Nhà nghiên cứu sử kinh tế Đặng Phong cho rằng Trường Chinh là một trong những người lãnh đạo có trình độ học vấn cao, có phương pháp tư duy

và làm việc bài bản nhưng thiên về những nguyên tắc cứng nhắc, sách vở, mô phạm, xa rời thực tiễn dẫn tới phạm sai lầm trong cải cách ruộng đất ở miền Bắc năm 1953-1956, từng phê phán mạnh mẽ khoán nông nghiệp ở Vĩnh Phú năm 1968, và ít nhất đến đầu năm 1983 vẫn chưa có chuyển biến lớn trong tư duy kinh tế

Tuy nhiên, trước những báo cáo về tình hình đổi mới ở cơ sở, và sau những chuyến đi tìm hiểu thực tế tại các địa phương trong năm 1983, và tham khảo ý kiến của các chuyên gia có tư tưởng đổi mới, Trường Chinh đã có thay đổi lớn và nhanh chóng về tư duy kinh tế Cũng từ thời gian này, sức khỏe của Tống Bí thư Lê Duẩn yếu đi nhiều, nên Trường Chinh nắm một số công việc của vị trí Tổng Bí thư Đảng Ở cương vị này và với tư duy mới, Trường Chinh đã mở đường đi cho lịch sử Việt Nam Tại Hội nghị Trung ương 6 khóa V (tháng 7/1984), Trường Chinh đã đọc một báo cáo trong đó ông cho rằng mô hình kinh tế hiện hành là mô hình “phi kinh tế, không thể chấp nhận được” và yêu cầu “thừa nhận sự tồn tại khách quan của giá thị trường” Tại Hội nghị Trung ương 7 khóa V (tháng 12/1984) và 8 (tháng 5/1985), Trường Chinh tiếp tục nhấn mạnh những điểm đổi mới của mình về các vấn đề kinh

tế Mặc dù cải cách giá - lương - tiền không diễn ra như ông mong muốn và gây ra cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1985 -1986, song nó đã khiến các cấp các ngành nhận thức được yêu cầu từ bỏ dứt khoát mô hình kinh tế cũ

Ngày đăng: 09/07/2014, 00:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w