1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Giảm căng thẳng khi ''''bầu bí'''' pot

3 301 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 185,54 KB

Nội dung

Giảm căng thẳng khi 'bầu bí' Cảm xúc tự nhiên khi mang thai là bạn luôn thấy lo lắng mình sẽ ăn gì, uống gì, làm việc ra sao, nghỉ ngơi thế nào… Những băn khoăn bình thường khác là liệu thai nhi có khỏe mạnh không, có con sẽ thay đổi cuộc sống của bạn thế nào, liệu vợ chồng bạn có trở thành cha mẹ tốt không… Nhưng nếu nỗi lo này trở thành quá tải và bạn phải chịu đựng từ ngày này sang ngày khác thì đã đến lúc, bạn phải tìm cách xoa dịu nó. Để bắt đầu, hãy chia sẻ nỗi lòng với chồng của bạn. Nói chuyện cởi mở về sự lo ngại của bạn giúp cả hai bạn thấy thoải mái hơn. Ngoài ra, bạn cũng có thể chuyển cuộc nói chuyện sang bạn bè, người thân của bạn để nhờ trợ giúp. Những người mẹ cùng cảnh khác cũng giúp bạn có kinh nghiệm cho vấn đề của mình. Nếu bạn cực kỳ hoang mang và có rắc rối đặc biệt với sức khỏe của thai nhi, hãy trao đổi mối bận tâm của bạn với bác sĩ. Mẹ căng thẳng và nguy cơ ảnh hưởng đến bé Trong khi những áp lực hàng ngày là một phần của cuộc sống hiện đại thì mức độ cao của stress mạn tính có thể tác động đến cơn chuyển dạ và liên quan đến bé sơ sinh nhẹ cân. Nếu bạn thường xuyên làm việc với công suất 110%, hãy điều chỉnh ngay lập tức và đừng “tham công tiếc việc”. Cần chú ý chăm sóc bản thân bạn, đó là cách giảm stress dễ dàng nhất. Hạ bớt căng thẳng Có vài cách giúp bạn giảm thiếu lo âu tại nhà và nơi làm việc như sau: - Biết nói “không” hợp lý: Mang thai là thời điểm lý tưởng để bạn cắt bớt những “gánh nặng” ít cần thiết. Nên coi việc nghỉ ngơi là ưu tiên hàng đầu và thường xuyên nhờ giúp đỡ từ bạn bè, đồng nghiệp và người thân… - Cắt giảm bớt việc nhà, dành thời gian để đi lại, ngủ ngắn hoặc đọc sách. - Cần tận dụng lợi ích của ngày cuối tuần hoặc ngày nghỉ. Sử dụng một ngày, hoặc chỉ một buổi chiều để nghỉ ngơi tại nhà cũng giúp bạn “hồi phục” sau cả tuần vất vả. - Tập thở sâu, yoga. - Luyện tập đều đặn như bơi lội hoặc đi bộ. - Ăn uống khỏe mạnh, cân bằng giúp bạn có thể chất và tinh thần tốt. - Đi ngủ sớm hơn. Cơ thể bạn cần thêm thời gian để nuôi dưỡng thai nhi và giấc ngủ giúp bạn điều đó. - Tìm hiểu kiến thức về thai nghén: Đọc sách, tham khảo những website về sức khỏe bà bầu, chia sẻ kinh nghiệm với những người mẹ khác sẽ giúp bạn đối phó tốt nếu có rắc rối xảy ra trong thai kỳ. . Giảm căng thẳng khi 'bầu bí' Cảm xúc tự nhiên khi mang thai là bạn luôn thấy lo lắng mình sẽ ăn gì, uống gì, làm. công tiếc việc”. Cần chú ý chăm sóc bản thân bạn, đó là cách giảm stress dễ dàng nhất. Hạ bớt căng thẳng Có vài cách giúp bạn giảm thiếu lo âu tại nhà và nơi làm việc như sau: - Biết nói. khỏe của thai nhi, hãy trao đổi mối bận tâm của bạn với bác sĩ. Mẹ căng thẳng và nguy cơ ảnh hưởng đến bé Trong khi những áp lực hàng ngày là một phần của cuộc sống hiện đại thì mức độ

Ngày đăng: 08/07/2014, 19:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN