Cách xoa bóp và thư giãn để giảm căng thẳng thần kinh Sự căng thẳng do bị áp lực trong cuộc sống nếu không được giải tỏa có thể trở thành stress mạn tính, dẫn tới nhiều bệnh tật như suy nhược thần kinh, cao huyết áp, các bệnh tim mạch, viêm loét dạ dày Việc massage và thư giãn có thể giúp giảm bớt stress. Sau đây là một số động tác đơn giản vừa giúp thư giãn vừa giảm đau đầu rất hiệu quả, có thể tiến hành mọi lúc mọi nơi: Động tác 1: Nằm ngửa, duỗi thẳng chân tay, ngồi trên ghế tựa hoặc đứng thẳng. Thả lỏng cơ bắp toàn thân, mắt nhắm hờ, tập trung ý nghĩ về vùng đan điền (vùng hạ vị), loại bỏ mọi ý nghĩ khác. Thở chậm, sâu, đều. Mỗi nhịp thở gồm các thì: hít vào từ từ hết sức, bụng phình ra, nín thở giữ hơi trong vài giây, thở ra từ từ hết sức, bụng thót lại, nín thở trong vài giây. Tốc độ hợp lý là 6-8 nhịp thở trong một phút. Mỗi lần tập từ 5 đến 10 phút. Tác dụng: Thư giãn, xoa bóp nội tạng trong cơ thể. Động tác 2: Đan hai bàn tay vào nhau, vòng ra sau đầu, ấp vào vùng gáy, xát lên xuống khoảng 20 lần. Tác dụng: Làm nóng vùng gáy, giãn cơ và tăng tuần hoàn tại chỗ, tăng cường lưu thông máu lên não. Động tác 3: Duỗi thẳng các ngón tay, khép lại. Áp hai lòng bàn tay vào nhau, xát cho nóng lên. Sau đó, áp các ngón tay vào mắt (2 mắt nhắm) vuốt từ trong ra ngoài 10-15 lần. Dùng ngón cái và ngón trỏ véo da vùng gờ trên ổ mắt (dọc cung lông mày) từ trong ra ngoài 5-10 lần, làm 2 bên cùng lúc. Tác dụng: Thư giãn vùng mắt, chống mỏi mắt, giảm căng thẳng. Động tác 4: Dùng mu đầu ngón tay miết từ đầu trong gờ trên ổ mắt vòng lên trán, theo hình vòng cung ra đến thái dương rồi vòng lên trên ra sau tai, làm khoảng 15 đến 20 lần. Tác dụng: Giảm căng thẳng, đau đầu. Động tác 5: Khum các ngón tay lại như chiếc lược, chải tóc từ trước ra sau khoảng 20-30 lần, đầu các ngón tay miết mạnh xuống da đầu để thông kinh mạch vùng đầu. Động tác 6: Đặt hai lòng bàn tay ở hai bên đầu đối xứng nhau, vỗ nhẹ vòng tròn xung quanh đầu theo chiều kim đồng hồ, hết tầm xoay của tay thì vỗ ngược lại. Khi vỗ, hai điểm tác động luôn phải đối xứng nhau. Làm khoảng 3-5 lần. Khép bàn tay, dùng phần gan bốn ngón tay (trừ ngón cái) vỗ nhẹ trên toàn bộ da đầu theo hướng từ đỉnh đầu ra trước, sang hai bên, ra sau xuống vùng gáy. Làm khoảng 3-5 lần. Chứng mất ngủ Cả một ngày làm việc, ai chẳng muốn đêm về được ngủ một giấc thật ngon. Nhưng thực tế việc mất ngủ đã làm không ít người phải phiền lòng. Có những lúc bạn rất mệt mỏi nhưng nằm mãi vẫn không ngủ được, hoặc vừa mới chợp mắt chưa được một tiếng lại tỉnh giấc, hai mắt cứ thao láo, trằn trọc đến gần sáng mới bắt đầu buồn ngủ. Thực tế mất ngủ có 2 loại: mất ngủ cấp tính và mất ngủ mãn tính. Mất ngủ cấp tính có thể kéo dài từ vài đêm cho đến 1 tháng, nhưng mất ngủ mãn tính có thể kéo dài đến 1 năm. Nguyên nhân chủ yếu gây mất ngủ là do áp lực công việc, tình cảm xáo trộn, sức khoẻ yếu, cách ngủ thay đổi, thậm chí còn do thói quen ăn uống Hiện nay y học vẫn không nhìn nhận mất ngủ là một loại bệnh mà chỉ coi đó là một loại trạng thái tự điều chỉnh của cơ thể mà thôi. Giải quyết chứng mất ngủ Đối phó với chứng mất ngủ, phương pháp chủ yếu nhất là nâng lượng Axitamin trong cơ thể giúp cơ thể sản xuất huyết thanh, từ đó tăng cường hóc - môn gây ngủ. Hiện tại hầu hết các loại thuốc an thần chỉ trị triệu chứng mà không trị nguyên nhân. Người Phương Đông thường uống trà thảo dược thêm một chút đường hoặc mật, hương thảo dược có tác dụng an thần còn vị ngọt giúp giảm căng thẳng, về lâu dài có thể trị được chứng mất ngủ. Ngoài ra trước khi đi ngủ 3 tiếng nên ăn những loại thực phẩm thuộc nhóm sữa hay ngũ cốc để thức ăn tăng cường sản sinh hàm lượng Axitamin giúp bạn ngủ ngon hơn. Trước khi ngủ, massage vị trí giữa trán, sau gáy, trên và dưới rốn để cơ thể hoàn toàn được thư giãn. . Cách xoa bóp và thư giãn để giảm căng thẳng thần kinh Sự căng thẳng do bị áp lực trong cuộc sống nếu không được giải tỏa có. suy nhược thần kinh, cao huyết áp, các bệnh tim mạch, viêm loét dạ dày Việc massage và thư giãn có thể giúp giảm bớt stress. Sau đây là một số động tác đơn giản vừa giúp thư giãn vừa giảm đau. dụng: Thư giãn, xoa bóp nội tạng trong cơ thể. Động tác 2: Đan hai bàn tay vào nhau, vòng ra sau đầu, ấp vào vùng gáy, xát lên xuống khoảng 20 lần. Tác dụng: Làm nóng vùng gáy, giãn cơ và tăng