1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

Để giảm căng thẳng trong mùa thi pps

8 303 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 149,7 KB

Nội dung

Để giảm căng thẳng trong mùa thi Khi hè đến, nhiều sinh viên (SV), học sinh (HS) lại phải nhồi nhét” đủ loại kiến thức vào trí nhớ, đặc biệt là trong các “dùi mài kinh sử” đi thi. Muốn ôn tập tốt, SV, HS cần có một tinh thần thoải minh mẫn trong một cơ thể tráng kiện, để chế ngự tình trạng căng thẳng thần kinh luôn đeo đuổi trong suốt mùa thi. Ăn thế nào cho tốt? Não chỉ nặng 3% trọng lượng cơ thể nhưng lại sử dụng đến 30% nguồn năng lượng của cơ thể. Nếu sáng nhịn ăn điểm tâm rồi đến tối mới ăn lại thì năng lượng cung cấp sẽ không đầy đủ trong suốt thời gian ôn thi. Bữa điểm tâm cần cung cấp 25% năng lượng và bữa trưa cần 45% lượng calori để não được dinh dưỡng tốt, phục vụ cho việc vận dụng trí não liên tục. Mặt khác, khi cường độ lao động trí tuệ tăng cao, cơ thể rất cần các chất như tyrosine (amino-acid cần thiết để tổng hợp noradrenaline, một chất trung gian dẫn truyền thần kinh cần thiết cho sự tập trung), choline (tìm thấy ở chất lécithine) dùng để tổng hợp acétylcholine là chất dẫn truyền thần kinh làm tăng trí nhớ, các vitamin nhóm B cũng cần thiết, nhất là vitamin B1 sinh tố của năng lượng, vitamin PP. Sự thiếu hụt chất dẫn truyền thần kinh thường gây ra lổ hỗng của trí nhớ, thiếu tập trung cũng như ảnh hưởng đến tính khí. Việc thoái hóa của nơ-ron thần kinh dẫn đến sự mệt mỏi của trí óc. Không nên lạm dụng chất kích thích Trong các kỳ thi, não cần hoạt động nhiều nên SV, HS thường có khuynh hướng dùng thêm chất kích thích. Trà và cà phê là 2 chất không thể thiếu trong mùa thi, tác dụng kích thích rõ nét và ảnh hưởng nhiều đến giấc ngủ. Cà phê gây kích thích như amphetamin nhưng chỉ sau 2 giờ thì tinh thần lại thiếu hưng phấn, do thiếu ổn định về mặt năng lượng. Cần chú ý là trong công thức một số thuốc thông dụng thường có caffein gây kích thích, còn vitamin B1 giữ vai trò quan trọng trong hoạt động của hệ thần kinh thì lại hấp thu ít nếu dùng chung với cà phê. Ngoài ra, cà phê còn làm gia tăng sự hao hụt magiê trong cơ thể qua đường nước tiểu làm cho tình trạng buồn rầu, lo lắng tăng lên. Magiê là chất cần thiết cho hoạt động của não bộ, trấn an thần kinh, dự phần xúc tác cho khoảng 300 enzyme để biến dưỡng glucid, protid, lipid và acid nucleic, đồng thời là yếu tố chống stress. Vì thế trà, cà phê cần thiết để tỉnh táo nhưng không nên lạm dụng. Thuốc lá gây hại não Thuốc lá ngoài việc gây ra nhiều bệnh tim mạch và ung thư đã được nói đến từ lâu thì nicotine trong thuốc lá, cũng còn là chất kích thích sự chú ý và có tác động làm giảm stress nhưng lại gây cho não những tác hại như giết chết acid béo không no và vitamin, nhất là vitamin C góp phần vào sự tổng hợp các chất dẫn truyền thần kinh như noradrenaline, chất giữ vai trò quan trọng cho sự tỉnh táo, chú ý và tập trung. Chống stress nhờ giữ giấc ngủ và hoạt động thể dục thể thao Khi học bài nhiều, trí óc bị bão hòa, hiện tượng suy sụp tinh thần thường được biểu hiện: - Khó ngủ, nhất là khi mới ngủ, dậy quá sớm hoặc tỉnh dậy trong trạng thái căng thẳng. Giấc ngủ càng không đạt chất lượng thì tinh thần càng dễ suy sụp. - Nếu những rối loạn này lại kèm thêm tình trạng chán ăn, tự ti mặc cảm, cùng những cơn lo âu, trầm cảm thì cần được đi khám BS. Với người trẻ, sự mất ngủ là một tình trạng bất thường. Khi bị mất ngủ thì không nên ngủ trễ (quá giấc), tránh sử dụng chất kích thích và không nên chuyển từ bàn học qua giường để rồi lại trằn trọc. Cách tốt nhất trong mùa thi cử là thư giãn trước khi đi ngủ. Chính trong giấc ngủ mà não bộ làm việc, đưa các dữ liệu mới nạp vào tiềm thức. Các thuốc an thần giải lo âu, giúp dễ ngủ sẽ làm mất đi nhịp sinh lý tự nhiên của giấc ngủ nên sẽ ngăn cản hoạt động của não bộ. Vì vậy, không nên dùng thuốc an thần hóa học tạo giấc ngủ nhân tạo trong mùa thi cử. Bên cạnh đó, trong mùa ôn thi, những hoạt động thể dục thể thao đều đặn cũng cần thiết để giúp não vơi bớt sự bảo hòa, làm trí óc minh mẩn để có thể học dễ nhớ mà lâu quên. Đề phòng các tổn thương tâm lý Để tránh mệt mắt và ít bị phân tâm, môi trường học cần yên tĩnh và sáng sủa. Lượng ánh sáng đủ sẽ làm mắt đỡ mệt nên ít bị đau đầu và làm tăng năng suất học tập. Một nguồn sáng 60W là đủ. Trường hợp chữ nhỏ, nhiều biểu đồ cần tập trung hơn thì đòi hỏi nguồn sáng mạnh hơn. Trong thời gian ôn thi và sắp sửa đi thi, SV, HS thường dễ bị thương tổn tâm lý nên rất cần được sự quan tâm giúp đỡ của cha mẹ, để vơi đi những lo lắng vì thiếu tự tin vào năng lực của mình. Sự lo âu thái quá có thể trở thành bệnh lý khi khả năng tập trung giảm đi, làm cho kiến thức trở nên lộn xộn không thể làm bài hay ôn tập được. Khi bị stress, SV, HS cần được động viên và chăm sóc của người thân thay vì bỏ mặc cho các em tự mình xoay xở. Những cử chỉ thương yêu sẽ giúp con em vượt qua khó khăn tinh thần và việc thường xuyên hỏi han tâm sự sẽ giúp giải tỏa được những âu lo. Các bậc cha mẹ thay vì làm thêm ở cơ quan, có thể về nhà sớm để giúp mang lại sự quan tâm chăm sóc mang lại tự tin cho con em mình. Mùa thi là mùa hao tổn sức khỏe SV, HS rất nhiều, ngày đêm lo dùi mài kinh sử để có mảnh bằng làm hành trang vào đời. Đây cũng là thời điểm khó khăn trong cuộc sống của con em chúng ta, với trạng thái stress cùng các biến động tâm sinh lý. Chính sự quan tâm của cha mẹ, việc chăm lo ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, động viên kịp thời những biểu hiện sa sút tinh thần sẽ giúp tạo nên ổn định tâm lý và vượt qua stress trong mùa thi. . Để giảm căng thẳng trong mùa thi Khi hè đến, nhiều sinh viên (SV), học sinh (HS) lại phải nhồi nhét” đủ loại kiến thức vào trí nhớ, đặc biệt là trong các “dùi mài kinh sử” đi thi. . giấc ngủ nhân tạo trong mùa thi cử. Bên cạnh đó, trong mùa ôn thi, những hoạt động thể dục thể thao đều đặn cũng cần thi t để giúp não vơi bớt sự bảo hòa, làm trí óc minh mẩn để có thể học dễ. SV, HS cần có một tinh thần thoải minh mẫn trong một cơ thể tráng kiện, để chế ngự tình trạng căng thẳng thần kinh luôn đeo đuổi trong suốt mùa thi. Ăn thế nào cho tốt? Não chỉ nặng

Ngày đăng: 05/07/2014, 17:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w