Tại sao một số nhà điều hành là những người quản lý tài giỏi? Tôi đã làm việc với nhiều quản lý cấp cao từ các nước trên thế giới với các ngành kinh doanh và văn hóa khác nhau. Tôi thực sự ngạc nhiên khi nhận ra rằng nhu cầu phát triển của họ tương tự nhau. Vậy thì một CFO Pháp của một công ty hàng xa xỉ có cách quản lý tương tự với quản lý của các tổ chức Kuwaiti như thế nào? Hay một quản lý công ty bảo hiểm Nhật Bản xử lý các vấn đề giống ngân hàng đầu tư Đức như thế nào? Câu trả lời là phần nào do chính yếu tố về tâm lý con người và phần nào bởi vì toàn cầu hóa khiến các nền văn hóa xích lại gần nhau hơn. Tuy nhiên, có một sự thật ẩn sâu khác: Mặc dù hàng tỷ đô la, uro, và đồng yen được đầu tư vào việc phát triển hệ thống quản lý, nhưng một vài nhà điều hành đặc biệt được coi như những người quản lý tài giỏi. Đó là phỏng đoán của tôi khi mà đa phần các nhà quản lý với trách nhiệm lớn lao đối với công ty lớn hoặc là không sở hữu các kỹ năng đòi hỏi của một người quản lý – hoặc là họ không áp dụng nó vào thực tế. Tại sao? Có 3 lý do chính ở đây. Thứ nhất, thiếu thời gian và áp lực để các nhà quản lý áp dụng các kỹ năng mới. Thứ hai, việc kiềm chế ngân sách có thể làm thiếu đi sự cung cấp và động lực tốt nhất. Cuối cùng, những thay đổi thuộc về cách ứng xử thật là khó khăn. Với những suy nghĩ như vậy, tôi đề ra cho đối tác của mình một kế hoạch quản lý đơn giản và ngắn gọn. Sau khi họ thành thạo các kỹ năng cơ bản, chúng ta có thể tiếp tục cái mà tôi gọi là những kỹ năng yêu cầu cao hơn để chuyển chúng tới vai trò lãnh đạo. Có 3 quy tắc và 5 khu vực phát triển chính: Quy tắc: Xe xét kế hoạch trong 6 tháng, hãy chuẩn bị kiểm tra với các cố vấn hoặc quản lý về bất cứ thay đổi nào mà bạn chú ý hoặc bất cứ gợi ý nào cho việc sửa chữa kế hoạch của bạn. Tin tưởng rằng các kế hoạch sẽ làm cho cuộc sống của bạn dễ dàng và ít phức tạp hơn Sẵn sàng đón nhận những trải nghiệm và vui vẻ học về bản thân và những người khác Các mảng phát triển Ủy quyền \Đây là công việc của bạn: mục tiêu cơ bản nên được ủy quyền, tìm một người thành công và chuyển sang một công việc lớn hơn. Nếu bạn gặp khó khăn khi tin tưởng người khác, hãy cố gắng nhớ xem bạn cảm thấy như thế nào khi gặp những thách thức lớn hơn trong sự nghiệp của mình. Bạn có thích thú với thử thách không? Bạn tiếp cận nó như thế nào? Bạn đã thành công? Bạn học được gì từ công việc và bản thân? Nó giúp bạn tiến xa hơn trong sự nghiệp như thế nào? 2. Quản lý khoảng cách Một trong những sai lầm lớn nhất mà bạn có thể mắc phải khi là lãnh đạo đó là dành nhiều thời gian với nhóm làm việc hoặc xa rời hẳn nó. Nếu bạn quá sát sao, bạn sẽ trở thành người quản lý tiểu tiết, bạn có thể mất đi tầm nhìn trong kinh doanh, bạn có thể trở nên quá thân thiện và mất đi ưu tiên trong nhóm, và nhóm của bạn sẽ quá phụ thuộc vào bạn. Mặc khác, giữ quá nhiều khoảng cách có thể khiến nhóm không được sự chỉ dẫn, gây ra khủng hoảng tiềm năng, thiếu kiểm soát. Chính vì thế, duy trì khoảng cách xã hội là một yêu cầu quan trọng đối với các nhà quản lý và điều đó không nên bị bỏ qua. Tầm nhìn Tầm nhìn và các tiểu sử cá nhân rất quan trọng đối với sự nghiệp của bạn cũng như của nhóm. Hãy chắc chắn bạn hiểu và nghe đúng. Nếu bạn không quản lý được bản thân thì ai đó sẽ làm điều đó và bạn không thể có sự quan tâm tốt nhất cho bản thân. Hãy dành thời gian để kết nối, chia sẻ những thành công của bạn và yêu cầu được nằm trong ban lãnh đạo hoặc các nhóm để có cơ hội thể hiện tài năng của bạn và thành quả của nhóm Cân bằng công việc Không thể tin được rằng điểm này vẫn cần được củng cố. Nhớ rằng, bạn là một con người chứ không phải là một cỗ máy. Bạn có thể tự hào về bản thân khi có thể làm việc trong vài giờ đồng hồ liên tục và chẳng bao giờ nghỉ ngơi nhưng rõ ràng bạn không thể làm điều này mãi mãi. Không sớm thì muộn sức khỏe của bạn cũng yếu đi. Vì thế, thật quan trọng để chăm sóc bản thân. Hãy dành cho mình những ngày nghỉ cuối tuần và lên lịch tập thể dục. Nó không chỉ giúp bạn giữ sức khỏe mà còn giúp bạn dễ dàng kéo dài sự nghiệp. Tiếp tục học tập và suy nghĩ Khả năng linh hoạt và ứng biến đối với sự thay đổi là rất quan trọng. Tìm kiếm phản hồi, xác định nhu cầu phát triển của bạn và kiểm tra quá trình phát triển là yếu tố sống còn nếu bạn muốn trở thành một người lãnh đạo. Việc tăng khả năng hiểu biết và mở rộng tri thức không phải một sớm một chiều mà đó là cả một sự đầu tư lâu dài. Trên đây là những gợi ý của tôi – nhưng bạn nghĩ gì? Bạn đã chú trọng vào mảng quan trọng nào mà chắc chắn bạn có ảnh hưởng nhiều khi là một lãnh đạo? Nếu vậy thì sự khác biệt nào nó tạo ra trong sự nghiệp của bạn? Và bài học nào bạn học được từ những người quản lý khác? Gill Corkindale là tư vấn cho các nhà điều hành. Cô thường làm việc với các nhà quản lý, lãnh đạo từ Châu Âu, Châu Á, Châu Phi, Mỹ La tinh và cả khu vực Trung Đông để phát triển các chiến lược cho kinh doanh và thay đổi cá nhân. Trước đây cô là biên tập của tạp chí Financial Times, và đã sử dụng kỹ năng báo chí và tầm nhìn kinh doanh để mang tới một triển vọng mới cho quản lý và lãnh đạo toàn cầu. Nguon Nguoilanhdao . Tại sao một số nhà điều hành là những người quản lý tài giỏi? Tôi đã làm việc với nhiều quản lý cấp cao từ các nước trên thế giới với các ngành. việc phát triển hệ thống quản lý, nhưng một vài nhà điều hành đặc biệt được coi như những người quản lý tài giỏi. Đó là phỏng đoán của tôi khi mà đa phần các nhà quản lý với trách nhiệm lớn lao. hoặc là không sở hữu các kỹ năng đòi hỏi của một người quản lý – hoặc là họ không áp dụng nó vào thực tế. Tại sao? Có 3 lý do chính ở đây. Thứ nhất, thiếu thời gian và áp lực để các nhà quản