I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI : - Lý do khách quan : Đây là một vấn đề vừa nhỏ , vừa hẹp, chỉ gói gọn trong một tiết sinh hoạt cuối tuần giữa giáo viên chủ nhiệm và học sinh của lớp mình nhưng
Trang 1
PHÒNG GIÁO DỤC MỘ ĐỨC TRƯỜNG THCS ĐỨC THẠNH
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM :
"
Giáo viên : Lê Thị Thu Ba Trường THCS Đức Thạnh
Mộ Đức – Quảng Ngãi
Trang 2PHẦN I :
HIỆU QUẢ CỦA MỘT GIỜ SINH HOẠT CHỦ NHIỆM
I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI :
- Lý do khách quan :
Đây là một vấn đề vừa nhỏ , vừa hẹp, chỉ gói gọn trong một tiết sinh hoạt cuối tuần giữa giáo viên chủ nhiệm và học sinh của lớp mình nhưng nếu giờ sinh hoạt chủ nhiệm này có hiệu quả thì không những nền nếp lớp được tốt mà việc học của lớp cũng từ đó được nâng lên
- Lý do chủ quan :
Tôi thường xuyên làm công tác chủ nhiệm lớp , nếu
chủ nhiệm một lớp học sinh ngoan thì mọi việc dễ dàng và các em học giỏi thường là học sinh ngoan , dễ dạy Nhưng làm chủ nhiệm một lớp thường , bản thân chúng tôi là những giáo viên chủ nhiệm , thường mất ăn , mất ngủ vì lớp của mình Để cho lớp có nền nếp học tập , rèn luyện phấn đấu vươn lên tôi suy nghĩ nhiều về giờ sinh hoạt lớp như thế nào
để cho khoa học , vừa gọn nhẹ , vừa có tác dụng đối với học sinh và tôi đã áp dụng
Trong quá trình trình bày còn nhiều thiếu sót mong các
Thầy cô giáo , các bạn đồng nghiệp góp ý bổ sung để công tác chủ nhiệm của tôi được tốt hơn !
Trang 3II/ NỘI DUNG CHÍNH :
1/ Cơ sở lý luận :
Thời đại khoa học phát triển với tốc độ chóng mặt , thanh thiếu niên ngày nay vốn lanh lẹ , thức thời hơn thời đại chúng ta , phụ huynh bị cuốn hút trong vòng xoáy của cơ chế thị trường , một số phụ huynh đi làm ăn xa , gởi con lại cho ông bà , nên ít có thời gian chăm sóc tới việc học của con , chẳng mấy phụ huynh cùng học với con , cùng thức với con khi chúng trải qua các kỳ thi gay go , quyết liệt cho nên
đa số phụ huynh cung cấp đầy đủ cho con mình nhu cầu vật chất để học hành , còn học như thế nào ? Học để làm gì ? thì thường là trăm sự nhờ Thầy Do đó tôi thấy giáo viên chủ nhiệm là người chịu trách nhiệm về việc học hành cũng như rèn luyện đạo đức của học sinh mình , là người hướng dẫn , dẫn dắt học sinh đi đúng đường , tránh khỏi những va vấp đáng tiếc rất dễ xảy ra , nhiệm vụ này thường thực hiện tốt nhất là trong giờ sinh hoạt cuối tuần
2/ Thực trạng :
Học sinh ngày nay có hai loại rất rõ rệt Phần lớn các
em biết chăm lo cho việc học của mình , cần mẫn , chịu khó trong việc học tập Thành phần đó giáo viên chủ nhiệm đã sớm nhận ra và không phải lo lắng gì Bên cạnh đó một số
em thiếu cố gắng , chỉ muốn ăn chơi , lại tiếp thu nhanh các tính hư tật xấu ngoài xã hội , thường xuyên cúp cua bỏ giờ , vào lớp học thiếu tập trung , khi làm bài chỉ mong quay cóp
để có điểm lên lớp Gây biết bao phiền toái cho lớp , kể cả hút thuốc , uống rượu bia ,đánh bài trong trưòng , nếu thích thì học , không thích thì nghỉ Nếu giáo viên chủ nhiệm không cương quyết sẽ đi đến chổ đánh nhau , ăn cắp … Tuy
số học sinh cá biệt đó ít , không phải lớp nào cũng có nhưng
Trang 4đã có một học sinh như thế trong lớp , giáo viên chủ nhiệm không xử lý kịp thời , học sinh đó cũng níu kéo thêm một số
em nữa cũng hư hỏng như mình Vì thế việc đầu tiên khi phát hiện học sinh cá biệt , giáo viên chủ nhiệm giữ không cho lan rộng , có biện pháp cứng rắn và cương quyết đối với học sinh đó Việc làm này cùng thực hiện trong giờ sinh hoạt lớp cuối tuần
3/ Những biện pháp đã vận dụng :
Trong giờ sinh hoạt lớp cuối tuần tôi đã nhiều lần thay đổi phương pháp để cuối cùng tôi dừng lại ở phương pháp sau đây :
Mục đích, yêu cầu của tiết sinh hoạt là : Nắm được hết mọi hoạt động trong tuần , cụ thể đến từng cá nhân học
sinh , uốn nắn kịp thời các khuyết điểm , khen ngợi kịp thời các ưu điểm và đề ra phương hướng , công việc cho tuần sau Với mục đích đó , yêu cầu đề ra trong giờ sinh hoạt cuối tuần không chỉ để tuyên bố , sắp xếp các công việc mà ban giám hiệu đề ra trên bảng mà còn phải có tổng kết , đánh giá riêng của từng lớp Giúp cho việc đánh giá đạo đức cuối năm được chính xác , chặt chẽ , công bình
Vì vậy tiết sinh hoạt cuối tuần gồm hai phần :
a/ Tổ trưởng tổ trực - báo cáo tình hình tuần qua bao
gồm tất cả các mặt :
- Số học sinh không thuộc bài kiểm tra miệng
- Số học sinh bị điểm 3 trở xuống , các bài kiểm tra 15 phút
và 1 tiết
- Số học sinh không soạn bài trước khi đến lớp
- Số học sinh không thuộc bài trong giờ truy bài 15 phút
- Số học sinh đi trễ
- Số học sinh cúp cua
- Số học sinh hút thuốc lá
Trang 5- Số học sinh mất trật tự trong giờ học
- Số học sinh bị giáo viên bộ môn khiển trách
- Số học sinh nghỉ có phép, không phép
- Số học sinh vi phạm về trật tự an toàn giao thông
- Việc thực hiện trực nhật tuần qua : khăn bàn , lọ hoa , khăn bảng , xếp xe đạp , giữ trật tự lớp khi giờ học không
có giáo viên , việc mặc đồng phục của học sinh , việc tập thể dục giữa giờ
*/ Từng vấn đề riêng : các học sinh có khuyết điểm báo cáo
lý do gây ra khuyết điểm trước lớp , giáo viên chủ nhiệm phê bình một cách nghiêm túc
*/ Mỗi khuyết điểm của từng học sinh đều được ghi vào sổ chủ nhiệm
*/ Đạo đức của học sinh được đánh giá hàng tháng Mỗi học sinh được 100 điểm đầu tháng Mỗi lần có khuyết điểm đều
bị trừ đi số điểm theo như Đại hội chi đội đầu năm của lớp
đề ra Ngoài ra :
- Làm cho lớp bị giờ khá : trừ 10 điểm
- Làm cho lớp bị giờ trung bình : trừ 20 điểm
- Làm cho lớp bị giờ yếu : trừ 30 điểm
- Bị điểm 0 : trừ 30 điểm
- Bị điểm 1 : trừ 20 điểm
- Bị điểm 2 : trừ 10 điểm
- Bị điểm 3 : trừ 5 điểm
- Cuối tháng còn 90 đến 100 điểm xếp loại tốt
- Cuối tháng còn 75 đến 89 điểm xếp loại khá
- Cuối tháng còn 60 đến 74 điểm xếp loại trung bình
- Cuối tháng còn dưới 60 điểm xếp loại yếu
- Cuối học kỳ các điểm số các điểm được chia đều cho các tháng và xếp loại theo tiêu chuẩn điểm hàng tháng … số
Trang 6điểm này vừa được ghi trong sổ chủ nhiệm , vừa được ghi trong sổ của tổ trưởng và sổ của lớp trưởng
Bằng biện pháp này , giáo viên chủ nhiệm đỡ phải nói nhiều và đánh giá công bằng , không có học sinh nào thắc mắc Trong học kỳ một của năm học vừa qua lớp 7B có một học sinh đạo đức yếu , 3 học sinh trung bình Từ khi áp dụng phương pháp cụ thể này ở học kỳ hai nề nếp lớp và phong trào thi đua của lớp có tiến bộ rõ rệt và kết quả cuối năm lớp không còn học sinh xếp loại hạnh kiểm yếu và hạn chế học sinh đạo đức trung bình
b/ Giáo viên chủ nhiệm phổ biến các vấn đề trên
bảng hướng dẫn của ban giám hiệu
Qua đó cụ thể hoá tình hình trong lớp Phân công thực hiện :
- Tổ trực nhật tiếp theo là tổ có điểm thi đua thấp nhất tuần học vừa qua ( do tổ viên của tổ mắc nhiều khuyết điểm ) Tổ trưởng tổ trực nhật phân công công tác trực nhật cho từng tổ viên cụ thể trong sổ của tổ , rồi công bố trước lớp với sự đồng ý của giáo viên chủ nhiệm
- Cuối cùng giáo viên chủ nhiệm nhắc lại một lần cuối các công việc phải làm cụ thể cho tuần tiếp theo và hướng khắc phục các nhược điểm tuần trước
Trang 7PHẦN II :
XÂY DỰNG TẬP THỂ HỌC SINH TỰ QUẢN
Đây là một trong những nội dung công tác rất quan trọng của người GVCN lớp Công tác chủ nhiệm được đánh giá bởi việc xây dựng một tập thể học sinh thực sự có khả năng tự quản mọi hoạt động của mình Vì vậy, GVCN khi xây dựng tập thể học sinh, cần tiến hành theo một qui trình chặt chẽ
1/ Yêu cầu :
- Xây dựng được một tập thể học sinh tự quản mà nòng cốt của nó là đội ngũ cán bộ lớp có khả năng tự điều hành các hoạt động của tập thể mình
- Tạo được không khí tự rèn luyện , mạnh dạn , ý thức làm chủ của mỗi học sinh
- Hình thành ở học sinh những kỹ năng tổ chức cơ bản như : + Kỹ năng nhận nhiệm vụ và lập kế hoạch hoạt động
+ Kỹ năng điều khiển tập thể lớp thực hiện kế hoạch đó + Kỹ năng đánh giá kết quả hoạt động và rút kinh nghiệm để lần sau làm tốt hơn
2/ Cách thức tiến hành :
a/ Lựa chọn một đội ngũ cán bộ lớp đủ uy tín và có năng lực điều khiển tập thể lớp
Có hai cách hình thành :
- GVCN tự lựa chọn một đội ngũ cán bộ lớp trên cơ sở của việc tìm hiểu học sinh
- Tập thể lớp tự lựa chọn , bầu ra đội ngũ cán bộ lớp trên thông qua hình thức bỏ phiếu kín
Nhưng tốt nhất , GVCN cần định hướng cho tập thể lựa chọn , biến ý định của mình thành quyết định dân chủ của
Trang 8tập thể học sinh bằng việc xác định những tiêu chuẩn lựa chọn , mục tiêu nội dung hoạt động của lớp để chọn được người gánh vác công việc của tập thể
Khi lựa chọn những học sinh có đủ tiêu chuẩn vào đội ngũ cán bộ lớp , GVCN có thể : hoặc tự mình lựa chọn rồi thông báo cho lớp biết ,hoặc dùng phiếu thăm dò ý kiến học sinh rồi sau đó quyết định chính thức
Nếu để tập thể học sinh tự lựa chọn thì phải tổ chức cho các em bỏ phiếu tín nhiệm những bạn xứng đáng nhất vào cán sự lớp Việc bỏ phiếu phải diễn ra công khai , đúng nguyên tắc , đảm bảo tính dân chủ , không áp đặt học sinh
b/ Tổ chức huấn luyện đội ngũ cán bộ lớp
Việc huấn luyện , bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lớp diễn
ra ngay sau khi tập thể lớp đã lựa chọn được đội ngũ này Trình tự các bước huấn luyện như sau :
- Tập hợp đội ngũ cán bộ lớp , tổ nêu rõ mục đích của huấn luyện nhằm bồi dưỡng hiểu biết cho các em về ý nghĩa
và tác dụng của việc xây dựng tập thể lớp vững mạnh , về vai trò và nhiệm vụ của cán bộ lớp trong việc xây dựng tập thể lớp , về mối quan hệ công tác giữa các cán bộ lớp với nhau
- Giao nhiệm vụ cụ thể cho từng cán bộ lớp , cán bộ chức năng Yêu cầu các em hãy ghi nhiệm vụ của mình vào sổ công tác để ghi nhớ và thực hiện
- Cho các em thảo luận , bàn biện pháp thực hiện bản kế hoạch công tác của lớp , định hướng vào công việc của từng loại cán bộ lớp
- Nếu cần , có thể tổ chức huấn luyện riêng cho rtừng loại cán bộ lớp theo một chương trình huấn luyện do GVCN biên soạn
Trang 9c/ Tổ chức huấn luyện , bồi dưỡng cho toàn lớp về những nội dung xây dựng lớp tự quản
Việc làm này có thể tiến hành trong suốt năm học Song nên tập trung vào một vài thời điểm như : đầu năm học , cuối học kỳ I , đầu học kỳ II , giữa học kỳ II Những nội dung cần huấn luyện là :
- Thế nào là một tập thể lớp tự quản
- Vai trò của đội ngũ cán bộ lớp trong quá trình xây dựng lớp tự quản
- Tự quản giờ học vắng giáo viên
- Tự quản giờ truy bài
- Tự quản giờ trên lớp
- Tự quản giờ sinh hoạt tập thể hàng tuần
- Tự quản các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Những nội dung trên có thể được xen kẽ vào nội dung của giờ sinh hoạt tập thể để học sinh có dịp trao đổi , bàn bạc , coi đó như là một dịp huấn luyện các em
d/ Tổ chức các hoạt động thực tế để học sinh được rèn luyện các kỹ năng tự quản
Đây là bước quan trọng mà trong đó mội thành viên của lớp đều được tham gia vào việc xây dựng tập thể lớp tự quản
Các hoạt động được tổ chức theo phương châm “Thầy lui dần về hội trường” để “Trò tự quản lý và điều khiển “
- Ban đầu , GVCN có thể tham gia trực tiếp vào việc xây dựng kế hoạch hoạt động , hướng dẫn học sinh chuẩn bị hoạt động điều khiển học sinh tham gia hoạt động và đánh giá kết quả cuối cùng
- Sau đó , GVCN giao dần cho đội ngũ cán bộ lớp tự tổ chức
và điều khiển các hoạt động của lớp GVCN giúp đỡ học
Trang 10sinh với tư cách là người cố vấn , điều chỉnh đúng hướng cho các em
Tổ chức để học sinh tự đánh giá kết quả hoạt động của tập thể lớp Qua đánh giá , các em rút ra được bài học kinh nghiệm để cho những hoạt động tiếp theo đạt hiệu quả cao hơn Mỗi lần như vậy là dịp để tập thể học sinh trưởng thành
PHẦN IV : KẾT LUẬN
Qua một số năm làm công tác chủ nhiệm tôi đã áp dụng phương pháp này vào một số lớp có sức học trung bình
và có cái đuôi học yếu lẫn cá biệt , nền nếp lớp có tiến bộ rõ rệt Qua nhiều năm thi đua lớp xếp nhất khối Việc học hành cũng được các em coi trọng hơn Tất cả đều do sự chặt chẽ , cụ thể đến từng cá nhân của phong trào thi đua riêng của lớp Ban đầu có thể làm cho học sinh có cảm giác bị theo dõi quá chặt, nhưng sau đó các em đã quen dần với nền nếp sinh hoạt lớp và cảm thấy việc đánh giá của giáo viên chủ nhiệm là công bằng và kịp thời Hơn nữa công tác chủ nhiệm giỏi cũng được đánh giá bởi việc xây dựng một tập thể học sinh thực sự có khả năng tự quản mọi hoạt động của lớp khi không có giáo viên Vì vậy GVCN khi xây dựng tập thể học sinh , cần tiến hành theo một quy trình chặt chẽ đã nêu trên