BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC TIỂU LUẬN MÔN QUẢN TRỊ ĐIỀU HÀNH Đề tài: HỆ THỐNG ĐIỀU HÀNH VỪA ĐÚNG LÚC (JIT) THỰC TẾ VẬN HÀNH TẠI CÔNG TY TOYOTA MOTOR VIỆT NAM GVHD : PGS. TS Hồ Tiến Dũng Lớp: Cao học K22 – Đêm 3 Nhóm 03: 1. Phạm Hoàng Hạnh 2. Võ Duy Hoàng 3. Đỗ Văn Hựu 4. Lê Thị Mậu Huyền 5. Nguyễn Thị Nam Giao 6. Nguyễn Thái Thanh 7. Nguyễn Huỳnh Như Trúc 8. Nguyễn Quốc Việt TP.HCM, tháng 12 năm 2013 MỤC LỤC CHƯƠNG I 2 LÝ THUYẾT VỀ HỆ THỐNG ĐIỀU HÀNH VỪA ĐÚNG LÚC (JUST IN TIME) 2 I. Khái niệm và lịch sử hình thành hệ thống JIT 2 I.1. Khái niệm 2 I.2. Lịch sử hình thành 2 II. Các yếu tố chính của hệ thống JIT 3 II.1. Mức độ sản xuất đều và cố định 3 II.2. Tồn kho thấp 3 II.3. Kích thước lô hàng nhỏ 4 II.4. Lắp đặt nhanh với chi phí thấp 4 II.5. Bố trí mặt bằng hợp lý 5 II.6. Sửa chữa và bảo trì định kỳ 5 II.7. Sử dụng công nhân đa năng 5 II.8 Đảm bảo mức chất lượng cao 6 II.9. Nâng cao tinh thần hợp tác của các thành viên trong hệ thống 6 II.10. Người bán hàng tin cậy 7 II.11. Thay thể hệ thống “đẩy” bằng hệ thống “kéo” 7 II.12. Giải quyết vấn đề và cải tiến liên tục 8 III. Ưu điểm của JIT 9 IV. Nhược điểm của JIT 9 V. Điều kiện áp dụng JIT 10 VI. Thẻ Kanban 10 VI.1. Khái niệm 10 VI.2. Phân loại 10 VI.3. Kanban hệ thống kéo 11 VI.4. Các nguyên tắc sử dụng 12 VI.5. Ưu điểm 12 VI.6. Nhược điểm 13 CHƯƠNG II 14 THỰC TRẠNG ÁP DỤNG HỆ THỐNG ĐIỀU HÀNH VỪA ĐÚNG LÚC (JUST IN TIME) TẠI TOYOTA VIỆT NAM 14 I. Sơ lược về Toyota Việt Nam 14 II. Đặc điểm của hệ thống Just in Time trong quy trình sản xuất của Toyota Việt Nam 15 CHƯƠNG III 22 THỰC TRẠNG TRONG HỆ THỐNG SẢN XUẤT ÔTÔ CỦA VIỆT NAM VÀ VIỆC ÁP DỤNG HỆ THỐNG JIT VÀO NGÀNH CÔNG NGHIỆP NÀY 22 I. Thực trạng trong các hệ thống sản xuất ôtô của Việt Nam 22 I.1. Những thuận lợi và thành tựu đạt được 22 I.2. Những khó khăn yếu kém còn tồn tại 23 I.3. Nguyên nhân 24 II. Sự cần thiết phải áp dụng hệ thống JIT trong ngành sản xuất ôtô Việt Nam 25 III. Điều kiện và khả năng áp dụng JIT của các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ôtô ở Việt Nam 26 III.1. Điều kiện áp dụng JIT 26 III.2. Khả năng áp dụng JIT trong các doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp ôtô của Việt Nam 28 TÀI LIỆU THAM KHẢO 32 CHƯƠNG I LÝ THUYẾT VỀ HỆ THỐNG ĐIỀU HÀNH VỪA ĐÚNG LÚC (JUST IN TIME) I. Khái niệm và lịch sử hình thành hệ thống JIT I.1. Khái niệm JIT( Just in time) là một hình thức quản lý dựa trên cơ sở cải tiến không ngừng và giảm thiểu tối đa sự lãng phí trong tất cả các bộ phận của Công ty. Mục đích của JIT là sản xuất ra những mặt hàng cần thiết tại một thời điểm nhất thiết nào đó. Đạt được mục đích này sẽ giúp Công ty đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và giúp Công ty có đủ khả năng để cạnh tranh với các đối thủ khác về mặt giá cả, chất lượng, độ tin cậy, sự linh hoạt và thời gian. Tóm lược ngắn gọn nhất là: “Đúng sản phẩm – với đúng số lượng – tại đúng nơi – vào đúng thời điểm cần thiết”. Trong quá trình sản xuất hay cung ứng dịch vụ, mỗi công đoạn của quy trình sản xuất sẽ được hoạch định để làm ra một số lượng bán thành phẩm, thành phẩm đúng bằng số lượng mà công đoạn sản xuất tiếp theo sẽ cần tới. Trong JIT, các quy trình không tạo ra giá trị gia tăng phải bị bãi bỏ. Và như vậy, hệ thống chỉ sản xuất ra những cái mà khách hàng muốn. Nói cách khác, JIT là hệ thống điều hành sản xuất trong đó các luồng nguyên nhiên vật liệu, hàng hóa và sản phẩm lưu hành trong quá trình sản xuất và phân phối được lập kế hoạch chi tiết nhất trong từng bước, sao cho quy trình tiếp theo có thể thực hiện ngay khi quy trình hiện thời chấm dứt. Qua đó, không có hạng mục nào trong quá trình sản xuất rơi vào tình trạng để không, chờ xử lý, không có nhân công hay thiết bị nào phải đợi để có đầu vào vận hành. I.2. Lịch sử hình thành Hình thức sơ khai của mô hình JIT xuất phát từ những năm 1930 ở Hãng Ford. Henry Ford là người đã phát minh và áp dựng phổ biến các dây chuyền sản xuất trong hệ thống nhà máy của mình. Tuy nhiên hệ thống JIT được hoàn thiện và tổng kết thành lý thuyết là vào những năm 1970 do ông Ohno Taiichi, Phó Tổng giám đốc sản xuất và nhiều đồng nghiệp triển khai ở hãng Toyota Motor, người mà bây giờ được xem là cha đẻ của JIT.Taiichi Ohno phát triển những triết học này như một phương tiện nhằm thỏa mãn các yêu cầu của khách hàng với thời gian nhanh nhất. Như vậy, trước đây, JIT được sử dụng không chỉ để giảm bớt hao phí trong sản xuất mà còn chủ yếu để sản xuất hàng hóa sao cho hàng hóa đến tay khách hàng chính xác khi họ cần đến. Mục đích (của) JIT, vì vậy, là nhằm giảm thiểu các những hoạt động không gia tăng giá trị và không di chuyển hàng tồn trong khu vực dây chuyền sản xuất. Điều này sẽ dẫn đến thời gian sản xuất nhanh hơn, thời gian giao hàng ngắn hơn, sử dụng thiết bị hiệu quả hơn, yêu cầu không gian nhỏ hơn, tỷ lệ lỗi sản phẩm thấp hơn, chi phí thấp hơn, và lợi nhuận cao hơn. JIT cũng được biết như một phương pháp sản xuất tin gọn (Lean) hay sản xuất không tồn kho, bởi vì yếu tố then chốt psau của việc áp dụng thành công JIT là giảm tồn kho tại nhiều công đoạn khác nhau dây chuyền sản xuất tới mức tối thiểu. Điều này cần phải có sự phối hợp tốt giữa những công đoạn sao cho mỗi công đoạn chỉ sản xuất chính xác số lượng cần thiết cho công đoạn sau. Nói một cách khác, một công đoạn chỉ nhận vào chính xác số lượng cần thiết từ công đoạn trước.
Trang 1VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
GVHD : PGS TS Hồ Tiến Dũng Lớp: Cao học K22 – Đêm 3
Nhóm 03:
1 Phạm Hoàng Hạnh
2 Võ Duy Hoàng
3 Đỗ Văn Hựu
4 Lê Thị Mậu Huyền
5 Nguyễn Thị Nam Giao
6 Nguyễn Thái Thanh
7 Nguyễn Huỳnh Như Trúc
8 Nguyễn Quốc ViệtTP.HCM, tháng 12 năm 2013
Trang 2MỤC LỤC
CHƯƠNG I 2
LÝ THUYẾT VỀ HỆ THỐNG ĐIỀU HÀNH VỪA ĐÚNG LÚC (JUST IN TIME) 2
I Khái niệm và lịch sử hình thành hệ thống JIT 2
I.1 Khái niệm 2
I.2 Lịch sử hình thành 2
II Các yếu tố chính của hệ thống JIT 3
II.1 Mức độ sản xuất đều và cố định 3
II.2 Tồn kho thấp 3
II.3 Kích thước lô hàng nhỏ 4
II.4 Lắp đặt nhanh với chi phí thấp 4
II.5 Bố trí mặt bằng hợp lý 5
II.6 Sửa chữa và bảo trì định kỳ 5
II.7 Sử dụng công nhân đa năng 5
II.8 Đảm bảo mức chất lượng cao 6
II.9 Nâng cao tinh thần hợp tác của các thành viên trong hệ thống 6
II.10 Người bán hàng tin cậy 7
II.11 Thay thể hệ thống “đẩy” bằng hệ thống “kéo” 7
II.12 Giải quyết vấn đề và cải tiến liên tục 8
III Ưu điểm của JIT 9
IV Nhược điểm của JIT 9
V. Điều kiện áp dụng JIT 10
VI Thẻ Kanban 10
VI.1 Khái niệm 10
VI.2 Phân loại 10
VI.3 Kanban hệ thống kéo 11
VI.4 Các nguyên tắc sử dụng 12
VI.5 Ưu điểm 12
VI.6 Nhược điểm 13
CHƯƠNG II 14
THỰC TRẠNG ÁP DỤNG HỆ THỐNG ĐIỀU HÀNH VỪA ĐÚNG LÚC (JUST IN TIME) TẠI TOYOTA VIỆT NAM 14
I Sơ lược về Toyota Việt Nam 14
II Đặc điểm của hệ thống Just in Time trong quy trình sản xuất của Toyota Việt Nam 15
CHƯƠNG III 22
THỰC TRẠNG TRONG HỆ THỐNG SẢN XUẤT ÔTÔ CỦA VIỆT NAM VÀ VIỆC ÁP DỤNG HỆ THỐNG JIT VÀO NGÀNH CÔNG NGHIỆP NÀY 22
I Thực trạng trong các hệ thống sản xuất ôtô của Việt Nam 22
I.1 Những thuận lợi và thành tựu đạt được 22
I.2 Những khó khăn - yếu kém còn tồn tại 23
I.3 Nguyên nhân 24
II Sự cần thiết phải áp dụng hệ thống JIT trong ngành sản xuất ôtô Việt Nam 25
III Điều kiện và khả năng áp dụng JIT của các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ôtô ở Việt Nam 26
III.1 Điều kiện áp dụng JIT 26
III.2 Khả năng áp dụng JIT trong các doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp ôtô của Việt Nam 28
TÀI LIỆU THAM KHẢO 32
Trang 3CHƯƠNG I
LÝ THUYẾT VỀ HỆ THỐNG ĐIỀU HÀNH VỪA
ĐÚNG LÚC (JUST IN TIME)
I Khái niệm và lịch sử hình thành hệ thống JIT
I.1 Khái niệm
JIT( Just in time) là một hình thức quản lý dựa trên cơ sở cải tiến không ngừng
và giảm thiểu tối đa sự lãng phí trong tất cả các bộ phận của Công ty Mục đích củaJIT là sản xuất ra những mặt hàng cần thiết tại một thời điểm nhất thiết nào đó Đạtđược mục đích này sẽ giúp Công ty đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và giúpCông ty có đủ khả năng để cạnh tranh với các đối thủ khác về mặt giá cả, chất lượng,
độ tin cậy, sự linh hoạt và thời gian
Tóm lược ngắn gọn nhất là: “Đúng sản phẩm – với đúng số lượng – tại đúng nơi – vào đúng thời điểm cần thiết”.
Trong quá trình sản xuất hay cung ứng dịch vụ, mỗi công đoạn của quy trìnhsản xuất sẽ được hoạch định để làm ra một số lượng bán thành phẩm, thành phẩmđúng bằng số lượng mà công đoạn sản xuất tiếp theo sẽ cần tới
Trong JIT, các quy trình không tạo ra giá trị gia tăng phải bị bãi bỏ Và nhưvậy, hệ thống chỉ sản xuất ra những cái mà khách hàng muốn
Nói cách khác, JIT là hệ thống điều hành sản xuất trong đó các luồng nguyên
nhiên vật liệu, hàng hóa và sản phẩm lưu hành trong quá trình sản xuất và phân phốiđược lập kế hoạch chi tiết nhất trong từng bước, sao cho quy trình tiếp theo có thểthực hiện ngay khi quy trình hiện thời chấm dứt Qua đó, không có hạng mục nàotrong quá trình sản xuất rơi vào tình trạng để không, chờ xử lý, không có nhân cônghay thiết bị nào phải đợi để có đầu vào vận hành
Trang 4thành lý thuyết là vào những năm 1970 do ông Ohno Taiichi, Phó Tổng giám đốc sảnxuất và nhiều đồng nghiệp triển khai ở hãng Toyota Motor, người mà bây giờ đượcxem là cha đẻ của JIT.Taiichi Ohno phát triển những triết học này như một phươngtiện nhằm thỏa mãn các yêu cầu của khách hàng với thời gian nhanh nhất Như vậy,trước đây, JIT được sử dụng không chỉ để giảm bớt hao phí trong sản xuất mà còn chủyếu để sản xuất hàng hóa sao cho hàng hóa đến tay khách hàng chính xác khi họ cầnđến
Mục đích (của) JIT, vì vậy, là nhằm giảm thiểu các những hoạt động không giatăng giá trị và không di chuyển hàng tồn trong khu vực dây chuyền sản xuất Điều này
sẽ dẫn đến thời gian sản xuất nhanh hơn, thời gian giao hàng ngắn hơn, sử dụng thiết
bị hiệu quả hơn, yêu cầu không gian nhỏ hơn, tỷ lệ lỗi sản phẩm thấp hơn, chi phí thấphơn, và lợi nhuận cao hơn
JIT cũng được biết như một phương pháp sản xuất tin gọn (Lean) hay sản xuấtkhông tồn kho, bởi vì yếu tố then chốt psau của việc áp dụng thành công JIT là giảmtồn kho tại nhiều công đoạn khác nhau dây chuyền sản xuất tới mức tối thiểu Điềunày cần phải có sự phối hợp tốt giữa những công đoạn sao cho mỗi công đoạn chỉ sảnxuất chính xác số lượng cần thiết cho công đoạn sau Nói một cách khác, một côngđoạn chỉ nhận vào chính xác số lượng cần thiết từ công đoạn trước
II Các yếu tố chính của hệ thống JIT
II.1 Mức độ sản xuất đều và cố định
Một hệ thống sản xuất JIT đòi hỏi một dòng sản phẩm đồng nhất khi đi quamột hệ thống thì các hoạt động khác nhau sẽ thích ứng với nhau và để nguyên vât liệu
và sản phẩm có thể chuyển từ nhà cung cấp đến đầu ra cuối cùng Mỗi thao tác phảiđược phối hợp cẩn thận bởi các hệ thống này rất chặt chẽ Do đó, lịch trình sản xuấtphải được cố định trong một khoảng thời gian để có thể thiết lập các lịch mua hàng vàsản xuất Rõ ràng là luôn có áp lực lớn để có được những dự báo tốt và phải xây dựngđược lịch trình thực tế, bởi vì không có nhiều tồn kho để bù đắp những thiếu hụt hàngtrong hệ thống
II.2 Tồn kho thấp
Trang 5và thành phẩm chưa tiêu thụ Lượng tồn kho thấp có hai lợi ích quan trọng Lợi ích rõràng nhất của lượng tồn kho thấp là tiết kiệm được không gian và tiết kiệm chi phí dokhông phải ứ đọng vốn trong các sản phẩm còn tồn đọng trong kho Lợi ích thứ hai thìkhó thấy hơn, nhưng lại là một khía cạnh then chốt của triết lý JIT, đó là tồn kho luôn
là nguồn lực dự trữ để khắc phục những mất cân đối trong quá trình sản xuất, có nhiềutồn kho sẽ làm cho những nhà quản lý ỷ lại, không cố gắng khắc phục những sự cốtrong sản xuất và dẫn đến chi phí tăng cao Phương pháp JIT làm giảm dần dần lượngtồn kho, từ đó người ta càng dễ tìm thấy và giải quyết những khó khăn phát sinh
II.3 Kích thước lô hàng nhỏ
Đặc điểm của hệ thống JIT là kích thước lô hàng nhỏ trong cả hai quá trình sảnxuất và phân phối từ nhà cung ứng Kích thước lô hàng nhỏ sẽ tạo ra một số lợi íchcho hệ thống JIT hoạt động một cách có hiệu quả như sau:
- Với lô hàng có kích thước nhỏ, lượng hàng tồn kho sản phẩm dở dang sẽ íthơn, so với lô hàng có kích thước lớn Điều này sẽ giảm chi phí lưu kho và tiết kiệmdiện tích kho bãi
- Lô hàng có kích thước nhỏ ít bị cản trở hơn tại nơi làm việc
- Dễ kiểm tra chất lượng lô hàng và khi phát hiện có sai sót thì chi phí sửa lại lôhàng sẽ thấp hơn lô hàng có kích thước lớn
- Kích thước lô hàng nhỏ cho phép có nhiều linh động hơn trong việc hoạchđịnh Trong nhiều hệ thống cổ điển, người ta sản xuất một lạo sản phẩm trong mộtthời gian dài, sai đó mới chuyển sang một loại sản phẩm khác Điều này sẽ làm chi phítrải đều cho việc vận hành nhiều sản ohẩm nhưng sẽ làm thời gian thực hiện trên mộtdãy sản phẩm sẽ dài hơn
II.4 Lắp đặt nhanh với chi phí thấp
Theo phương pháp này, người ta sử dụng các chương trình làm giảm thời gian
và chi phí lắp đặt để đạt kết quả mong muốn, những công nhân thường được huấnluyện để làm những công việc lắp đặt cho riêng họ, công cụ và thiết bị cũng như quátrình lắp đặt phải đơn giản và đạt được tiêu chuẩn hóa, thiết bị và đồ gá đa năng có thểgiúp giảm thời gian lắp đặt Hơn nữa, người ta có thể sử dụng nhóm công nghệ đểgiảm chi phí và thời gian lắp đặt nhờ tận dụng sự giống nhau trong những thao tác cótính lặp lại Quá trình xử lý một loạt các chi tiết tương tự nhau trên những thiết bịgiống nhau có thể làm giảm yêu cầu thay đổi việc lắp đặt, sự tinh chỉnh trong trườnghợp này là cần thiết
Trang 6II.5 Bố trí mặt bằng hợp lý
Theo lý thuyết sản xuất cổ điển, mặt bằng của các phân xưởng thường được bốtrí theo nhu cầu xử lý gia công Hệ thống JIT thường sử dụng bố trí mặt bằng theo đốitượng, dựa trên nhu cầu sản phẩm Thiết bị được sắp xếp để điều khiển những dòngsản phẩm giống nhau, có nhu cầu lắp ráp hay xử lý giống nhau Để tránh việc dichuyển một khối lượng chi tiết lớn trong khu vực thì người ta đưa những lô nhỏ chitiết từ trung tâm làm việc này đến trung tâm làm việc kế tiếp, như vậy thời gian chờđợi và lượng sản phẩm dở dang sẽ được giảm đến mức tối thiểu Mặt khác, chi phí vậnchuyển nguyên vật liệu sẽ giảm đáng kể và không gian cho đầu ra cũng giảm Các nhàmáy có khuynh hướng nhỏ lại nhưng có hiệu quả hơn và máy móc thiết bị có thể sắpxếp gần nhau hơn, từ đó tăng cường sự giao tiếp trong công nhân
II.6 Sửa chữa và bảo trì định kỳ
Do hệ thống JIT có rất ít hàng tồn kho nên khi thiết bị hư hỏng có thể gây ranhiều rắc rối Để giảm thiểu việc hỏng hóc, doanh nghiệp sử dụng các chương trìnhbảo trì định kỳ, trong đó nhấn mạnh vào việc duy trì thiết bị trong điều kiện hoạt độngtốt nhất và vào việc thay thế những cụm chi tiết có dấu hiệu hỏng trước khi sự cố xảy
ra Những công nhân thường có trách nhiệm bảo trì thiết bị máy móc của mình
Mặc dù có bảo trì định kỳ, đôi khi thiết bị cũng hư hỏng Vì vậy, cần thiết phảichuẩn bị cho điều này và phải có khả năng sửa chữa cũng như đưa thiết bị vào sảnxuất một các nhanh chóng Muốn vậy, doanh nghiệp cần có những chi tiết dự phòng
và duy trì lực lượng sửa chữa nhỏ hoặc huấn luyện công nhân tự mình sửa chữa những
hư hỏng đột xuất có thể xảy ra
Cũng chú ý rằng khi công việc xảy ra thì đó là dấu hiệu cho thấy lãnh vực cầncải tiến Như vậy giảm hỏng hóc trở thành một cơ hội được khai thác trong hệ thốngJIT
II.7 Sử dụng công nhân đa năng
Trang 7tất cả những công việc từ việc điều khiển quy trình sản xuất, vận hành máy đến việcbảo trì, sửa chữa… Người ta mong muốn công nhân có thể điều chỉnh và sửa chữanhỏ cũng như thực hiện việc lắp đặt Hãy nhớ rằng trong hệ thống JIT người ta đẩymạnh đơn giản hóa việc lắp đặt, làm thuận lợi cho người vận hành Trong hệ thốngJIT, công nhân không chuyên môn hóa, mà được huấn luyện để thực hiện nhiều thaotác, do vậy họ có thể giúp những công nhân không theo kịp tiến độ Người công nhânkhông những có trách nhiệm trong việc kiểm tra chất lượng công việc của mình, màcòn quan sát kiểm tra chất lượng công việc của những công nhân ở khâu trước họ.Tuy nhiên, phương pháp này có hạn chế là mất nhiều thời gian và chi phí đào tạonhững công nhân đa năng để đáp ứng yêu cầu của hệ thống
II.8 Đảm bảo mức chất lượng cao
Những hệ thống JIT đòi hỏi các mức chất lượng cao Những hệ thống này đượcgài vào một dòng công việc liên tục, nên sự xuất hiện của những trục trặc do chấtlượng kém sẽ tạo sự phá vỡ trên dòng công việc này Thực tế, do kích thước các lôhàng nhỏ, lượng hàng tồn kho để đề phòng mọi bất trắc thấp, nên khi sự cố xảy ra,việc sản xuất phải ngừng lại cho đến khi sự cố được khắc phục Vì vậy, phải tránh bất
cứ sự ngừng việc nào hoặc nhanh chóng giải quyết trục trặc khi chúng xuất hiện
Hệ thống JIT dùng ba giải pháp mũi nhọn để xử lý vấn đề chất lượng:
Một là, thiết kế chất lượng cho sản phẩm và quá trình sản xuất Thực tế
cho thấy hệ thống JIT sản xuất sản phẩm được tiêu chuẩn hóa sẽ dẫn đến tiêu chuẩn hóa các phương pháp làm việc, các công nhân rất quen thuộc với công việc của họ và
sử dụng các thiết bị tiêu chuẩn hóa, tất cả những vấn đề trên sẽ đóng góp làm tăng chất lượng sản phẩm ở các khâu của quá trình sản xuất
Hai là, yêu cầu các nhà cung cấp giao nguyên liệu và các bộ phận sản
phẩm có chất lượng cao để giảm thiểu trục trặc do hàng hóa đem tới Nếu đạt được yêu cầu này, thời gian và chi phí kiểm tra hàng hóa có thể được loại bỏ
Ba là, làm cho công nhân có trách nhiệm sản xuất những hàng hóa có chất
lượng cao Điều này đòi hỏi phải cung cấp thiết bị và công cụ làm việc phù hợp, huấn luyện phương thức làm việc thích hợp cho công nhân, huấn luyện trong đo lường chất lượng và phát hiện lỗi, động viên công nhân cải tiến chất lượng sản phẩm và khi có sự
cố xảy ra thì tranh thủ sự cộng tác của công nhân
II.9 Nâng cao tinh thần hợp tác của các thành viên trong hệ thống
Trang 8Ngoài ra, hệ thống JIT đòi hỏi tinh thần hợp tác giữa các công nhân, quản lý vàngười cung cấp Nếu không đạt được điều này thì khó có thể có một hệ thống JIT thật
sự hiệu quả
II.10 Người bán hàng tin cậy
Hầu hết hệ thống JIT mở rộng về phía người bán, người bán được yêu cầu giaohàng hóa có chất lượng cao, các lô hàng nhỏ và thời điểm giao hàng tương đối chínhxác
Theo truyền thống, người mua đóng vai trò kiểm tra chất lượng và số lượnghàng mang đến, và khi hàng hóa kém phẩm chất thì trả cho người bán để sản xuất lại.Trong hệ thống JIT, hàng hóa kém phẩm chất sẽ đình trệ sự liên tục của dòng côngviệc Việc kiểm tra chất lượng hàng hóa đưa đến được xem là không hiệu quả, vì nókhông được tính vào giá trị sản phẩm Do đó việc đảm bảo chất lượng được chuyểnsang người bán Người mua sẽ làm việc với người bán để giúp họ đạt được chất lượnghàng hóa mong muốn Mục tiêu cơ bản của người mua là có thể công nhận người bánnhư một nhà sản xuất hàng hóa chất lương cao, do vậy không cần có sự kiểm tra củangười mua
II.11 Thay thể hệ thống “đẩy” bằng hệ thống “kéo”
Thuật ngữ “đẩy” và “kéo” dùng để mô tả hai hệ thống khác nhau nhằm chuyểndịch công việc thông qua quá trình sản xuất Trong hệ thống đẩy, khi công việc kếtthúc tại một khâu, sản phẩm đầu ra được đẩy tới khâu kế tiếp, ở khâu cuối cùng, sảnphẩm được đẩy vào kho thành phẩm
Trang 9Ngược lại, trong hệ thống kéo, việc kiểm soát sự chuyển dời của công việc tùythuộc vào hoạt động đi kèm theo, mỗi khâu công việc sẽ kéo sản phẩm từ khâu phíatrước nếu cần Đầu ra của hoạt động sau cùng được kéo bởi nhu cầu khách hàng hoặcbởi lịch trình sản xuất chính Như vậy, trong hệ thống kéo, công việc được luânchuyển để đáp ứng yêu cầu của công đoạn kế tiếp theo của quá trình sản xuất Trái lại,trong hệ thống đẩy, công việc được đẩy ra khi nó hoàn thành mà không cần quan tâmđến khâu kế tiếp theo đã sẳn sàng chuẩn bị cho công việc hay chưa Vì vậy công việc
có thể bị chất đống tại khâu chậm tiến độ do thiết bị hỏng hóc hoặc phát hiện có vấn
đề về chất lượng
Hệ thống JIT dùng phương pháp kéo để kiểm soát dòng công việc, mỗi côngviệc sẽ gắn đầu ra với nhu cầu của khâu kế tiếp Trong hệ thống JIT, có sự thông tinngược từ khâu này sang khâu khác, do đó công việc được di chuyển “đúng lúc” tớikhâu kế tiếp, theo đó dòng công việc được kết nối nhau, và sự tích lũy thừa tồn khogiữa các công đoạn sẽ được tránh khỏi
II.12 Giải quyết vấn đề và cải tiến liên tục
Giải quyết sự cố là nền tảng cho bất kỳ một hệ thống JIT nào Mối quan tâm lànhững trục trặc cản trở hay có khả năng cản trở vào dòng công việc qua hệ thống Khinhững sự cố như vậy xuất hiện thì cần phải giải quyết một cách nhanh chóng Điềunày có thể buộc phải gia tăng tạm thời lượng tồn kho, tuy nhiên mục tiêu của hệ thốngJIT là loại bỏ càng nhiều sự cố thì hiệu quả càng cao
Để xử lý nhanh những trục trặc trong quá trình sản xuất, nhiều doanh nghiệp đãdùng hệ thống đèn để báo hiệu Ở Nhật, một hệ thống như vậy được gọi là ANDON.Mỗi một khâu công việc được trang bị một bộ ba bóng đèn, đèn xanh biểu hiện chomọi việc đều trôi chảy, đèn vàng biểu hiện có công nhân sa sút cần chấn chỉnh, đèn đỏ
Trang 10báo hiệu có sự cố nghiêm trọng cần nhanh chóng khắc phục Điểm mấu chốt của hệthống đèn là cho những người khác trong hệ thống phát hiện được sự cố và cho phépcông nhân và quản đốc sửa chữa kịp thời sự cố xảy ra.
Một trong những vấn đề cơ bản của phương pháp JIT là hướng về sự cải tiếnliên tục trong hệ thống như: giảm lượng tồn kho, giảm chi phí lắp đặt, giảm thời giansản xuất, cải tiến chất lượng, tăng năng suất, cắt giảm lãng phí và nâng cao hiệu quảsản xuất Sự cải tiến liên tục này trở thành mục tiêu phấn đấu của tất cả thành viêntrong doanh nghiệp nhằm hoàn thiện hệ thống
III Ưu điểm của JIT
- Giảm lượng tồn kho ở tất cả các khâu: cung ứng nguyên vật liệu, sản xuất
và tiêu thụ sản phẩm
- Giảm ứ đọng về vốn
- Giảm nhu cầu về mặt bằng
- Tăng chất lượng sản phẩm, giảm phế phẩm và lượng sản phẩm làm lại
- Giảm thời gian phân phối trong sản xuất
- Có tính linh động cao trong phối hợp sản xuất
- Dòng sản xuất nhịp nhàng và ít gián đoạn, chu kỳ sản xuất ngắn, do các công nhân có nhiều kỹ năng nên họ có thể giúp đở lẫn nhau và thay thế trong trường hợp vắng mặt
- Tăng mức độ sản xuất và tận dụng thiết bị
- Có sự tham gia của công nhân trong việc khắc phục các sự cố của quá trình sản xuất, từ đó nâng cao tinh thần trách nhiệm của công nhân
- Tạo áp lực để xây dựng mối quan hệ tốt với các nhà cung cấp
- Giảm nhu cầu lao động gián tiếp, tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm
- Giảm áp lực của khách hàng
IV Nhược điểm của JIT
- Đòi hỏi phải có một hệ thống cơ sở hạ tầng của xã hội tốt, hoàn hảo
- Đòi hỏi toàn xã hội phải có một hệ thống nhân viên và kỹ thuật viên có trình độ và kiến thức cao,ý thức kỷ luật lao động cao, bởi vì chỉ cần một nhân viên của công ty vệ tinh vô kỷ luật kiểm tra một con ốc không kỹ thì cả xã hội phải ngưng làm việc
Trang 11- Đòi hỏi chính phủ phải có một hệ thống văn bản pháp luật hỗ trợ sản xuất rành mạch, minh bạch và nghiêm minh, một hệ thống nhân viên chính phủ giữ đúng kỷ cương tôn trọng pháp luật
- Thiên tai là điều đáng sợ nhất đối với phương pháp Just In Time Chỉ cần một trận động đất hay lụt lội ảnh hưởng đến cơ sở hạ tầng của quốc gia thì toàn bộ dây chuyền sản xuất phải ngừng hoạt động ảnh hưởng đến hàng triệu người liên quan
- Bởi vì quy trình sản xuất phân tán nên đòi hỏi chế độ bảo mật kỹ thuật đốivới các công ty vệ tinh nghiêm ngặt nếu không rất dễ bị lộ kỹ thuật ra ngoài
V Điều kiện áp dụng JIT
Mô hình Just In Time tỏ ra hiệu quả nhất đối với những doanh nghiệp có những
hoạt động sản xuất lặp đi lặp lại
Một đặc trưng quan trọng của mô hình Just In Time là kích thước lô hàng nhỏ trong cả hai quá trình sản xuất và phân phối từ nhà cung ứng Kích thước lô hàng nhỏ sẽ
tạo ra một số thuận lợi cho doanh nghiệp như: lượng hàng tồn kho sản phẩm dở dang sẽ íthơn so với lô hàng có kích thước lớn, điều này sẽ giảm được chi phí lưu kho và tiết kiệmđược diện tích kho bãi Lô hàng có kích thước nhỏ hơn sẽ ít cản trở hon tai nơi làm việc
Dễ kiểm tra chất lượng lô hàng và khi phát hiện sai soát thì chi phí sửa lại lô hàng sẽ thấphơn lô hàng có ích thước lớn
Tuy nhiên việc sử dụng mô hình Just-In-Time đòi hỏi phải có sự kết hợp chặt chẽgiữa nhà sản xuất và nhà cung cấp, bởi vì bất kỳ một sự gián đoạn nào cũng có thể gâythiệt hại cho nhà sản xuất vì sẽ phải chịu những tổn thất phát sinh do việc ngừng sản xuất
VI Thẻ Kanban
VI.1 Khái niệm
Kanban: là một cái thẻ trên đó có các thông tin chỉ rõ đây là loại sản phẩm gì, số lượng sản phẩm bao nhiêu, nơi cần chuyển đến
Trang 12
VI.2 Phân loại
a) Kanban vận chuyển (transport kanban): đây là loại dùng để thông báo cho côngđoạn trước cần chuyển chi tiết, sản phẩm cho công đoạn sau
b) Kanban sản xuất (production kanban): đây là loại dùng để báo cho dây chuyền sảnxuất cần sản xuất chi tiết, sản phẩm để bù vào lượng hàng đã giao đi
c) Kanban cung ứng (supplier kanban): đây là loại dùng để thông báo cho nhà cungcấp biết cần phải giao hàng
d) Kanban tạm thời (temporary kanban): kanban được phát hành có thời hạn trong cáctrường hợp bị thiếu hàng
e) Kanban tín hiệu (signal kanban): là loại dùng để thông báo kế hoạch cho các côngđoạn sản xuất theo lô
VI.3 Kanban hệ thống kéo
Trang 13VI.4 Các nguyên tắc sử dụng
o Mỗi thùng hàng phải chứa một thẻ Kanban trên đó ghi tên chi tiết, nơi sảnxuất, nơi chuyển đến và số lượng
o Chi tiết luôn được “kéo” bởi công đoạn sau
o Không bắt đầu sản xuất khi không nhận được kanban
o Mỗi khay, thùng phải đựng đúng số lượng được chỉ định
o Không được giao chi tiết phế phẩm cho công đoạn sau
o Số lượng kanban cần được giảm thiểu
o Khoảng thời gian giữa các lần giao cần được giảm thiểu
VI.5 Ưu điểm
- Cho thấy được vấn đề lớn cần giải quyết của phân xưởng
- Giúp nắm được tình hình máy móc thiết bị, phế phẩm phát sinh dựa vào dòng dichuyển thông tin nhanh giữa các chỗ làm việc
- Phối hợp chặt chẽ giữa các chỗ làm việc
Trang 14- Thích ứng quá trình sản xuất và nhu cầu.
- Số lượng tồn kho là ít nhất
- Không cần lập kế hoạch hàng ngày
- Cho phép dao động 10% so với nhu cầu
- Trong phân xưởng, hệ thống kiểm tra KANBAN là then chốt
VI.6 Nhược điểm
- Khi áp dụng hệ thống KANBAN, xưởng sẽ không có tồn kho, vì vậy không đápứng được dao động lớn
- Sự rối loạn của một công đoạn sẽ làm ảnh hưởng đến tòan hệ thống
Trang 15CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG ÁP DỤNG HỆ THỐNG ĐIỀU HÀNH VỪA ĐÚNG LÚC (JUST IN TIME) TẠI TOYOTA
VIỆT NAM
I Sơ lược về Toyota Việt Nam
Toyota là nhà tiên phong trong sản xuất ôtô ở Việt Nam Với việc đưa dây chuyền sảnxuất chi tiết thân xe vào hoạt động từ tháng 3 năm 2003, Toyota là công ty đầu tiên trongcác liên doanh ôtô Việt Nam áp dụng tất cả 4 quy trình sản xuất tiêu chuẩn cho một nhàmáy sản xuất ôtô bao gồm dập, hàn, sơn và lắp ráp Qua việc nâng cao năng lực sản xuấttại Việt Nam, công ty đã thể hiện sự tin tưởng vào khả năng sản xuất những chiếc xe cóchất lượng tốt nhất
Sản xuất: Với “Hệ thống sản xuất Toyota” chuẩn, Toyota Việt Nam đảm bảo tiêuchuẩn chất lượng cao nhất cho tất cả các sản phẩm của mình
Cam kết bảo vệ môi trường: Toyota Việt Nam là công ty tiên phong trong bảo vệmôi trường
Nội địa hóa: Luôn thúc đẩy sản xuất trong nước và công nghiệp nội địa
Giống như tất cả các chi nhánh của Toyota , Toyota Việt Nam đảm bảo các tiêu chuẩnchất lượng cao nhất cho tất cả các sản phẩm do mình sản xuất và bán ra Với lịch sử trên
30 năm, “Hệ thống Sản xuất Toyota” với đặc trưng áp dụng JIT là hệ thống nhằm giảmtối thiểu tính không hiệu quả với việc cung cấp chính xác những chi tiết cần thiết cho mỗicông đoạn sản xuất., thực sự là một hệ thống mang lại cho do Toyota nói riêng cũng nhưnhiều công ty áp dụng ở các nước khác nhau trên toàn thế giới nói chung tối ưu hóa năngsuất và chất lượng
Trang 16II Đặc điểm của hệ thống Just in Time trong quy trình sản
Việt Nam
Gốc rễ làm nên sự lớn mạnh của Toyota hôm nay mà ngay các đối thủ của nó cũngkhông hiểu đó chính là họ biết cách biến công việc thành một chuỗi các thực nghiệm đanxen nhau
JUST IN TIME là phương pháp quản lý công đoạn sản xuất thực thi bằng các bảngtruyền đạt thông tin, các phiếu liên lạc giữa các công đoạn Trong dây chuyền sản xuấtkhông có chi tiết thiếu hay thừa, toàn xưởng sản xuất không có sản phẩm tồn kho, cũngnhư không có nguyên vật liệu tồn kho Phương pháp này tạo ra một quy trình sản xuấtkhép kín cao độ, nhanh, khoa học Các công ty vệ tinh phải làm việc đúng với quy trình
và giờ giấc mà hệ thống OA (office automation) của hãng mẹ điều khiển thông qua cácphiếu đặt hàng có chỉ thị giờ giấc , số lượng chính xác Người mua chỉ cần mua đủ sốhàng mình cần và người bán phải có đủ hàng ngay lúc đó thoả mãn nhu cầu của ngườimua “Người mua” ở trong quản lý xí nghiệp chính là vị trí công đoạn trong dây chuyềnsản xuất lắp ráp và “người bán” chính là các hệ thống công ty vệ tinh sản xuất hàng trựcthuộc Toyota
Rộng hơn trong toàn bộ quy trình quản lý từ sản xuất đến phân phối xe của Toyota làkhông có hiện tượng xe tồn kho, nguyên vật liệu tồn kho, xe sản xuất đúng và đủ với đơnđặt hàng, đúng chính xác giờ giấc giao hàng cho khách
The Just-in-Time Supply Chain:
“Look Ma” No Stocks!