Qua những năm giảng dạy bộ môn Sinh Học ở trường THPT tôi cũng mạnh dạn xin đề xuất kinh nghiệm của mình để giới thiệu đến các em học sinh về phương pháp giải quyết một số bài tập liên q
Trang 1Phần I : MỞ ĐẦU
Đặc thù của bộ môn Sinh Học là phần lớn nội dung và thời lượng giành cho việc nghiên cứu về cơ sở lý thuyết, khoa học của kiến thức (tức nghiên cứu lý thuyết), còn việc vận dụng kiến thức vào thực tiễn đặc biệt là vận dụng cơ sở lý thuyết để giải quyết những bài tập trong Sinh học còn hạn chế Chính vì lẽ đó mà một số bộ phận không ít học sinh
đã bỏ qua kĩ năng này và gần như không biết vận dụng để giải quyết những bài toán trong Sinh học
Qua những năm giảng dạy bộ môn Sinh Học ở trường THPT tôi cũng mạnh dạn xin đề xuất kinh nghiệm của mình để giới thiệu đến các em học sinh về phương pháp giải quyết một số bài tập liên quan đến phép lai hai hay nhiều tính của MenĐen Đề tài tôi giới thiệu là “ Phương pháp giải các bài toán liên quan đến quy luật phân li độc lập MenĐen”
Đề tài mà tôi giới thiệu là phương pháp giải quyết những bài toán theo phương pháp tự luận Tuy phương pháp này trong những năm gần đây không được vận dụng cho các ký thi tốt nghiệp THPT cũng như thi Đại học – Cao đẳng Nhưng phương pháp này có khả năng kích thích tư duy cũng như khả năng phân tích , lập luận, nhận định …đối với những em học sinh khá, giỏi Nhìn chung các tài liệu tham khảo các tác giả mới đưa ra những phác đồ tổng quát cho việc giải quyết các bài tập, chưa đi sâu vào thiết kế các bước
cụ thể cho các chuyên đề hẹp trong việc giải quyết các bài tập Sinh Học đặc biệt là bài tập nâng cao Vì vậy tôi giới thiệu đề tài này cũng nhằm nâng cao khả năng hứng thú và yêu thích môn Sinh Học của một bộ phận các em học sinh
Do thời gian có hạn nên tôi chỉ đi vào giải quyết một số bài tập liên quan đến đề tài
mà tôi lựa chọn Tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong các đồng nghiệp góp ý để đề tài của tôi được hoàn chỉnh hơn Tôi xin chân thành cảm ơn!
Trang 2Phần II : NỘI DUNG
I.Cơ Sở Lý Luận Và Thực Tiễn Của Đề Tài :
Tôi mong rằng đề tài này sẽ được giới thiệu đến các em học sinh nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh đặc biệt là học sinh khá, giỏi có sự yêu thích bộ môn Ngoài ra phương pháp này còn giúp các em học sinh có được nền tảng và hiểu biết về cơ sở lý luận của lý thuyết
II.Đối Tượng Nghiên Cứu Của Đề Tài :
Các bài tập liên quan đến các quy luật di truyền MenĐen (Phép lai hai hay nhiều tính trạng phân li độc lập)
III Cơ Sở Khoa Học Của phương Pháp :
Dựa trên khả năng suy luận logic, lập luận, phân tích để nhận dạng và giải quyết bài toán liên quan đến quy luật di truyền phân li độc lập hai hay nhiều cặp tính trạng Menđen
IV Các giải pháp cụ thể :
1.Đối với giáo viên :
Phải hệ thống hoá kiến thức trọng tâm của chương trình một cách logic và khái quát nhất
Nắm vững cơ sở lý luận của kiến thức nhằm xây dựng các phương pháp suy luận cũng như các phương pháp giải bài tập một cách hệ thống, đơn giản, hiệu quả, đa dạng
Tận dụng mọi thời gian để có thể hướng dẫn đến các em học sinh nhằm tạo hứng thú trong học tập bộ môn của học sinh
2.Đối với học sinh :
Phải tích cự rèn luyện cho bản thân khả năng tự học, tự ôn tập các kiến thức đã học, rèn luyện kĩ năng phân tích, lập luận, tổng hợp … để vận dụng giải quyết các bài toán trong Sinh Học
V Phương Pháp Cụ Thể :
1.Kiến thức cần nhớ :
A Thí nghiệm
Menđen lai 2 thứ đậu Hà Lan thuần chủng khác nhau về 2 cặp tính trạng tương phản : một thứ có hạt vỏ trơn, màu vàng và một thứ có hạt vỏ nhăn, màu xanh
B Kết quả
Menđen nhận thấy F1 đều đồng tính hạt trơn, màu vàng Kết quả này rất phù hợp với định luật đồng tính và chứng tỏ rằng các tính trạng hạt trơn, màu vàng đều là tính trạng trội
Menđen cho 15 cây F1 tự thụ phấn hoặc giao phấn với nhau thì ở F2 ông thu được tất cả
556 hạt gồm 4 loại kiểu hình như sau:
Trang 3315 hạt vàng, trơn
101 hạt vàng, nhăn
108 hạt xanh, trơn
32 hạt xanh, nhăn
Đến đây lại thấy thế hệ thứ 2 phân li kiểu hình phức tạp hơn trong lai một cặp tính trạng Ở trường hợp này có đến 4 loại kiểu hình: hai loại kiểu hình giống thế hệ xuất phát
P là vàng, trơn và xanh, nhăn; đồng thời xuất hiện 2 loại kiểu hình mới: vàng, nhăn và xanh, trơn Sự xuất hiện các tổ hợp mới của các tính trạng ở bố mẹ do lai giống như vậy gọi là biến dị tổ hợp
Nếu xét riêng từng cặp tính trạng tương phản thì sẽ thấy:
hạt vàng/hạt xanh = 315 101
108 32
+
3
1, như vậy hạt vàng là tính trạng trội chiếm 3
4, còn hạt xanh là tính trạng lặn chiếm 1
4 hạt trơn/hạt nhăn = 315 108
101 32
+
3
1, như vậy hạt trơn là tính trạng trội chiếm 3
4, còn hạt nhăn là tính trạng lặn chiếm 1
4 Như vậy, mỗi cặp tính trạng tương phản đều phân li theo đúng định luật 2 của Menđen
và không phụ thuộc vào nhau
Tỉ lệ các kiểu hình ở F2 bằng tích các tỉ lệ của các cặp tính trạng hợp thành chúng, cụ thể là các kiểu hình ở F2 của phép lai trên bằng (3 hạt vàng : 1 hạt xanh ) x (3 hạt trơn : 1 hạt nhăn ) ≈ 9 : 3 : 3 : 1
Tiến hành nhiều thí nghiệm khác, ông cũng thu được kết quả tương tự
C Định luật 3 của Menđen
Khi lai 2 cơ thể thuần chủng khác nhau về hai hay nhiều cặp tình trạng tương phản thì
sự di truyền của cặp tính trạng này không phụ thuộc vào sự di truyền của cặp tính trạng kia.
D Giải thích định luật 3 của Menđen theo thuyết nhiễm sắc thể
Định luật 3 của Menđen về sự phân li độc lập của các cặp tính trạng tương phản có thể được giải thích bằng sự phân li độc lập và sự tổ hợp tự do của các cặp nhiễm sắc thể tương đồng khi con lai F1 hình thành giao tử, đồng thời có sự kết hợp ngẫu nhiên của các loại giao tử trong thụ tinh
Điều kiện cần thiết đế có sự phân li độc lập là các cặp alen xác định các cặp tính trạng tương phản phải nằm trên các cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau Ví dụ, sự di truyền các tính trạng màu sắc và hình dạng hạt đậu trong thí nghiệm của Menđen
Cặp nhiễm sắc thể tương đồng mang gen A (xác định hạt vàng) hay gen a (xác định hạt xanh) trong khi một cặp khác mang gen B (xác định hạt trơn) hay gen b (xác định hạt nhăn)
Trang 4
Tỉ lệ phân li kiểu gen và kiểu hình ở các cây lai F2 trong thí nghiệm lai 2 cặp tính trạng của Menđen là như nhau:
VT AABbVT AaBBVT AaBbVT
VT
AAbb VN
AaBb VT
Aabb VN
VT
AaBb VT
aaBB XT
aaBb XT
VT AabbVN aaBbXT aabbXN
9 A – B – : Vàng trơn
3 A – bb : Vàng nhăn
3 aa B - : Xanh trơn
1 aabb : Xanh nhăn
Tỷ lệ này hoàn toàn phù hợp với kết quả thí nghiệm
E.Công thức tổng quát
Định luật di truyền độc lập chỉ được giải thích bằng sự phân li độc lập tổ hợp ngẫu nhiên của các cặp NST dẫn tới sự phân li độc lập, tổ hợp ngẫu nhiên của các gen Sự phân
li kiểu hình theo tỉ lệ chung (3 : 1)n chỉ là kết qủa sự phân li của các gen theo tỉ lệ (1 : 2 : 1)n
Menđen đã rút ra những điều khái quát sau về sự di truyền của n cặp gen dị hợp di truyền độc lập:
Số cặp gen dị hợp
Số lượng các loại giao tử
Số kiểu
tổ hợp
Số lượng các loại kiểu hình
Tỉ lệ phân li kiểu hình
Số lượng các loại kiểu gen
Tỉ lệ phân li kiểu gen
1 2 3
n
21
22
23
2n
41
42
43
4n
21
22
23
2n
(3:1)1
(3:1)2
(3:1)3
(3:1)n
31
32
33
3n
(1:2:1)1
(1:2:1)2
(1:2:1)3
(1:2:1)n
F.Điều kiện nghiệm đúng của định luật
Định luật di truyền độc lập được nghiệm đúng bởi các điều kiện sau:
- P thuần chủng khác nhau bởi từng cặp tính trạng
- Nhân tố di truyền trội phải lấn át hoàn toàn nhân tố di truyền lặn
Trang 5- Các loại giao tử sinh ra phải bằng nhau, sức sống phải ngang nhau.
- Khả năng gặp nhau và phối hợp với nhau của các loại giao tử trong quá trình thụ tinh phải ngang nhau
- Sức sống của các hệ hợp tử và các cơ thể trưởng thành phải giống nhau
- Phải xử lí tính toán trên số lượng lớn cá thể thu được trong đời lai
- Mỗi cặp nhân tố di truyền xác định một tính trạng phải tồn tại trên một NST khác nhau
để khi phân li độc lập không lệ thuộc vào nhau
G Ý nghĩa của định luật
Định luật di truyền độc lập là cơ sở góp phần giải thích tính đa dạng phong phú của sinh vật trong tự nhiên, tạo cho sinh vật ngày càng thích nghi với môi trường sống Định luật di truyền độc lập còn là cơ sở khoa học và là phương pháp lai tạo hình thành nhiều biến dị, tạo điều kiện hình thành nhiều giống mới có năng suất và phẩm chất cao, chống chịu tốt với điều kiện bất lợi của môi trường
2.Các phương pháp xác định quy luật di truyền:
- Trong điều kiện mỗi gen quy định 1 tính trạng trội, lặn hoàn toàn Khi xét sự di truyền
về 2 cặp tính trạng, nếu xảy ra một trong các biểu hiện sau ta kết luận sự di truyền của 2 cặp tính trạng đó tuân theo quy luật phân li độc lập của Menđen
+ Khi tự thụ phấn hoặc giao phối giữa cá thể dị hợp 2 cặp gen nếu kết quả xuất hiện 4 loại kiểu hình theo tỉ lệ (3:1)2 = 9: 3: 3: 1 Ta suy ra 2 cặp tính trạng đó được di truyền theo quy luật phân li độc lập của Menđen
+ Khi lai phân tích cá thể dị hợp 2 cặp gen nếu Fb xuất hiện 4 loại kiểu hình theo tỉ
lệ (1:1)2 = 1: 1: 1: 1 Ta suy ra 2 cặp tính trạng đó được di truyền theo quy luật phân li độc lập của Menđen
+ Nếu tỉ lệ chung về 2 tính trạng bằng tích số các nhóm tỉ lệ khi xét riêng …
3.Phương pháp giải bài tập phân li độc lập của Menđen:
a)Trong trường hợp nếu biết trước tính trạng trội, lặn :
-Bước 1 : Quy ước gen
-Bước 2 : Phân tích lập luận để tìm kiểu gen của phép lai
* Nếu P thuần chủng kiểu gen của P Viết sơ đồ lai rồi thống kê kết quả đối chiếu với
đề ra
* Nếu không biết P có thuần chủng hay không thì
+ Phân tích kết quả ở đời con trong phép lai theo từng cặp tính trạng
Nếu có tỉ lệ 3: 1 nghiệm quy luật phân li Menđen, thì kiểu gen của P hoặc F1 là :
Aa x Aa
Nếu có tỉ lệ 1: 1 nghiệm phép lai phân tích một tính Menđen, thì kiểu gen của P hoặc F1 là : Aa x aa
-Bước 3 : Sau đó lấy tỉ lệ chung về cả 2 hay nhiều tính trạng Kiểu gen chung
Tỉ lệ kiểu hình chung tương ứng với kiểu gen chung
-Bước 4 : Viết sơ đồ lai
-Bước5 : Sau đó đối chiếu với tỉ lệ phân li kiểu hình ở đề bài, nếu giống nhau
kiểu gen cần tìm là đúng
Trang 6b)Trong trường hợp nếu không biết trước tính trạng trội, lặn :
-Bước 1 : Xét sự di truyền của từng cặp tính trạng.
Nếu có tỉ lệ 3: 1 nghiệm quy luật phân li Menđenquy ước gen kiểu gen của P hoặc F1 là : Aa x Aa
Nếu có tỉ lệ 1: 1 nghiệm phép lai phân tích một tính Menđenquy ước gen kiểu gen của P hoặc F1 là : Aa x aa
-Bước 2 : Sau đó lấy tỉ lệ chung về cả 2 hay nhiều tính trạng Kiểu gen chung
Tỉ lệ kiểu hình chung tương ứng với kiểu gen chung
-Bước 3 : Viết sơ đồ lai
-Bước 4 : Sau đó đối chiếu với tỉ lệ phân li kiểu hình ở đề bài, nếu giống nhau
kiểu gen cần tìm là đúng
4.Bài tập vận dụng :
Bài 1 : Khi lai hai giống cà chua thuần chủng quả màu đỏ, dạng quả bầu và quả màu
vàng, dạng tròn được F1 đều cà chua quả đỏ, dạng tròn Tiếp tục cho F1 giao phấn với nhau thì ở F2 thu được 901 cây quả đỏ, tròn ; 299 cây qua đỏ, bầu ; 301 cây quả vàng tròn;
103 quả vàng, bầu
a)Xác định kiểu gen của P và viết sơ đồ lai từ P đến F2?
b)Cho 2 cây quả đỏ, tròn và quả đỏ, bầu giao phấn với nhau thì thu được tỉ lệ 3 cây
đỏ, tròn: 3 cây đỏ, bầu : 1 cây vàng, tròn : 1 cây vàng, bầu Xác định kiểu gen của 2 cây
cà chua đó và viết sơ đồ lai từ F2 đến F3 ?
Giải :
a) Xác định kiều gen P và viết sơ đồ lai từ P đến F 2 ?
Theo quy luật phân li Menđen tính trạng được biểu hiện ở F1 là tính trạng trôi, tính trạng không biểu hiện ở F1 là tính trạng lặn Vậy quả đỏ, dạng tròn là tính trạng trội còn quả vàng, dạng bầu lá tính trạng lặn
- Bước 1 : Quy ước gen : A : quy định quả đỏ, a : quy định quả vàng
B : quy định quả tròn , b : quy định quả bầu
-Bước 2 : Phân tích kết quả F2 theo từng cặp tính trạng
quả đỏ/quả vàng = 901 299
301 103
+
3
1= 4 tổ hợp (2x2) kiểu gen F1 là : Aa x Aa quả tròn/quả bầu = 901 301
299 103
+
3
1= 4 tổ hợp (2x2) kiểu gen F1 là : Bb x Bb
- Bước 3 : Nếu các gen quy định các tính trạng trên phân li độc lập và tổ hợp tự do , thì
kiểu gen chung của F1 là : (Aa x Aa ) x (Bb x Bb) hay AaBb x AaBb, tương ứng tỉ lệ phân
li kiểu hình ở F2 là : ( 3 : 1 ) x ( 3 : 1 ) hay 9 : 3 : 3 : 1
- Theo đề ra có tỉ lệ phân li kiểu hình ở F2 là : 901 : 299 : 301 : 103 ≈9 : 3 : 3 : 1 Vậy phù hợp với giả thiết, nên các cặp gen quy định các cặp tính trạng trên phân li độc lập theo quy luật Menđen
- P thuần chủng quả đỏ, dạng bầu có kiểu gen : AAbb
P thuần chủng quả vàng, dạng tròn có kiểu gen : aaBB
Trang 7- Bước 4 : Sơ đồ lai :
PTC AAbb x aaBB
Gp Ab aB
F1 x F1 AaBb x AaBb
Tỉ lệ phân li kiểu gen và kiểu hình ở các cây lai F2 trong thí nghiệm lai 2 cặp tính trạng của Menđen là như nhau:
ĐT
AABb ĐT
AaBB ĐT
AaBb ĐT
ĐT AabbĐB AaBbĐT AabbĐB
ĐT AaBbĐT aaBBVT aaBbVT
ĐT
Aabb ĐB
aaBb VT
aabb VB
- Bước 5 : kết quả
9 A – B – : Đỏ, tròn
3 A – bb : Đỏ, bầu
3 aa B - : Vàng, tròn
1 aabb : Vàng, bầu
b)Xác định kiểu gen của 2 cây cà chua đó và viết sơ đồ lai từ F 2 đến F 3 ?
-Bước 1 : Phân tích kết quả F3 theo từng cặp tính trạng
quả đỏ/quả vàng = 3 3
1 1+ ≈ +
3
1= 4 tổ hợp (2x2) kiểu gen F2 là : Aa x Aa
quả tròn/quả bầu = 3 1
3 1+ ≈ +
1
1= 2 tổ hợp (2x1) kiểu gen F2 là : Bb x bb
- Bước 2 : Nếu các gen quy định các tính trạng trên phân li độc lập và tổ hợp tự do , thì
kiểu gen chung của F2 ( Đỏ, tròn x đỏ, bầu) là : (Aa x Aa ) x (Bb x bb) hay AaBb x Aabb, tương ứng tỉ lệ phân li kiểu hình ở F3 là : ( 3 : 1 ) x ( 1 : 1 ) hay 3 : 3 : 3 : 1
- Theo đề ra có tỉ lệ phân li kiểu hình ở F3 là : 3 : 3 : 1 : 1 Vậy phù hợp với giả thiết, nên các cặp gen quy định các cặp tính trạng trên phân li độc lập theo quy luật Menđen
- Bước 3 : Sơ đồ lai :
F2 x F2 : Đỏ, tròn x Đỏ, bầu
AaBb Aabb
GF2 AB = Ab = aB = ab = 1/4 Ab = ab = ½
Trang 8F3
ĐT AabbĐB AaBbĐT AabbĐB
ĐT AabbĐB aaBbVT aabbVB
- Bước 4 : kết quả 3 A – B - : Đỏ, tròn : 3 A – bb : Đỏ, bầu
1 aaB - : Vàng, tròn : 1 : aabb : Vàng, bầu
Bài 2 : Cho cà chua thân cao, quả vàng lai với cà chua thân thấp, quả đỏ Đựoc F1 100% thân cao, quả đỏ Cho F1 giao phấn với nhau F2 thu được 721 cây thân cao, quả đỏ : 239 cây thân cao, quả vàng : 241 cây thân thấp, quả đỏ : 80 cây thân thấp, quả vàng
1 Biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F2 ?
2 Xác định kiểu gen, kiểu hình của bố, mẹ để ngay F1 đã phân tính về cả hai tính trạng trên là
a) 3 : 3 : 1 : 1 b) 3: 1
c) 1 : 1 : 1 : 1
Giải :
1.Biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F 2 ?
Theo quy luật phân li Menđen tính trạng được biểu hiện ở F1 là tính trạng trôi, tính trạng không biểu hiện ở F1 là tính trạng lặn Vậy quả đỏ, dạng tròn là tính trạng trội còn quả vàng, dạng bầu lá tính trạng lặn
- Bước 1 : Quy ước gen : A : quy định thân cao, a : quy định thân thấp
B : quy định quả đỏ , b : quy định quả vàng
-Bước 2 : Phân tích kết quả F2 theo từng cặp tính trạng
Thân cao/thân thấp = 721 239
241 80
+
3
1= 4 tổ hợp (2x2) kiểu gen F1 là : Aa x Aa quả đỏ/quả tròn = 721 241
239 80
+
3
1= 4 tổ hợp (2x2) kiểu gen F1 là : Bb x Bb
- Bước 3 : Nếu các gen quy định các tính trạng trên phân li độc lập và tổ hợp tự do , thì
kiểu gen chung của F1 là : (Aa x Aa ) x (Bb x Bb) hay AaBb x AaBb, tương ứng tỉ lệ phân
li kiểu hình ở F2 là : ( 3 : 1 ) x ( 3 : 1 ) hay 9 : 3 : 3 : 1
- Theo đề ra có tỉ lệ phân li kiểu hình ở F2 là : 721 : 241 : 239 : 80 ≈9 : 3 : 3 : 1 Vậy phù hợp với giả thiết, nên các cặp gen quy định các cặp tính trạng trên phân li độc lập theo quy luật Menđen
- Cho cà chua thân cao, quả vàng lai với cà chua thân thấp, quả đỏ Đựoc F1 100% thân cao, quả đỏ P thuần chủng
- P thuần chủng thân cao, quả vàng có kiểu gen : AAbb
P thuần chủng thân thấp, quả đỏ có kiểu gen : aaBB
Trang 9- Bước 4 : Sơ đồ lai :
PTC AAbb x aaBB
Gp Ab aB
F1 x F1 AaBb x AaBb
Tỉ lệ phân li kiểu gen và kiểu hình ở các cây lai F2 trong thí nghiệm lai 2 cặp tính trạng của Menđen là như nhau:
CĐ AABbCĐ AaBBCĐ AaBbCĐ
CĐ AabbCV AaBbCĐ AabbCV
ĐT
AaBb CĐ
aaBB TĐ
aaBb TĐ
CĐ AabbCV aaBbTĐ aabbTV
- Bước 5 : kết quả
9 A – B – : Cao, đỏ
3 A – bb : Cao, vàng
3 aa B - : Thấp, đỏ
1 aabb : Thấp, vàng
2.Xác định kiểu gen, kiểu hình của bố, mẹ để ngay F 1 đã phân tính về cả hai tính trạng trên là
a) 3 : 3 : 1 : 1 ≈ (3 : 1 )(1 : 1 )
* Trường hợp F1 phân tính (3 : 1)(1 : 1 ): nghĩa là cặp tính trạng chiều cao cây phân
li (3 : 1),còn cặp tính trạng màu sắc quả phân li (1 : 1)
- Bước 1 : Phân tích kết quả F1 theo từng cặp tính trạng
Cặp tính trạng chiều cao cây phân li (3 : 1) P phải dị hợp tử về cặp tính trạng này
kiểu gen P : Aa x Aa
Cặp tính trạng màu sắc quả phân li (1 : 1) là kết quả phép lai phân tích kiểu gen P
là : Bb x bb
- Bước 2 : Nếu các gen quy định các tính trạng trên phân li độc lập và tổ hợp tự do , thì
kiểu gen chung của P là : (Aa x Aa ) x (Bb x bb) hay AaBb x Aabb, tương ứng tỉ lệ phân
li kiểu hình ở F1 là : ( 3 : 1 ) x ( 1 : 1 ) hay 3 : 3 : 1 : 1
Theo đề ra có tỉ lệ phân li kiểu hình ở F3 là : 3 : 3 : 1 : 1 Vậy phù hợp với giả thiết, nên các cặp gen quy định các cặp tính trạng trên phân li độc lập theo quy luật Menđen
- Bước 3 : Sơ đồ lai :
P Cao, đỏ x Cao, vàng
AaBb Aabb
GP AB = Ab = aB = ab = 1/4 Ab = ab = ½
Trang 10F1
CĐ AabbCV AaBbCĐ AabbCV
CĐ AabbCV aaBbTĐ aabbTV
- Bước 4 : kết quả 3 A – B - : Cao, đỏ : 3 A – bb : Cao, vàng
1 aaB - : Thấp, đỏ : 1 aabb : Thấp, vàng
* Trường hợp F1 phân tính (1 : 1)(3 : 1 ): nghĩa là cặp tính trạng chiều cao cây
phân li (1 : 1),còn cặp tính trạng màu sắc quả phân li (3 : 1)
- Bước 1 : Phân tích kết quả F1 theo từng cặp tính trạng
Cặp tính trạng chiều cao cây phân li (1 : 1) kết quả phép lai phân tích kiểu gen
P : Aa x aa
Cặp tính trạng màu sắc quả phân li (3 : 1) nghiệm quy luật phân li kiểu gen P
là : Bb x Bb
- Bước 2 : Nếu các gen quy định các tính trạng trên phân li độc lập và tổ hợp tự do , thì
kiểu gen chung của P là : (Aa x aa ) x (Bb x Bb) hay AaBb x aaBb, tương ứng tỉ lệ phân
li kiểu hình ở F1 là : ( 1 : 1 ) x ( 3 : 1 ) hay 3 : 3 : 1 : 1
Theo đề ra có tỉ lệ phân li kiểu hình ở F1 là : 3 : 3 : 1 : 1 Vậy phù hợp với giả thiết, nên các cặp gen quy định các cặp tính trạng trên phân li độc lập theo quy luật Menđen
- Bước 3 : Sơ đồ lai :
P Cao, đỏ x Thấp, đỏ
AaBb aaBb
GP AB = Ab = aB = ab = 1/4 aB = ab = ½
F1
CĐ
AaBb CĐ
aaBB TĐ
aaBb TĐ
CĐ AabbCV aaBbTĐ aabbTV
- Bước 4 : kết quả 3 A – B - : Cao, đỏ : 3 aa B - : Thấp, đỏ
1 A - bb : Cao, vàng : 1 aabb : Thấp, vàng
b) 3: 1
* Trường hợp F1 phân tính (3 : 1) x 1 : nghĩa là cặp tính trạng chiều cao cây phân li
(3 : 1),còn cặp tính trạng màu sắc quả đồng tính
- Bước 1 : Phân tích kết quả F1 theo từng cặp tính trạng
Cặp tính trạng chiều cao cây phân li (3 : 1) P phải dị hợp tử về cặp tính trạng này
kiểu gen P : Aa x Aa
Cặp tính trạng màu sắc quả đồng kiểu gen P là : BB x BB
hoặc : BB x Bb