Sở dĩ người dân Bắc Kỳ tham gia từ rất sớm và nhiệt tình trong phong trào nói riêng, phong trào yêu nước nói chung là do người dân Bắc Kỳ chịu ách áp bức bóc lột rất nặng nề của thực dân
Trang 1Phong trào Đông Du Bắc Kỳ
1. Hoàn cảnh lịch sử
- Thất bại của phong trào yêu nước trước đó
- Chuyển biến xã hội
- Chuyển biến tư tưởng yêu nước :
- + Ảnh hưởng tư tưởng dân chủ tư sản : Nhật Bản, Trung Quốc…
2. Khái quát phong trào Đông Du ( 1905 – 1909)
Trải qua quá trình vận động từ Bắc vào Nam, Phan Bội Châu đã có sự chuyển biến mạnh mẽ về tư tưởng cách mạng vào năm 1904 Tháng 4 –
1905, Phan Bội Châu đã cùng các đồng chí thành lập Duy Tân Hội Mục đích của hội là
Hoạt động
Lực lượng
Biện pháp đấu tranh của hội
Sang năm 1905, Phan bội Châu, Đặng Tử Kính, Tăng Bạt Hổ đi sang Nhật cầu viện Chuyến cầu viện này đã đánh dấu bước chuyển về tư tưởng cảu Phan Bội Châu từ cầu viện sang cầu học Sự chuyển biến này xuất phát
từ hai nguyên nhân chính, thứ nhất là do trong chuyến cầu viện lần này, Phan Bội Châu đã gặp Lương Khải Siêu tại Nhật Bản Lương Khải Siêu khuyên Phan Bội Châu không nên để quân đội Nhật vào nước ta mà nên chuẩn bị cho toàn dân để mọi người cùng sẵn sàng nổi dậy khi có thời cơ tốt Chính lưòi khuyên của Lương Khải Siêu đã giúp Phan Bội Châu nhận thấy giáo dục và thức tỉnh nhân dân trong nước trước những tiến bộ bên ngoài để
tự giải phóng là điều quan trọng nhất, vì vậy phải thực hiện trước tiên Thứ hai là do sự thất vọng của Phan Bội Châu khi gặp các chính khách Nhật Bản
Trang 2khi Phan Bội Châu đưa ra đề nghị giúp đỡ, họ đã thoái thác, từ chối những
đề nghị cảu Phan Bội Châu Từ đó, Phan Bội Châu đã chuyển từ tư tưởng cầu viện sang cầu học Ông cũng rút ra bài học từ đất nước Nhật Bản về phong trào Duy Tân, đó là do quá trình du học, chú trọng bồi dưỡng nhân tài Trong bài “ Khuyến dân tự trợ du học văn”, Phan Bội Châu đánh giá cao vai trò du học của Nhật Bản : Do từ lúc đầu họ biết cử người đi du học nước ngoài để mở mang dân trí, bồi dưỡng nhân tài nên mới có được sự nghiệp rực rỡ, vĩ đại như thế” Chính vì thế, phong trào Đông Du cầu học xuất phát
từ đó
3. Phong trào Đông Du Bắc Kỳ
3.1 Những điều kiện lịch sử của Bắc Kỳ trong việc tham gia phong
trào Đông Du
Bắc Kỳ được coi là cái nôi hình thành nên phong trào Đông Du Sở dĩ người dân Bắc Kỳ tham gia từ rất sớm và nhiệt tình trong phong trào nói riêng, phong trào yêu nước nói chung là do người dân Bắc Kỳ chịu ách áp bức bóc lột rất nặng nề của thực dân Pháp Pháp coi Việt Nam là thuộc địa bậc nhất trong hệ thống thuộc địa của Pháp trên toàn thế giới, trong đó, với
vị trí tiếp giáp Trung Quốc, hiện đang là miếng mồi béo bở của chủ nghĩa thực dân, và nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng giàu có, Bắc Kỳ là điểm đến hấp dẫn nhất và lý tưởng nhất ở Việt Nam với thế giới Cũng chính vì vậy, Bắc Kỳ là nơi chịu ách thống trị, bóc lột nặng nề nhất của Pháp trên tất
cả các lĩnh vực : kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá Điều này quy định tính chất, mức độ của các phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX ở Bắc Kỳ, trong
đó có phong trào Đông Du
Nguyên nhân thứ hai là do sự thống trị về chính trị của Pháp hết sức ngột ngạt, căng thẳng ở Bắc Kỳ Trong hệ thống tổ chức hành chính ở Đông
Trang 3Dương, Pháp chia Việt Nam thành ba xứ : Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ, trong đó, Bắc Kỳ là xứ nửa bảo hộ Cơ quan cao nhất là Phủ Thống sứ do Thống sứ đứng đầu Giúp việc cho Thống sứ là Hội đồng bảo hộ Có hai phòng thương mại và canh nông được Pháp cử vào Hội đồng bảo hộ Dưới thời thuộc Pháp, Bắc Kỳ được chia thành 26 tỉnh, 35 địa lý và hai thành phố Dưới ách thống trị của Pháp, người Bắc kỳ luôn sống trong không khí ngột ngạt, căng thẳng về chính trị, mọi quyền tự do dân chủ đều bị bóp nghẹt, không khí khủng bố bao trùm khắp mọi nơi Đây là điều kiện quan trọng để
họ tham gia mạnh mẽ vào phong trào yêu nước nói chung và phong trào Đông Du nói riêng
Sự bóc lột nặng nề về kinh tế cũng là một điều kiện dẫn tới người dân Bắc Kỳ tham gia phong trào Đây là vùng đất rất giàu có về tài nguyên thiên nhiên, một tên chính khách Pháp đã nói “ Không có nơi nào trên thế giới có nhiều nguồn lợi như ở nơi đây, chính quốc tha hồ bòn rút của cải đầy tay để đưa về nước”
Về xã hội, vào những năm đầu thế kỉ XX, ở Bắc Kỳ đã có sự chuyển biến sâu sắc về xã hội : Nông dân và thợ thủ công bị bần cùng hoá nghiêm trọng, địa chủ có điều kiện phát triển mạnh Cùng với sự chuyển biến về kinh tế, ở thành thị, giai cấp tư sản đầu tiên đã xuất hiện Cùng với đó, tầng lớp tiểu tư sản cũng ra đời Những giai cấp, tầng lớp này tích cực tham gia vào cuộc vận động cứu nước, giải phóng dân tộc Vì vậy, họ là một động lực chính trong phong trào yêu nước nói chung, phong trào Đông Du nói riêng
Sự thất bại của phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến cũng dẫn lối cho người dân Bắc Kỳ tham gia vào một phong trào cách mạng với nhưữn khuynh hướng mới Khi phong trào Cần Vương bùng nổ ( 1885) với
“ Chiếu Cần vương” của vua Hàm Nghi do Tôn Thất Thuyết soạn thảo, nhân dân Bắc Kỳ đã tích cực hưởng ứng phong trào, nhưng Pháp đã đàn áp dã
Trang 4man, vì vậy, dù phong trào diễn ra sôi nổi nhưng cuối cùng cũng bị Pháp đàn
áp đẫm máu Vì vậy, khi phong trào Đông Du bùng nổ, nhân dân Bắc Kỳ đã tích cực hưởng ứng
Ngoài ra, Bắc Kỳ cũng là vùng đất nổi tiếng với truyền thống hiếu học và yêu nước trong suốt chiều dài lịch sử Chính điều đó là điều kiện giúp phong trào phát triển rất sớm ở Bắc Kỳ
3.2 Diễn biến phong trào Đông Du ở Bắc Kỳ
3.2.1 Nguyên nhân người dân Bắc Kỳ tham gia phong trào Đông Du Phong trào Đông Du chuyển từ cầu viện sang cầu học là một hoạt động
có tính chất đột phá, mở đưởng ra nước ngoài học hỏi, tiếp nhận những cái mới cho phong trào giải phóng dân tộc ở Việt Nam Các sĩ phu nhận thấy phong trào cứu nước bạo động theo Cần Vương phá sản, vi vậy cần phải theo con đường mới để cứu nước “ khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh” Mục tiêu của Đông Du được Phan Bội Châu nêu lên “ Tân Việt Nam sau khi
đã duy tân, uy quyền của nước ta ta cầm, nhân đạo của nước ta ta giữ, nền văn minh thống nhất, cửa tự do mở rộng…” [5; 255] Mục tiêu đó đã khẳng định giành độc lập dân tộc trước, sau đó mới kiến thiết quốc gia hung cường Chính vì mục tiêu đó, nhân dân Bắc Kỳ đã tích cực hưởng ứng phong trào Đông Du Đây cũng là một cơ hội để thể hiện mình trong sự nghiệp chung của cả nước
Nguyên nhân thứ hai : Bắc Kỳ là mảnh đất giàu truyền thống yêu nước, trong khi đó, phong trào Đông Du xuất dương cầu học thực chất là một phong trào yêu nước, chính vì vậy, khi Phan Bội Châu phát động phong trào, nhân dân Bắc Kỳ đã nhiệt tình ủng hộ
Một nguyên nhân nữa là nhân dân Bắc Kỳ nhận thấy rằng nguyên nhân của sự khó khăn của nhân dân ta là do hai căn bệnh : ngu muôi và nhu
Trang 5nhược Đồng thời Đông Du cũng chính là tiếp nối truyền thống hiếu học, yêu nước quý báu và cao đẹp của mảnh đất anh dũng này
3.2.1.1 Về tiêu chuẩn của những người tham gia Đông Du:
Phan Bội Châu đã nêu rõ “ Kén chọn những người tài trẻ tuổi mà thong minh, hiếu học, nhẫn nại khổ lao, kiên quyết bất biến [ 3;60] Sau này Hội Duy Tân cũng chỉ rõ tiêu chuẩn người tham gia là “ chọn trong đám con em trẻ tuổi, những ai thông minh có trí, lại chịu được lao khổ thì tốt nhất, nếu không thì chọn anh em tuy không thông minh lắm nhưng chí hướng bền bỉ cũng rất tốt, càng trẻ tuổi càng hay, rồi tính lấy vài nghìn bạc làm kinh phí cho xuất dương trong một vài năm” [5; 275]
3.2.2 Phong trào Đông Du ở một số địa phương Bắc Kỳ
Trong khắp các địa phương Bắc Kỳ đều diễn ra phong trào của người dân tham gia vào phong trào Đông Du, trong đó có một số địa phương tiêu biểu :
Hà Nội, Hà Đông, Nam Định, Thái Bình, Hải Phòng…
3.2.2.1 Phong trào Đông Du ở Hà Nội và Hà Đông
Hà Nội là nơi tập trung hết sức mạnh mẽ, sôi nổi của các phong trào yêu nước, các trào lưu tư tưởng tiến bộ, đặc biệt trong những năm đầu thế kỉ XX Cùng với truyền thống cách mạng trong lịch sử cộng với lòng yêu nước nồng nàn, long căm thù giặc Pháp cao độ, những năm đầu thế kỷ XX, Hà Nội trở thành một trong những trung tâm mà hoạt động yêu nước diễn ra sôi nổi và mạnh mẽ nhất Hà Đông là cửa ngõ vào Hà Nội, là áo giáp che chắn cho Hà Nội nên cũng chịu tác động từ những phong trào yêu nước ở Hà Nội,
vì vậy, Hà Đông, Hà Nội trở thành những địa bàn hoạt động quan trọng của cách mạng Bắc Kỳ
Theo tiếng gọi của phong trào Đông Du, ngay từ năm 1905, một số thanh niên yêu nước ở Hà Nội, Hà Đông đã hăng hái xuất dương sang Nhật Bản
Trang 6cầu học như anh em Lương Ngọc Quyến, Lương Nghị Khanh (con cụ Lương Văn Can), Cao Trúc Hải, Hoiàng Đình Tuân, Vũ Mẫn Kiến, Phạm Chấn Yêm, Nguyễn Điển, Nguyễn Hải Thần…trong đó, Lương Ngọc Quyến là một trong số những người đầu tiên tham gia phong trào Đông Du Trong Phan Bội Châu niên biểu” đã chép “đã có 6 thanh niên nữa mới sang là anh Lương Lập Nham ( tức Lương Ngọc Quyến) và Lương Nghị Khanh ( Hai con của ông Lương Văn Can ở Hà Nội) và Nguyễn Hải Thần, Nguyễn Điển
ở Hà Đông với hai người nữa” Có thể nói rằng, Hà Đông và Hà Nội là một trong số những trung tâm tuyển chọn “du học sinh” cho phong trào Đông Du cùng với Nam Định, Sài Gòn, Nghệ An, Vĩnh Long…
3.2.2.2 Phong trào Đông Du ở Nam Định và Thái Bình
Hai tỉnh Thái Bình và Nam Định có nhiều nét tương đồng về lịch sử và văn hoá Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, quân dân Thái Bình và Nam Định cùng kề vai sát cánh chiến đấu bảo vệ quê hương Khi quân Pháp tấn công thành Nam Định lần thứ nhất ( 1873), Nguyễn Mậu Kiến cùng các con
là Nguyễn Hữu Bản, Nguyễn Hữu Cương, Nguyễn Hữu Phu và cháu là Nguyễn Công Úc, Nguyễn Năng Thố và cha con Tiến sĩ Doãn Khuê đưa nghĩa binh Thái Bình vượt sông Hồng sang hỗ trợ quân dân thành Nam chống Pháp Năm 1883, quân Pháp tấn công Nam Định lần thứ hai, hai anh
em Nguyễn Hữu Bản, Nguyễn Hữu Phu một lần nữa lại dẫn quân vượt sông sang chiến đấu cùng quân dân Nam Định Thành Nam thất thủ, Đề đốc Lê Văn Điếm tử trận, Tạ Hiện ( quê Thái Bình) được triều đình bổ nhiệm làm
Đề đốc Nam Định để tiếp tục đánh Pháp Nam Định – Thái Bình cũng là nơi hưởng ứng mạnh mẽ phong trào Cần Vương yêu nước cuối thế kỉ XIX Với tinh thần chống Pháp kiên cường, Nam Định – Thái Bình trở thành một trung tâm kháng Pháp mạnh ở Bắc Kỳ Bước sang đầu thế kỉ XX, phong trào yêu nước chống Pháp ở Việt Nam đã có những chuyển biến mới, đó là sự
Trang 7chuyển dịch từ phong trào yêu nước chống Pháp ở Việt Nam theo hệ tư tưởng phong kiến sang hệ tư tưởng tư sản Với truyền thống yêu nước sẵn
có, nhân dân Nam Định – Thái Bình đã nhanh chóngbắt nhịp với sự chuyển đổi đó Mà phong trào Đông Du là một ví dụ điển hình Hưởng ứng lời kêu gọi cảu Phan Bội Châu và Duy Tân Hội, nhân dân Nam Định – Thái Bình đã tham gia phong trào Đông Du từ rất sớm Thực tế, trước khi có phong trào,
đã có nhiều sĩ phu yêu nước tìm đến mảnh đất này như Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc ( than phụ Hồ Chủ tịch), cụ Đồ Phổ ( Thân phụ Phan Bội Châu), Phó bảng Ngô Đình Chí ( Thanh Hoá), Phó bảng Vũ Nhuận Phủ ( Hải
Dương), Tú tài Chu Lê Hành ( Hưng Yên)…Họ đến đây để phối hợp với các than sĩ Nam Định – Thái Bình tìm kế đánh Pháp Năm 1902, trên đường đi vận động tham gia phong trào Đông Du, Phan Bội Châu đã tới Nam Định, tại đây, ông đã gặp Khổng Định Trạch - người từng tham gia phong trào Cần Vương và ông Nguyễn Hữu Cương ở Thái Bình Đây là hai nhân sĩ yêu nước từng tham gia phong trào Cần Vương và có uy tín rất lớn ở địa
phương Từ đó, gia đình Khổng Định Trạch và Nguyễn Hữu Cương trở thành chỗ qua lại của Phan Bội Châu trong những lần ra Bắc Hai năm sau, khi nhận được thư của Tăng Bạt Hổ nói về sĩ khí của sĩ phu Bắc Kỳ “phần đông ai nấy đều còn nặng lòng với tổ quốc”, Phan Bội Châu đã gấp rút ra Bắc Phan Bội Châu đã trở lại nhà Khổng Định Trạch, viết thư báo cho Nguyễn Quyền và Tăng Bạt Hổ Năm 1904, Đốc Trạch cho những nhà đại ái quốc một căn nhà phía trong để mở hội nghị Hội nghị ở nhà Đốc Trạch gồm Tăng Bạt Hổ, Phan Bội Châu, Nguyễn Thượng Hiền và Nguyễn Quyền Sau mấy ngày thảo luận, họ đã thoả thuận thành lập phong trào Đông Du, cổ động thanh niên học máy móc, binh bị để nếu có dịp cướp lại chính quyền cho xứ sở Như vậy, cuối năm 1904, tại nhà cụ Đốc Trạch, phong trào Đông
Du chính thức được phát động
Trang 8Cuối năm 1905, Tăng Bạt Hổ - một yếu nhân cảu phong trào Đông Du từ Trung Quốc về tiền trạm dò đường đã về tới Nam Định Tại đây, Tăng Bạt
Hổ đã gặp nguyễn Thượng Hiền, lúc đó đang làm đốc học tỉnh Nam Định thống nhất tổ chức và tuyển chọn một số thanh niên yêu nước ở Bắc Kỳ sang Nhật Bản học tập
Năm 1906, Nguyễn Thượng Hiền đã về làng Hành Thiện lấy cớ thăm người thân - do Nguyễn Thượng Hiền có người anh đồng hao là Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Liên, hai ông đều là con rể Tôn Thất Thuyết – nhưng thực chất là để vận động những thanh niên yêu nước ở đây xuất dương du học Sau khi nghe Nguyễn Thượng Hiền, một yếu nhân của Hội Duy Tân, tuyên truyền về phong trào Đông Du, Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Liên đã giới thiệu cho Nguyễn Thượng Hiền bốn học trò xuất sắc nhất của mình tham gia phong trào Đông Du Bốn thanh niên yêu nước đầu tiên của Hành Thiện tham gia
du học sang Nhật Bản là Đặng Hữu Bằng ( tự Đoàn Bằng) 23 tuổi, Đặng Tử Mẫn (Đặng Huy Dật) 21 tuổi), Đặng Quốc Kiều 14 tuổi và Nguyễn Xuân Thức 18 tuổi Họ đã máng ang Nhật Bản hơn 1000 đồng Đông Dương, trị giá bằng 50 lạng vàng của gia đình để ăn học và ủng hộ anh em Đông Du
Số tiền khá lớn này được Phan Bội Châu sử dụng đóng học phí và sinh hoạt phí cho an hem Đông Du, ngoài ra còn dung để chi phí về nước làn thứ hai
Từ chuyến xuất dương đó đã có them một số thanh niên Nam Định khác xuất dương như Đặng Vũ Nhã, Đặng Văn Giá…Năm 1907, ông Vũ Văn Thuỵ ( quê ở làng Thanh Cầu, Nam Định) đã tổ chức một đoàn thanh niên xuất dương sang Nhật Bản do Đoàn Thám Hài ( Tức Tú Tuyết) đứng đầu Thật không may, chuyến xuất dương này bị thực dân Pháp phát hiện nên cả nhóm bị bắt, chỉ có Đinh Trọng Khiêm trốn thoát sang Xiêm hoạt động Ông Bùi Trình Khiêm, một nhà giáo ở làng Vân Tập ( xã Minh Tân, huyện Vụ Bản) đã dùng văn thơ cổ động thanh niên xuất dương du học
Trang 9Cũng như Nam Định, Thái Bình là địa phương sớm hưởng ứng phong trào Đông Du Chính người Pháp cũng thừa nhận rằng cuộc chiến tranh Nga
- Nhật năm 1905 đã thúc đẩy nhiều nhà Nho Thái Bình xuất dương theo Phan Bội Châu đặng tìm cách giải phóng nước An Nam khỏi ách thống trị của người Pháp Trong bản án số 600 của Tri phủ Kiến Xương ( Thái Bình) chi biết Nguyễn Hữu Cương (Ấm cương) có ý đồ nhờ một thương nhân người Nhật Bản bốc thuốc ở Hải Phòng, Nam Định và Hà Nội đưa em rể là
Ba Chuẩn ( tức Ngô Quang Đoan) xuất dương nhưng không thành Nguyễn Hữu Cương cùng hai con là Nguyễn Thị Hồng Đính và Nguyễn Thị phượng Trìu đã tích cực vận động họ hàng, bạn hữu đóng góp tiền của để ủng hộ anh
em Đông Du Bản thân ông đã vay cửa hiệu Thuận Xương ( thị xã Tahí Bình) một khoản tiền để gửi sang Nhật Bản Nguyễn Hữu Cương bcòn chỉ đạo một số hiệu buôn để gây quỹ ủng hộ phong trào Đông Du và Đông Kinh Nghĩa Thục như hiệu buôn của ông Nguyễn Công Diệu (Đống Năm, Đông Hưng), Bùi Xuân Phát (Đồng Sâm, Kiến Xương), Giáo Quynh và Khoá Cới ( Chợ Sóc, Kiến Xương)… Số tiền quyên góp được Nguyễn Hữu Cương chuyển qua Ngô Quang Đoan và Lương Ngọc Quyến để đưa sang Nhật Bản ủng hộ anh em
Đầu năm 1906, Nguyễn Hữu Cương đã tổ chức cho Ngô Quang Đoan và Đặng Tử Kính ( Người Nghệ An) đã xuất dương sang Nhật Bản thành công Sau đó, một số thanh niên Thái Bình khác lần lượt xuất dương như : Lê Văn Tập, Hoàng Chuyên, Phan Thường, Nguyễn Phác, Nguyễn Để Phạm Tư Tề…Năm 1907, Ngô Quang Đoan được cử về nước để lo công tác vận động kinh phí và liên lạc với những tướng lĩnh của phong trào Cần Vương còn sót lại Về nước trong bối cảnh mà thực dân Pháp thực hiện chính sách “ kinh tế tuyệt” ( chặn hết đường tiếp viện) trong nước và “ ngoại giao cùng” ( câu kết chính quyền Nhật Bản)để đàn áp phong trào Đông Du, nhưng Ngô Quang
Trang 10Đoan vẫn tích cực hoạt động và đã vận động đươc một số nhân sĩ yêu nước của Thái Bình đóng góp cho phong trào Đông Du, tiêu biểu như ông Bái Đạt ( Tiền Hải), Ngô Long ( Tiền Hải)…
Trong khi phong trào Đông Du phát triển mạnh mẽ thì ở Bắc Kỳ xuất hiện thêm một phong trào yêu nước mới dưới hình thức vận động văn hoá – Phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục Nhận thấy đây là một phong trào yêu nước tiến bộ nên nhân dân Nam Định – Thái Bình đã hưởng ứng phong trào Nghĩa Thục ngay từ khi mới thành lập Một số sĩ phu Nam Định – Thái Bình còn là sáng lập viên của trường Đông Kinh Nghĩa Thục ở Hà Nội như Đặng Kinh Luân, Đặng Ngọc Đỉnh, Đặng Xuân Mậu, Đặng Xuân Viện, Đặng Kinh Bang (Ở Nam Định), Đào Nguyên Phổ, Ngô Quang Đoan, Phạm Tư Trực ( Thái Bình) Ông Lương văn Can đã nhiều lần tới ngôi nhà số 7 phố Bến Ngự, thành phố Nam Định và nhà ông Nguyễn Hữu Cương để gặp gỡ các sĩ phu yêu nước ở đây bàn về việc phát triển phong trào Nghĩa Thục trên đất Nam Định, tại các nhà giáo, sĩ phu như Bùi Trình Khiêm, Lương Văn Thăng…đã sử dụng văn thơ của Đông Kinh Nghĩa Thục để tuyên truyền, vận động học sinh và thanh niên Tại Thái Bình, các trường, lớp Nghĩa Thục được mở khắp các huyện trong tỉnh, tiêu biểu như Quỳnh Phụ, Kiến Xương
và Hưng Hà
Năm 1908, ở Hà Nội đã diễn ra vụ hà Thành đầu độc do nghĩa quân Yên Thế của Hoàng Hoa Thám và một số nhân vật ở trường Đông Kinh Nghĩa Thục của Hội Duy Tân phối hợp tổ chức Nhân sự kiện đó, Nguyễn Hữu cương định tổ chức thổ binh đánh úp tỉnh thái Bình nhưng không thành Sau
đó một thời gian, ông và một số sĩ phu khác đã lãnh đạo nhân dân Thái Bình nổi dậy đấu tranh chống thuế nhằm ủng hộ của cuộc đấu tranh chống thuế của nhân dân Trung Kì ( 1908) Theo Nguyễn Hữu Cương, nông dân Thái Bình phải bắt chước nông dân Quảng Nam chống thuế, phải kéo nhau lên