Thuốc kháng viêm giảm đau SƯNG, NÓNG, ĐỎ, ĐAU là bốn triệu chứng căn bản của hội chứng viêm do nhiều nguyên nhân mà Cornelius Celsus (30 trước CN - 38 sau CN) đã mô tả lần đầu tiên. Sau đó Galen (130 - 200 sau CN) bổ túc thêm dấu hiệu thứ năm là MẤT CHỨC NĂNG. Từ đó đến giờ, cơ chế viêm được nghiên cứu bổ túc và làm sáng tỏ nguyên nhân cũng như đưa ra các phương thuốc điều trị. Nói chung, viêm theo định nghĩa cổ điển, là “một tổng hợp các hiện tượng phản ứng xảy ra ở điểm kích thích bởi một tác nhân gây bệnh”. Nguồn gốc gây viêm rất đa dạng: sinh học (vi khuẩn, ký sinh trùng, virus), vật lý (té trặc, bầm giập; vi tinh thể trong thống phong ) hay miễn dịch học (tự miễn dịch như trong thấp khớp, kháng nguyên, phức hợp miễn dịch) Người ta có thể phân chia khái quát thành hai dạng viêm: viêm cấp tính (cơn thống phong cấp tính, cơn đau thắt ngực, sưng bầm do chấn thương hay nhiễm trùng ) và viêm mạn tính (phần lớn các hình thức thấp khớp). Chính sự hiện diện của chất kích thích trong cơ thể đã giúp cơ thể tạo ra “một phản ứng viêm”, trong đó hai yếu tố chính được huy động: các tế bào của hệ miễn dịch và các dịch thể trung gian. Tuy nhiên phản ứng viêm thường xảy ra ở nhiều mức độ khác nhau tùy từng nguyên nhân mà các thử nghiệm cận lâm sàng hiện đại người ta có thể biết rõ nguyên nhân và chỉ định điều trị thích hợp. Dù sao thì người ta cũng lưu ý rằng viêm là “một quá trình đang lành bệnh” nghĩa là do phản ứng tự vệ của cơ thể để chống lại yếu tố gây bệnh. Do đó trong một chừng mực nào đó, người ta khuyên không dùng thuốc chống viêm trong những trường hợp viêm mạn tính mà phải dùng biện pháp vận động cùng với biện pháp nâng đỡ cơ thể. Ta biết rằng sưng, nóng, đỏ, đau làm hạn chế chức năng vận động. Nhưng nếu ta không tập vận động thì tình trạng viêm cứng khớp sẽ gia tăng. Vậy trong trường hợp này sẽ dùng thuốc kháng viêm, giảm đau, giảm sưng để giúp người bệnh qua được cơn đau hầu tiếp tục tập vận động phục hồi và chính quá trình vận động này sẽ giúp khỏi bệnh. Chỉ có trên tinh thần đó người ta mới tránh được sự lạm dụng thuốc kháng viêm mà hậu quả rất bi đát, sẽ nói ở phần sau. Về thuốc kháng viêm chúng ta có thể xếp thành các nhóm chính như: * Aspirin hay Acetylsalicylic acid và các dẫn xuất của nó. Được sử dụng rất nhiều vì tác dụng giảm đau, giảm sưng và hạ nhiệt. Nó được đánh giá là thuốc kháng viêm giảm đau hàng đầu, mặc dù nó cũng gây những tác dụng phụ ở bộ phận tiêu hóa (viêm loét dạ dày, xuất huyết tiêu hóa) hay rối loạn máu huyết. Nói chung nếu dùng đúng liều lượng và có theo dõi chặt chẽ thì thuốc này vẫn còn có ích rất nhiều cho việc chống viêm. Ngày nay acetylsalicylic acid được trình bày dưới rất nhiều hình thức. Liều dùng thường 300 - 1.500 mg/ngày chia làm nhiều lần, uống khi bụng no. Không dùng quá 3 ngày và không cho trẻ nít dưới 1 tuổi dùng. * Các corticoid và dẫn xuất của chúng, tạo trong cơ thể những tác dụng giống như hormon do tuyến vỏ thượng thận tiết ra. Chúng là những phân tử tổng hợp với cấu trúc hơi thay đổi ít nhiều. Tác dụng kháng viêm của chúng được đánh giá cao và cũng gây nhiều phản ứng phụ tỷ lệ thuận với sự hiệu nghiệm của chúng. Ngoài những rối loạn về chuyển hóa (giữ nước và muối khoáng gây nên tình trạng tăng cân, phù mặt, rạn da, tiêu cơ, mất kali, loãng xương ). Tai nạn ở hệ tiêu hóa, giảm sức đề kháng và đôi khi ảnh hưởng đến tâm thần (sảng khoái, mất ngủ, loạn tâm thần). Điều cơ bản là người bệnh không nên tự dùng lại toa cũ, không dùng dài ngày các thuốc hạt dưa này. * Các kháng viêm không steroid, gồm nhiều chủng loại khác nhau, về mặt hóa học chúng có cơ cấu khác nhau, nhưng chúng có một tác dụng dược lý giống nhau là kháng viêm, giảm đau. Nhóm này gồm nhiều dược chất đến nỗi người ta hay dùng cụm từ “rừng kháng viêm không steroid” và mỗi ngày lại có thêm thuốc mới gia nhập vào nhóm này. Paracetamol có tính giảm đau hạ nhiệt thuần túy nên không được xếp vào nhóm này, nhưng nó là thuốc thông dụng nhất và nên dùng nó trước khi dùng đến các thuốc giảm đau khác. * Các thuốc giảm đau không steroid thường thấy như: Propyphenazon tác dụng kháng viêm, giảm đau, hạ nhiệt tốt và ít phản ứng phụ nên thường được dùng thay thế Phenylbutazon. Indomethacin, Ibuprofen, là 2 thuốc kháng viêm, giảm đau đầu tiên được chọn vì tương đối ít phản ứng phụ hơn các thuốc cùng nhóm. Naproxen, Ketoprofen, acid nefenamic, diclofenac với vô số biệt dược (tên thương mại) làm cho nhóm này thêm phong phú nhưng cũng phức tạp. Các thuốc kháng viêm giảm đau không steroid này, do tác dụng trung hòa chất prostaglandin (chất gây co thắt, gây đau, kể cả trong đau bụng kinh) nên gần đây người ta cũng dùng chúng để làm giảm các đau bụng kinh tiên phát. (Khi cảm thấy bắt đầu có triệu chứng sắp đau bụng kinh, uống 1 viên lúc bụng no hoặc cùng với ly sữa. Sáu giờ sau nếu chưa hết đau mới uống viên thứ nhì, là tránh được đau bụng kinh trong chu kỳ ấy). Nói chung, chỉ cần dùng một trong số các thuốc thuộc một trong các nhóm trên để trị viêm, đau, với liều lượng thích hợp, giảm liều đối với người già yếu và trẻ con. Chống chỉ định của ba nhóm gần giống nhau: không dùng cho người có tiền sử hoặc đang viêm loét dạ dày tá tràng, có thai, cho con bú, rối loạn đông máu, suy gan, thận, có tiền căn dị ứng với chúng hoặc với chất cùng phân tử. Khi dùng các thuốc trên thì không được uống rượu, bia. Ngoại trừ các thuốc thông thường: acid acetylsalicylic, aspirin, paracetamol, indomethacin là thuốc sử dụng không cần toa, các thuốc còn lại phải có toa bác sĩ hướng dẫn và theo dõi sử dụng, không dùng quá liều, không dùng dài ngày và không dùng cùng lúc hai thuốc. BS. VĨNH PHÚ DS. DIỆU PHƯƠNG . và nên dùng nó trước khi dùng đến các thuốc giảm đau khác. * Các thuốc giảm đau không steroid thường thấy như: Propyphenazon tác dụng kháng viêm, giảm đau, hạ nhiệt tốt và ít phản ứng phụ. rất nhiều vì tác dụng giảm đau, giảm sưng và hạ nhiệt. Nó được đánh giá là thuốc kháng viêm giảm đau hàng đầu, mặc dù nó cũng gây những tác dụng phụ ở bộ phận tiêu hóa (viêm loét dạ dày, xuất. không tập vận động thì tình trạng viêm cứng khớp sẽ gia tăng. Vậy trong trường hợp này sẽ dùng thuốc kháng viêm, giảm đau, giảm sưng để giúp người bệnh qua được cơn đau hầu tiếp tục tập vận động