ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II – Bài 1:(2đ) Thời gian giải một bài toán của 25 học sinh được ghi lại trong bảng sau (Tính theo phút) 8 10 12 8 9 8 8 10 12 9 8 8 9 12 12 8 10 10 8 8 8 9 10 10 10 Lập bảng tần số và tính số trung bình cộng. Bài 2: (3đ) Cho hai đa thức M( x)=2x 4 +3x 2 -4x +1 N(x)= - 6x +3x 2 +2x 4 -4 a)Tính M(-1) ;N(2) b) Tính M(x) –N(x) ,và tìm nghiệm M(x) –N(x) Bài 3: (1,5đ) Cho đa thức :A=2xy-3x 2 +4x -2xy +4x 2 -4x +2 Thu gọn và chứng tỏ đa thức không có nghiệm. Bài 4: (3,5đ) Cho tam giác ABC với độ dài 3 cạnh AB = 3cm, BC = 5cm, AC = 4cm a) Tam giác ABC là tam giác gì? Vì sao? b) Trên cạnh BC lấy điểm D sao cho BA = BD. Từ D vẽ Dx vuông góc với BC (Dx cắt AC tại H). Chứng minh: BH là tia phân giác của góc ABC. c) Vẽ trung tuyến AM. Chứng minh ∆ ABC cân ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM ĐỀ THI HKII Lập bảng tần số và tính số trung bình cộng đúng 9,36 (Nếu trong quá trình đếm có sai sót 1-2 trường hợp đưa đến tính số trung bình cộng sai trừ 1đ) Bài 2(3đ) a)Nếu thay đúng mỗi trường hợp(0,25đ) và tính đúng (0,25đ) M(-1) =10 N(2)=28 b)Tính đ M(x)-N(x)=2x -5 (1đ) c)Ghi 2x -5 =0 (0,25đ) 2x=5(0,25đ) x=5/2đ(0,25đ) Kết luận đúng (0,25đ) Bàỉ(1,5đ) Thu gọn đúng A=x 2 +2(1đ) Chứng tỏ đa thức không có nghiệm (0,5đ) Bài 4(3,5đ) a)Chứng minh đúng định lý PYTAGO đảo suy ra tam giác ABC vuông tại A(1đ) b)Chứng minh đúng ∆ ABH = ∆ DBH(0,5đ) Kết luận đúng BH là tia phân giác (0,5đ) (có thể chứng minh theo cách khác) c)Chứng minh AM=1/2 BC(0,5đ) DC=1/2 BC(0,25đ) Kết luận ∆ AMC cân (0,25đ)