Khái niệm cơ bản về cảm biến Trong các hệ thống đo lường – điều khiển mọi quá trình đều được đặc trưng bởi các trạng thái.. Các bộ cảm biến thực hiện chức năng này, chúng thu nhận và đáp
Trang 1Chương 7:
CẢM BIẾN VÀ CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ
BẢN 2.3.1 Khái niệm cơ bản về cảm biến
Trong các hệ thống đo lường – điều khiển mọi quá trình đều được đặc trưng bởi các trạng thái Các trạng thái này thường là các đại lượng không điện nhằm mục đích điều chỉnh, điều khiển các quá trình ta cần thu thập thông tin, đo đạc, theo dõi sự biến thiên của các trạng thái của quá trình Các bộ cảm biến thực hiện chức năng này, chúng thu nhận và đáp ứng với các tín hiệu và kích thích, là “tai mắt” của các hoạt động khoa học và công nghệ của con người
Các bộ cảm biến thường được định nghĩa theo nghĩa rộng là thiết bị cảm nhận và đáp ứng với các tín hiệu và kích thích
Theo mô hình mạch ta có thể coi bộ cảm biến như một mạng hai cửa (hình vẽ) trong đó cửa vào là biến trạng thái cần
Bộ cảm biến
Trang 2đo x và cửa ra là đáp ứng y của bộ cảm biến với kích thích đầu
vào x
Hình 2.4 Mô hình mạch của bộ cảm biến
Phương trình mô tả quan hệ giữa đáp ứng y và kích thích x
của bộ cảm biến có dạng:
y=f(x)
(2.1) Phương trình quan hệ này thường rất phức tạp vì có quá
nhiều yếu tố ảnh hưởng tới quan hệ đáp ứng – kích thích
Trong các hệ thống đo lường – điều khiển hiện đại quá
trình thu thập và xử lý tín hiệu thường do máy tính đảm nhiệm
t 1 t 2 t n t
t
t n
t 2
t 1
s
m
Cảm biến
Đại lượng cần đo (nồng độ dầu, Cđ)
Đại lượng điện (s)
Trang 3Hình 2.5 Sự biến đổi của đại lượng cần đo m và phản ứng s theo
thời gian
Một vấn đề quan trọng là khi thiết kế và sử dụng cảm biến là làm sao cho độ nhạy s của chúng không đổi, nghĩa là s không phụ thuộc vào các yếu tố sau:
Giá trị của đại lượng cần đo m (độ tuyến tính) và tần số thay đổi của nó (dải thông)
Thời gian sử dụng (độ già hoá)
Aûnh hưởng của các đại lượng vật lý khác (không phải là đại lượng đo) của môi trường xung quanh
Trong sơ đồ hình 2.6 quá trình được đặc trưng bằng các trạng thái và được các bộ cảm biến thu nhận Đầu ra của bộ cảm biến được phối ghép với bộ vi xử lý qua các giao diện Đầu ra của bộ vi xử lý được phối ghép với cơ cấu chấp hành nhằm tác động lên quá trình Đây là sơ đồ điều khiển tự động quá trình,
Bộ vi xử lý Chương trình
Cơ cấu chấp
Quá trình
(các trạng thái)
Trang 4trong đó bộ cảm biến đóng vai trò cảm nhận, đo đạc và đánh giá các thông số của hệ thống Bộ vi xử lý làm nhiệm vụ xử lý thông tin và đưa ra tín hiệu điều khiển quá trình
Hình 2.6 Hệ thống điều khiển tự động quá trình
Theo quan điểm mô hình mạch ta coi bộ cảm biến như một hộp đen, có quan hệ đáp ứng – kích thích được biểu diễn bằng phương trình (2.1) Quan hệ này được đặc trưng bằng nhiều đại lượng cơ bản của bộ cảm biến Ta có thể định nghĩa các đại lượng đặc trưng cơ bản của bộ cảm biến như sau:
2.3.2 Hàm truyền
Quan hệ giữa đáp ứng và kích thích của bộ cảm biến có thể cho dưới dạng bảng giá trị, đồ thị hoặc biểu thức toán học Gọi x là kích thích, y là tín hiệu điện áp ứng, hàm truyền cho ta quan hệ giữa đáp ứng và kích thích Hàm truyền có thể được biểu diễn dưới dạng tuyến tính, phi tuyến, theo hàm logarit, hàm luỹ thừa hoặc hàm mũ
Quan hệ tuyến tính giữa đáp ứng và kích thích có dạng:
Y = a + bx
Trang 5ở đây a là hằng số bằng tính hiệu ra khi tín hiệu vào bằng không, b là độ nhậy, y là một trong những đặc trưng của tín hiệu
ra của bộ cảm biến
Hàm truyền logarit có dạng:
Y = 1+ blnx dạng mũ:
y = aekx
dạng luỹ thừa:
y = a0 + a1xk
ở đây k là hằng số