HOÀN THIỆN BỘ MÁY TỔ CHỨC

Một phần của tài liệu Luận văn - phân tích tình hình xuất khẩu gạo của Công ty Lương Thực Sông Hậu (Trang 68 - 72)

Đối với đội ngũ công nhân sản xuất là những người ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm của công ty, trong khi đó tay nghề chưa cao, họ chưa có ý thức cao về cách làm việc cũng như tinh thần trách nhiệm với sản phẩm. Do đó, công ty cần có kế hoạch nâng cao tay nghề cho đội ngũ này. Đồng thời có những biện pháp thưởng phạt nghiêm minh để khuyến khích tinh thần làm việc, nâng cao tinh thần trách nhiệm của người lao động.

Công ty có cơ cấu quản lý trực tuyến theo chức năng nên khó khăn trong việc hợp tác và thông tin giữa các bộ phận chức năng. Công ty không có những tiêu chuẩn chung cho các bộ phận chức năng nên rất khó khăn trong việc kiểm sóat và đánh giá. Do đó, Công ty cần tổ chức học tập các nội quy, quy định cho toàn thể cán bộ, công nhân và giám sát chặt chẽ việc thực hiện, dần dần đưa sản xuất vào nề nếp, hiện đại.

Công ty quản lý trực tuyến nên rất dễ dàng xác định năng lực làm việc của các cá nhân, rất thường xuyên tuyển dụng. Các cán bộ trẻ có phương châm làm việc năng động nhưng thiếu kinh nghiệm trong các nghiệp vụ xuất khẩu. Do đó, cần phải thường xuyên gửi các cán bộ trẻ đi đào tạo nhằm nâng cao kiến thức về kinh doanh quốc tế, củng cố nghiệp vụ xuất nhập khẩu tại các trường đại học ở trong và ngoài nước đồng thời .

5.2. NÂNG CAO UY TÍN, CHẤT LƢỢNG SẢN PHẨM

Việc đầu tư đổi mới công nghệ rất quan trọng trong vấn đề nâng cao chất lượng sản phẩm. Do đó, Công ty cần có những kế hoạch cụ thể trong việc đầu tư đổi mới công nghệ cũng như việc cải tiến nâng cấp máy móc thiết bị nhằm có thể khai thác tối đa công suất thiết kế, nâng cao năng suất lao động. Đây là một yếu tố giúp công ty có thể giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm.

GVHD: Nguyễn Xuân Vinh 63 SVTH: Nguyễn Thị Hồng Lạc chất lượng và nguồn gốc của sản phẩm. Trong thực tiễn, nhãn hiệu hàng hóa là một công cụ cạnh tranh đảm bảo lợi thế trên thị trường nước ngoài. Việc gắn tên mác vào sản phẩm không chỉ đơn thuần để xác nhận sản phẩm của công ty và để phân biệt với sản phẩm của công ty khác, mà còn để duy trì một danh tiếng. Do đó, Công ty cần tập trung đẩy mạnh công tác thiết kế mẫu mã, bao bì, nhãn mác để người tiêu dùng nhận ra sản phẩm của công ty.

Nâng cao chất lượng sản phẩm

Chất lượng sản phẩm luôn là yếu tố hàng đầu trong mối quan tâm của khách hàng ở trên bất cứ thị trường nào. Do đó, Công ty cần không ngừng ứng dụng các thiết bị khoa học mới, hiện đại hoá trang thiết bị cho doanh nghiệp để từng bước nâng cao chất lượng, giữ chữ tín với khách hàng. Kiểm tra chặt chẽ chất lượng lúa gạo thu mua, bạn hàng cung cấp lúa gạo ổn định, đúng thời hạn, đảm bảo chất lượng.

Tuân thủ nghiêm ngặt yêu cầu của bên đặt hàng về nguyên liệu, quá trình sản xuất, tiêu chuẩn kỹ thuật, quy trình kiểm tra chất lượng hàng trước khi xuất khẩu qua hệ thống kiểm tra chất lượng bắt buộc.

Để tránh những tổn thất, nâng cao uy tín công ty, công ty phải luôn đảm bảo yêu cầu về thời gian giao hàng, chủ động trong vận chuyển bốc xếp hàng hoá.

5.3. NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG MARKETING

Trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt thì hoạt động Marketing góp phần không nhỏ vào việc nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá. Do đó, công ty cần phải nâng cao hiệu quả hoạt động Marketing, muốn vậy công ty cần làm tốt các mặt sau:

 Quảng cáo cho sản phẩm và cho công ty tại các thị trường mục tiêu. Ngoài quảng cáo giới thiệu chung về công ty, cần phải có nội dung quảng cáo chi tiết về sản phẩm mũi nhọn. Tuỳ vào yêu cầu khuyếch trương sản phẩm và khả năng tài chính có thể có các phương thức quảng cáo thích hợp từ các ấn phẩm, các cửa hàng đại lý đến các phương tiện phát thanh truyền hình, các dịch vụ sản phẩm chủ yếu như catalogue, xuất bản phẩm về công ty, phim ảnh.

với công ty, việc thâm nhập thị trường quốc tế lại rất khó khăn vì khả năng tiếp xúc trực tiếp bằng sản phẩm và con người của công ty với khách hàng mục tiêu sẽ gặp phải những hạn chế về tập quán giao dịch quốc tế, ngôn ngữ. Vì vậy, trong thời gian tới công ty cần phối hợp với các công ty trong nước và ngoài nước để tạo lập các kênh phân phối trên các thị trường chủ yếu bằng cách lập các chi nhánh, văn phòng đại diện tại các thị trường mục tiêu để tạo lập từng bước, quan hệ với từng khu vực thị trường.

5.4. MỞ RỘNG THỊ TRƢỜNG

Công ty phần lớn hợp tác với những khách hàng quen thuộc như: Malaysia, Phillipine, Indonesia,...Thị trường Châu Á rất gần gũi nên dễ thâm nhập nhưng cũng rất dễ bị đối thủ cạnh tranh chiếm mất. Sức cạnh tranh của công ty trên thị trường còn yếu so với mức độ cạnh tranh trên thị trường ngày càng cao. Do đó, công ty cần có những chính sách mới để mở rộng thị trường xuất khẩu:

 Duy trì và củng cố các thị trường cũ ở khu vực Châu Á, mở rộng và phát triển thị trường sang các nước EU, Đông Âu để được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan. Việc thâm nhập vào thị trường mới là cả một quá trình đầy khó khăn mà công ty cần phải thực hiện. Để phát triển thị trường mới, trước hết công ty cần phải điều tra nghiên cứu nhu cầu và thị hiếu tiêu dùng, sau đó dùng các biện pháp thu hút khách hàng như nâng cao chất lượng sản phẩm, sử dụng giá thâm nhập, giá giới thiệu…Ngoài ra cần một nguyên tắc luôn giữ vững chữ tín trong thương mại.

 Tiếp tục đầu tư sức lực và chi phí hợp lý để củng cố và mở rộng thị trường, thương nhân nước ngoài. Tranh thủ chính sách hỗ trợ của Nhà nước, Bộ thương mại để tìm thêm thị trường và bạn hàng. Tăng cường bám thị trường nội địa, phát huy thế mạnh về vốn. Tìm cách nghiên cứu và thâm nhập thị trường, thu hút khách hàng kết hợp linh hoạt các hình thức kinh doanh, coi trọng hiệu quả và an toàn.

 Tổ chức tốt các công tác nghiên cứu, tìm hiểu thông tin thị trường để đánh giá được nhu cầu thị trường, tìm ra điểm mạnh, điểm yếu của mình cũng như của các đối thủ cạnh tranh nhằm tìm ra biện pháp hữu hiệu nâng cao khả năng về sản

GVHD: Nguyễn Xuân Vinh 65 SVTH: Nguyễn Thị Hồng Lạc

 Tăng cường dự hội chợ triển lãm để giới thiệu hàng hoá và tìm kiếm thị trường nước ngoài.

 Công ty cần xác định tiềm năng của thị trường về mặt hàng mà mình cần bán thông qua những số liệu thống kê, bán hàng thử, thăm dò ý kiến người tiêu dùng…Xác định yêu cầu cụ thể về mặt hàng của mình, kiểu dáng mẫu mã, tiêu chuẩn kỹ thuật, những qui định về nhập khẩu, phương thức bán hàng…

 Ngoài ra, Công ty cũng cần nghiên cứu tiềm năng bán hàng của những đơn vị khác, những kênh tiêu thụ của họ, giá cả bao bì, bao gói, quảng cáo phân tích điểm mạnh điểm yếu của họ để đưa ra những kết luận có ích cho việc thâm nhập thị trtường sau này.

 Công ty phải hiểu biết và khai thác triệt để mặt mạnh của mình đồng thời phải biết hợp tác và cạnh tranh.

 Khi đã vạch ra cho mình một hướng đi, công ty phải kiên trì theo đuổi mục đích và phải đạt được điều đó bằng bất cứ giá nào. Sự kiên trì theo giá đã đặt, tuy có gặp những trở ngại lúc khởi đầu nhưng đến một lúc nào đó công ty sẽ gặt hái những thành công khả quan, tạo những bước chuyển lớn trong việc vươn ra thâu tóm thị trường.

 Công ty cũng có thể huy động vốn bằng cách hợp tác nước ngoài. Đầu tư nước ngoài trực tiếp sẽ mang lại không chỉ vốn mà kèm theo đó còn là công nghệ tiên tiến và công nghệ quản lý hiện đại, hứa hẹn một sự phát triển vượt bậc nếu theo hướng đầu tư này.

CHƢƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Luận văn - phân tích tình hình xuất khẩu gạo của Công ty Lương Thực Sông Hậu (Trang 68 - 72)