Bổ sung thêm đội ngũ nhân viên mới cho tương ứng với quy mô của công việc, phân chia nhiệm vụ cụ thể cho từng nhân viên trong từng phòng ban để mỗi người chuyên sâu vào mảng công việc của mình nhằm nâng cao hiệu quả công việc.
Thường xuyên quan hệ với các trung tâm, tổ chức xúc tiến thương mại trên thị trường, thông qua các hoạt động này quảng bá sản phẩm của công ty và mở rộng thị trường.
Nghiên cứu lựa chọn các phương án mới để bổ sung nguồn vốn phục vụ sản xuất sao cho hạn chế đến mức thấp nhất chi phí huy động vốn.
Đầu tư thêm vật chất kỹ thuật, trang thiết bị sản xuất, áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt hơn, năng suất cao hơn để cạnh tranh với các thị trường khác
Có chính sách bao tiêu hợp lý gắn kết nông dân với công ty, xây dựng thêm quỹ dự phòng tăng giá nguyên liệu nhằm để tạo ra sự linh hoạt về giá trong hoạt động thu mua. Có như vậy, công ty mới chủ động được nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất. Duy trì các nhà cung cấp truyền thống cũng như kiểm soát được chi phí hoạt động để có biện pháp giảm thiểu chi phí, nâng cao lợi nhuận.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đỗ Thị Tuyết (2006). Quản trị doanh nghiệp, Tủ sách Đại Học Cần Thơ. 2. Huỳnh Đức Lộng (Năm 1997). Phân tích hoạt động kinh tế doanh nghiệp, NXB Thống Kê.
3. Lê Quang Viết (2005). Bài giảng hành vi người tiêu dùng, Tủ sách Đại Học Cần Thơ.
4. Phạm Văn Dược (2008). Phân tích hoạt động kinh doanh, Trường Đại Học Kinh Tế Thành Phố Hồ Chí Minh, NXB Thống Kê.
5. Phan Thị Ngọc Khuyên (2008). Bài giảng kinh tế đối ngoại, Tủ sách Đại Học Cần Thơ.
6. Võ Thúy Huỳnh (2008). Nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty Lương Thực Sông Hậu, Trường Cao Đẳng Kinh Tế Đối Ngoại.
7. www. Vinanet.vn (10/09/2008). 8. www. VnEconomy (20/10/2007). 9. www.Gentraco.com (28/03/2009). 10. www.saga.vn (22/04/2006). 11. www.vietrade.gov.vn (24/05/2007). 12. www.Vietrice.com (03/08/2007). 13. www.vfa.gov.vn(2008)