TÌM HIỂU CHUNG VỀ THỊ TRƢỜNG VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Luận văn - phân tích tình hình xuất khẩu gạo của Công ty Lương Thực Sông Hậu (Trang 39)

4.2.1. Tình hình xuất khẩu gạo

Bảng 5. Kim ngạch và sản lƣợng xuất khẩu gạo của Việt Nam (2006-2008) Chỉ tiêu ĐVT năm Mức tăng trƣởng 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007 Giá trị % Giá trị % Sản lượng triệu tấn 4,70 4,53 4,60 -0,17 -3,62 0,07 1,55 Kim ngạch tỷ USD 1,30 1,40 2,90 0,10 7,69 1,50 107,14

(nguồn:tổng cục thống kê Việt Nam, 2009)

1.3 1.4 2.9 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 2006 2007 2008

Hình 4. Kim ngạch xuất khẩu gạo Việt Nam (2006-2008)

4.7 4.53 4.6 4.4 4.45 4.5 4.55 4.6 4.65 4.7 2006 2007 2008

Hình 5. Sản lƣợng xuất khẩu gạo Việt Nam (2006-2008)

Qua bảng phân tích ta thấy sản lượng gạo xuất khẩu biến động không ổn định, trong khi đó kim ngạch thì có xu hướng tương tăng và tăng rất nhanh trong năm 2008.

Năm 2006, sản lượng xuất khẩu đạt 4,70 triệu tấn, kim ngạch đạt 1,3 tỷ USD, giá gạo ổn định nhờ nhu cầu trong nước mạnh, trong khi các nhà xuất khẩu vẫn tích cực mua hàng để thực hiện những hợp đồng đã ký.

Năm 2007, sản lượng xuất khẩu giảm còn 4,53 triệu tấn, đạt kim ngạch 1,4 tỷ USD. Sản lượng và năng suất vụ lúa đông xuân 2006/2007 chịu ảnh hưởng lớn của dịch bệnh. Chính phủ Việt Nam đã ra nhiều biện pháp hỗ trợ người trồng lúa, trong bối cảnh tồn kho lúa gạo ở đồng bằng sông Cửu Long còn nhiều, và giá lúa gạo giảm mạnh. Nhu cầu tiêu thụ lẫn giá gạo thế giới đang ngày càng tăng mạnh nhưng các doanh nghiệp Việt Nam không thể nâng cao sản lượng gạo xuất khẩu hơn nữa do gạo ngày càng khan hiếm. Nguyên nhân khan hiếm gạo là do dân số Việt Nam ngày một tăng, thiên tai ngày càng nhiều trong khi diện tích, sản lượng lúa gạo không tăng bao nhiêu. Tình hình thiếu hụt nông sản sẽ còn nghiêm trọng, đặc biệt là do thiếu lúa mì nên khuynh hướng tiêu thụ lúa gạo sẽ càng mạnh hơn. Trước tình hình cung ứng gạo trên thị trường trở nên khan hiếm hơn, ở nhiều địa phương đã bắt đầu xuất hiện tình trạng đầu cơ, nâng giá, khiến giá gạo trên thị trường bị đẩy lên cao. Lúa 50404 năng suất cao, dễ bán, có bao nhiêu cũng bán hết, thậm chí nhiều nước châu Phi cũng sẵn sàng nhập khẩu. Nhưng có điều hạt lúa này bạc bụng, giá xuất khẩu không cao. Rõ ràng đây là thách thức của ngành sản xuất và xuất khẩu lúa gạo Việt Nam.

Năm 2008, sản lượng xuất khẩu tăng 4,6 triệu tấn, đạt kim ngạch 2,9 tỷ USD. Giá gạo xuất khẩu ở mức cao nhưng giá xăng dầu tăng sẽ kéo theo chi phí sản xuất tăng, giá phân bón tăng...nên chi phí sản xuất lúa trong vụ đông xuân năm 2008 lên tới 1.800 đồng/kg.10 Cuộc khủng hoảng lương thực diễn ra trên toàn thế giới được xem như là kết cục của áp lực gia tăng giữa việc gạo được trao đổi trên thị trường thế giới như một nông sản có giá trị kinh tế và việc gạo có vai trò như một nông sản có ý nghĩa chính trị, có thể tác động đến số mệnh của

GVHD: Nguyễn Xuân Vinh 36 SVTH: Nguyễn Thị Hồng Lạc trị của nước đó. Giá gạo là một thước đo mức độ gia tăng của áp lực này và bất kỳ dấu hiệu mất kiểm soát liên tục về giá trên thị trường sẽ dẫn đến hành vi có thể lý giải được của một bộ phận nông dân, người tiêu dùng, thương nhân và Chính phủ là tích trữ thêm gạo. Kết cục khó tránh khỏi của các hành vi tích trữ đó là giá gạo tăng liên tục.

Nhìn chung, sản lượng gạo xuất khẩu biến động không ổn định, năm 2007 sản lượng gạo xuất khẩu giảm do dịch bệnh lan tràn, song kim ngạch thu về tăng do giá gạo tăng liên tục. Năm 2008 dịch bệnh được chặn đứng, chính phủ ban hành chính sách xuất khẩu nên sản lượng xuất khẩu tăng, kim ngạch xuất khẩu gia tăng mạnh.

4.2.2. Tình hình sản xuất trong nƣớc

Theo công thức tính cơ cấu lương thực có từ cách nay 20 năm, trong tổng số 36 triệu tấn lúa, sản lượng dành cho xuất khẩu chỉ có 7 triệu tấn (tương đương 3,5 triệu tấn gạo), còn lại dành cho tiêu dùng, giống và cả hao hụt...

Trong khi thực tế, nhờ tiến bộ khoa học, lượng lúa giống dành cho 4 triệu ha canh tác đã giảm khoản g 5 triệu tấn (từ 200kg/ha còn 80kg/ha), nhu cầu tiêu dùng gạo trong dân cũng giảm do đời sống khá hơn, hao hụt sau thu hoạch cũng đã giảm, từ 15% còn 7-8%...Trong cả nước, An Giang, Cần Thơ và Hậu Giang, Vĩnh Long, Thái Bình là các tỉnh có diện tích xuống giống lớn, tuy nhiên năng suất lúa đông xuân đạt được ở các mức khác nhau.

Bảng 6. Tình hình sản xuất và thu hoạch lúa đông xuân 2006-2007 Địa phƣơng Diện tích xuống giống Diện tích thu hoạch % diện tích thu hoạch Năng suất (tấn/ha)

(Nguồn:www.agro.gov.vn)

Vụ Đông Xuân 2006-2007, Ở Thái Bình, thời tiết ấm nóng trước và sau Tết nguyên đán, khiến trà lúa xuân trổ sớm, thời gian sinh trưởng bị rút ngắn, năng suất lúa giảm 20-40%. Ở An Giang và Vĩnh Long, do thời tiết thuận lợi, nông dân áp dụng chặt chẽ các biện pháp kỹ thuật như sạ thưa, sạ hàng, theo dõi tình hình sâu bệnh, sử dụng giống lúa chống chịu rầy nâu, năng suất trà đầu lúa đông xuân An Giang và Vĩnh Long đạt mức cao, từ 6-6,5 tấn/ha. Ở Hậu Giang, do ảnh hưởng dịch bệnh lúa, năng suất lúa chỉ đạt 5,56 tấn/ha, giảm 7 tạ/ha so với năm trước11. Ở các tỉnh ĐBSCL, An Giang, tỉnh có diện tích lúa đông xuân lớn nhất trong cả nước, mới thu hoạch khoảng 5,7% diện tích xuống giống lúa đông xuân. Vĩnh Long thu hoạch khoảng 34,3% diện tích xuống giống, Hậu Giang 63,6%. Ở Hậu Giang, do năng suất lúa bình quân và diện tích gieo cấy lúa đều giảm, nên sản lượng cả vụ đông xuân giảm khoảng 70.000 tấn so với năm 2006. Bên cạnh diễn biến thị trường thóc gạo thường, hoạt động thu hoạch và cạnh tranh thu mua lúa đặc sản giữa doanh nghiệp bao tiêu và thương lái diễn ra sôi động ở một số tỉnh như Trà Vinh, Sóc Trăng. Huyện Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng thu hoạch được 15000 ha lúa đặc sản, đạt gần 85% diện tích gieo sạ, năng suất ước đạt 5,5 tấn/ha. Nông dân trong tỉnh Trà Vinh thu hoạch lúa mùa đặc sản,

(ha) (ha) An Giang 230.615 13.220 5,7 6,52 Bến Tre 20.637 285 1,4 4,5 Vĩnh Long 67.000 23.000 34,3 6,5 Hậu Giang 81.200 51.660 63,6 5,56 Yên Bái 17.020 - - - Thái Bình 82.000 - - -

GVHD: Nguyễn Xuân Vinh 38 SVTH: Nguyễn Thị Hồng Lạc năng suất chỉ đạt bình quân là 3,53 tấn/ha, giảm gần 1 tấn/ha so với vụ mùa trước. Tổng sản lượng vụ mùa trên 329.118 tấn, giảm trên 90.435 tấn so với vụ trước. Nông dân cũng đã chuyển đổi trên 15.000 ha đất gieo trồng bằng bộ giống thơm như Khaodaw Mali 105, giống VND 95-20, giống nàng thơm Chợ Đào... nên giá bán cũng tăng lên gấp 1,5 lần so với giống lúa mùa dài ngày trước đây. Cuối năm 2007, diện tích lúa nhiễm bệnh giảm chỉ còn tập trung ở Kiên Giang, Hậu Giang, Vĩnh Long, Bạc Liêu và Trà Vinh. UBND các tỉnh đều chỉ đạo huyện ngừng sản xuất lúa xuân hè chuyển sang trồng cây màu, thực hiện thời gian cách ly ít nhất 30 ngày để cắt thời gian rầy nâu lưu trú. Vấn đề đặt ra là ngành nông nghiệp cần có biện pháp hỗ trợ nông dân chuyển đổi sản xuất lúa xuân hè sang trồng cây màu, như đầu tư thủy lợi, vay vốn sản xuất, cung cấp thông tin thị trường, kết nối người nông dân với thị trường.12

Dịch bệnh rầy nâu và vàng lùn-lùn xoắn lá trên lúa hoành hành tại 21 tỉnh, thành phía nam. Ước tính, dịch bệnh gây thiệt hại cho trên 148 nghìn hécta lúa thu đông và hơn 31 nghìn hécta lúa mùa 2006 tại các tỉnh phía nam. Sản lượng lúa cả năm của ĐBSCL chỉ đạt khoảng 18,43 triệu tấn và giảm 825 nghìn tấn so với năm 2005. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, chỉ riêng sản lượng lúa bị giảm so tác hại của dịch bệnh rầy nâu, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá lên tới 428 nghìn tấn. Thiệt hại do dịch bệnh gây ra có thể lên tới 2.000 tỉ đồng và ảnh hưởng đến đời sống của 500 nghìn hộ dân nông thôn với khoảng 2,5 triệu dân.

Nhìn chung, tình hình sản xuất lúa của nông dân không được thuận lợi trong giai đoạn này, thời tiết không tốt, dịch bệnh tràn lan khiến sản lượng và năng suất lúa thu hoạch giảm, gây thiệt hại cho nông dân.

4.2.3. Các nhà xuất khẩu gạo của Việt Nam

Việt Nam là nước xuất khẩu gạo đứng hàng thứ hai trên thế giới nên cả nước có rất nhiều công ty xuất khẩu gạo. Cả nước có hai hệ thống tổng công ty lớn là Tổng Công Ty Lương Thực Miền Bắc và Tổng Công Ty Lương Thực Miền Nam. Đa phần các công ty chịu sự điều hành xuất khẩu của hai hệ thống công ty này. Đồng Bằng Sông Cửu Long đứng đầu cả nước về sản lượng lúa gạo nên tại các tỉnh thuộc khu vực này có rất nhiều nhà máy, công ty xuất khẩu gạo. Sau đây là một số công ty xuất khẩu gạo tiêu biểu của cả nước:

Công Ty Lương Thực Sông Hậu

Công Ty Xuất Nhập Khẩu An Giang

Công Ty Xuất Nhập Khẩu Lương Thực - Vật Tư Nông Nghiệp Đồng Tháp

 Công Ty Xuất Nhập Khẩu Tổng Hợp Đồng Tháp

 Công Ty Cổ Phần Vật Tư Kỹ Thuật - Nông Nghiệp Cần Thơ

 Công Ty Cổ Phần Thương Nghiệp Tổng Hợp Và Chế Biến Lương Thực Thốt Nốt

 Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Xuất Nhập Khẩu Kiên Giang

 Công Ty Thương Mại Kiên Giang

 Công Ty Nông Lâm Sản Kiên Giang

 Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Bình Tây

 Công Ty Liên Doanh Angimex – Kitoku

 Công Ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu - Hợp Tác Đầu Tư Vilexim

Trong đó An Giang và Tiền Giang có tiềm năng về xuất khẩu gạo cao. Nên các công ty ở đây có nhiều thuận lợi để đẩy mạnh xuất khẩu gạo.

Đối với các công ty xuất khẩu gạo trong nước, chúng ta vừa cạnh tranh vừa hợp tác với nhau để phát triển ngành kinh doanh xuất gạo trong nước ngày càng lớn mạnh. Tương trợ nhau, phát huy sức mạnh nội lực để cạnh tranh với các doanh nghiệp ngoài nước.

4.2.4. Chính sách điều hành xuất khẩu gạo

Thời kỳ 2006-2010: Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

ban hành quyết định: Giảm lượng tổn thất lúa xuống còn 9-10%; tăng tỷ lệ thu hồi gạo thành phẩm lên 65%-66%; tăng tỷ trọng xuất khẩu gạo 5-10% tấm lên trên 50% tổng khối lượng gạo xuất khẩu. Ngoài ra còn các chính sách:

- Tạo điều kiện thuận lợi để mọi thành phần kinh tế được vay vốn phát triển ngành cơ khí phục vụ quá trình thực hiện cơ giới hoá, từng bước tự động hoá lĩnh vực sau thu hoạch lúa gạo.

GVHD: Nguyễn Xuân Vinh 40 SVTH: Nguyễn Thị Hồng Lạc - Khuyến khích tư nhân trong nước và nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực sau thu hoạch lúa gạo trước hết là các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tùy theo điều kiện có chính sách hỗ trợ, khuyến khích nông dân và các cơ sở dịch vụ sau thu hoạch lúa gạo đầu tư mua sắm, đổi mới công nghệ.

- Các dự án đầu tư nâng cấp, hiện đại hoá thiết bị, dây chuyền sản xuất hoặc xây dựng mới và sử dụng công nghệ tiên tiến được ưu tiên thuê đất và được hưởng chính sách ưu đãi trong việc thuê đất, chuyển nhượng, thế chấp quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

- Ưu tiên đầu tư ở mức cao hơn cho việc phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật khu vực nông thôn, đặc biệt là hệ thống thủy lợi phục vụ phát triển ngành lúa gạo. Các địa phương cần có chính sách phù hợp huy động nguồn nội lực đầu tư xây dựng mạng lưới chợ nông thôn. Đồng thời hỗ trợ phát triển hệ thống thông tin thị trường, xúc tiến thương mại.

Năm 2007:

Việc điều hành xuất khẩu gạo thực hiện theo các nguyên tắc được quy định của Chính phủ, trong đó chú trọng các vấn đề sau:

- Tiến độ giao hàng phải được điều hành phù hợp với nguồn hàng, bảo đảm ổn định giá lương thực trong nước và an ninh lương thực quốc gia;

- Chỉ đạo việc tập trung giao dịch, ký hợp đồng hoặc đấu thầu bán gạo có hiệu quả đối với các thị trường truyền thống có khối lượng giao dịch lớn mà Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến chỉ đạo tại công văn số 858/VPCP-QHQT ngày 07 tháng 9 năm 2007 của Văn phòng Chính phủ; phát triển thị trường mới trên cơ sở các hợp đồng thương mại có hiệu quả;

- Việc thực hiện giao hàng theo các hợp đồng ở các thị trường truyền thống được tập trung giao dịch theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và các hợp đồng có sự thỏa thuận của Chính phủ ta với Chính phủ các nước do Hiệp hội Lương thực Việt Nam bàn với các thành viên Hiệp hội để thỏa thuận, cam kết thực hiện và có chế tài bảo đảm;

Năm 2007, mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng sản xuất nông nghiệp và thủy sản vẫn đạt được những kết quả đáng khích lệ, góp phần quan trọng trong phát triển và ổn định tình hình kinh tế-xã hội đất nước.

Năm 2008:

Bộ Công Thương hướng dẫn những nội dung cơ bản để thực hiện việc xuất khẩu gạo cụ thể như sau:

- Số lượng xuất khẩu gạo năm 2008 ở mức dự kiến từ 4 đến 4,5 triệu tấn

gạo các loại.

-Với mức dự kiến nêu trên, giao Hiệp hội Lương thực Việt Nam điều hành tiến độ xuất khẩu từng quý trong khoảng: quý 1 từ 0,7 - 0,8 triệu tấn, quý 2 từ 1,3 - 1,5 triệu tấn, quý 3 từ 1,3 - 1,4 triệu tấn, quý 4 từ 0,7 - 0,8 triệu tấn.

Hiệp hội Lương thực Việt Nam căn cứ vào tiến độ xuất khẩu định hướng nêu trên để điều tiết tiến độ xuất khẩu và thu mua lúa, gạo phù hợp với nguồn lúa gạo hàng hóa nhằm không làm biến động giá thị trường nội địa, ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh và tới mục tiêu an ninh lương thực cũng như ảnh hưởng đến mặt bằng giá chung. Tổ chức thực hiện việc đăng ký hợp đồng xuất khẩu gạo theo khung giá xuất khẩu do Hiệp hội công bố. Phân công việc giao dịch, dự thầu, ký kết giao hàng theo các hợp đồng tập trung để thực hiện trên cơ sở đồng thuận giữa các thành viên Hiệp hội Lương thực Việt Nam. Khi cần thiết, Hiệp hội Lương thực Việt Nam tham khảo ý kiến Bộ Công thương, Tổ Công tác điều hành xuất khẩu gạo liên Bộ để quyết định cụ thể. Hiệp hội ban hành Quy chế đăng ký và thực hiện hợp đồng, trong đó quy định chế tài đảm bảo thực hiện trên cơ sở minh bạch, công khai, phù hợp với những nội dung cơ bản đã được quy định tại Nghị định 12/2006/NĐ-CP ngày 23/01/2006 và phù hợp với nội dung các cam kết quốc tế khác liên quan.

Trên cơ sở mức gạo dự kiến xuất khẩu trong năm 2008. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo các ngân hàng thương mại chủ động cân đối đảm bảo nguồn vốn, đáp ứng kịp thời nhu cầu vay mua lúa, gạo xuất khẩu và tiêu dùng trong nước, nhất là vào thời điểm thu hoạch rộ của các vụ sản xuất trong năm.

Bộ Tài chính xác định và công bố giá thành sản xuất lúa các vụ trong năm; tổ chức xử lý thông tin giá cả về lúa gạo và cung cấp cho Tổ Công tác điều hành xuất khẩu gạo liên Bộ để có cơ sở điều hành và xuất khẩu hoặc báo cáo Thủ

Một phần của tài liệu Luận văn - phân tích tình hình xuất khẩu gạo của Công ty Lương Thực Sông Hậu (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)