4.1.1. Tình hình chung
Bảng 3. Tình hình sản xuất lúa của thế giới giai đoạn 2006-2008
(nguồn: www.vinanet.com, 2009)
Năm 2006, vụ lúa ở các nước bán cầu nam và vùng gần xích đạo phát triển tốt. Các nước thuộc bán cầu nam, sản xuất lúa vụ 2006 của các nước Argentina, Australia, Indonesia và Madagascar tăng do vụ mùa diễn ra thuận lợi trong khi sản lượng lúa của Brazil, Ecuador, Peru, Sri Lanka và Uruguay lại giảm xuống. Vụ lúa 2006, tình hình sản xuất của Thái Lan và Việt Nam (hai nước xuất khẩu gạo hàng đầu trên thế giới) đều thuận lợi. Sản lượng lúa của Nigiêria, nước nhập khẩu gạo chính, cũng tăng lên do chính phủ nước này đã tích cực mở rộng sản xuất nhằm hướng tới mục tiêu tự cung tự cấp trong vài năm tới. Tuy nhiên, sản lượng lúa vụ 2006 của các nước Nhật Bản, Pakistan và Mỹ giảm xuống do hàng loạt nguyên nhân bất lợi như điều kiện thời tiết không thuận lợi, diện tích gieo trồng bị thu hẹp, giá cả nhiên liệu tăng2.
2 Theo www.Vnexpress.com,2009 Chỉ tiêu ĐVT năm Mức tăng trƣởng 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007 Giá trị % Giá trị %
Diện tích gieo cấy triệu
ha 155,12 154,98 156,92 -0,14 -0,09 1,94 1,25 Năng suất bình quân tấn/ha
4,20 4,14 4,12 -0,06 -1,43 -0,02 -0,48 Sản lượng bình quân triệu
Năm 2007, diện tích gieo trồng giảm nhẹ 0,14 triệu ha, năng suất bình quân giảm 0,06 tấn/ha và sản lượng lúa cũng giảm 14,80 triệu tấn, tuy nhiên, năm này là một năm thành công rực rỡ của ngành sản xuất và xuất khẩu lúa gạo, bởi giá liên tục tăng. Giá gạo tăng mạnh không chỉ ở các thị trường nhập khẩu lớn như Indonesia, Pakistan hay Trung Quốc, mà cả ở những nước sản xuất lớn như Ấn Độ hay Việt Nam, góp phần đẩy lạm phát giá tiêu dùng tăng vọt. Nguồn cung gạo Thái Lan lúc này khan hiếm và chỉ có một số khách hàng Trung Quốc, Malaysia và Singapo, song chỉ mua với khối lượng nhỏ. Nhìn chung, khách hàng vẫn xa lánh gạo Thái vì giá quá cao.
Năm 2008, tuy năng suất giảm 0,02 tấn/ha (0,48%) nhưng diện tích tăng 1,94 triệu ha (1,25%), từ đó kéo theo sản lượng cũng tăng 3,03 (0,7%) triệu tấn. Ở châu Á, nơi gạo là nguồn lương thực chính, giá gạo đã gần như "leo thang" từng ngày. Thị trường gạo thế giới 5 tháng đầu năm 2008 biến động mạnh. Gạo trở thành mặt hàng tăng giá mạnh nhất trong số các loại hàng hoá trong 6 tháng đầu năm 2008 do nhu cầu xuất khẩu tăng, trong khi nguồn cung hạn hẹp bởi nhiều nước xuất khẩu lớn hạn chế hoặc cấm xuất khẩu. Nguyên nhân giá gạo tăng kỷ lục bởi lạm phát tăng mạnh khiến chính phủ nhiều nước xuất khẩu gạo lớn phải hạn chế hoạch tạm dừng xuất khẩu gạo. Thị trường gạo thế giới hạ nhiệt từ cuối tháng 5, 7 tháng cuối năm 2008 giá giảm 52% sau khi Việt nam và Thái Lan – hai nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới bước vào vụ thu hoạch, và một số nước nới lỏng chính sách hạn chế xuất khẩu gạo. Việc giá gạo quá cao cũng khiến nhiều người giảm tiêu thụ gạo, chuyển sang tăng cường ăn những loại lương thực khác. Xu hướng giảm giá không chỉ xảy ra ở thị trường gạo mà trên toàn bộ thị trường lương thực thế giới.3
Bảng 4. Nguồn cung gạo thế giới giai đoạn 2006-2008 Chỉ tiêu ĐVT năm Mức tăng trƣởng 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007 Giá trị % Giá trị % Sản lượng triệu tấn 29,20 30,20 31,76 1,20 3,40 0,56 1,80 (nguồn: www.vinanet.com, 2009)
GVHD: Nguyễn Xuân Vinh 30 SVTH: Nguyễn Thị Hồng Lạc Năm 2007, các nước xuất khẩu gạo chủ chốt nhìn chung đều đối mặt với sự hạn hẹp về nguồn cung. Mậu dịch gạo thế giới năm 2007 đạt mức cao kỷ lục, 30,2 triệu tấn, tăng 3,4% (1 triệu tấn) so với năm 2006. Nhu cầu nhập khẩu tăng mạnh được coi là động lực chính dẫn đến sự gia tăng khối lượng mậu dịch gạo của thế giới trong năm 2007. Thị trường châu Á chiếm phần lớn sự gia tăng khối lượng nhập khẩu gạo toàn cầu năm 2007.
Năm 2008, nguồn cung gạo thế giới tiếp tục tăng thêm 0,56 triệu tấn, tương đương 1,80%. Tình hình thế giới có nhiều biến động và giá gạo liên tục tăng trong những tháng đầu năm nhưng dần về những tháng cuối năm thị trường ổn định, nhu cầu gạo trắng cuối năm không cao bởi hầu hết các nước nhập khẩu gạo, đặc biệt là Philippine, đã mua đủ lượng cần thiết, chỉ có Nigeria tích cực mua gạo sấy của Thái Lan vì Chính phủ Nigeria áp dụng thuế nhập khẩu gạo. Đây là dấu hiệu khả quan cho thị trường gạo của thế giới.
Hình 3. Nguồn cung gạo thế giới giai đoạn 2006-2008
Những yếu tố tác động đến giá gạo thế giới nửa đầu năm 20084
Thứ nhất, thông tin về cung cầu và dự trữ lúa gạo thế giới thiếu và chệch, việc giá gạo thế giới tăng mạnh, gây tâm lý hoảng loạn và lo sợ về một cuộc khủng hoảng thiếu lương thực trên thế giới. Đặc biệt là không có thông tin chính xác về cung cầu và dự trữ lúa gạo của Trung Quốc, nước sản xuất, tiêu thụ và dự trữ lương thực nhiều nhất trên thế giới.
Thứ hai, hiện tượng đầu cơ, tích trữ gạo trên thị trường gạo kỳ hạn Chicago và Bangkok tăng mạnh. Sản xuất ethanol đang mở rộng trên thế giới, 4 Theo www.vneconomy.com, 2009 29 29.5 30 30.5 31 31.5 32 32.5 2006 2007 2008
các nhà đầu tư tài chính đang đầu cơ một số loại ngũ cốc, những người được đánh giá là có rất ít hiểu biết về các mặt hàng lương thực này, làm đẩy giá các mặt hàng đầu cơ tăng và gián tiếp làm tăng giá gạo.
Thứ ba, trong tháng 4 và 5, một loạt các nước xuất khẩu gạo: Ấn Độ, Việt Nam, Campuchia, Trung Quốc quyết định ngừng xuất khẩu gạo, làm giảm mạnh nguồn cung. Đầu tiên là việc Ấn Độ đột ngột đưa ra chính sách cấm xuất khẩu gạo, đã nhanh chóng ảnh hưởng đến các nước xuất khẩu khác và cùng đi đến quyết định tương tự. Trong bối cảnh đó, do tâm lý hoảng loạn và nhu cầu tích trữ gạo, các nước nhập khẩu gạo lại có xu hướng tìm mua gạo để đảm bảo nguồn cung.
Thứ tư, việc đồng Bạt của Thái Lan liên tục giữ giá so với đồng USD đã tác động mạnh đến giá gạo trong các giao dịch quốc tế.
Thứ năm, việc các nước thu hẹp diện tích nông nghiệp, diện tích đất trồng lúa trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá (đặc biệt là Ấn Độ, Trung Quốc) đe dọa nguồn cung lương thực thế giới.
Thứ sáu, thời tiết khắc nghiệt và thiên tai ảnh hưởng đến nguồn cung gạo: - Tháng 1 và 2/2008, tuyết rơi dày ở Trung Quốc, rét hại và nạn sâu bệnh ở Việt Nam đã làm giảm sản lượng lúa vụ đông xuân cũng được coi là các nguyên nhân khiến giá gạo tăng cao.
- Tháng 5/2008, thảm họa bão Nargis vào Myanmar đã gây thiệt hại nặng nề cho kinh tế nước này, 5 bang chịu thiệt hại nặng nhất của cơn bão đều là vùng sản xuất lúa lớn, đóng góp trung bình 65% sản lượng gạo, và chiếm 50% diện tích lúa có tưới của Myanmar. Có tới 20% diện tích lúa mới canh tác vụ mới ở 5 bang này bị phá hủy sau cơn bão. Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp Myanmar, có khoảng 650.000 ha lúa ở đồng bằng và vùng ven thành phố Yangon, Myanmar chịu tác động của cơn bão trong tổng số diện tích lúa 3,2 triệu ha.
- Tháng 5/2008, trận động đất lớn xảy ra ở tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc đã gây thiệt hại nặng nề. Theo ước tính của Air worldwide, thiệt hại về kinh tế khoảng 20 tỷ USD, làm hàng chục nghìn người thiệt mạng. Trong khi Tứ Xuyên là tỉnh nông nghiệp lớn ở Trung Quốc với các vùng trồng lúa, lúa mì, ngô và
GVHD: Nguyễn Xuân Vinh 32 SVTH: Nguyễn Thị Hồng Lạc Tóm lại, trong năm 2006 tình hình sản xuất tiến triển rất thuận lợi, thị trường gạo thế giới ít biến động, sang năm 2007 là một năm thành công rực rỡ của ngành lúa gạo, giá gạo tăng, nhu cầu nhập khẩu gạo tăng khiến khối lượng gạo mậu dịch tăng, Châu Á gia tăng khối lượng gạo nhập khẩu nhất. Năm 2008 thị trường gạo không ổn định, có nhiều sự kiện không tốt xảy ra, gía gạo tăng nửa đầu năm do chính sách hạn chế xuất khẩu và nhập khẩu của các nước. Tuy nhiên giá gạo giảm dần ở những tháng cuối năm, các nước nới lỏng chính sách đối với mặt hàng gạo, vì vậy sản lượng gạo mậu dịch của thế giới cả năm 2008 tăng.
4.1.2. Các nƣớc xuất khẩu gạo chủ yếu 4.1.2.1. Thái Lan
Xuất khẩu gạo Thái Lan năm 2007 ước tính đạt 9,45 triệu tấn, vượt xa mục tiêu 8,5 triệu tấn của chính phủ và càng cao hơn so với 7,5 triệu tấn xuất khẩu năm 2006. Thái Lan đang tăng cường sản xuất gạo hương nhài trong bối cảnh nhu cầu tăng trên toàn cầu, nhất là từ Trung Quốc, đối với các loại gạo thơm chất lượng cao. Bên cạnh đó, Thái Lan cũng đã vạch ra một chiến lược mới nhằm duy trì vị trí nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới của mình, bằng cách tăng sản lượng gạo và phát triển hoạt động marketing. Theo đó, Thái Lan sẽ đầu tư nghiên cứu về gạo, phát triển những giống lúa mới, tạo ra những sản phẩm mới làm từ gạo, kể cả dược phẩm, thực phẩm, mĩ phẩm và đồ ăn liền và tăng năng suất gạo. Năm 2007 giá gạo của Thái Lan cao hơn gần 40% so với gạo Việt Nam. Chính các biện pháp hỗ trợ ngắn hạn của chính phủ Thái Lan đối với nông dân khi giá gạo trong nước giảm đã làm giảm tính cạnh tranh của mặt này so với các nước trong khu vực. Và điều này phản tác dụng làm tổn hại đến lợi ích của nông dân Thái Lan. Biến động chính trị ở Thái Lan có thể sẽ làm trì hoãn quyết định của Bộ Thương mại về việc bán gạo từ kho dự trữ cho các nhà xuất khẩu như dự kiến trước đây. Năm 2008, tổng lượng xuất khẩu gạo của Thái Lan là 10 triệu tấn, giá gạo Thái Lan ở mức cao do nhu cầu gạo trên thị trường thế giới tăng, liên quan đến vấn đề an ninh lương thực và các nước sản xuất gạo lớn khác như Việt Nam và Ấn Độ phải đối mặt với hạn hán hay lũ lụt.5
4.1.2.2. Ấn Độ
Năm 2006, Ấn Độ tiêu thụ 88,25 triệu tấn gạo, trong khi sản lượng là 92 triệu tấn, tức là dư thừa 4 triệu tấn, giảm so với mức dư thừa của năm trước đó, và lượng dư thừa còn giảm hơn nữa vào năm 2007, biểu hiện là giá gạo nội địa tại Ấn Độ tăng mạnh đến mức chính phủ phải tạm dừng xuất khẩu một số loại gạo. Năm 2007 Ấn Độ đạt 3,9 triệu tấn gạo xuất khẩu. Sản lượng gạo Ấn Độ niên vụ 2007/08 là 92,8 triệu tấn, thấp hơn nhiều so với mục tiêu đề ra là 97,43 triệu tấn.6
4.1.3. Các nƣớc nhập khẩu gạo chủ yếu 4.1.3.1. Phillipine
Philippine là nước nhập khẩu gạo lớn nhất châu Á, đã nhập khẩu 1,87 triệu tấn gạo năm 2007, chủ yếu từ Việt Nam. Sản lượng gạo Philippine năm 2007 tăng 5% so với năm 2006, lên 16,2 triệu tấn. Trong trường hợp sản lượng gạo năm 2007 của Philippine đạt khoảng 16 triệu tấn thóc, tương đương với 9,6 triệu tấn gạo, thì nguồn cung vẫn có khả năng thiếu hụt tới 2 triệu tấn do nhu cầu tiêu thụ nội địa ước đạt 11,6 triệu tấn.
Với Philippine, mặc dù sản lượng tăng, họ vẫn là nước nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới trong năm 2008, bởi nước này đã mua trên 2,3 triệu tấn. Dự kiến Philippinie sẽ tiếp tục nhập khẩu gạo trong 5 năm tới vì chi phí sản xuất cao, đặc biệt là giá phân bón, ảnh hưởng tới mục tiêu về sản lượng. Nước này phải nhập khẩu khoảng 10% nhu cầu gạo hàng năm.7
4.1.3.2. Indonesia
Năm 2008, Indonesia nhập khẩu 1,5 triệu tấn gạo, tăng gần gấp 3 năm 2007. Trên thị trường nhập khẩu gạo đang có những biến đổi lớn. Inđônêsia đang rất hy vọng có khả năng xuất khẩu gạo vào năm 2009, sau khi đã tự sản xuất đủ nhu cầu gạo trong năm 2008 và sản lượng sẽ tăng 5% trong năm 2009.8
4.1.3.3. Nigeria
Năm 2008, Nigeria tích cực mua gần 1 triệu tấn gạo của Thái, sau khi Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo từ cuối năm 2007 để đảm bảo an ninh lương thực. Nigeria
GVHD: Nguyễn Xuân Vinh 34 SVTH: Nguyễn Thị Hồng Lạc đã miễn thuế nhập khẩu gạo 5% để khuyến khích khu vực tư nhân nhập khẩu gạo và để kéo giá gạo trong nước xuống.9
4.2. TÌM HIỂU CHUNG VỀ THỊ TRƢỜNG VIỆT NAM 4.2.1. Tình hình xuất khẩu gạo 4.2.1. Tình hình xuất khẩu gạo
Bảng 5. Kim ngạch và sản lƣợng xuất khẩu gạo của Việt Nam (2006-2008) Chỉ tiêu ĐVT năm Mức tăng trƣởng 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007 Giá trị % Giá trị % Sản lượng triệu tấn 4,70 4,53 4,60 -0,17 -3,62 0,07 1,55 Kim ngạch tỷ USD 1,30 1,40 2,90 0,10 7,69 1,50 107,14
(nguồn:tổng cục thống kê Việt Nam, 2009)
1.3 1.4 2.9 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 2006 2007 2008
Hình 4. Kim ngạch xuất khẩu gạo Việt Nam (2006-2008)
4.7 4.53 4.6 4.4 4.45 4.5 4.55 4.6 4.65 4.7 2006 2007 2008
Hình 5. Sản lƣợng xuất khẩu gạo Việt Nam (2006-2008)
Qua bảng phân tích ta thấy sản lượng gạo xuất khẩu biến động không ổn định, trong khi đó kim ngạch thì có xu hướng tương tăng và tăng rất nhanh trong năm 2008.
Năm 2006, sản lượng xuất khẩu đạt 4,70 triệu tấn, kim ngạch đạt 1,3 tỷ USD, giá gạo ổn định nhờ nhu cầu trong nước mạnh, trong khi các nhà xuất khẩu vẫn tích cực mua hàng để thực hiện những hợp đồng đã ký.
Năm 2007, sản lượng xuất khẩu giảm còn 4,53 triệu tấn, đạt kim ngạch 1,4 tỷ USD. Sản lượng và năng suất vụ lúa đông xuân 2006/2007 chịu ảnh hưởng lớn của dịch bệnh. Chính phủ Việt Nam đã ra nhiều biện pháp hỗ trợ người trồng lúa, trong bối cảnh tồn kho lúa gạo ở đồng bằng sông Cửu Long còn nhiều, và giá lúa gạo giảm mạnh. Nhu cầu tiêu thụ lẫn giá gạo thế giới đang ngày càng tăng mạnh nhưng các doanh nghiệp Việt Nam không thể nâng cao sản lượng gạo xuất khẩu hơn nữa do gạo ngày càng khan hiếm. Nguyên nhân khan hiếm gạo là do dân số Việt Nam ngày một tăng, thiên tai ngày càng nhiều trong khi diện tích, sản lượng lúa gạo không tăng bao nhiêu. Tình hình thiếu hụt nông sản sẽ còn nghiêm trọng, đặc biệt là do thiếu lúa mì nên khuynh hướng tiêu thụ lúa gạo sẽ càng mạnh hơn. Trước tình hình cung ứng gạo trên thị trường trở nên khan hiếm hơn, ở nhiều địa phương đã bắt đầu xuất hiện tình trạng đầu cơ, nâng giá, khiến giá gạo trên thị trường bị đẩy lên cao. Lúa 50404 năng suất cao, dễ bán, có bao nhiêu cũng bán hết, thậm chí nhiều nước châu Phi cũng sẵn sàng nhập khẩu. Nhưng có điều hạt lúa này bạc bụng, giá xuất khẩu không cao. Rõ ràng đây là thách thức của ngành sản xuất và xuất khẩu lúa gạo Việt Nam.
Năm 2008, sản lượng xuất khẩu tăng 4,6 triệu tấn, đạt kim ngạch 2,9 tỷ USD. Giá gạo xuất khẩu ở mức cao nhưng giá xăng dầu tăng sẽ kéo theo chi phí sản xuất tăng, giá phân bón tăng...nên chi phí sản xuất lúa trong vụ đông xuân năm 2008 lên tới 1.800 đồng/kg.10 Cuộc khủng hoảng lương thực diễn ra trên toàn thế giới được xem như là kết cục của áp lực gia tăng giữa việc gạo được trao đổi trên thị trường thế giới như một nông sản có giá trị kinh tế và việc gạo có vai trò như một nông sản có ý nghĩa chính trị, có thể tác động đến số mệnh của
GVHD: Nguyễn Xuân Vinh 36 SVTH: Nguyễn Thị Hồng Lạc trị của nước đó. Giá gạo là một thước đo mức độ gia tăng của áp lực này và bất