MỞ ĐẦU Bình Định-là nơi có nghệ thuật tuồng rất phát triển, chỉ cần nói đến tuồng là người ta nghĩ ngay tới nơi đây, và muốn được xem những vở tuồng đích thực của Đào Tấn, Nguyễn Văn Diêu…thì phải đến Qui Nhơn. Tuồng còn được gọi là hát bội, là loại kịch hát rất đặc thù của Việt Nam , vốn có gốc gác rất lâu đời, từ các hình thức diễn xướng trong dân gian. Thời điểm chính thức xuất hiện là vào khoảng đầu thế kỉ XIV đời nhà Trần; khi đánh Toa Đô, bắt được con hát là Lý Nguyên Cát rất giỏi nghề hò hát là một kép hát tên tuổi ở phía Bắc. Triều đình nhà Trần đã giữ lại để biểu diễn, từ đấy tuồng đã bắt đầu xuất hiện ở nước ta. Song song với dòng tuồng ngự trong cung, dòng tuồng dân gian từ từ xuất hiện phù hợp với quần chúng. Sau năm 1937 tuồng được công diễn nhiều lần ở các tỉnh Bình Thuận, Thanh Hoá, Quảng Nam , Bình Định, Huế. Từ sau năm 1976, Bình Định đã trở thành điểm hội tụ thường xuyên của các nghệ sĩ tuồng Cách Mạng kể từ sau ngày miền Nam hoàn toàn được giải phóng thống nhất đất nước, và từ đấy nghệ thuật tuồng mới phát triển mạnh mẽ ở Bình Định; với sự giao lưu của nghệ thuật tuồng và võ Bình Định đã đưa tuồng Bình Định lên một tầm cao mới khác lạ so với các đoàn tuồng của Huế hay Nguyễn Hữu Dỉnh ở Quảng Nam. PHẦN NỘI DUNG A. SƠ LƯỢC VỀ VÙNG ĐẤT BÌNH ĐỊNH. I. Vị trí địa lý: Bình Định là tỉnh duyên hải miền Trung của Việt Nam . Lãnh thổ tỉnh trải dài 110km theo hướng Bắc-Nam, có chiều ngang với độ hẹp trung bình là 55km. Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ngãi, phía Nam giáp tỉnh Phú Yên với đường ranh giới chung 50km, phía Tây giáp tỉnh Gia Lai có đường ranh giới chung 130km, phía Đông giáp với biển Đông với bờ biển dài 134km. II. Sơ lược về lịch sử Bình Định: Bình Định nguyên xưa là đất Việt Thường Thị. Tục truyền rằng, năm 2353 trước Công nguyên, xứ Việt Thường Thị đem dâng rùa thần sang Trung Quốc. Đến đời nhà Tần, sứ này là huyện Lâm Ấp thuộc Tượng Quân, đời nhà Hán là huyện Tượng Lâm thuộc quận Nhật Nam, đời Hậu Hán (năm 137) người trong quận làm chức quan nhỏ tên là Khu Liên nổi lên giết quan huyện, rồi tự xưng là vua Lâm Ấp. Năm 605, lấy lại Lâm Ấp đặt làm Xung Châu rồi quận Lâm Ấp. Đời Đường, năm 627, đổi tên là Lâm Châu coi ba huyện (Lâm Ấp, Kim Long, Hải Giới). Năm 803, nhà Đường bỏ đất này, dân chúng dựng nước Chiêm Thành, chiếm đất này làm thành Đồ Bàn (sau là thị xã Bình Định) và Thị Nại (sau là thị xã Qui Nhơn). Việt Nam ta đời Lê Hồng Đức năm đầu (1470-1471) đánh Chiêm Thành, lấy hai thành ấy mở đất lên núi Thạch Bi (nay thuộc Phú Yên), chia làm ba huyện: Bồng Sơn, Phù Ly, Tuy Viễn và đặt Phủ Hoài Nhơn cho thuộc Quảng Nam thừa tuyên. Năm 1602, Nguyễn Hoàng (chúa Tiên) đổi tên làm phủ Qui Nhơn vẫn cho thuộc dinh Quảng Nam . Năm 1651, Nguyễn Phước Tần (chúa Hiền) đổi tên làm phủ Qui Ninh. Năm 1742, Nguyễn Phước Khoát (chúa võ) phục lại tên cũ là Qui Nhơn. Từ năm 1773 đến năm 1797, nhà Tây Sơn nổi lên từ đây và chiếm cứ đất này, đắp thêm thành Đồ Bẵng là thành Hoàng Đế. Sau khi lấy lại được thành Qui Nhơn, Nguyễn Anh liền đổi tên là thành Bình Định, sai Võ Tánh và Ngô Tùng Châu chấn thủ thành này nhưng vẫn để là phủ Qui Nhơn. Năm 1800, các tướng Tây Sơn là Trần Quang Diệu, Võ Văn Dõng bao vây thành trên một năm. Võ Tánh và Tùng Châu phải tuẫn tiết. Bấy giờ Nguyễn Anh đã lấy lại Phú Xuân, Quang Diệu phải bỏ thành. Nguyễn Anh liền đặt làm dinh Bình Định, đặt quan cai trị gọi là Liêu thủ, Cai bộ, Kí luật, coi như phủ Qui Nhơn Năm 1808, đởi dinh Bình Định thành trấn Bình Định. Năm 1826, Gia Long đặt tri phủ phủ Qui Nhơn, lãnh coi 3 huyện: Bồng Sơn, Tuy Viễn, Phù Ly. Năm 1831, lại cải phủ Qui Nhơn thành phủ Hoài Ngơn. Năm 1832, chia đặt tỉnh hạt, đổi trấn làm tỉnh (tỉnh Bình Định), đặt chức tổng đốc Bình Phú (coi tỉnh Bình Định và thống hạt tỉnh Phú Yên). Lại chia huyện Tuy Viễn làm hai huyện: Tuy Viễn, Tuy Phước và đặt Phủ An Nhơn. Chia huyện Phù Ly làm 2 huyện: Phù Cát, Phù Mĩ đều thuộc phủ Hoài NHơn như năm trước (coi như huyện Bồng Sơn). Năm 1834, lấy Bình Định vào nam đến tỉnh Bình Thuận làm Tả Kỳ. Năm 1839, thi hành phép quân điền duy nhất tại tỉnh Bình Định (xin coi danh mục thôn, tổng, huyện, phủ có đối chiếu Hán-Việt ở phần sau). Năm 1877, đặt nha Kinh lý An Khê ở miền thượng du huyện Tuy Viễn. Năm 1888, cải đặt làm huyện Bình Khê, thuộc phủ Hoài Nhơn. Năm 1883, Pháp đánh Huế và đặt quyền bảo hộ. Năm 1890, đặt châu Hoài An ở thượng du huyện Bồng Sơn. Năm 1899, đổi làm huyện Hoài An thuộc phủ Hoài Nhơn. III. Tuồng Bình Định Bình Định là một mảnh đất có bề dày lịch sử với nền văn hoá Sa Huỳnh, từng là cố đô của vương quốc Chămpa. Đây cũng là nở xuất phát phong trào nhân dân khởi nghĩa vào TK XVIII với tên tuổi người anh hùng Nguyễn Huệ, là quê hương của các danh nhân như Trần Quang Diệu, Bùi Thị Xuân, Đào Tấn, Chế Lan Viên, Yến Lan… Bình Định còn nổi tiếng với truyền thống thượng võ và có nền văn hoá đa dạng, phong phú với các lọai hình nghệ thuật như bài chòi, hát bội, nhạc võ Tây Sơn, hò bá trạo của cư dân vùng biển… cùng với các lễ hội như lễ hội Đống Đa, lễ hội cầu ngư, lễ hội của các dân tộc miền núi… Trong đó Tuồng được gọi là hát bội hay hát bộ sở dĩ nó có tên gọi như thế là vì ngoài việc hát thì yếu tố quan trọng góp phần tạo nên một vở tuồng hay và đặc sắc là hành động, điệu bộ của các đào kép. Việc kết hợp võ thuật vào các màng nhào lộn, đánh trận ở mỗi đòn khác nhau tuỳ theo trình độ của các đào kép. Hát bội là nghệ thuật sân khấu xây dựng trên nguyên lí Khổng, Mạnh rút cốt truyện trong các tiểu thuyết của lịch sử Trung Quốc, hát bội là nghệ thuật diễn tả các trái ngang mà con người phải gặp trong xã hội hằng ngày. Vì vậy, tuồng, hát bội thường là một câu chuyện dài trong một khúc quanh lịch sử, không thể chấm dứt trong một đêm diễn được mà có thể kéo dài, nên khán giả thường gọi là hát kế tức sẽ tiếp tục hát trong nhiều đêm, và chính những tuồng kế này sẽ đánh vào chỗ nôn nao của khán giả muốn biết vở tuồng sẽ kết thúc như thế nào. Từ khi có cuộc Nam Bắc phân tranh Trịnh Nguyễn, ở ngoài Bắc có hát tuồng (chèo) khắp nơi, nhất là tại triều đình Vương phủ nhưng tại miền Nam chúa Nguyễn không thích hát chèo, nên chỉ cho hát bội mà thôi. Từ chúa Nguyễn Phước Lan trở đi, tuy hát bội phát triển mạnh mẽ ở các tỉnh thành miền Trung, nên nghệ thuật này suốt hai TK qua đã thấm nhuần vào tâm thức nhân dân miền Nam . Và suốt thời kì sau hiệp định Giơnevơ 1954, nghệ thuật hát bội đã được chính quyền miền Bắc chú ý, trực khôi phục. Sở dĩ gọi Bình Định là đất tuồng, không chỉ vì đây là một trong những cái nôi sinh thành của nghệ thuật tuồng, là quên hương của Đào Tấn – nhà sáng tác, nhà đạo diễn, hoạt động sân khấu lỗi lạc nhất trong lịch sử nghệ thuật hát bội Việt Nam, sống vào nửa đầu TK XIX, mà bởi vì ở trên mảnh đất này, từ tâm hồn mỗi người dân, từ mỗi làng quê thôn xóm, không đâu không rộn ràng tiếng trống tuồng. Những ngày cúng cầu yên, những dịp lễ cầu ngư,… đều không thể thiếu những tiếng trống tuồng. Từ trên cơ sở ca vũ nhạc và các trò diễn xướng dân gian, tuồng ra đời. Thuộc dòng sân khấu tự sự phương Đông, tuồng tái hiện cuộc sống chủ yếu bằng cách chú trọng lột tả các cái thần – đó là phương thức phản ánh của tuồng. Do vậy, thủ pháp khoa trương cách điệu, biểu trưng ước lệ là thủ pháp cơ bản của tuồng. Lấy chi tiết thay toàn thể, một cái roi thay cho con ngựa, qua những động tác diễn mà thấy cả núi non, sông, biển… Đó là cái độc đoá của tuồng và cũng là yếu tố đòi khán giả cùng tư duy. Khi hát Nam phải phân biệt giọng Xuân và Ai. Giọng Xuân ít buồn, đầy thi vị, dùng trong những cơn li biệt sầu tình, còn giọng Ai hát trong cảnh khổ đau, não nề. Những câu hát Nam , dù hát giọng Xuân hay giọng Ai, đều nối theo những câu nói cùng giọng. Còn hát khách thì dùng khi chén tạc chén thù, lúc giục ngựa ra đi hay khi ca khúc khải hoàng, hoặc khi tức cảnh sinh tình, nhộn nhàng cơn vui… Tất cả các làn điệu hát đều phải có kèn hay nhị đưa hơi để đậm thêm tình cảm của người biểu diễn trên sân khấu. Thường tuồng được phân làm hai loại chính đó là: tuồng không theo tích truyện Tàu và tuồng dựa vào tích truyện Tàu. Về sau tuồng mới có xu hướng cải cách không chỉ mượn ý từ những chuyện Tàu mà còn lấy từ các chuyện trong dân gian Việt Nam . Tuồng Đông Lô Địch là tác phẩm đầu tiên trong lịch sử tuồng cổ Việt Nam lấy đề tài từ tác phẩm Châu Âu, trong đó tính sáng tạo nghệ thuật tâm hồn người Việt đã được gìn giữ triển khai chứ không nhất nhất là theo Tàu. Nội dung tuồng hát đã đánh trúng các khát khao thầm kín của người xem trong khuôn khổ đạo lí nhân bản, lễ nghĩ liêm sĩ, diệt nịnh phò trung, trọn nghĩa vẹn tình… Ngoài ra hoá trang cũng là một nét độc đáo của tuồng. Nghệ thuật tuồng ở Bình Định mang một nét đặc trưng khác biệt với các vùng khác là bởi vì nó mang tiếng nói địa phưong rõ nét và người Bình Định có cách sống và lối văn hoá riêng… Nghệ thuật tuồng ở Bình Định từ nhiều TK qua đã tồn tại và phát triển rất mạnh, trở thành món ăn tinh thần đặc biệt và quen thuộc của nhân dân vùng đất này. Mặc dù có những biến động lịch sử, trãi qua chiến tranh những người dân Bình Định vẫn giữ môn nghệ thuật đặc sắc của mình. Cho đến hôm nay Bình Định vẫn được coi là trung tâm của nghệ thuật hát tuồng, khi nói đến tuồng là người ta nghĩ ngay tới Bình Định, một vùng đất với công trình nghệ thuật tuồng mẫu mực về hát múa, biểu diễn tuồng truyền thống. KẾT LUẬN Trải qua bao biến cố thăng trầm của chiến tranh, tuồng Bình Định vẫn được giữ gìn và phát huy, đó là một nét đặc trưng của người Bình Định. Tuồng có giá trị giáo dục, đó là khả năng đem đến cho con người những bài học quý giá về lẽ sống để họ tự rèn luyện bản thân mình ngày một tốt đẹp hơn; còn về tư tưởng tuồng hình thành trong lòng người xem một lí tưởng tiến bộ, giúp cho họ có thái độ và quan điểm đúng đắn về cuộc sống; ngoài ra về mặt tình cảm, tuồng giúp con người biết yêu ghét đúng đắn, làm cho tâm hồn con người trở nên lành mạnh, trong sáng, cao thượng hơn. Cái đẹp trong tuồng không chỉ thể hiện ở nội dung mà còn ở hình thức, với cả nội dung đẹp và hình thức đẹp, tuồng làm cho con người thêm mến yêu cuộc sống, thêm khao khát hướng tới những gì là đẹp đẽ, tốt lành,… Nhưng nghệ thuật tuồng hiện nay có xu hướng bị chững lại, trước kia khi hát bội còn thị hành thì có nhiều đoàn hát nhưng những năm gần đây dưới sự biến động của kinh tế thị trường thì nhiều đoàn gần giải tán. Để tuồng được bảo tồn và phát huy thì cần phải được biểu diễn ở nhiều nơi, nhà nước cần phải chú trọng. Ngoài ra thế hệ trẻ chúng ta ngày nay phải luôn luôn học hỏi tìm hiểu, có ý thức giữ gìn để góp phần vào việc bảo tồn và phát huy một di sản văn hoá phi vật thể của nhân dân. . đấy nghệ thuật tuồng mới phát triển mạnh mẽ ở Bình Định; với sự giao lưu của nghệ thuật tuồng và võ Bình Định đã đưa tuồng Bình Định lên một tầm cao mới khác lạ so với các đoàn tuồng của Huế. người dân Bình Định vẫn giữ môn nghệ thuật đặc sắc của mình. Cho đến hôm nay Bình Định vẫn được coi là trung tâm của nghệ thuật hát tuồng, khi nói đến tuồng là người ta nghĩ ngay tới Bình Định,. công diễn nhiều lần ở các tỉnh Bình Thuận, Thanh Hoá, Quảng Nam , Bình Định, Huế. Từ sau năm 1976, Bình Định đã trở thành điểm hội tụ thường xuyên của các nghệ sĩ tuồng Cách Mạng kể từ sau ngày