1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

BÌNH ĐỊNH - Cần nghiêm túc khi thể hiện tượng danh nhân ppsx

7 143 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 136,25 KB

Nội dung

Cần nghiêm túc khi thể hiện tượng danh nhân - V. Công Thời gian gần đây chúng tôi có nghe dư luận ở Hoài Nhơn phản ảnh xung quanh "phong trào" thể hiện tượng danh nhân của một số trường phổ thông. Tựu trung các ý kiến, đa số đều phàn nàn và không đồng tình với kiểu làm dễ dãi, thậm chí thiếu nghiêm túc đối với bậc tiền nhân. Để được "mục sở thị", chúng tôi trực tiếp đến tham quan và tìm hiểu tại 2 trường THPT Tăng Bạt Hổ và THPT Phan Bội Châu (đều ở thị trấn Bồng Sơn, huyện Hoài Nhơn). Tại trường THPT Tăng Bạt Hổ, ngay chính diện lối vào trường, gần bên cột cờ là một bức tượng bán thân, dưới bệ tượng đề hàng chữ TĂNG BẠT HỔ (1858-1906). Thì ra đây là tượng của nhà chí sĩ Tăng Bạt Hổ, một trong những "ngọn cờ đầu" của phong trào Đông Du (!?). Nhưng, nếu không có hàng chữ nơi bệ tượng thì thật khó có thể xác định đây là tượng Tăng Bạt Hổ. Không rõ tác giả của bức tượng này dựa vào hình ảnh hay nguồn sử liệu nào để thể hiện bức tượng? Theo chúng tôi được biết, Tăng Bạt Hổ quê ở Hoài Ân, nhưng hầu như suốt cả cuộc đời hoạt động của ông đều bôn ba nơi "đất khách, quê người" và cuối cùng yên nghỉ ở Huế. Khi giã từ cõi đời, cho đến thời điểm hiện nay chí sĩ Tăng Bạt Hổ hầu như không để lại bất cứ hình ảnh nào cho hậu thế cũng như gia đình. Kỷ vật duy nhất của ông hiện trưng bày tại Bảo tàng Tổng hợp tỉnh chỉ còn lại là khẩu súng lục. Vậy mà, chân dung Tăng Bạt Hổ mà tác giả thể hiện lại là chân dung của một người đàn ông mặc trang phục áo dài, nhưng đầu tóc lại được chải rẽ ngôi mượt mà trông rất… Tây (!?). Đó là chúng tôi chưa bàn tới sự hạn chế, yếu kém về nghệ thuật, bố cục, hình khối của bức tượng. Tại trường THPT Phan Bội Châu, vừa bước vào cổng trường, ngay lập tức, một hình ảnh "gây sốc" đập vào mắt chúng tôi. Đó là một bức tượng đặt ngay… hành lang của trường. Chúng tôi càng "choáng" khi được biết đó là tượng của nhà chí sĩ cách mạng Phan Bội Châu. Bức tượng thể hiện một người đàn ông độ khoảng trên 60 tuổi, bận trang phục áo dài, khăn đóng, chân hình như là đi giày (?). Tư thế, dáng vẻ mà tác giả thể hiện qua bức tượng làm người xem khó hiểu, không biết người đàn ông này đang làm gì (?). Chỉ biết rằng qua chân dung, người ta thấy vẻ mặt ông có gì đó buồn buồn, lo âu (?). Đáng lưu ý, do tác giả không nắm vững về giải phẫu học, về tỷ lệ cơ thể người nên bức tượng giống như tượng… trẻ con đóng giả ông già. Chí sĩ Phan Bội Châu từng là lãnh tụ được nhân dân cả nước ngưỡng mộ và tôn kính. Hình ảnh của cụ đã in sâu trong tâm khảm của mỗi người dân đất Việt. Điều đáng nói, khác với chí sĩ Tăng Bạt Hổ, trước khi đi xa, cụ Phan Bội Châu còn lưu lại không ít hình ảnh, tư liệu. Trong số những hình ảnh về cụ Phan có cả ảnh chân dung bán thân và toàn thân (đứng, ngồi). Không biết tác giả của tượng cụ Phan ở trường THPT Phan Bội Châu dựa vào ảnh tư liệu hay nguồn sử liệu nào, nhưng chân dung, diện mạo, dáng vóc của bức tượng người đàn ông này rất khác so với hình ảnh, vóc dáng, dung mạo của cụ Phan. Đó là chưa nói đến khả năng về tỷ lệ, giải phẫu cơ thể học và sự hạn chế về nghệ thuật, bố cục, hình khối của bức tượng. Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết cả 2 bức tượng chân dung 2 nhà chí sĩ cách mạng Phan Bội Châu và Tăng Bạt Hổ đều do cùng một tác giả thể hiện. Đó là một người "tay ngang" trước đây từng làm nghề thợ nề. Đồng thời, cả 2 bức tượng trên đều do Hội Phụ huynh học sinh 2 trường THPT Phan Bội Châu và Tăng Bạt Hổ thuê ông này làm để tặng cho 2 trường (!?). Chúng tôi cho rằng, thiện chí của Hội phụ huynh học sinh 2 trường THPT Phan Bội Châu và Tăng Bạt Hổ là điều đáng quý. Tuy nhiên, không vì lý do đó mà có thể dễ dãi trong việc thể hiện chân dung những bậc danh nhân của đất nước. Vấn đề đặt ra ở đây là: không phải cứ ai "yêu kính danh nhân" thì đều "có quyền" làm tượng danh nhân. Anh có thể "sáng tác" tượng danh nhân theo khả năng, ý muốn của anh để đặt tượng ở… nhà của mình, nhưng thể hiện và đưa tượng danh nhân đặt tại vị trí tôn nghiêm, trang trọng ở cơ quan, công sở, trường học… phục vụ cho quảng đại quần chúng nhân dân thì lại khác. Thiết nghĩ, ở những vị trí đó, việc thể hiện tượng của những danh nhân phải là những nhà điêu khắc được đào tạo bài bản và phải được cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt, cho phép. Giờ đây, 2 bức tượng Phan Bội Châu và Tăng Bạt Hổ ở Hoài Nhơn vẫn đang "trơ gan cùng tuế nguyệt". Riêng bức tượng chí sĩ Phan Bội Châu nghe đâu sẽ được nhà trường "rước" để lên bệ sau khi hoàn thành trụ sở mới (?) nhưng dù thế nào thì cũng không thể biến đổi hoặc nâng giá trị của bức tượng lên được. Chớ nên dễ dãi, cẩu thả trong việc thể hiện hình ảnh, chân dung của những danh nhân, nhất là đối với môi trường giáo dục. Chát xình nhạc cưới Hoài Nhơn - Công Tâm Họ thường phải rời khỏi nhà lúc 16 giờ, có khi là 13 giờ tùy theo yêu cầu của gia chủ và chỉ về đến nhà khi đồng hồ đã chỉ qua một ngày mới. Mồ hôi quyện cùng hơi men khiến ai nấy mệt nhoài, sau khi thu xếp tất cả đồ đạc vào nơi cất giữ, cả nhóm chia tay nhau, ai về nhà nấy và đánh một giấc cho đến khi trời sáng bạch. Họ chính là những người nhạc công nghiệp dư chuyên phục vụ đám cưới ở những vùng quê. * Trăm năm mới có một ngày Người Việt Nam của chúng ta ngay từ thuở sinh thời cho đến lúc mất đi đều gắn liền với âm nhạc, càng ngẫm ra càng thấy đúng. Trẻ em vừa lọt lòng mẹ đã nghe tiếng ru ầu ơ của mẹ, của bà. Lớn lên lập gia đình thì kiếm thuê một ban nhạc để giúp vui, khi già cả mất đi thì đã có nhạc bát âm đưa về nơi chín suối. Trong 3 giai đoạn cơ bản mà đời người được thưởng thức âm nhạc thì giai đoạn giữa là quan trọng hơn cả. Bởi thế không biết từ bao giờ, trong dân gian đã có quan niệm: Trăm năm mới có một ngày, phải làm cho vui, cho ra trò (ấy là tôi nói quan niệm hôn nhân theo kiểu: đời người một lần, chứ riêng cái khoản mà ai đó đã từng lập gia đình hơn con số 1 thì quan niệm đó không hoàn toàn chính xác). Cho nên, một gia đình khi dựng vợ, gả chồng cho con dù giàu hay nghèo vẫn cố gắng cho phép con cái thuê ban nhạc về phục vụ cái khoản góp vui trong quá trình đãi bạn. Rồi cũng chẳng biết từ bao giờ cái quan điểm: đãi bạn phải có nhạc đã ăn sâu vào suy nghĩ của mọi người, nó trở thành cái mốt để đánh giá đám cưới đó có vui không? Có sang không? Có cầu thì ắt có cung cho nên chỉ riêng huyện Hoài Nhơn quê tôi, đã có trên dưới 30 ban nhạc không chuyên để phục vụ đám cưới. Chất lượng chuyên môn thì nói chung là: thượng vàng hạ cám, có đủ. Có người được học trường lớp, được đào tạo chính quy, cũng có người học mò theo sự hướng dẫn của bạn bè. Tuy nhiên, có một việc làm của Phòng VHTT huyện Hoài Nhơn trong thời gian vừa qua thật đáng biểu dương, đó là tổ chức cho các ban nhạc thi sát hạch, những ban nhạc đảm bảo về chuyên môn mới cho phép được hành nghề. Nói nôm na: các ban nhạc ở Hoài Nhơn đã đạt tiêu chuẩn… cấp huyện để phục vụ. * Và những nỗi niềm riêng Ngày thường các thành viên trong ban nhạc "Đồng đội" mỗi người một việc. Người thì là nhân viên nhà nước, người là chủ trang trại, người thì làm nông… Nhưng khi có người gọi phục vụ, ngay tức khắc của nhóm có mặt, tạm gác qua mọi công việc thường ngày để lên đường góp vui cho người khác, dĩ nhiên đó không phải là việc làm từ thiện, không công mà bù lại họ sẽ có một khoản thù lao cao hơn gấp nhiều lần so với việc làm thường nhật. Đầu tháng 7 vừa qua, tôi có dịp theo chân ban nhạc này đi phục vụ cho một đám cưới ở một xã miền biển: Hoài Hải. Theo yêu cầu ban đầu của gia chủ khi hợp đồng với ban nhạc thì đúng 17 giờ cả nhóm phải có mặt bên kia bờ sông Kim Giao để người nhà cho thuyền qua đón. Đùng một cái trưa hôm đó, chủ nhà cử người chạy lên gặp anh trưởng nhóm tuyên bố sẽ tăng thù lao cho ban nhạc thêm 200.000đ với điều kiện phải đi phục vụ ngay bây với lý do: mấy anh em trong họ hàng, đã có chút men, muốn thiết lập chương trình ta hát ta nghe ngay bây giờ. Ngay cùng lúc đó, một người khác tìm đến và dúi vào tay anh V. một triệu bạc tiền thù lao, cao gấp 3 lần thường ngày, để ban nhạc đến phục vụ cho gia đình anh ta. Hỏi ra mới biết hôm ấy quá tốt ngày, đám cưới nhiều không sao kể hết nên các gia chủ đổ xô nhau đi tìm ban nhạc muốn đỏ con mắt mà không có. Nhưng anh V. một mực từ chối vì đã nhận lời người khác rồi. Thế mới biết: Nghề gì cũng vậy, chữ tín luôn là hàng đầu. 16 giờ tất cả loa thùng, đàn, trống… chất đầy lên một chiếc xe ba gác máy nhằm hướng Hoài Hải trực chỉ. Khi đến bờ sông thì vấn đề khó khăn đã phát sinh. Vì gặp phải thời điểm nước thủy triều đã rút nên thuyền không qua đón được, mà nếu chạy xe qua cầu thì sợ chiếc cầu tre mong manh và dài hàng km bắc qua sông Kim Giao sẽ sập. Vậy là cả nhóm phải hì hục chuyển đồ xuống và vận chuyển từng món một qua bên kia cầu bằng xe gắn máy. Tới nơi thì gia chủ hoạnh họe rằng: Sao đi muộn thế, làm mất cả hứng. Gặp những người đã có chút men thì nói nặng lời hơn. Chỉ tội cho các anh nhạc công vừa phải phân bua, vừa lo dàn xếp đồ đạc để chuẩn bị phục vụ. Tiệc tan vào lúc 22 giờ 30 phút, mấy anh thanh niên của gia đình, mà lúc chiều phụ giúp vận chuyển dàn nhạc, giờ đây đã say khướt. Các thành viên đành tự mình đưa đồ qua sông. Khi tôi cùng tất cả anh em trong ban nhạc chia tay nhau về nhà, vừa đặt lưng xuống cũng là lúc gà gáy te te. * Thay lời kết Có đi, có chứng kiến từ đầu đến cuối của một buổi phục vụ đám cưới của các ban nhạc mới thấu hiểu nỗi khổ của công việc. Hình ảnh mà chúng ta thường bắt gặp ở các đám cưới, dù là ở nhà hàng sang trọng hay ở vùng quê hẻo lánh, là những ban nhạc luôn hết mình vì gia chủ. Nụ cười luôn thường trực trên môi của họ cùng với những gì họ nhiệt tình phục vụ đã góp phần rất lớn trong việc làm cho một đám cưới thêm vui vẻ. Nhưng đằng sau sự vui vẻ đó là những nỗi niềm mà chỉ người trong cuộc mới hiểu được. Âu đó cũng chính là một phần của cuộc sống muôn màu muôn vẻ hôm nay. . Cần nghiêm túc khi thể hiện tượng danh nhân - V. Công Thời gian gần đây chúng tôi có nghe dư luận ở Hoài Nhơn phản ảnh xung quanh "phong trào" thể hiện tượng danh nhân của. tượng danh nhân. Anh có thể "sáng tác" tượng danh nhân theo khả năng, ý muốn của anh để đặt tượng ở… nhà của mình, nhưng thể hiện và đưa tượng danh nhân đặt tại vị trí tôn nghiêm, trang. có thể dễ dãi trong việc thể hiện chân dung những bậc danh nhân của đất nước. Vấn đề đặt ra ở đây là: không phải cứ ai "yêu kính danh nhân& quot; thì đều "có quyền" làm tượng danh

Ngày đăng: 30/07/2014, 17:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w