Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 23 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
23
Dung lượng
183,5 KB
Nội dung
MỘT SỐ KINH NGHIỆM QUẢN LÝ CHỈ ĐẠO PHONG TRÀO XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN HỌC SINH TÍCH CỰC Ở TRƯỜNG THCS . ĐẶT VẤN ĐỀ Nhà trường là một thiết chế trong hệ thống giáo dục quóc dân, một tổ chức đặc biệt của xã hội, để hoàn thành nhiệm vụ cao quý của mình nhà trường phải thực sự trở thành một môi trường văn hóa , lành mạnh, an toàn và thân thiện , đó chính là điều kiên cần thiết để đảm bảo việc nâng cao chất lượng dạy và học, sao cho mọi thành viên phát huy tối đa năng lực của mình. Ở Việt Nam từ năm 2008 Bộ GD & ĐT đã triển khai mô hình xây dựng "Trường học thân thiện, học sinh tích cực" ở cấp phổ thông tuy nhiên thực tế ở các nhà trường nói chung cũng như các trường THCS Thành phố Vinh nói riêng , Cán bộ quản lý nhà trường vẫn đang cón rất lúng túng trong việc lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá việc ' Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" tại cơ sở của mình . Xuất phát từ lý luận và thực tiễn trong những năm qua, tác giả đã có một số bài học rút ra từ biện pháp quản lý của Hiệu trưởng nhằm xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực của một trường THCS trên địa bàn Thành phố Vinh, Nghệ An, xin được mạnh dạn trao đổi với đồng nghiệp. Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN, HỌC SICH TÍCH CỰC 1. Tổng quan về " Trường học thân thiện học sinh tích cực " Trường học thân thiện là mô hình trường học do Quỹ nhi đông Liên hiệp quóc (UNICEF) đề xướng từ những thập kỷ cuối của thế kỷ trước và đã được triển khai có kết quả tốt ở nhiều quốc gia trên thế giới , trong đó có nhiều nước đang phát triển ở châu A , châu Mỹ và châu Phi. trong thực té đã có nhiều mô hình xây dựng trường học với tiêu chí lấy học sinh làm trung tâm, nhằm mục tiêu chính là để người học có được điều kiện chủ động, tham gia và rèn luyện các kỹ năng. Trường học phải được đảm bảo an toàn cả về vật chất lẫn tinh thần cho người học. Trong quá trình học ở trường , học sinh phải được vui vẻ, hứng thú học tập để từ đó các em tích cực và chủ động tham gia các hoạt động dưới sự hướng dẫn của thầy , vì vậy nhiều nước không chú trọng vào diểm số của môn học mà quan tâm hơn là các kỹ năng cần có ở mỗi học sinh. 1 Ở khu vực Đông Nam Á, Singapore là một ví dụ điển hình về sự thành công trong việc xây dựng mô hình học tập thân thiện và biến quốc gia nhỏ bé này thành một trong những nước có nền giáo dục tiên tiến và toàn diện nhất thế giới. Một trong những sáng kiến giáo dục của chính phủ Singapore là mô hình các hoạt động ngoại khóa, đó là một phần trong nội dung học tập tại các trường. Ở Việt Nam phương châm " Mỗi ngày đến trường là một ngày vui" đã được phổ biến và áp dụng từ những thập niên 80 , 90 của thế kỷ trước , trong nhiều năm đã có nhiều mô hình , dự án của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhiều nhà trường địa phương đã có các mô hình như : " Giáo dục sống khỏe mạnh,kỹ năng sống cho trẻ em và trẻ chưa thành niên trong và ngoài trường học" " Phát triển trẻ thơ ở cấp Tiểu học" " Xây dựng trường học xanh sạch đẹp " . Trên thực tế một số trường cũng đã đề xuất nhiều sáng kiến tương tự với một số điểm trong năm nội dung của phong trào " Xây dựng trường học thân thiện , học sinh tích cực" Xuất phát từ mục tiêu giáo dục, qua nghiên cứu và nhu cầu thực tiễn của giáo dục Việt Nam , vào tháng 7 năm 2008 , Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chính thức ra chỉ thị về việc phát động phong trào thi đua " Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" trong các trường phổ thông giai đoạn 2008 - 2013 và hỗ trợ trục tiếp cho khoảng trên 200 trường học để các địa phương nhân rộng mô hình này . Trường học thân thiện là nơi quyền trẻ em được tôn trọng và hài lòng với việc chăm sóc và dạy dỗ của nhà trường. Trường học thân thiện sẽ là môi trường tốt để mỗi trẻ em đều có cơ hội phát triển tiềm năng tới mức tối đa, trở thành con người tích cực , năng động, tự tin trong học tập và rèn luyện. Trường học thân thiện là một môi trường học tập lành mạnh, an toàn tránh được những bất trắc, nguy hiểm đe dọa học sinh, học sinh được quan tâm, chăm sóc và bảo vệ , các nhu cầu thiết yếu của con người được đảm bảo . Đội ngũ cán bộ, giáo viên giảng dạy nhiệt tình với tinh thần trách nhiệm cao, có tấm lòng thương yêu quý mến học sinh cùng với sự hỗ trợ tích cực của gia đình và xã hội trong việc chăm sóc, dạy dỗ học sinh. 2. Nội dung xây dựng " Trường học thân thiện, học sinh tích cực " a)Xây dựng trường lớp xanh, sạch đẹp, an toàn : + Bảo đảm trưòng lớp an toàn, sạch sẽ , có cây xanh, thoáng mát và ngày càng đẹp hơn, lớp học có đủ ánh sáng, bàn ghế hợp với lứa tuổi học sinh + Tổ chức cho học sinh trồng cây đầu xuân và chăm sóc cây thường xuyên + Có đủ nhà vệ sinh được đặt ở vị trí phù hợp với cảnh quan trường học và được giữu vệ sinh sạch sẽ + Học sinh tích cực thạm gia bảo vệ cảnh quan môi trường , giữ vệ sinh các công trình công cộng , nhà trường, lớp học và cá nhân. 2 b) Dạy và học có hiệu quả, phù hợp với lứa tuổi, dặc điểm của học sinh ở mỗi địa phương, giúp các em tự tin trong học tập. + Thầy cô giáo tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm khuyến khích sự chuyên cần, tích cực, chủ động , sáng tạo và ý thức vươn lên , rèn luyện khả nâng tự học của học sinh + Học sinh được khuyến khích đề xuất sáng kiến và cùng các thầy cô giáo thực hiện các giải pháp đẻ việc dạy và học có hiệu quả ngày càng cao. c) Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh: + Rèn luyện kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống . thói quen và kỹ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm. + Rèn luyện sức khỏe và ý thức bảo vệ sức khỏe, kỹ năng phòng chống tai nạn giao thông, đuối nước và các tai nạn thương tích khác. Rèn luyện kỹ năng ứng xử văn hóa , sống hòa bình, phòng ngừa bạo lực và và các tệ nạn xã hội. d) Tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh + Tổ chức các hoạt dộng văn nghệ , thể thao một cách thiết thực , khuyến khích sự thạm gia chủ động , tự giác của học sinh. + Tổ chức các trò chơi dân gian và các hoạt động vui chơi giải trí tích cực khác phù hợp với lứa tuổi của học sinh. e) Học sinh thạm gia tìm hiểu , chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa , cách mạng ở địa phương. + Mỗi trường đều nhận chăm sóc một di tích lịch sử , văn hóa hoặc di tích cách mạng ở địa phương, góp phận làm cho di tích ngày một sạch đẹp hơn, hấp dẫn hơn, tuyên truyền, giới thiệu các công trình , di tích của địa phương với bạn bè. + Mỗi trường có kế hoạch và tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc và tinh thần cách mạng một cách hiệu quả cho tất cả học sinh, phối hợp với chính quyền, đoàn thể và nhân dân địa phương phát huy các giá trị của các di tích lịch sử, văn hóa và cách mạng cho cuộc sống của cộng đồng ở địa phương và khách du lịch. 3. Ý nghĩa của việc xây dựng Trường học thân thiện, học sinh tích cực: Ý nghĩa quan trọng nhất của việc xây dựng trường học thân thiện là tạo nên một môi trường giáo dục( cả về vật chất lẫn tinh thần) an toàn, bình đẳng, tạo hứng thú cho học sinh trong học tập, góp phần dảm bảo quyền lợi được đi học và học hết cấp của học sinh, nâng cao chất lượng giáo dục trên cơ sở tập trung mọi nỗ lực của nhà trường vì người học, với các mối quan tâm thể hiện thái độ thân thiện và tinh thần dân chủ. Trong môi trường " Trường học thân thiện" học sinh sẽ cảm nhận được sự thoải mái khi việc học của mình vừa gắn với kiến thức trong sách vở , vừa thông qua sự thâm 3 nhập , trải nghiệm của chính bản thân trong các hoạt động ngoại khóa, trò chơi dân gian, các hoạt động tập thể vui mà học, học mà vui, Trường học thân thiện gắn bó chặt chẽ với việc phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh. Trong môi trường phát triển toàn diện đó, học sinh học tập hứng thú, chủ động tìm hiểu kiến thức dưới sự dìu dắt của người thầy, gắn chặt giữa học và hành, biết thư giãn khoa học, rèn luyện kỹ năng và phương pháp học tập, trong đó những yếu tố hết sức quan trọng là khả năng tự tìm hiểu, khám phá và sáng tạo. Cuộc vận động " Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" sẽ tạo điều kiện cho các thế hệ học sinh năng động, tích cực dưới sự dạy dỗ của các thầy cô giáo , được học tập trong môi trường thân thiện học sinh sẽ đựoc phát triển hoàn thiện hơn, góp phần to lớn vào sự phát triển bền vững của đất nước. 4. Tình hình chung về việc quản lý xây dựng trường học thân thiện , học sinh tích cực ở các nhà trường của Thành phố Vinh. Sau hai năm triển khai phong trào thi đua " Xây dựng trường học thân thiện , học sinh tích cực " trong các trường phổ thông giai đoạn 2008-2013 do Bộ GD&ĐT phát động đến nay đã có 24 trường THCS và 29 trường Tiểu học trên địa bàn Thành phố đăng ký tham gia , có gần 60 công trình, di tích lịch sử , văn hóa cách mạng , 23 đền thờ, nghĩa trang liệt sỹ cùng 30 gia đình thương binh, liệt sỹ và các công trình khác đã được nhà trường nhận chăm sóc và phát huy giá trị. Ngoài ra các nhà trường còn trồng đựoc gần 1000 cây xanh, cải tạo xây dựng mới cơ sở vật chất , công trình vệ sinh bảo đảm trường lớp phong quang sạch sẽ. Vấn đề đổi mới phương pháp được các thầy giáo, cô giáo quan tâm hướng tới học sinh làm trung tâm, kết hợp hài hòa các phương pháp dạy học để giúp học sinh tiếp thu có hiệu quả, phong trào xây dựng trường học thân thiện cũng giúp cho mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình , xã hội trở nên thân thiện, gắn bó hơn. Tuy nhiên, dây là một phong trào thi đua lớn nhằm huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà trường để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả, phù hợp với điều kiện của địa phương và đáp ứng nhu cầu xã hội. Mục đích của phong trào thi đua đề ra được xã hội đồng tình, tuy vậy cho đến nay đã hai năm học trôi qua , một số trường vẫn còn rất mơ hồ, lúng túng trong cách làm và cả trong suy nghĩ. Nhìn chung các nhà quản lý gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện năm nội dung xây dựng trường học thận thiện gắn với điều kiện thực tế nhà trường, sơ bộ có những khó khăn như sau : - Nhận thức của các lực lượng giáo dục trong nhà trường về phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực còn hạn chế. - Thiếu nguồn lực, thiếu thời gian và điều kiện cơ sở vật chất cần thiết. 4 - Chưa có sự phối hợp đồng bộ tốt và quan tâm đầy đủ của các cấp, các nghành liên quan, của gia đình và cộng đồng - Có những hạn chế trong ý thức thói quen của học sinh, đặc biệt trong việc rèn luyện kỹ năng sống, tham gia các phong trào ngoại khóa, thể thao, trò chơi dân gian Như vậy , xây dựng trường học thân thiện , học sinh tích cực là phấn đấu hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, xây dựng ở mỗi trường học môi trường sư phạm lành mạnh, an toàn, tạo cơ sở vững chắc cho việc nâng cao chất lượng giáo dục. Cuộc vận động này sẽ là một quá trình đi từ nhận thức đến thực tiễn nên không phải tự nhiên mà có , mà là kết quả của quá trình phấn đấu gian khổ , phối hợp nhiều lực lượng, vai trò của mỗi cá nhân, trong đó có vai trò quan trọng là đội ngũ CBQL, thầy cô giáo phải là lực lượng nòng cốt. Trường học thận thiện là trường học phát huy được những giá trị truyền thống của các phong trào " Dạy tốt, Học tốt" , " Kỷ cương, Tình thương, Trách nhiệm", " Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương về tự học và sáng tạo" Đón nhận mô hình và đi vào cuộc vận động này, chúng ta cần xác định đây không phải là một việc hoàn toàn mới mà trên thực tế có nhiều điển hình tiên tiến đã và đang phấn đấu thực hiện. Trong xu thế hội nhập, việc xây dựng và thực hiện mô hình trường học thân thiện cần kết hợp từ lý luận và thực tiễn trong nước, từng địa phương và tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của các trường học nước ngoài. Chương 2 : THỰC TRẠNG VIỆC QUẢN LÝ XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN, HỌC SINH TÍCH CỰC Ở CÁC TRƯỜNG THCS TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VINH 1. Khái quát : Thành phố Vinh , Tỉnh Nghệ An là trung tâm chính trị , kinh tế văn hóa của Tỉnh và của khu vực Bắc Miền Trung, được công nhận là Đô thị loại 1 từ năm 2008. Trải qua biến thiên của lịch sử ,Vinh ngày càng có vị trí quan trọng hơn vì nó nằm trên con đường thiên lý xuyên Việt trong quá trình mở mang bờ cõi của tổ tiên ta. Năm 1788 dưới con mắt của thiên tài quân sự Nguyễn Huệ- Hoàng đế Quang Trung đây là vùng có " Hình thế rộng rãi, khí tượng tươi sáng, có thể chọn để xây kinh đô mới. Thật là chỗ đẹp để đóng đô vậy " . Phượng Hoàng Trung Đô là một dấu son chói lọi trên chặng đường phát triển của đô thị Vinh. Dưới thời thuộc Pháp, người Pháp dã nhận ra vị trí đắc địa của Vinh và cho xây dựng Vinh thành một trong những đô thị công nghiệp vào loại lớn trong cả nước. Cuối những năm 20 đầu những năm 30 của thế kỷ trước ,Vinh được biết đến như một đô thị với nhũng nhà máy , xý nghiệp, bến cảng, hãng buôn, nhà băng nổi tiếng của người Pháp, của Hoa kiều, Ấn kiều . Cao trào cách mạng 30-31 Xô viết Nghệ Tĩnh được châm ngòi từ đây. Không chỉ nổi tiếng là Thành phố giàu truyền thống lịch sử 5 và cách mạng ,Thành phố Đỏ anh hùng, thành phố công nghiệp và thương mại ,Vinh còn là nơi hội tụ tinh hoa văn hóa xứ Nghệ Trong công cuộc đổi mới Vinh đã đạt được những thành tựu to lớn về kinh tế và xã hội.Với diện tích 64 km2, dân số 26 vạn người, thuận tiện về giao thông , giàu truyền thống lịch sử ,Vinh là nơi lập nghiệp, là điểm dừng chân của nhiều người. Thành phố bên dòng sông Lam, thành phố bình minh, lộng gió và ánh sáng luôn hướng mọi người nghĩ về phía trước, nghĩ tới tương lai. Về hệ thống giáo dục , hiện tại Vinh có 2 Trường Đại học lớn, nhiều trường Cao đẳng và dạy nghề , có 9 trường THPT , có 24 trường THCS và 29 trường Tiểu học đây là Thành phố có hệ thống trường lớp, đặc biệt là ở bậc phổ thông có nhiều thành tích trong việc dạy và học của tỉnh Nghệ An 2. Thực trạng về nhận thức và các biểu hiện hành động, thái độ của học sinh về phong trào xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực. Chúng tôi có cuộc khảo sát nhỏ về mức độ nhận thức của học sinh THCS về các nội dung xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực, kết quả thu được ở bảng sau: Bảng 2.1 Mức độ nhận thức Rất quan trọng (%) Quan trọng (%) Ít quan trọng (%) Không quan trọng(%) 1 Xây dựng trường lớp xanh sạch đẹp, an toàn 60 15 15 10 2 Dạy và học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh ở mỗi địa phương,giúp các em tự tin trong học tập 62,5 18,5 10,5 8,5 3 Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh 75,5 15 3 6,5 4 Tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh 89 8 3 0 5 Học sinh tham gia tìm hiểu,chăm sóc và phát huy giá trị các di 15,5 14,5 45 25 6 tích lich sử, văn hóa, cách mạng ở địa phương. Nhận xét : Các ý kiến cho rằng các hoạt động 4,3,2,1 là rất quan trọng ở nội dung này là : 89%, 75,5%, 62,5%, 60% , trong đó các nội dung tổ chức các hoạt động tập thể vui chơi lành mạnh,rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh , là những nội dung mà các em cho là quan trọng ở mức cao. Kết quả đó phản ánh sự hiểu biết và những mong muốn của học sinh dược học tập và rèn luyện ở một môi trường giáo dục toàn diện, tuy nhiên nhận thức của các em về nội dung " Học sinh tham gia tìm hiểu , chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa cách mạng ở địa phương" còn hạn chế , có tới 70% ý kiến cho rằng hoạt động này ít quan trọng và không quan trọng. Nguyên nhân là do hạn chế về sự hiểu biết, ý thức trách nhiệm với cộng đồng và xã hội , do đặc thù lứa tuổi các em thường sống vì bản thân nhiều hơn là nghĩ đến những người xung quanh, đến truyền thống dân tộc. Về biểu hiện hành động của học sinh về xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực : Khi tìm hiểu khảo sát ở học sinh chúng tôi thấy rằng mặc dù nhận thức khá tốt về các nội dung xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực nhưng biểu hiện hành động của mình nhằm đạt kết quả của nội dung đó thì học sinh lại tỏ ra không nhiệt tình, hăng hái, phần lớn các em thích các hoạt động mang tính vui chơi, các em không thích tham gia vào các hoạt động mang tính tích cực chủ động , đặc biệt các em rất hạn chế trong việc có ý thức và trách nhiệm hướng về cội nguồn. 3. Thực trạng việc quản lý xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực ở các trường THCS Thành phố Vinh. Đánh giá của CBQL về mức độ thực hiện các chức năng quản lý xây dựng trường học thân thiện Bảng 3.1 TT Chức năng Mức độ Tốt(%) Khá(%) TB(%) Yếu(%) 1 Xây dựng kế hoạch 43% 57% 0 0 2 Tổ chức thực hiên ké hoạch 29 57 14 0 3 Chỉ dạo thực hiện kế hoach 43 57 0 0 4 Kiểm tra, đánh giá 0 57 43 0 7 Kết quả khảo sát cho thấy : Các nhà quản lý của các trường THCS đánh giá việc thực hiện 4 chức năng cơ bản của quản lý tại đơn vị mình đạt mức độ Trung bình khá trở lên, tuy nhiên các chức năng này được họ quan tâm thực hiện theo các mức độ khác nhau : - Chức năng xây dựng kế hoạch và chỉ đạo thực hiên ké hoạch là chưc năng cơ bản để xác định mục tiêu, nội dung, phương pháp quản lý và chỉ đạo thực hiện kế hoạch của nhà trường nên được các nhà quản lý quan tâm hàng đầu và đều có tới 43% ý kiến cho là thực hiện đạt ở mức tốt. - Chức năng tổ chức thực hiện kế hoạch chỉ có 29% các nhà quản lý đánh giá thực hiện ở múc độ tốt - Chức năng kiểm tra đánh giá được thực hiện chưa tốt , vì thế không có ý kiến của cán bộ quản lý nào đánh giá thực hiện chức năng này tốt, có tới 43% cho là thực hiện chức năng này ở mức trung bình. 4. Thực trạng nhận thức của giáo viên về các nội dung xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực : Bảng 4.1 Mức độ nhận thức Rất quan trọng (%) Quan trọng (%) Ít quan trọng (%) Không quan trọng(%) 1 Xây dựng trường lớp xanh sạch đẹp, an toàn 85 15 0 0 2 Dạy và học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh ở mỗi địa phương,giúp các em tự tin trong học tập 65 15 15 5 3 Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh 60 10 25 5 4 Tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh 55 25 15 5 5 Học sinh tham gia tìm hiểu,chăm sóc và phát huy giá trị các di 45 25 15 15 8 tích lich sử, văn hóa, cách mạng ở địa phương. Ta thấy rằng năm nội dung xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực đều được giáo viên quan tâm theo các mưc độ khác nhau. trong đó nội dung " Xây dựng trường lớp,xanh, sạch, đẹp " có 100% ý kiến cho rằng quan trọng và rất quan trọng. Ở nội dung 2,4 đều có 80% ý kiến cho rằng quan trọng và rất quan trọng , tuy nhiên các nội dung còn lại thì được xem nhẹ hơn. 5. Những thuận lợi, khó khăn ảnh hưởng đến hoạt động quản lý xây dựng trường học thân thiện, học sich tích cực của các trường THCS trên địa bàn Thành phố Vinh: Về thuận lợi : Có sự quan tâm, chỉ đạo cảu các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban nghành, doàn thể trong và ngoài nhà trường, Kinh té phát triển tạo điều kiện cho toàn xã hội chăm lo sự nghiệp giáo dục. Phụ huynh học sinh quan tâm đến việc học hành và giáo dục con cái. đội ngũ CBQL, giáo viên yêu nghề, giàu kinh nghiệm chuyên môn, nghiệp vụ . Các nhà trường xây dựng được mói liên kết , phối hợp được các lực lượng giáo dục xã hội. Nhận thức của học sinh ngày càng rộng , sâu sắc hơn về các vấn đề của địa phương của đất nước. Về khó khăn : Một bộ phận lãnh dạo, giáo viên học sinh các cấp, các nghành và nhân dân chưa thấy hêt tầm quan trọng của việc xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực ở các nhà trường. Việc chăm lo, hỗ trợ về điều kiện cơ sở vật chất , tinh thần cho phong trào xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực còn hạn chế. Sự phối hợp, phân công trách nhiệm, quyền hạn giữa các tỏ chức, ban nghành, đoàn thể chưa cụ thể, chua có sự phói hợp chặt chẽ. Sự phối hợp để thực hiện các nội dung xây dựng trường học thận thiện, học sinh tích cực giữa các tổ chức đoàn thể , cá nhân, giáo viên trong trường không đồng bộ, giáo viên có bộ phận chỉ lo chuyên môn dạy học còn các hoạt động giáo dục toàn diện được cho là của Ban Giám hiệu, Đoàn Đội. Nội dung các hoạt động tập thể còn đơn điệu , hình thức, kỹ năng tổ chức hoạt động còn thiếu hấp dẫn chưa lôi cuốn được học sinh , bên cạnh đó còn là thói quen trong học sinh về sự thụ động, thiếu sáng tạo kể cả trong cách học cũng như trong các hoạt động tập thể. Như vậy xây dựng trường học thân thiện ở các trường THCS là một nhiệm vụ rất quan trọng và cần thiết ở các nhà trường hiện nay , Bởi nếu xây dựng thành công mô hình này sẽ tạo nên một môi trường giáo dục an toàn, bình đẳng, tạo hứng thú và phát huy tính tích cực , chủ động của học sinh trong học tập , góp phần dảm bảo quyền được đi học và học hết cấp của các em, nâng cao chất lượng giáo dục trên cơ sở tập trung mọi nỗ lực của nhà trường vì người học. Trong môi trường " Trường học thân thiện" , học sinh sẽ cảm nhận được sự thoải mái khi việc học của mình vừa gắn với 9 kiến thức trong sách vở, vừa thông qua sự thậm nhập , trải nghiệm của chính bản thân mình trong các hoạt động ngoại khóa, các trò chơi dân gian, các làn điệu dân ca, các hoạt động tập thể Tuy nhiên trong giai đoạn hiện nay trong việc thực hiện các chức năng quản lý nhà trường gắn với việc tuyên truyền, thực hiện các nội dung còn lúng túng, bất cập, thể hiện ở một số hạn chế như sau: - Việc tuyên truyền của CBQL các nhà trường về vai trò, tác dụng của các nội dung xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực đến các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường còn chua thấu đáo. - Khâu kế hoạch hóa công tác quản lý các nội dung xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực chưa được cụ thể hóa thành một ké hoạch riêng ngang tầm với kế hoạch năm học của nhà trường. - Công tác chỉ đạo chưa toàn diện, chủ yếu tập trung cho chuyên môn, chưa chú ý hết đến các nội dung xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. - Việc xác định và phân công nhiệm vụ cho các tổ chức đoàn thể , dặc biệt là giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn thực hiện lồng ghép giáo dục các nội dung xây dựng trường học thân thiện , học sinh tích cực cho học sinh còn chưa rõ ràng và thiếu tính nhất quán - Việc huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà trường nhằm góp phần xây dựng có hiệu quả trường học thân thiện , học sinh tích cực còn hạn chế. - Việc lồng ghép các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, một số trò chơi dân gian, ngoại khóa còn thiếu phong phú. - Khâu kiểm tra, đánh giá việc xây dựng các nội dung xây dựng trường học thân thiện chưa thường xuyên, thiếu chặt chẽ, chưa có sự phê bình , khen thưởng kịp thời. Từ cơ sở lý luận quản lý và thực trạng những tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý xây dựng trường học thân thiện là cơ sở để chúng tôi để ra các biện pháp, giải pháp quản lý xây dựng trường học thân thiện , học sinh tích cực ở Trường THCS trên địa bàn Thành phố Vinh, Nghệ An. 10 [...]... hiểu, các công trình văn hóa, lịch sử, cách mạng của địa phương phù hợp và đưa vào chương trình hoạt động Lựa chọn các chủ đề giáo dục hàng tháng như : " Em yêu trường em" " Mừng Đảng, mừng Xuân", " Tháng thanh niên " để trao đổi với các em trong các dịp sinh hoạt chào cờ đầu 17 tuần, dã ngoại.Ở địa bàn Thành phố Vinh ngoài một số xã như Hưng Lộc , Hưng Dũng, Bến Thủy có nhiều di tích như Cồn Mô, Nhà thờ... Đặc biệt là chính quyền địa phương đưa các nội dung thi đua về giáo dục, về chất lượng học tập, rèn luyện của con em đến tận từng khối xóm để huy động lực lượng giáo dục như Mặt trận , Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên giáo dục cho con em Như vậy , mỗi trường học với tầm nhìn, sứ mạng , mục tiêu riêng có , tuy nhiên đều phải có điểm chung đó là trong trường học quyền trẻ em được tôn trọng, cha mẹ và học sinh . hàng tháng như : " Em yêu trường em". " Mừng Đảng, mừng Xuân", " Tháng thanh niên " để trao đổi với các em trong các dịp sinh hoạt chào cờ đầu 17 tuần, dã ngoại.Ở