II . Kiểm tra bài cũ: ( 5’) Kiểm tra vở ghi của học sinh. 1. Khái niệm về văn học trung đại.( 5’) Văn học trung đại là một cách gọi tên mang tính qui ước, đó là một giai đoạn mà văn học hình thành và phát triển trong khuôn khổ của nhà nước phong kiến Việt Nam(Văn học viết thời phong kiến, văn học cổ, văn học thành văn.) được xác định từ thế kỷ X (dấu mốc cho sự ra đời của nhà nước phong kiến Việt Nam đầu tiên) đến hết thế kỷ XIX. 2. Vị trí, vai trò của văn học trung đại. Có vai trò, vị trí rất quan trọng bởi đây là mốc đầu tiên, chặng đường đầu tiên của văn học. Nội dung tư tưởng của văn học trung đại có tính chất bao trùm lên nền văn học dân tộc. Cùng với dòng văn học dân gian ra đời đã từ lâu, văn học viết trung đại ra đời đã hoàn chỉnh diện mạo văn học dân tộc, đóng vai trò chủ đạo trong nền văn học dân tộc.Từ khóa:kiểm tra văn học trung đại lớp 9,kiểm tra về văn học trung đại lớp 9,kiểm tra văn học hiện đại lớp 9,bài kiểm tra văn học trung đại lớp 9,đề kiểm tra văn học trung đại lớp 9,đề kiểm tra văn học kì 2 lớp 9
Trang 1SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
BẮC GIANG LỚP 9 _ THCS
Năm học 2008- 2009
Đề chính thức Môn thi: Ngữ Văn
Thời gian làm bài : 150 phút
Câu 1: ( 4.0 điểm)
Viết một đoạn văn trình bày suy nghic của em về ý nghĩa chi tiết chiếc bóng trên vách trong truyện " Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ đối với việc thể hiện số phận của người phụ
nữ dưới chế độ phong kiến
Câu 2: (6 điểm)
" Con là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kì lạ
Con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ." Hai câu thơ trên gợi cho em suy nghĩ gì về tình mẫu tử? câu 3 ( 10.0 điểm)
Chất thơ của tryện ngắn Lặng lẽ SaPa ( Nguyễn Thành Long)
Họ và tên thí sinh:
Số báo danh:
Trang 2SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI THI
BẮC GIANG KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
LỚP 9 - THCS
K Ì THI NG ÀY 5-4 -2009
M ôn thi : Ngữ văn (đề chính thức)
Câu 1: ( 4.0 điểm)
Suy nghĩ về số phận của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến qua chi tiết chiếc bóng trên vách trong truyện " Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ
Thí sinh có thể cảm nh ận theo nhi ều cách khác nhau, song về cơ bản cần đảm bảo các ý sau:
- Chi tiết chiếc bóng trên vách là một chi tiết nghệ thuật, có ý nghĩa đặc biệt đối với số phận của nhân vật Vũ Nương, nó gây nên cái chết oan khiên cho nàng và cũng chính nó đã làm sáng tỏ nỗi oan của nàng ( 2 đ)
- Chi tiết này cho thấy sự mong manh, dễ vỡ của hạnh phúc đối với người phụ nữ dưới chế độ phong kiến, đồng thời cho thấy nguy cơ thường trực của bi kịch đối với số phận người phụ nữ.( 2 đ)
Câu 2: (6 điểm)
Suy nghĩ gì về tình mẫu tử qua hai câu thơ trong Mây và sóng của Ta- go
Đây là dạng đề mở Thí sinh có quyền trình bày suy nghĩ của mình theo nhiều hướng khác nhau, tự do huy động các chất liệu khác nhau
như các chất liệu thuộc tri thức sách vở, tri thức đời sống và những trải nghiệm của riêng mình về tình mẫu tử để giải quyết vấn đề nhưng phgải viết đúng kiểu bài nghị luận xã hội; văn viết mạch lạc, lưu loát, không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ và đạt một số yêu cầu cơ bản sau:
- Hai câu thơ của R.Tagor: tình mẫu tử, cụ thể là cách con người thể hiện tình yêu với mẹ, khả năng cảm nhận của con về lòng mẹ.( 1.0 đ)
- Bàn về tình mẫu tử:
+ Bản chất, vẻ đẹp, tầm quan trọng của tình mẫu tử: thiêng liêng, thân thuộc, không thể thiếu với mỗi con người ( 2,5 đ)
+ Những biểu hiện của tình mẫu tử: có thể có nhiều cách khác nhau nhưng đều có ý nghĩa sâu sắc với cuộc đời mỗi con người ( 2,5 đ)
Có thể suy ngẫm về tình mẫu tử nói chung của con người, nhưng
cần ưu tiên những suy tư về tình mẫu tử riêng của mỗi thí sinh.
Trang 3Câu 3 ( 10.0 điểm)
Chất thơ của tryện ngắn Lặng lẽ SaPa ( Nguyễn Thành Long) Thí sinh cần viết đúng kiểu bài nghị luận văn học, văn viết mạch lạc, không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ; trình bày suy nghĩ của mình về chất thơ của truyện trên các bình diện cơ bản sau:
- Chất thơ: vẻ đẹp trữ tình của tác phẩm.( 0,5 đ)
- Biểu hiện của chất thơ trong truyện:
+ Vẻ đẹp của phong cảnh thiên nhiên SaPa ( 2 đ)
+ Vẻ đẹp của con người: Tâm hồn các nhân vật với những suy nghĩ, cảm xúc thật trong sáng, đẹp đẽ; cuộc sống thầm lặng đầy hi sinh của những con người giữa đất trời SaPa (4 đ)
- Nghệ thuật viết truyện hấp dẫn, văn phong tinh tế, giàu cảm xúc của tác giả ( 2 đ)
_ Ý nghĩa chất thơ trong tác phẩm: Nâng cao vẻ đẹp và ý nghĩa những sự việc, con người rất bình dị được miêu tả trong truyện, nhờ thế, chủ đề tác phẩm rõ nét và sâu sắc hơn.( 1,5 đ)