ngũ cán bộ, công chức ở tại tỉnh Thừa Thiên Huế.
Thứ nhất: Cấp ủy, UBND cần quán triệt cho cán bộ lãnh đạo, quản lý về
mục đích, yêu cầu nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, từ đó thấy rõ trách nhiệm trong quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức. Cần chú ý trong quy hoạch cán bộ, với phương châm “động” và “mở”, kết hợp quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp trên với quy hoạch cán bộ chủ chốt cấp dưới. Hằng năm, rà soát nguồn cán bộ quy hoạch, mạnh dạn đưa những người không có triển vọng, không đáp ứng được yêu cầu thực tiễn ra khỏi quy hoạch và bổ sung vào quy hoạch những nhân tố mới. Người đứng đầu cấp uỷ, cơ quan, đơn vị phải có trách nhiệm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thay thế và chỉ đạo xây dựng, thực hiện quy hoạch cán bộ ở cấp mình, đơn vị mình. Giới thiệu bầu cử, bổ nhiệm cán bộ các cấp nhất thiết phải là cán bộ trong quy hoạch.
Thứ hai: Để chuẩn hoá cán bộ, công chức cơ sở cần thực hiện đào tạo
lại và đào tạo nâng cao, chiêu sinh có định hướng, tuyển đầu vào đúng tiêu chuẩn, không châm chước. Trường hợp cán bộ, công chức chưa đạt chuẩn theo quy định từng chức danh, quá tuổi không thể đào tạo tiếp, nhưng năng lực thực tiễn, uy tín cán bộ còn phát huy được thì bố trí công việc khác,
hợp lý. Cấp ủy, UBND cần có kế hoạch điều chỉnh, sắp xếp lại việc phân công, bố trí cán bộ cho phù hợp, nhất là cán bộ chuyên môn, cán bộ có trình độ cao. Điểm yếu nhất hiện nay của đội ngũ công chức hành chính ở các địa phương là kỹ năng thi hành công vụ, đa số cán bộ, công chức cơ sở thiếu kiến thức quản lý nhà nước. Cần quan tâm đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao khả năng nghiên cứu đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, ứng dụng khoa học công nghệ vào công tác lãnh đạo, quản lý và thực thi công vụ để bổ khuyết những yếu kém nêu trên. Đẩy mạnh luân chuyển cán bộ theo quy hoạch góp phần tăng cường cán bộ cho những đơn vị, địa phương còn khó khăn, hụt hẫng cán bộ, khắc phục tình trạng khép kín trong công tác cán bộ.
Thứ ba: Thực hiện đào tạo theo địa chỉ đáp ứng yêu cầu nâng cao chất
lượng, năng lực, tính chuyên nghiệp của đội ngũ cán bộ, công chức. Sớm nghiên cứu đưa nội dung giáo dục đạo đức công chức vào chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ở tỉnh. Bên cạnh đó, chú trọng việc đào tạo lại cán bộ, công chức theo định kỳ với các hình thức đa dạng, phong phú, phù hợp với từng đối tượng, đảm bảo sự đồng bộ để đáp ứng xu thế toàn cầu hoá hiện nay. Công tác bồi dưỡng, đào tạo phải được nâng cao về chất lượng. Nghiên cứu đổi mới về chương trình, nội dung giảng dạy phù hợp với từng đối tượng. Riêng đối với công chức hành chính, chú ý cả mặt nâng cao kiến thức, kỹ năng hành chính theo ngạch và theo chức vụ đang đảm nhiệm, kết hợp giữa lý luận với thực tiễn.
Thứ tư: Cần nghiên cứu, học tập kinh nghiệm những đơn vị thực hiện
thành công việc thu hút nhân tài, người có trình độ cao về địa phương công tác. Kinh nghiệm các địa phương là không chỉ có chính sách thu hút, khuyến khích bằng lợi ích vật chất, mà còn ở quan điểm bố trí, sử dụng để cán bộ có điều kiện phát huy tài năng. Đồng thời, với áp lực yêu cầu phát triển bền vững, nền hành chính nhà nước không thể dung túng cho những cán bộ, công chức thoái hoá, biến chất, sa sút về phẩm chất đạo đức. Cấp ủy, UBND cần có lãnh đạo, chỉ đạo kiên quyết xử lý và loại trừ những đối tượng này ra khỏi bộ máy nhà nước để tạo môi trường lành mạnh, bình đẳng cho những ai muốn phục vụ, cống hiến tài năng, đảm bảo bộ máy hành chính địa phương hoạt động có hiệu quả.
Thứ năm: Người đứng đầu cấp uỷ, tổ chức, cơ quan đơn vị phải có trách
nhiệm trong việc nhận xét, đánh giá cán bộ do đơn vị, cấp mình quản lý. Có cơ chế, giải pháp để nhân dân tham gia nhận xét, đánh giá cán bộ một cách thiết thực, hiệu quả. Các cơ quan tham mưu cần xây dựng những tiêu chí cụ thể, phù hợp với hoạt động của từng loại công chức để việc đánh giá mang tính khoa học, chính xác. Thực hiện việc cải tiến chế độ công vụ, tạo điều kiện cho cán bộ, công chức thực thi công vụ một cách có hiệu quả. Gắn trách nhiệm với quyền lợi, cải tiến chế độ tiền lương, có biện pháp kiểm tra, quản lý chặt hoạt động công vụ của cán bộ, công chức.
Thứ sáu: Kiện toàn tổ chức, nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ
quan tham mưu cho cấp uỷ, UBND về công tác tổ chức, cán bộ. Mỗi cơ quan tham mưu về tổ chức, cán bộ phải kết hợp chặt chẽ nhiệm vụ trọng tâm, đột xuất với các nhiệm vụ thường xuyên. Thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ, tiếp tục cải tiến lề lối, phong cách làm việc, phương pháp công tác. Người làm công tác tổ chức, cán bộ phải có đạo đức trong sáng, trung thực, tâm huyết vì sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, có tư duy mới và phong cách làm việc dân chủ, sâu sát, khoa học. Đưa ra khỏi các cơ quan tham mưu của cấp uỷ, UBND về công tác tổ chức, cán bộ những cán bộ có tư tưởng hẹp hòi, định kiến cá nhân và những biểu hiện tiêu cực khác. Cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng trong hệ thống chính trị để tăng cường đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ, năng lực cho bộ máy chính quyền các cấp để thực thi nhiệm vụ tốt hơn, bồi đắp lòng tin của nhân dân trong công cuộc đổi mới và hội nhập kinh tế thế giới.