Những kiến nghị về xây dựng đội ngũ cán bộ công chức

Một phần của tài liệu NIEN LUAN CHINH THUC (Trang 33 - 37)

Trong thực tiễn xây dựng đội ngũ cán bộ công chức trong tình trạng nước ta hiện nay đang gặp rất nhiều khó khăn. Việc đưa ra những văn bản cần thiết để điều chỉnh việc xây dựng đội ngũ CBCC đã có nhưng còn nhiều bất cập và chưa phản ánh mọi khía cạnh cũng như mọi biến đổi kinh tế, chính trị dẫn đến việc thay đổi phát sinh nhiều cái mới trong việc xây dựng đội ngũ CBCC mà hệ thống văn bản chưa đáp ứng kịp thời sự thay đổi đó.

Cơ chế phân cấp giữa cơ sở phường và cấp trên có mặt chưa chặt chẽ, thiếu cụ thể hó như công tác quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng cán bộ cũng như đào tạo chuyên môn nghiệp vụ.

Công tác bảo hiểm xã hội theo Nghị định 121 của Chính phủ thể hiện rõ nét sự quan tâm của Đảng và Nhà nước nhưng còn lộ rõ những bất cấp cho một số cán bộ công chức hiện nay đang ưu đãi cho cán bộ trong định biên nhưng một số ngoài định biên công tác khá lâu nhưng không nằm trong định biên bảo hiểm.

Cơ quan tổ chức cán bộ cần quan tâm nhiều hơn, cụ thể hơn đối với đội ngũ cán bộ trẻ về công tác đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị, nâng cao trình chuyên môn nghiệp vụ (đào tạo sau Đại học), công tác luân chuyển, bố trí, sử dụng đội ngũ cán bộ trẻ phù hợp... tạo động lực thực sự để cán bộ trẻ yên tâm cống hiến.

Quan tâm quy hoạch đội ngũ cán bộ về cả 03 độ tuổi phù hợp nhằm đáp ứng yêu cầu về công tác cán bộ tại địa phương, cơ quan, đơn vị.

Các cấp uỷ, nhất là cấp cơ sở cần xây dựng tiêu chí giám sát kiểm tra quá trình phấn đấu rèn luyện của đội ngũ cán bộ trẻ một cách chặt chẽ nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm, phát huy ưu điểm thế mạnh, đồng thời phê bình hạn chế thiếu sót, kịp thời uốn nắn những lệch lạc về tư tưởng của cán bộ trẻ.

C. KẾT LUẬN

Bước vào thời kỳ mới, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; thời kỳ hội nhập sâu rộng nền kinh tế quốc tế đó là xu thế phát triển mới của cách mạng Việt Nam; thời kỳ phát triển mới có nhiều cơ hội và thách thức đan xen - Đó là nhiệm vụ chính trị trong giai đoạn cách mạng mới; Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã chỉ rõ: “...sớm

đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển; tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước nước công nghiệp theo hướng hiện đại”. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh khoá XIII xác định: Xây dựng

Thừa Thiên Huế trở thành tỉnh phát triển mạnh của vùng kinh tế trọng điểm miền trung và cả nước; toàn Đảng bộ phấn đấu đưa tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành Thành phố trực thuộc Trung ương trước năm 2015.

Trước yêu cầu của thời kỳ mới, đòi hỏi ngày càng cao đối với cán bộ và công tác cán bộ, đặc biệt là phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ trẻ, cán bộ trẻ phải tự khẳng định mình, phải tự vươn lên; yêu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ trẻ có đủ năng lực, trình độ, có bản lĩnh chính trị vững vàng là yêu cầu cấp bách trước mắt và lâu dài của sự nghiệp cách mạng; góp phần cùng với toàn Đảng thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phấn đấu vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Kế hoạch thực hiện kết luận của Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chiến lược cán bộ đến năm 2020 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đã nêu rõ: Mục tiêu cần đạt được là xây dựng đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất và năng lực tốt, cơ cấu phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm sự chuyển tiếp liên tục, vững vàng giữa các thế hệ cán bộ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của thời kỳ mới. Đến năm 2020 và những năm tiếp theo, phải tạo được đội ngũ cán bộ trẻ, cán bộ nữ, phấn đấu tỷ lệ cán bộ trẻ, cán bộ nữ tham gia cấp uỷ, chính quyền các nhiệm kỳ sau cao hơn nhiệm kỳ trước, có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, đạt trình độ cao về kiến thức lý luận chính trị, chuyên môn kỹ thuật, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, giỏi kinh doanh, có khả năng dự báo, xử lý tốt những vấn đề phứt tạp nảy sinh; được rèn luyện thử thách qua thực tiễn, đáp ứng đòi hỏi của công cuộc đổi mới, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh.

Thực tiễn những năm đổi mới cho thấy, những thành tựu về kinh tế đã được là hết sức quan trọng, trong đó có sự đóng góp công sức, trí tuệ của đội ngũ cán bộ, đảng viên. Tuy nhiên, trước yêu cầu đổi mới, hội nhập và phát triển, một bộ phận, cán bộ, công chức còn chưa đủ năng lực thực thi công vụ. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng, trong phần đánh giá kết quả 20 năm đổi mới đã nhận định: “Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý nhà nước trong cơ chế mới; kiến thức về quản lý nhà nước mới với kỹ năng nghiệp vụ hành chính phù hợp chỉ đạt được ở tỷ lệ thấp; bằng cấp, chứng chỉ tăng, nhưng chất lượng thật sự của cán bộ, công chức có bằng cấp chứng chỉ lại đang là vấn đề đáng lo ngại; nội dung và phương pháp lo ngại; nội dung và phương pháp đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức tuy đã có một số đổi mới, nhưng chưa có những cải cách cơ bản. Một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức suy thoái phẩm chất, đạo đức, tham nhũng, cửa quyền, thiếu ý thức trách nhiệm và tinh thần phục vụ, vô cảm trước yêu cầu của nhân dân, của xã hội… Công tác quản lý, tuyển dụng, sử dụng, thi tuyển, thi nâng ngạch, đánh giá, luân chuyển, đề bạt cán bộ, công chức chậm thay đổi. Các phương pháp khoa học trong đánh giá kết quả công tác của từng cán bộ, công chức chậm được áp dụng để thay thế phương pháp đánh giá dựa vào tập thể là chủ yếu”. Từ những đánh giá trên cho thấy, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, công chức là một trong những vấn đề cần đặc biệt quan tâm trong giai đoạn hội nhập kinh tế.

Hiện nay, hội nhập kinh tế quốc tế trở thành một xu thế khách quan không thể đảo ngược. Hội nhập kinh tế quốc tế cũng luôn tạo ra nhiều cơ hội, nhưng cũng nhiều thách thức cho các quốc gia. Một trong những thách thức đạt ra đó là chất lượng nguồn nhân lực, trong đó, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức là yêu cầu số một. Hoạt động của đội ngũ cán bộ, công chức là một hoạt động đặc biệt mang tính quyền lợi, đảm bảo cho thực thi pháp luật. Chính đội ngũ này đã tham mưu cho các cơ quan chức năng đề ra các chủ trương, chính sách, đồng thời triển khai tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách đó. Hội nhập quốc tế đặt ra nhiều vấn đề mới như tuân thủ luật pháp, cam kết quốc tế, các cơ chế, hiệp định, thông lệ quốc tế, chanh chấp thương mại, sở hữu công nghiệp… đòi hỏi đội ngũ cán bộ, công chức phải am hiểu, phải có năng lực để tham mưu, tổ chức triển khai, thực hiện những nội dung mới.

Bàn đến năng lực đội ngũ cán bộ, công chức là bàn đến chất lượng nguồn nhân lực, là nói tới khả năng thực thi công cụ quản lý một cách hiệu quả. Năng lực được coi là tổ hợp các yếu tố tâm lý, sinh lý tạo cho con người hoàn thành một hoạt động nào đó có kết quả. Năng lực của cán bộ, công chức chính là khả năng về thể chất và trí tuệ trong việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, bao gồm kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, nhân cách, năng khiếu cá nhân, các yếu tố tiềm năng hoặc thiên bẩm để nâng cao năng lực làm việc. Vì vậy, để nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức, cần sự tác động bằng nhiều yếu tố khách quan, chủ quan, cần nhiều giải pháp mang tính đồng bộ, dài hạn chứ không thể hy vọng giải quyết nhanh trong một sớm, một chiều.

Đội ngũ cán bộ, công chức có vai trò hết sức quan trọng trong giai đoạn mở cửa, hội nhập, phát triển đất nước. Mỗi cơ quan, đơn vị, tổ chức, phải coi công tác cán bộ là một trong những khâu đột phá cần tập trung chỉ đạo, xây dựng quy hoạch dài hạn, trung hạn, ngắn hạn về công tác cán bộ, công chức phù hợp với từng giai đoạn nhất định. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức phải được coi là nhiệm vụ của cấp ủy Đảng, chính quyền và là trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và toàn xã hội.

PHỤ LỤC

Một phần của tài liệu NIEN LUAN CHINH THUC (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(39 trang)
w