Các điều ước quốc tế

Một phần của tài liệu Nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý (Trang 42 - 58)

‰ Thỏa ước Nice về Phân loại quốc tế hàng hóa và dịch vụ nhằm mục đích đăng ký nhãn hiệu

(a) Giới thiệu

Thỏa ước Nice là một điều ước quốc tếđa phương được ký kết ngày 15/6/1957. Thỏa ước có hiệu lực từ ngày 8/4/1961, được sửa đổi tại Stockholm ngày 14/7/1967 và tại Geneva ngày 13/5/1977 (văn kiện được sửa đổi cuối cùng được gọi tắt là "Văn kiện Geneva ").

Phân loại quốc tế theo Thỏa ước Nice bao gồm:

– Danh mục nhóm, kèm theo các chú giải thích hợp; Danh mục này bao gồm 34 nhóm hàng hóa và 8 nhóm dịch vụ;

– Một danh mục hàng hóa và dịch vụđược xếp thứ tự theo bảng chữ cái (sau đây gọi tắt là "Danh mục"), phân loại các hàng hóa và dịch vụ trong mỗi nhóm.

Bảng phân loại Nice được làm bằng hai ngôn ngữ chính thức: tiếng Anh và tiếng Pháp. Cũng có các phiên bản chính thức hoặc bản dịch chính thức của Bảng phân loại Nice bằng các ngôn ngữ sau: Trung Quốc, Croatia, Czech, Đan Mạch, Hà Lan, Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản, Lit-va, Mác-xê-đô-ni-a, Na Uy, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Nga, Slô- ven-i-a, Tây Ban Nha và Thụy Điển.

(b) Phạm vi pháp lý và áp dụng Bảng phân loại Nice

Theo Điều 2(3) Thỏa ước Nice, các nước thuộc Liên minh Nice được yêu cầu đưa vào các văn bản và ấn phẩm chính thức liên quan đến đăng ký nhãn hiệu, số nhóm của Bảng phân loại mà hàng hóa hoặc dịch vụ mang nhãn hiệu được đăng ký.

Hiệu lực của Bảng phân loại Nice theo hiệu lực mà mỗi quốc gia thành viên Liên minh Nice quy định. Điều 2(2) của Thỏa ước Nice quy định rằng mỗi thành viên của Liên minh Nice sẽ bảo lưu quyền sử dụng Bảng phân loại Nice theo hệ thống chính và cả hệ thống phụ. Điều này có nghĩa là các nước thuộc Liên minh Nice tự do áp dụng Bảng phân loại Nice về hàng hóa và dịch vụ như Bảng phân loại duy nhất được sử dụng để đăng ký nhãn hiệu hoặc duy trì hệ thống phân loại quốc gia về hàng hóa và dịch vụ hiện hành và sử dụng Bảng phân loại Nice như một bảng phân loại bổ sung, được thể hiện trong các công bố chính thức về nhãn hiệu.

Cuối cùng, Điều 2(4) của Thỏa ước Nice quy định rằng việc một hạng mục nằm trong Danh mục hàng hóa và dịch vụ của Bảng phân loại Nice sẽ không ảnh hưởng đến quyền vốn có bất kỳ của hạng mục đó.

Bảng phân loại Nice thường xuyên được cập nhật. Việc cập nhật này do Ủy ban chuyên gia gồm đại diện các nước thành viên Thỏa ước Nice tiến hành. Ủy ban chuyên gia họp định kỳ 5 năm một lần theo lời mời của Tổng Giám đốc WIPO. Ủy ban chuyên gia quyết định việc sửa đổi Danh mục, cách diễn đạt các tiêu đề của nhóm, các chú giải tương ứng và các bình luận chung trước danh mục của các nhóm. Việc sửa đổi Danh mục có thểđược thực hiện dưới các hình thức sau:

– Xóa bỏ một hạng mục trong Danh mục. Việc này được thực hiện trong các trường hợp sản phẩm không còn tồn tại trên thị trường hoặc nếu có một thuật ngữ tổng quát hơn được sử dụng cho sản phẩm đang được nói tới đó.

– Bổ sung một sản phẩm vào Danh mục. Các sản phẩm được bổ sung vào Danh mục là tất cả các sản phẩm mới xuất hiện trên thị trường trong thời gian giữa các kỳ họp của Ủy ban chuyên gia;

– Sửa đổi cách diễn đạt một hạng mục trong Danh mục. Đôi khi cần trình bày chi tiết cách diễn đạt hiện tại bằng cách bổ sung thêm chức năng hoặc mục đích của sản phẩm hoặc phân biệt từđồng âm mà được phân loại khác nhau;

– Chuyển sản phẩm từ nhóm này sang nhóm khác. Mặc dù việc chuyển đổi này rất hiếm gặp, tuy nhiên, đôi khi cũng cần phải thực hiện việc này.

Câu hỏi tựđánh giá Câu 12 Thỏa ước Nice bao gồm các thành phần nào?

Trả lời.

– Một Bảng danh mục 34 nhóm hàng hóa và 8 nhóm dịch vụ;

– Một danh mục hàng hóa và dịch vụđược xếp loại thứ tự theo bảng chữ cái kèm theo các nhóm tương ứng với mỗi hàng hóa hoặc dịch vụđược phân loại.

‰ Công ước Paris

(a) Sử dụng bắt buộc nhãn hiệu

Điều 5C(1) quy định việc sử dụng bắt buộc nhãn hiệu đã đăng ký. Một số quốc gia quy định việc đăng ký nhãn hiệu cũng yêu cầu rằng một khi nhãn hiệu đã được đăng ký phải được sử dụng trong một thời hạn nhất định. Nếu không tuân thủ quy định này, nhãn hiệu đó có thể bị hủy bỏ khỏi danh bạ. Do đó, việc "sử dụng" nhìn chung được hiểu là việc bán hàng hóa mang nhãn hiệu, mặc dù pháp luật quốc gia có thế yêu cầu phạm vi rộng hơn mà việc sử dụng nhãn hiệu phải tuân thủ. Điều này cũng quy định rằng nếu có yêu cầu sử dụng bắt buộc, thì việc đăng ký nhãn hiệu có thể bị hủy bỏ vì không sử dụng chỉ sau khi kết thúc một thời hạn hợp lý và chỉ khi chủ sở hữu không giải thích một cách thỏa đáng cho việc không sử dụng này.

Việc xác định thế nào là “thời hạn hợp lý” được để ngỏ cho luật pháp quốc gia của các nước thành viên hoặc các cơ quan có thẩm quyền quyết định. Thời hạn hợp lý này nhằm tạo cho chủ sở hữu có đủ thời gian và cơ hội để sắp xếp việc sử dụng nhãn hiệu một cách thích hợp, trong nhiều trường hợp có tính đến việc chủ nhãn hiệu phải sử dụng nhãn hiệu của mình ở nhiều nước.

Việc giải thích của chủ sở hữu về việc không sử dụng sẽ được chấp nhận nếu việc không sử dụng đó có cơ sở pháp lý hoặc kinh tế vượt khỏi khả năng kiểm soát của chủ sở hữu, ví dụ nếu việc nhập khẩu hàng hóa mang nhãn hiệu bị cấm hoặc trì hoãn bởi các quy định của chính phủ.

Điều 5C(2) của Công ước cũng quy định việc sử dụng nhãn hiệu bởi chủ sở hữu, dưới hình thức khác về thành tố mà không làm thay đổi các đặc tính phân biệt của nhãn hiệu vốn có khi đăng ký tại một trong số các nước thành viên, sẽ không dẫn đến việc hủy bỏ đăng ký cũng như không thu hẹp phạm vi bảo hộ đã được cấp cho nhãn hiệu. Mục đích của quy định này là cho phép sự khác biệt không quan trọng giữa hình thức của nhãn hiệu đã được đăng ký và hình thức mà nó được sử dụng, ví dụ trong các trường hợp sửa chữa hoặc dịch một số thành tố cho việc sử dụng đó. Quy tắc này cũng được áp dụng đối với sự khác nhau về hình thức của nhãn hiệu được sử dụng tại một nước với nhãn hiệu đã được đăng ký gốc.

Trong một số trường hợp cụ thể, sự khác nhau giữa nhãn hiệu đã được đăng ký và nhãn hiệu được sử dụng thực tế có làm thay đổi các đặc tính phân biệt hay không do các cơ quan quốc gia có thẩm quyền quyết định.

Điều 5C(3) Công ước đề cập đến trường hợp khi hai cơ sở trở lên sử dụng cùng một nhãn hiệu cho hàng hóa trùng hoặc tương tự thì được coi là đồng sở hữu chủ của nhãn hiệu đó. Điều này được quy định là việc sử dụng đồng thời như vậy sẽ không ngăn cản việc đăng ký nhãn hiệu hoặc làm giảm việc bảo hộ ở nước thành viên bất kỳ của Liên minh, ngoại trừ việc sử dụng đó gây nhầm lẫn cho công chúng và trái với lợi ích xã hội. Các trường hợp như vậy có thể xảy ra nếu việc sử dụng đồng thời gây ra sự nhầm lẫn cho công chúng về nguồn gốc của hàng hóa mang cùng một nhãn hiệu được chào bán hoặc nếu chất lượng của hàng hóa đó khác với quan điểm cho là chúng có thể trái với lợi ích công cộng nhằm cho phép tiếp tục sử dụng.

Tuy nhiên, điều khoản này không bao trùm trường hợp sử dụng đồng thời nhãn hiệu bởi các doanh nghiệp không phải là đồng sở hữu chủ nhãn hiệu, ví dụ, việc sử dụng đồng thời của chủ sở hữu và bên nhận li-xăng hoặc bên được nhượng quyền kinh doanh (franchisee). Luật quốc gia các nước sẽđiều chỉnh các trường hợp này.

(b) Ân hạn cho việc nộp lệ phí gia hạn

Điều 5bis quy định ân hạn nhằm cho phép thanh toán các khoản lệ phí duy trì hiệu lực quyền sở hữu công nghiệp. Đối với nhãn hiệu, quy định này liên quan trước hết đến việc nộp các khoản lệ phí gia hạn, bởi vì thông qua việc gia hạn hiệu lực mà đăng ký nhãn hiệu (và các quyền phụ thuộc vào đăng ký đó) mới được duy trì hiệu lực. Việc không gia hạn đăng ký sẽ dẫn đến sự mất hiệu lực của đăng ký và trong một số trường hợp làm chấm dứt quyền đối với nhãn hiệu. Ân hạn được quy định tại Công ước nhằm giảm bớt rủi ro của nhãn hiệu bị mất do việc trì hoãn không tự nguyện trong việc thanh toán các khoản lệ phí gia hạn.

Các nước thành viên Liên minh Paris có nghĩa vụ ghi nhận ân hạn tối thiểu là 6 tháng cho việc thanh toán các khoản lệ phí gia hạn, nhưng có quyền quy định việc thanh toán một khoản phụ phí đối cho các khoản lệ phí gia hạn trong thời kỳ ân hạn. Ngoài ra, các nước thành viên còn có quyền quy định ân hạn dài hơn thời hạn tối thiểu là 6 tháng, như theo quy định của Công ước.

Trong thời gian ân hạn, đăng ký vẫn tạm thời có hiệu lực. Nếu việc thanh toán lệ phí gia hạn (và phụ phí nếu có) không được thực hiện trong thời gian ân hạn, đăng ký sẽ bị chấm dứt hiệu lực vào ngày hết thời hạn ban đầu theo cách hồi tố.

Câu hỏi tựđánh giá

Câu 14 Ân hạn tối thiểu để nộp các khoản lệ phí gia hạn theo quy định của Công ước Paris là bao lâu?

Trả lời. Các quốc gia thành viên Liên minh Paris có nghĩa vụ phải quy định ân hạn ít nhất là 6 tháng cho việc thanh toán các khoản phí gia hạn

(d) Tính độc lập của nhãn hiệu

Điều 6 Công ước thiết lập một nguyên tắc quan trọng về tính độc lập của nhãn hiệu tại các quốc gia khác nhau trong Liên minh, và đặc biệt là tính độc lập của nhãn hiệu được nộp hoặc đăng ký tại một quốc gia xuất xứ so với nhãn hiệu được nộp hoặc đăng ký tại các quốc gia thành viên khác trong Liên minh.

Phần đầu của Điều 6 quy định áp dụng nguyên tắc cơ bản vềđối xử quốc gia đối với việc nộp đơn và đăng ký nhãn hiệu tại các quốc gia trong Liên minh. Bất kể nguồn gốc của nhãn hiệu đăng ký bảo hộ, một quốc gia thành viên của Liên minh chỉ có thể áp dụng pháp luật quốc gia khi xác định các điều kiện nộp đơn và đăng ký nhãn hiệu. Việc áp dụng nguyên tắc đối xử quốc gia khẳng định quy tắc độc lập của nhãn hiệu, bởi vì việc đăng ký và duy trì nhãn hiệu sẽ chỉ phụ thuộc vào pháp luật quốc gia của mỗi nước.

Điều khoản này cũng quy định rằng đơn đăng ký nhãn hiệu, do một người có quyền hưởng lợi từ Công ước nộp tại nước bất kỳ thuộc Liên minh, không thể bị từ chối, cũng như không bị hủy bỏđăng ký với lý do việc nộp đơn, đăng ký hoặc gia hạn nhãn hiệu không có hiệu lực tại nước xuất xứ. Quy định này tạo ra một quy tắc là việc có được và duy trì một đăng ký nhãn hiệu ở bất kỳ nước nào trong Liên minh có thể không phụ thuộc vào đơn, đăng ký hoặc gia hạn đối với cùng một nhãn hiệu ở nước xuất xứ của nhãn hiệu đó. Do đó, không hành vi nào liên quan đến nhãn hiệu ở nước xuất xứ có thể bị yêu cầu như là điều kiện tiên quyết cho việc có được đăng ký nhãn hiệu này ở nước đó.

Cuối cùng, Điều 6 quy định rằng nhãn hiệu được đăng ký hợp pháp ở một nước trong Liên minh phải được coi là độc lập với các nhãn hiệu được đăng ký ở nước khác trong Liên minh, kể cả nước xuất xứ. Điều này có nghĩa là nhãn hiệu một khi đã được đăng ký sẽ không tựđộng có hiệu lực bởi quyết định bất kỳđối với các đăng ký tương tự cho cùng nhãn hiệu ở nước khác. Do đó, việc một hoặc nhiều đăng ký tương tự bị đình chỉ, hủy bỏ hoặc từ bỏ sẽ không ảnh hưởng đến việc đăng ký nhãn hiệu đó ở các nước khác. Hiệu lực của những đăng ký này sẽ chỉ phụ thuộc vào các quy định hiện hành phù hợp với pháp luật của từng nước có liên quan.

Câu 15 Nguyên tắc độc lập của nhãn hiệu là gì?

Trả lời: Việc có được và việc duy trì đăng ký nhãn hiệu tại nước bất kỳ của Liên minh có thể không phụ thuộc vào đơn đăng ký, việc đăng ký hoặc gia hạn cùng một nhãn hiệu tại nước xuất xứ của nhãn hiệu.

(e) Biểu tượng chính thức

Công ước quy định các dấu hiệu phân biệt của các quốc gia và các tổ chức quốc tế liên chính phủ tại Điều 6ter. Điều này buộc một thành viên, trong những trường hợp nhất định, phải từ chối hoặc hủy bỏđăng ký và cấm sử dụng, kể cả nhãn hiệu hay các thành phần của nhãn hiệu, các dấu hiệu phân biệt của các quốc gia thành viên và các tổ chức quốc tế liên chính phủ nhất định quy định tại Điều này.

Các quy định tại Điều 6ter không được áp dụng nếu cơ quan có thẩm quyền của một quốc gia thành viên cho phép sử dụng các dấu hiệu phân biệt của quốc gia này làm nhãn hiệu. Tương tự, các cơ quan có thẩm quyền của một tổ chức liên chính phủ có thể cho phép người khác sử dụng các dấu hiệu phân biệt của mình làm nhãn hiệu. Ngoài ra, trong trường hợp các dấu hiệu phân biệt của một quốc gia thành viên, thì công dân của quốc gia thành viên bất kỳ được phép sử dụng các dấu hiệu phân biệt của nước mình có thể sử dụng các dấu hiệu đó ngay cả khi chúng tuơng tự với các biểu tượng như vậy của quốc gia thành viên khác.

Dấu hiệu phân biệt của quốc gia được đề cập tại Điều 6ter bao gồm: quốc huy, quốc kỳ và các biểu tượng khác, các dấu hiệu kiểm tra, xác nhận và đảm bảo chính thức và sự bắt chước bất kỳ mang đặc điểm của huy hiệu.

Mục đích của các quy định nêu tại Điều 6ter liên quan tới các dấu hiệu phân biệt của quốc gia, nhằm loại trừ việc đăng ký và sử dụng nhãn hiệu trùng hoặc tương tự với quốc huy, quốc kỳ hoặc các biểu tượng khác của các quốc gia đó. Việc đăng ký các dấu hiệu này sẽ xâm phạm quyền của các quốc gia trong việc kiểm soát các dấu hiệu phân biệt về chủ quyền và, hơn nữa, có thể gây nhầm lẫn cho công chúng về nguồn gốc của hàng hóa mang nhãn hiệu này.

Để thực thi các quy định của Điều 6ter, một thủ tục được thiết lập theo Điều này, theo đó các dấu hiệu phân biệt của các quốc gia thành viên và các tổ chức liên chính phủ có liên quan sẽđược thông báo cho Văn phòng quốc tế của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), về phần mình Văn phòng sẽ chuyển các thông báo này cho tất cả các quốc gia thành viên.

Câu hỏi tựđánh giá

Câu 17 Quốc hội của các nước có thể thông qua luật bảo hộ biểu tượng của Olympic phù hợp với Điều 6ter hay không?

Tra lời. Chính xác đây là loại pháp luật được quy định theo Điều này.

(f) Hiệu lực ngoài giới hạn lãnh thổ của đăng ký tại nước xuất xứ

Các quy định của Điều 6quinquies có hiệu lực trong trường hợp một đăng ký tại nước xuất xứ bị hủy bỏ tại nước đăng ký bảo hộ. Trong khi nguyên tắc đối xử quốc gia đối

Một phần của tài liệu Nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý (Trang 42 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)