tượng của đơn đăng ký được nộp trực tiếp cho cơ quan nhãn hiệu của nước đó.
(iv) Sự phụ thuộc vào Nhãn hiệu cơ sở
Trong thời hạn năm năm kể từ ngày đăng ký, đăng ký quốc tế phụ thuộc vào nhãn hiệu được đăng ký hoặc được nộp đơn tại Cơ quan xuất xứ. Nếu đăng ký cơ sở bị mất hiệu lực, bất kể do bị huỷ bỏ theo quyết định của Cơ quan xuất xứ hay toà án hay do sự từ bỏ tự nguyện hoặc không gia hạn, trong thời hạn năm năm đó, đăng ký quốc tế
sẽ bịđình chỉ. Tương tự, đối với đăng ký quốc tế dựa trên cơ sởđơn nộp tại Cơ quan xuất xứ, đăng ký đó sẽ bị đình chỉ trong trường hợp đơn đó bị từ chối hoặc rút bỏ
trong thời hạn năm năm, hoặc trong trường hợp và trong phạm vi đăng ký cấp theo
đơn đó bị mất hiệu lực trong thời hạn đó. Cơ quan xuất xứ phải thông báo cho Văn phòng quốc tế về các sự kiện và quyết định liên quan đến việc đình chỉ hoặc huỷ bỏ
hiệu lực hoặc từ chối đơn và, nếu phù hợp, phải yêu cầu đình chỉ (trong phạm vi thích hợp) đăng ký quốc tếđó. Việc huỷ bỏ này được công bố trên Công báo và được thông báo cho Các bên tham gia được chỉđịnh.
Sau khi khi kết thúc thời hạn năm năm, đăng ký quốc tế sẽ trở thành độc lập với đăng ký cơ sở hoặc đơn cơ sở.
Câu hỏi tựđánh giá
Trả lời Năm năm kể từ ngày đăng ký ở nước xuất xứ.
(v) Thay đổi và Huỷ bỏđăng ký quốc tế
Sự thay đổi về tên hoặc địa chỉ của chủ sở hữu có thể được ghi nhận vào Đăng bạ
quốc tế theo yêu cầu. Tương tự, sự thay đổi về quyền sở hữu đối với một đăng ký quốc tế có thể được ghi nhận đối với tất cả hoặc một số hàng hoá và dịch vụ và đối với tất cả hoặc một số Bên tham gia được chỉđịnh. Tuy nhiên, một người có thểđược ghi nhận là chủ sở hữu của một đăng ký quốc tếđối với một Bên tham gia nhất định chỉ khi người đó được phép (do có cơ sở thương mại, nơi cư trú hoặc quốc tịch) chỉ định Bên tham gia đó trong đơn quốc tế.
Những thông tin dưới đây cũng có thểđược ghi nhận vào Đăng bạ quốc tế:
– giới hạn danh mục hàng hoá và dịch vụđối với tất cả hoặc một số Bên tham gia được chỉđịnh;
– từ bỏđăng ký đối với một số Bên tham gia được chỉđịnh đối với tất cả
hoặc một số hàng hoá và dịch vụ;
– huỷ bỏ đăng ký quốc tế đối với tất cả các Bên tham gia được chỉ định đối với tất cả hàng hoá và dịch vụ.
Những thay đổi và huỷ bỏ này được công bố trên Công báo và thông báo cho các Bên tham gia được chỉđịnh khác.
Không thể thay đổi nhãn hiệu là đối tượng của đăng ký quốc tế khi gia hạn cũng như ở thời điểm bất kỳ khác. Danh mục hàng hoá và dịch vụ cũng không được thay đổi nếu việc thay đổi dẫn đến việc mở rộng phạm vi bảo hộ.
(c) Tham gia Thoảước hoặc Nghịđịnh thư
Nước bất kỳ là thành viên của Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp đều có thể tham gia Thoả ước hoặc Nghị định thư hoặc cả hai điều ước đó. Ngoài ra, một tổ
chức liên chính phủ cũng có thể tham gia Nghị định thư (nhưng không thể tham gia Thoảước) nếu đáp ứng được những điều kiện sau: ít nhất một trong số những Nước thành viên của tổ chức đó là thành viên của Công ước Paris và tổ chức đó có một cơ
quan khu vực có chức năng đăng ký nhãn hiệu với hiệu lực trong lãnh thổ của tổ chức
Nước tham gia Thoả ước và/hoặc Nghị định thư và các tổ chức tham gia Nghị định thư được gọi chung là các Bên tham gia. Mỗi thành viên của Liên minh Madrid là một thành viên của Hội đồng Liên minh đó.
(d) Những ưu điểm của Hệ thống
Sau khi đăng ký nhãn hiệu, hoặc nộp đơn đăng ký vào Cơ quan xuất xứ, chủ nhãn hiệu chỉ phải nộp một đơn, bằng một ngôn ngữ, cho một Cơ quan và chỉ phải nộp các khoản lệ phí cho một cơ quan; thủ tục này thay thế cho việc phải nộp đơn riêng biệt cho từng Cơ quan nhãn hiệu của các Bên tham gia khác nhau bằng những ngôn ngữ
khác nhau, và phải trả các khoản lệ phí riêng biệt cho từng Cơ quan. Khi gia hạn hoặc sửa đổi đăng ký cũng được hưởng những lợi ích tương tự.
Đăng ký quốc tế cũng có lợi cho các Cơ quan nhãn hiệu. Ví dụ, các Cơ quan nhãn hiệu sẽ không cần xem xét việc tuân thủ các yêu cầu về mặt hình thức của đơn hoặc không cần phân loại hàng hoá và dịch vụ hoặc công bố nhãn hiệu. Như trên đã trình bày, các khoản lệ phí riêng biệt và các khoản lệ phí chỉđịnh khác được thu bởi Văn phòng quốc tếđược chuyển cho các Bên tham gia được yêu cầu bảo hộ. Hơn nữa, nếu Dịch vụđăng ký quốc tế đóng tài khoản sau 2 năm mà có lợi nhuận thì lợi nhuận sẽ được chia cho các bên tham gia.
Hiệp ước Luật Nhãn hiệu (TLT)
(a) Giới thiệu
Hiệp ước Luật Nhãn hiệu được thông qua ngày 27/10/1994 tại một Hội nghị ngoại giao ở Geneva. Mục đích của Hiệp ước là đơn giản hoá và hài hoà hoá các thủ tục hành chính liên quan đến đăng ký và bảo hộ nhãn hiệu quốc gia. Mỗi quốc gia riêng biệt cũng như các tổ chức liên chính phủ có Cơ quan đăng ký nhãn hiệu với hiệu lực trong lãnh thổ các nước thành viên, như Cộng đồng châu Âu (EU) và Tổ chức SHTT châu Phi (OAPI) đều có thể trở thành thành viên của Hiệp ước. Các điều khoản của Hiệp ước được bổ sung bằng các Quy chế và các Mẫu đơn Quốc tế. Hiệp ước bắt đầu có hiệu lực từ 01/8/1996.
(b) Các loại nhãn hiệu mà Hiệp ước này được áp dụng
Theo Điều 2, Hiệp ước này được áp dụng cho các nhãn hiệu hàng hoá và dịch vụ. Không phải tất cả các nước hiện nay đều đăng ký nhãn hiệu dịch vụ và vì vậy khi tham gia Hiệp ước, Nước thành viên phải có nghĩa vụ đăng ký nhãn hiệu dịch vụ.
Thêm vào đó, theo Điều 16, Nước thành viên đó cũng có nghĩa vụ tuân thủ các quy
định của Công ước Paris liên quan đến nhãn hiệu dịch vụ.
Nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận và nhãn hiệu bảo đảm không thuộc phạm vi
điều chỉnh của Hiệp ước này bởi vì việc đăng ký các loại nhãn hiệu này thường đòi hỏi phải đáp ứng các điều kiện đặc biệt, đa dạng ở các nước khác nhau khiến cho việc hài hoà hoá rất khó khăn. Nhãn hiệu ba chiều và nhãn hiệu vô hình, như nhãn hiệu âm thanh và nhãn hiệu mùi không thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiệp ước này bởi vì chúng không dễ dàng tạo mẫu các nhãn hiệu đó bằng phương pháp đồ hoạ và rất ít quốc gia quy định trong luật quốc gia của mình về việc bảo hộ các loại nhãn hiệu này.
Nhãn hiệu có khả năng được đăng ký phải bao gồm các dấu hiệu có thể nhìn thấy
được và liên quan tới nhãn hiệu ba chiều thì chỉ những nước chấp nhận đăng ký nhãn hiệu ba chiều mới có nghĩa vụ phải tuân theo Hiệp ước đối với các nhãn hiệu loại này.
(c) Đơn
Điều 3 Hiệp ước gồm toàn bộ danh mục các thông tin mà Cơ quan được phép yêu cầu
đối với đơn đăng ký nhãn hiệu. Ví dụ, những thông tin này là tên và địa chỉ của người nộp đơn và của đại diện, tuyên bố yêu cầu hưởng quyền ưu tiên đối với đơn được nộp sớm hơn (nếu có), một hoặc vài mẫu nhãn hiệu tuỳ thuộc nhãn hiệu đó có phải là nhãn hiệu màu hoặc hình khối hay không, tên của hàng hoá hoặc dịch vụ xếp theo nhóm của Bảng phân loại Nice, hoặc khai báo về việc dự định sử dụng nhãn hiệu hàng hoá hoặc về việc sử dụng thực tế. Ngoài những thông tin được quy định trong Hiệp ước, không được yêu cầu những thông tin khác, nhưĐăng ký kinh doanh, chứng cứ về việc người nộp đơn đang tiến hành hoạt động kinh doanh hoặc lĩnh vực kinh doanh liên quan đến hàng hoá hoặc dịch vụđược liệt kê trong đơn.
Cùng một đơn có thểđăng ký cho nhiều hàng hóa và dịch vụ. Theo Điều 6 của Hiệp
ước, Cơ quan phải chấp nhận đơn đăng ký cho dù các hàng hóa hoặc dịch vụ thuộc nhiều nhóm khác nhau trong Bảng phân loại Nice. Trong trường hợp này, đơn phải tương ứng với một đăng ký duy nhất.
Cơ quan không được từ chối đơn bằng bản giấy nếu đơn đó được làm theo mẫu tương
ứng với mẫu đơn nêu trong Quy chế hoặc, nếu việc gửi tài liệu tới Cơ quan bằng fax là được phép thì bản sao bằng giấy từ bản chuyển đó phải đúng với mẫu đơn.
Câu 24 Cơ quan nhãn hiệu có thể yêu cầu các thông tin gì theo quy định của TLT?