hưởng quyền ưu tiên đối với đơn được nộp sớm hơn (nếu có), một hoặc vài mẫu nhãn hiệu tuỳ thuộc nhãn hiệu đó có phải là nhãn hiệu màu hoặc hình khối hay không, tên của hàng hoá hoặc dịch vụ xếp theo nhóm của Bảng phân loại Nice, hoặc khai báo về việc dựđịnh sử
dụng nhãn hiệu hàng hoá hoặc về việc sử dụng thực tế.
(d) Đại diện
Điều 4 Hiệp ước cho phép Bên tham gia yêu cầu đại diện của người nộp đơn hoặc chủ
sở hữu phải là người được phép hoạt động đại diện trước Cơ quan của Bên tham gia
đó, và người không có cơ sở công nghiệp hoặc thương mại thực sự và có hiệu quả, hoặc thường trú trên lãnh thổ nước đó phải có đại diện. Theo quy định này, giấy ủy quyền có thể liên quan đến nhiều đơn hoặc đăng ký hiện có hoặc trong tương lai.
(e) Ngày nộp đơn
Việc ghi nhận ngày nộp đơn có ý nghĩa quan trọng bởi vì các quyền phát sinh trên cơ
sở ngày đó, và vì có thểđòi hỏi quyền ưu tiên từ ngày đó đối với đơn được nộp sau ở
những nước khác. Điều 5 của Hiệp ước quy định những thông tin tối đa mà Cơ quan có thể yêu cầu đối với việc ghi nhận ngày nộp đơn. Những thông tin này bao gồm các thông tin về người nộp đơn, thông tin đủđể liên lạc với người nộp đơn hoặc người đại diện của người nộp đơn, mẫu nhãn hiệu, danh mục hàng hóa và dịch vụ yêu cầu đăng ký nhãn hiệu, v.v.. Ngoài ra, để ghi nhận ngày nộp đơn, Cơ quan có thể yêu cầu nộp lệ phí nếu luật nhãn hiệu của quốc gia áp dụng điều kiện này trước khi tham gia Hiệp
ước.
(f) Tách Đơn và Đăng ký
Nếu việc đăng ký một nhãn hiệu bị từ chối đối với một số hàng hóa hoặc dịch vụ nhất
định, Điều 7 Hiệp ước quy định người nộp đơn có thể tách đơn để tránh bị chậm trễ
trong việc thực hiện đăng ký nhãn hiệu cho những hàng hóa hoặc dịch vụ không bị từ
chối và vẫn giữ được ngày nộp đơn đầu tiên hoặc ngày ưu tiên nếu có. Đồng thời, người nộp đơn có thể tiến hành khiếu nại đối với đơn có hàng hóa hoặc dịch vụ bị từ
Cũng có sự lựa chọn tương tựđối với việc tách đăng ký khi mà hiệu lực của đăng ký bị một bên thứ ba phản đối, hoặc trong trường hợp có khiếu kiện nào đó chống lại quyết định của Cơ quan Sở hữu công nghiệp liên quan đến thủ tục này.
(g) Chữ ký
Điều 8 Hiệp ước có các quy định về chữ ký và các dấu hiệu khác cho phép xác định nguồn của một thông tin như việc nộp một đơn vào Cơ quan, cụ thể là khi việc chuyển tài liệu được thực hiện bằng fax hoặc các phương tiện điện tử. Thay vì chữ ký viết tay, Cơ quan có thể chấp nhận chữ ký dưới hình thức in, dán tem hoặc đóng dấu.
Điều quan trọng là không được phép yêu cầu chứng thực, công chứng, xác nhận, hợp pháp hóa hay hình thức xác nhận chữ ký bất kỳ khác, trừ trường hợp chữ ký liên quan
đến việc hủy bỏ một đăng ký nếu pháp luật quốc gia quy định như vậy.
Câu hỏi tựđánh giá Câu 25 TLT có cho phép nộp đơn điện tử không?
Trả lời Có. Điều này được phép theo quy định tại Điều 8.
(h) Những thay đổi và sửa chữa liên quan đến Đơn và Đăng ký
Điều 10 và 11 Hiệp ước quy định về những yêu cầu đối với việc ghi nhận sự thay đổi về tên, địa chỉ và quyền sở hữu. Điều 12 có những yêu cầu tối đa mà Cơ quan có thể
yêu cầu nhằm sửa chữa những thiếu sót của người nộp đơn hoặc chủ sở hữu trong tài liệu gửi cho cơ quan – những nội dung sẽ được in trong đăng bạ. Các quy định từ Điều 10 đến Điều 12 được áp dụng cho cả việc thay đổi hoặc sửa chữa đơn và đăng ký. Các điều khoản này quy định một đơn duy nhất có thể yêu cầu ghi nhận việc thay
đổi hoặc sửa chữa liên quan đến nhiều đơn hoặc đăng ký hoặc cả hai. Đơn yêu cầu phải chỉ ra một cách rõ ràng những thông tin có liên quan được thực hiện bởi Cơ quan
đăng ký và những thay đổi hoặc sửa chữa được yêu cầu.
Cơ quan không thể yêu cầu các thông tin thêm ngoài những thông tin đã được đề cập trong Hiệp ước, trừ khi Cơ quan có cơ sở nghi ngờ tính xác thực của thông tin, ví dụ, khi cơ quan đó nghi ngờ về việc thay đổi tên và địa chỉ thực tế lại là sự thay đổi quyền sở hữu. Đặc biệt, Cơ quan không được phép yêu cầu cung cấp tài liệu xác nhận việc thay đổi tên hoặc địa chỉ, chứng cứ về việc chủ sở hữu mới tiến hành hoạt động kinh doanh liên quan đến hàng hoá hoặc dịch vụ được thay đổi quyền sở hữu, hoặc chủ sở hữu quyền chuyển giao cơ sở thương mại của mình cho chủ sở hữu mới.
Theo Điều 11, đối với yêu cầu ghi nhận việc thay đổi quyền sở hữu, Cơ quan có thể
yêu cầu nộp bản sao hoặc bản trích sao hợp đồng có xác nhận, văn bản xác nhận việc chuyển giao và tài liệu chuyển giao. Nếu sự thay đổi quyền sở hữu là kết quả của việc sát nhập hoặc thực thi luật hoặc quyết định của toà án, ví dụ, trong trường hợp thừa kế
hoặc phá sản, Cơ quan có thể đòi hỏi nộp yêu cầu kèm với bản sao có xác nhận tài liệu chứng minh việc thay đổi quyền sở hữu.
Thiếu sót của Cơ quan đăng ký phải được Cơ quan sửa chữa một cách chủđộng hoặc theo yêu cầu.
(i) Thời hạn và Gia hạn Đăng ký
Điều 13 Hiệp ước quy định đăng ký nhãn hiệu có thời hạn 10 năm đối với kỳ hạn hiệu lực đầu tiên và có thể gia hạn nhiều lần, mỗi kỳ hạn là 10 năm. Đối với việc gia hạn,
điều này liệt kê những yêu cầu tối đa mà Cơ quan có thể đặt ra. Những yêu cầu này tương ứng với các yêu cầu về nộp đơn. Đặc biệt, Cơ quan không được vì các mục
đích ảnh hưởng tới việc gia hạn mà tiến hành thẩm định nội dung đăng ký hoặc yêu cầu nộp mẫu nhãn hoặc cung cấp những chứng cứ liên quan đến việc sử dụng nhãn hiệu đó.
Câu hỏi tựđánh giá
Câu 26 Thời hạn của đăng ký nhãn hiệu theo Hiệp ước Luật Nhãn hiệu là bao lâu?
Trả lời Thời hạn đầu tiên là 10 năm, và có thể gia hạn nhiều lần tiếp theo với mỗi kỳ hạn là 10 năm
(j) Các quy định khác trong Hiệp ước
Theo Điều 14, trong trường hợp dự định từ chối đơn yêu cầu ghi nhận việc thay đổi tên, địa chỉ và quyền sở hữu hoặc đơn yêu cầu sửa chữa thiếu sót hoặc đơn yêu cầu gia hạn, Cơ quan phải dành cho người yêu cầu một thời hạn thích hợp để có cơ hội
đưa ra ý kiến về dựđịnh từ chối đó.
Nói chung, mặc dù Hiệp ước đặt ra các yêu cầu tối đa mà Cơ quan có thể yêu cầu đối với đơn, đại diện, gia hạn, v.v. nhưng Cơ quan cũng có quyền yêu cầu cung cấp thêm các thông tin nếu có cơ sở nghi ngờ về tính xác thực của thông tin nhận được.
Hiệp ước cũng cho phép Cơ quan yêu cầu việc nộp đơn hoặc các thông tin trao đổi
được đăng ký phải được làm bằng một ngôn ngữ nhất định, hoặc một trong số các ngôn ngữ mà Cơ quan đó cho phép.
(k) Tuân thủ các Công ước khác
Hiệp ước Luật Nhãn hiệu không yêu cầu các Nước thành viên phải có nghĩa vụ tham gia các điều ước quốc tế khác. Tuy nhiên, Điều 15 quy định các Nước thành viên phải tuân thủ các quy định của Công ước Paris liên quan đến nhãn hiệu và Điều 3 liên quan đến việc nộp đơn, theo đó các Nước thành viên phải đảm bảo rằng Bảng phân loại Nice được áp dụng cho việc phân nhóm hàng hoá và dịch vụ nêu trong đơn.
(l) Quy chế và các Mẫu đơn quốc tế
Các quy định của Hiệp ước được bổ sung bằng Quy chế, Quy chế này quy định các quy tắc liên quan đến hướng dẫn chi tiết việc thi hành các điều khoản về các thủ tục và yêu cầu hành chính theo Hiệp ước. Quy chế này được áp dụng đối với các yêu cầu về đơn, đại diện, ngày nộp đơn, chữ ký, thời hạn, gia hạn, cách ghi tên và địa chỉ, cách nhận biết đơn mà không có số đơn. Ví dụ, Quy chế quy định về số lượng mẫu nhãn hiệu cần nộp kèm theo đơn, thời hạn nộp lệ phí và nộp các tài liệu khác cho Cơ
quan như giấy uỷ quyền, yêu cầu sửa đổi trong trường hợp không đúng quy định, v.v.
Quy chế còn bao gồm 8 mẫu Đơn quốc tế về việc nộp đơn đăng ký, yêu cầu gia hạn, ghi nhận việc thay đổi tên, địa chỉ và quyền sở hữu, sửa chữa các thiếu sót, chỉ định
đại diện, giấy xác nhận việc chuyển giao và các văn bản chuyển giao. Trong trường hợp yêu cầu cung cấp thông tin không được quy định theo luật quốc gia nhưng lại
được thừa nhận theo yêu cầu của Hiệp ước, ví dụ, vềđơn, Cơ quan phải chuẩn bị một "Mẫu đơn quốc tế riêng". Mẫu này không được quy định thêm các yêu cầu mang tính bắt buộc bổ sung hoặc trái với Hiệp ước hoặc Quy chế. Bằng việc sử dụng Mẫu đơn quốc tế hoặc Mẫu đơn quốc tế riêng, người nộp đơn và các bên khác được đảm bảo rằng Cơ quan của Bên tham gia sẽ không thể từ chối đơn đăng ký hoặc đơn yêu cầu
được làm theo các mẫu đó.
(m) Các điều khoản chuyển tiếp
Các điều khoản chuyển tiếp của Hiệp ước cho phép các Nước thành viên được hoãn thi hành một số quy định của Hiệp ước đến ngày 28/10/2004, ví dụ, đối với hệ thống
đơn có nhiều nhóm hàng hoá, dịch vụ, quy định cấm việc yêu cầu xác nhận chữ ký trong đơn và giấy uỷ quyền, nộp tuyên bố và/hoặc chứng cứ về việc sử dụng liên tục
nhãn hiệu khi yêu cầu gia hạn đăng ký nhãn hiệu và tiến hành thẩm định nội dung khi gia hạn.
(g) Tên miền có xung đột
Điều 6 quy định rằng một tên miền sẽ bị coi là xung đột với một nhãn hiệu nổi tiếng ít nhất nếu tên miền đó, hoặc một phần chủ yếu của nó, tạo thành sự mô phỏng, bắt chước, biên dịch, hoặc chuyển ngữ của nhãn hiệu nổi tiếng, và tên miền đó được đăng ký hoặc sử dụng với mục đích không trung thực.
Chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng sẽ có quyền yêu cầu, bằng quyết định của cơ quan có thẩm quyền, người đăng ký tên miền xung đột đó phải hủy bỏ đăng ký, hoặc chuyển giao đăng ký đó cho chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng.
Chỉ dẫn địa lý