SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO THANH HÓA ĐỀ THICHỌN HỌC SINHGIỎI LỚP 12- THPT GIẢI SINHTRÊNMÁYTÍNH CẦM TAY Năm học: 2008- 2009 Môn: SINH HỌC Đề A Bài 1. Ba hợp tử cùng loài, lúc chưa nhân đôi, số lượng NST đơn trong mỗi hợp tử là 20. Hợp tử 1 có số lần nguyên phân bằng ¼ số lần nguyên phân của hợp tử 2. Hợp tử 2 có số lần nguyên phân bằng 50% số lần nguyên phân của hợp tử 3. Số lượng NST đơn lúc chưa nhân đôi trong tất cả các tế bào con sinh ra từ 3 hợp tử banừg 5.480. a. Xác định số đợt nguyên phân của mỗi hợp tử. b. Số lượng NST đơn được tạo ra từ nguyên liệu môi trường tế bào cung cấp cho oÕi hợp tử nguyên phân là bao nhiêu? c. Nêu dãy bấm máyđể cho ra kết quả ở câu a. Bài 2. Một tế bào lưỡng bội ở người có hàm lượng ADN đặc trưng là 6,6pg (1pg= 10 -12 g) đã nguyên phân một số đợt liên tiếp và lấy nguyên liệu từ môi trường tạo ra 204,6pg ADN. Xác định số tế bào mới được tạo thành và tổng số NST có trong tất cả các tế bào đó. Biết rằng hàm lượng ADN nói trên nằm trong nhân tế bào và các tế bào ở thế hệ cuối cùng đang ở pha G1. Bài 3. Khi lai 2 cây cùng loài với nhau được hợp tử F1. Hợp tử F1 này nguyên phân liên tiếp 4 đợt tạo ra số tế bào mới với tổng số 384 NST đơnở trạng thái chưa nhân đôi. Khi giảm phân, cây dùng làm bố có thể tạo tối đa 2 8 loại giao tử ( không có trao đổi chéo và đột biến xảy ra). Xác định bộ NST lưỡng bội của loài. Giải thích bằng sơ đồ cơ chế tế bào học hình thành hợp tử F1. Bài 4. Vi khuẩn E coli trong điều kiện nuôi cấy thích hợp , cứ 20 phút tế bào lại phân đôi một lần. Nếu số lượng tế bào ban đầu là 10 5 thì sau 2 giờ, số lượng tế bào trong quần thể là bao nhiêu? Tính hằng số tốc độ phân chia của E.coli? Bài 5. Một cặp vợ chồng bình thường, sinh ra người con đầu bị bệnh bạch tạng. a. Đứa con thứ hai của họ có bị bạch tạng khổng? Xác suất bằng bao nhiêu? b. Nếu lần sinh thứ 2 là sinh đôi khác trứng, xác suất để trong 2 đứa con này, một đứa bình thường, một đứa bạch tạnglà bao nhiêu? Biết rằng bệnh bạch tạng do do một gen qui định. Bài 6. Ở một loài thực vật, cho giao phấn giữa cây hoa đỏ thuần chủng với cây hoa trắng được F1 toàn hoa đỏ. Tiếp tục cho F1 lai với cơ thể dồng hợp lặn được thế hệ con có tỷ lệ 3 hoa đỏ: 1 hoa trắng. a. Giải thích kết quả thí nghiệm và viết sơ đồ lai? b. Cho một cây F1 tự thụ phấn, được các hạt lai F2. Xác suất để cả 4 cây con đều có hoa trắng là bao nhiêu? Xác suất dể có đúng 3 cây hoa đỏ trong 4 cây hoa trắng là bao nhiêu? Bài 7. Ở một loài vi khuẩn, trình tự nuclêôtit mã hóa trong gen B qui định cấu trúc của một chuỗi pôlipeptit gồm 498 axitamin, có A/G = 2/3. Một đột biến làm cho gen B biến đổi thành alen b có tỷ lệ A/G ≈ 66,4%. Biết rắng đột biến không làm thay đổi số nuclêôtit của gen. Đột biến tren thuộc dạng đột biến nào? Cấu trúc của gen thay đổi như thế nào? Bài 8. Một gen gồm 3 alen đã tạo ra trong quần thể 4 loại kiểu hình khác nhau. Cho rắng tần số các alen bằng nhau, sự giao phối là tự do và ngẫu nhiên, các alen trội tiêu biểu cho các chỉ tiêu kinh tế mong muốn. a. Số cá thể chọn làm giống trong quần thể chiếm bao nhiêu %? b. Số cá thể đưa vào sản xuất chiếm bao nhiêu %? Bài 9. Trong một bệnh viện ở Côpenhagơ, người ta đã theo dõi trong nhiều năm thấy trong 94075 trẻ em sinh ra có 10 em lùn. Trong số này có 2 em lùn do bố hoặc mẹ lùn, các em còn lại có bố, mẹ bình thường ( sinh ra trong dòng họ không có người lùn). Đột biến lùn xuất hiện với tần số bao nhiêu? Bài 10. Một quần thể thực vật thế hệ ban đầu có thành phần kiểu gen: 0,60AA: 0,20Aa: 0,20 aa. a. Hãy xác định tỉ lệ kiểu gen AA, Aa và aa sau 3 thế hệ tự thụ phấn liên tục. b. Nêu dãy bấm máyđể có được kết quả. . GIÁO DỤC ĐÀO TẠO THANH HÓA ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12- THPT GIẢI SINH TRÊN MÁY TÍNH CẦM TAY Năm học: 2008- 2009 Môn: SINH HỌC Đề A Bài 1. Ba hợp tử cùng. tế bào trong quần thể là bao nhiêu? Tính hằng số tốc độ phân chia của E.coli? Bài 5. Một cặp vợ chồng bình thường, sinh ra người con đầu bị bệnh bạch tạng.