1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp nhằm hoàn thiện việc thực hiện Cơ chế “mét cöa” tại UBND huyện Đông Anh.DOC

58 764 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 58
Dung lượng 406,09 KB

Nội dung

Một số giải pháp nhằm hoàn thiện việc thực hiện Cơ chế “mét cöa” tại UBND huyện Đông Anh

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI NểI ĐẦU 1

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ CƠ CHẾ “MỘT CỬA” 3

1.1.Định nghĩa cơ chế “một cửa” 3

1.2 Mục đớch, yờu cầu của việc thực hiện cơ chế “một cửa” 3

1.3 Phạm vi và quy trỡnh thực hiện cơ chế “một cửa” 4

1.4 Cơ sở lịch sử cử cơ chế “một cửa” ở Việt Nam 9

1.4.1.Tại thành phố Hà Nội 10

1.4.2 Tại thành phố Hồ Chớ Minh 15

1.4.3 Tại một số địa phương khỏc 18

Chương 2: PHÂN TÍCH QUÁ TRèNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN CƠ CHẾ “MỘT CỬA” Ở UBND HUYỆN ĐễNG ANH 19

2.1 Quá trình tổ chức thực hiện 19

2.2 Kết quả đạt đợc: 22

2.2.1 Về bố trớ phũng tiếp nhận hồ sơ hành chớnh và trang thiết bị phục vụ tiếp và giải quyết cụng việc của cụng dõn, tổ chức 22

2.2.2 Về bố trớ cỏn bộ, cụng chức tại nơi tiếp nhận hồ sơ hành chớnh: .22

2.2.3 Về cỏc văn bản phỏp quy thực hiện Cơ chế “một cửa”: 23

2.2.4 Về cơ chế kiểm tra, giỏm sỏt nội bộ đơn vị về việc tiếp nhận, giảI quyết thủ tục hành chớnh: 24

2.2.5 Về danh mục thủ tục hành chớnh thực hiện tại đơn vị 25

2.2.6 Về niờm yết cụng khai 26

2.2.7 Về cỏch thức nhập số liệu và cỏc sổ sỏch, phần mềm tin học phục vụ quản lớ cụng tỏc tiếp nhận và giải quyờt cỏc thủ tục hành chớnh 26

Trang 2

2.3 Những tồn tại trong việc thực hiện Cơ chế “ một cửa” tại UBND

huyện Đông Anh 28

2.3.1 Tồn tại thứ nhất 29

2.2.2Tồn tại thứ hai 33

2.2.3 Tồn tại thứ ba 35

2.2.4 Tồn tại thứ tư 36

Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN VIỆC THỰC HIỆN CƠ CHẾ “MỘT CỬA” Ở UBND HUYỆN ĐÔNG ANH 41

3.1.Giải pháp thứ nhất 41

3.2.Giải pháp thứ hai 44

3.3 Giải pháp thứ ba 46

3.4 Giải pháp thứ tư 50

KẾT LUẬN 52

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 53

Trang 4

LỜI NÓI ĐẦU

Cải cách hành chính là yêu cầu khách quan, là nội dung hết sức quantrọng trong sự nghiệp đổi mới toàn diện của nước ta Đặc biệt từ Hội nghịTrung ương lần thứ tám, khoá VII, Cải cách hành chính được đặt thànhnhiệm vụ có tầm chiến lược, nhiệm vụ trọng tâm của việc xây dựng và hoànthiện Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, công cuộc Cải cáchhành chính được tiến hành tương đối toàn diện trên cả ba lĩnh vực: Cải cáchthể chế, tổ chức bộ máy, xây dựng đội ngũ cán bộ công chức, bước đầu thựchiện tốt hoạt động công khai hoá, thông qua đó giảm phiền hà cho nhân dân,hạn chế về cơ bản hiện tượng nhũng nhiễu từ phía cơ quan Nhà nước đối vớinhân dân Cải cách hành chính theo cơ chế “một cửa” trong tiếp nhận và giảiquyết thủ tục hành chính là một nội dung quan trọng trong tiến trình Cảicách thủ tục hành chính

Tuy nhiên, nhìn chung Cải cách hành chính theo cơ chế “một cửa” vẫnchưa theo kịp yêu cầu đổi mới, nhất là đổi mới kinh tế, đặc biệt là ở cấpquận (huyện) Các thủ tục như: Cấp giấy phép xây dựng, đăng kí kinhdoanh, chuyển hộ tịc, tách hộ khẩu, thậm chí xin cấp lại giấy khai sinh’‘vẫncòn rườm rà, phức tạp, chưa tạo điều kiện thuận lợi cho người dân khi đếnlàm việc

Đứng trước yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá củađất nước, xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội côngbằng, dân chủ và văn minh thì công cuộc Cải cách hành chính theo cơ chế

“một cửa” ở nước ta là một nhiệm vụ, một yêu cầu cấp thiết

Chính vì những lí do nêu trên, cộng với những hiểu biết và nghiên cứu

về tình hình Cải cách hành chính theo cơ chế “một cửa” tại Uỷ ban nhân dân

Trang 5

huyện Đông Anh trong thời gian thực tập, em đã chọn đề tài:“ Một số giải pháp nhằm hoàn thiện việc thực hiện Cơ chế “mét cöa” tại UBND huyện Đông Anh”.

Có thể nói, cải cách hành chính theo cơ chế “một cửa” là một vấn đề mới

cả về phương diện lí luận cũng như thực tiễn, do đó, chuyên đề của emkhông thể không tránh khỏi những thiếu sót và những hạn chế nhất định

Em kính mong nhận được sự đánh giá, nhận xét, thông cảm và đóng góp

ý kiến của thầy cô và các bạn đọc

Em xin chân thành cảm ơn!

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ CƠ CHẾ “MỘT CỬA”

1.1.Định nghĩa cơ chế “một cửa”.

Trang 6

Cơ chế “một cửa” là cơ chế thuộc lĩnh vực hành chính công nhằm cungcấp cho các tổ chức và công dân các dịch vụ hành chính thông qua TTMCmột cách có hiệu quả, mình bạch và dễ tiếp cận Khái niệm cơ bản là việcnhận và trả hồ sơ ch các dịch vụ hành chính (như đăng ký kinh doanh, côngchứng và thực chứng, quản lý đất đai…) trước kia được cung cấp tại các cơquan chức năng riêng biệt, thì nay được tập trung vào một nơi Nhờ có cơchế “một cửa”, quy trình xử lý chuyển từ mô hình “nhiều cửa cho một dịchvụ” sang “một cửa cho nhiều dịch vụ”.

Trong hệ thống TTMC, khách hàng được biết về danh mục các dịch vụđược cung cấp tại TTMC địa phương, và các mức phí, thời gian cần thiếtgiải quyết các loại yêu cầu, và điều kiện để hoàn thành công việc

Chương trình triển khai cơ chế “một cửa” là một phần của Chương trìnhCCHC ở Việt Nam và là một nội dung Chương trình Tổng thể về CCHC.Chương trình Tổng thể đặt ra mục tiêu đến 2010 sẽ cải cách toàn bộ hệthống hành chính ở Việt Nam Các lĩnh vực trong diện cải cách là: thể chế,

cơ chế tổ chức, quản lý nguồn nhân lực, và quản lý tài chính công

1.2 Mục đích, yêu cầu của việc thực hiện cơ chế “một cửa”.

Căn cứ vào chỉ đạo của Chính phủ, UBND thành phố Hà Nội đã banhành Quyết định Số 156/2003/QĐ-UB ngày 11/11/2003 quy định về việcthực hiện quy chế “một cửa” trong cơ quan hành chính của thành phố HàNội; Quyết định số 171/QĐ-UB ngày 22/11/2004, quy định cụ thể việc thựchiện quy chế “một cửa” tại UBND các xã, phường, thị trấn trên địa bàn.Việc thực hiện quy chế “một cửa” phải nhằm mục đích:

Một là, giảm bớt phiền hà cho công dân, tổ chức Mọi sáng kiến hay

phương án đưa ra lựa chọn khi thực hiện quy chế “một cửa” đều phải lắngnghe ý kiến phản ánh của nhân dân, lấy mục tiêu giảm phiền hà, tạo thuậnlợi cho công dân, tổ chức làm thước đo

Trang 7

Hai là, khi có yêu cầu về TTHC, công dân, tổ chức chỉ phải đến một

địa điểm, gặp một công chức có thẩm quyền tiếp nhận và trả kết quả giảiquyết TTHC; chỉ phải đi lại không quá 2 lần (1 lần nộp hồ sơ, 1 lần nhậnkết quả sau khi đã được cơ quan hành chính giải quyết hoặc từ chối giảiquyết) Việc phối hợp giữa các bộ phận có liên quan để giải quyết TTHC làtrách nhiệm của cơ quan hành chính nhà nước

Ba là, khi đến nộp HSHC, công dân, tổ chức được cán bộ tiếp nhận

HSHC kiểm tra HSHC Nếu đã đầy đủ theo quy định thì cán bộ tiếp nhậnHSHC phải viết phiếu tiếp nhận và hẹn ngày trả kết quả

1.3 Phạm vi và quy trình thực hiện cơ chế “một cửa”.

Tại Quyết định 181/2003/QĐ-TTg Chính phủ yêu cầu UBND các tỉnh,thành phố trực thuộc trung ương thực hiện quy chế “một cửa” đối với 6 loạiTTHC: Phê duyệt các dự án đầu tư trong nước, nước Ngoài xét duyệt cấpvốn đầu tư xây dựng cơ bản; cấp giấy chứng nhận kinh doanh cho các doanhnghiệp; cấp phép xây dựng; cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu (QSH) nhà,quyền sử dụng(QSD) đất, cho thuê đất; các chính sách xã hội UBND quận,huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh thực hiện quy chế này đối với 7 loạiTTHC: Cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh cho các hộ kinh doanh cáthể; cấp giấy chứng nhận QSH nhà, QSD đất; đăng kí hộ khẩu; công chứng,chứng thực; các chính sách xã hội UBND các xã, phường, thị trấn áp dụngquy chế này đối với 4 loại TTHC: xin phép xây dựng nhà ở; đất đai; hộ tịch;chứng thực

Qua thực tế trong quản lý nhà nước trên địa bàn, UBND thành phố HàNội nhận thấy phần lớn thủ tục hành chính liên quan đến môi trường đầu tưphát triển là thủ tục hành chính mang tính liên ngành, liên thông Chính vìvậy, UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo thực hiện quy chế “một cửa” đồng bộ

ở các sở, UBND các quận, huyện, UBND các xã, phường, thị trấn; toàn diện

Trang 8

với tất cả các TTHC thuộc quyền sở hữu của cơ quan hành chính Đối vớicác TTHC chưa có điều kiện thực hiện, cơ quan hành chính phải xin ý kiếncủa cơ quan hành chính cấp trên và thông báo cho công dân, tổ chức biết.Quy trình tiếp nhận, giải quyết bao gồm ba bước cơ bản như sau:

Bước 1: Cán bộ, công chức (CBCC) tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ

yêu cầu giả quyết TTHC của công dân, tổ chức Nếu hồ sơ đã đầy đủ theoquy định thì viết giấy biên nhận đã nhận hồ sơ, hẹn ngày trả kết quả Nếu hồ

sơ chưa đầy đủ thì phải hướng dẫn cụ thể để tổ chức, công dân bổ sung,hoàn chỉnh

Trường hợp yêu cầu của tổ chức, công dân không thuộc phạm vi giảiquyết thì hướng dẫn tổ chức, công dân đến cơ quan nhà nước có thẩm quyềngiải quyết

Đối với những TTHC có yếu tố chuyên môn kinh tế – kỹ thuật phức tạpcần phải giải trình trước cơ quan có thẩm quyền giải quyết Cơ q uan

có thẩm quyền giải quyết phải thông báo bằng văn bản cho công dân, tổchức biết nội dung, thời gian, địa điểm giải trình những vấn đề đó Thời giangửi thông báo phải đủ để công dân, tổ chức nhận được và chuẩn bị giảitrình

Bước 2: CBCC Bộ phận tiếp nhận HSHC chuyển hồ sơ TTHC

đến các phòng chuyên môn để giải quyết Các phòng chuyên môn sau khinghiên cứu hồ sơ, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, sau đó chuyển về Bộphận tiếp nhận HSHC để trả kết quả theo đúng thời gian quy định

Bước 3: Bộ phận tiếp nhận HSHC lưu trữ kết quả giải quyết, thu

phí, lệ phí theo quy định, trả kết quả cho tổ chức, công dân theo đúng thờihạn đã hẹn

Trường hợp giải quyết hồ sơ không đíng thời gian như đã hẹn thì Bộphận tiếp nhận HSHC có trách nhiệm thông báo cho tổ chức, công dân biết

Trang 9

lý do và hẹn thời gian trả kết quả.

Chú ý: Đối với những thủ tục hành chính đơn giản, có thể giải quyếtngay thì không nhất thiết phải thực hiện máy móc quy trình trên đây mà cóthể rút gọn quy trình Ví dụ, hiện nay ở xã, phường, thị trấn có khoảng trên

20 TTHC đơn giản có thể giải quyết ngay.Những thủ tục hành chính này cóthể giao cho CBCC Bộ phận tiếp nhận HSHC tiếp nhận, xử lý, trình lãnh đạo

kí duyệt sau đó trả kết quả cho công dân, tổ chức

Ta có sơ đồ kháI quát cơ chế “ một cửa” tại UBND cấp huyện như sau:

Một là, đối với những công việc thuộc thẩm quyền giải quyết của

UBND cấp huyện

Trang 11

Triển khai từ năm 2003, đến nay cơ chế "một cửa" đã qua 3 năm hoạt động.Đây là một nội dung quan trọng trong thực hiện Chương trình tổng thể Cảicách hành chính.

Trang 12

Bộ Nội vụ đã hoàn chỉnh báo cáo sơ kết 3 năm thực hiện cơ chế "mộtcửa" theo quyết định số 181/2003/QĐ-TTg ngày 04.9.2003 của Thủ tướngChính phủ Tính đến ngày 20.9.2006 có 98,04% các sở thuộc diện bắt buộcthực hiện và 58,36% các sở không thuộc diện bắt buộc đã triển khai thựchiện Ở cấp huyện đã triển khai tại 661/671 đơn vị đạt tỷ lệ 98,50%; cấp xã

đã triển khai ở 9422/10.873 đơn vị đạt tỷ lệ 86,6%

Đánh giá về chất lượng của việc triển khai thực hiện, bộ Nội vụ nhậnđịnh chất lượng công việc được nâng lên, giảm thời gian cho nhân dân, đãgiải quyết cơ bản những yêu cầu của công dân và doanh nghiệp trên các lĩnhvực: Đăng ký kinh doanh, cấp GCNQSHN, QSDĐ, đăng ký hộ khẩu hộ tịch,chính sách xã hội Quan hệ giữa Chính quyền và nhân dân, các doanh nghiệpsau khi thực hiện cơ chế "một cửa" tốt hơn, Cán bộ, công chức tự giác xâydựng ý thức trọng thị đối với nhân dân hơn và cơ bản được nhân dân hàilòng Kết quả thực hiện cơ chế "một cửa" đã góp phần thúc đẩy kinh tế xãhội, nhiều địa phương đã phát huy những sáng kiến, thí điểm quan trọng cầnđược nhân rộng

Tuy nhiên, còn một số tồn tại trong việc triển khai thực hiện cơ chếnày: Công tác chỉ đạo, điều hành của một số địa phương chưa tốt thậm chí

có ý tưởng không tiếp tục thực hiện ở một số địa phương Hệ thống cơ chếphối hợp còn yếu, tính ổn định và đồng bộ trong các văn bản chưa cao; sựphối hợp giữa các cơ quan có lúc, có nơi chưa tốt; một bộ phận cán bộ, nhândân còn nhận thức sai lệch về cơ chế "một cửa"; tỷ lệ đạt chuẩn của CB-CC

ở bộ phận tiếp nhận và trả kết quả còn nhiều bất cập Giải pháp hoàn thiệntrong thời gian tới theo hướng: Thực hiện ở tất cả các cấp chính quyền, phânloại vụ việc để xác định thời gian thực hiện, tổ chức thí điểm cơ chế một cửaliên thông giữa các cấp chính quyền

Riêng địa bàn tỉnh Đồng Nai đã thực hiện cơ chế "một cửa tại 3/23 sở,

Trang 13

11/11 đơn vị cấp huyện, 171/171 đơn vị cấp xã và là một trong số ít các địaphương(3/64) chưa hoàn thành việc triển khai thực hiện cơ chế "một cửa" tạicác sở bắt buộc Nhìn chung, cơ chế “một cửa” được các tỉnh, thành phốtrong toàn quốc thực hiện theo đúng chỉ đạo của Chính phủ tại quyết định số181/QĐ-TTg Đồng thời với việc tiếp tục rà soát, rút ngắn và công khai thẩmquyền, quy trình, thời gian, phí, lệ phí giải quyết TTHC, hầu hết các địaphương đã tổ chức bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC, tinhọc hoá quy trình tiếp nhận và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISOtrong giải quyết TTHC.

1.4.1.Tại thành phố Hà Nội

Ngay từ năm 1996, Hà Nội đã chỉ đạo quận Ba Đình và huyện Gia Lâmlàm thí điểm Cải cách hành chính theo cơ chế "một cửa" Cho đến nay, cơchế ấy đã thực hiện được 7 năm trên một số địa bàn của Hà Nội và đã thuđược một số kết quả đáng khích lệ như : rút ngắn được thời gian giải quyếtthủ tục hành chính ; số hồ sơ được giải quyết đúng hẹn ngày càng tăng ; bộmáy hành chính mới theo cơ chế "một cửa" được sắp xếp lại một cách hợp lýhơn, vận hành tốt hơn

Thực tế cho thấy, việc áp dụng cơ chế "một cửa", tại bộ phận tiếp nhận

và hoàn trả hồ sơ của huyện Gia Lâm, đã rút ngắn thời gian giải quyết một

hồ sơ hành chính trong lĩnh vực cấp phép xây dựng từ 30 đến 40 ngày trướcđây xuống còn 20 đến 30 ngày ; cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh từ

20 đến 30 ngày xuống còn 7 đến 10 ngày ; cấp giấy xác nhận hồ sơ chuyểndịch nhà đất từ 40 đến 50 ngày xuống còn 25 đến 30 ngày ; xác nhận nguồngốc đất đai từ 15 đến 20 ngày xuống còn 7 đến 10 ngày ; cấp giấy trích lụcbản đồ từ 15 đến 20 ngày, xuống còn 10 đến 15 ngày

Nhờ áp dụng cơ chế "một cửa", quận Ba Đình đã giải quyết đúng hẹnđược 98,3% số hồ sơ ; quận Tây Hồ nâng tỷ lệ hồ sơ được giải quyết đúng

Trang 14

hẹn từ 57% lên 72 %, đặc biệt có những lĩnh vực như cấp phép đăng ký kinhdoanh lên 98%, giải quyết chế độ chính sách lên 100%.

Bộ máy hành chính cấp quận, huyện và sở, ngành ở những nơi thựchiện cơ chế "một cửa" được sắp xếp lại một cách hợp lý hơn, có sự phối hợpchặt chẽ hơn giữa các phòng, ban chức năng Đa số các quận, huyện và sở,ngành đã rút từ 18 phòng ban trước đây xuống 14 phòng, ban, rồi 10 phòng,ban như hiện nay Các đầu mối được thu gọn, vận hành thông thoáng, khắcphục được tình trạng cồng kềnh, kém hiệu quả trước đây

Cho tới nay, mô hình cơ chế "một cửa" đã được áp dụng tại 12/12 quận,huyện và 12/27 sở, ngành trên địa bàn Thành phố Điều đó đã góp phầnkhẳng định việc áp dụng cơ chế "một cửa" ở Thành phố Hà Nội là đúng đắn.Tính ưu việt của cơ chế "một cửa" đã được khẳng định Ngay sau khi

cơ chế được thử nghiệm một năm ( từ 1996-1997), Ủy ban nhân dân Thànhphố Hà Nội đã đánh giá là "rất khoa học và có hiệu quả, thời gian giải quyếtcông việc được nhanh hơn, lãnh đạo kiểm soát được công việc và tráchnhiệm công vụ của công chức, giảm được phiền hà, được nhân dân đồng tìnhủng hộ"

Trong phương hướng tiếp tục Cải cách hành chính giai đoạn từ năm

2003 đến năm 2005, Ban chỉ đạo Cải cách hành chính của Thành phố đã đề

ra nhiệm vụ tiếp tục chỉ đạo nhân rộng mô hình giải quyết thủ tục hànhchính theo cơ chế "một cửa" với hai phương án Thứ nhất là, củng cố nângcao hiệu lực của các Trung tâm một đầu mối trong việc tiếp nhận, hoàn trả

hồ sơ hành chính Thứ hai là, phối hợp cơ chế một đầu mối trong tiếp nhận,hoàn trả hồ sơ hành chính với cơ chế cung cấp dịch vụ công theo hướngkhắc phục nhược điểm, phát huy và kết hợp ưu điểm của Trung tâm một đầumối với Trung tâm dịch vụ hành chính công

Tuy nhiên, chúng ta không khỏi băn khoăn là tại sao tới nay vẫn còn

Trang 15

15/27 sở, ngành ( chiếm 55% tổng số các sở, ngành) chưa áp dụng cơ chế

"một cửa" và cũng không có báo cáo gì về vấn đề này cho Ban chỉ đạo Cảicách hành chính của Thành phố? Phải chăng cơ chế "một cửa" còn có chỗnào không phù hợp nên các sở, ngành chưa áp dụng?

Quả là cơ chế "một cửa" cũng còn có chỗ chưa phù hợp Như chúng ta

đã biết, để thực hiện cơ chế "một cửa", phải có bộ máy, đó là Trung tâmmột đầu mối Trung tâm một đầu mối của các đơn vị trong Thành phố hiệnnay đều có chức năng tiếp nhận và hoàn trả kết quả giải quyết hồ sơ thủ tụchành chính của công dân theo thẩm quyền được Thành phố phân cấp choquận, huyện hoặc uỷ quyền cho sở, ngành Các trung tâm này trong Thànhphố chưa có tên giao dịch chung, mỗi nơi gọi mỗi tên khác nhau, nhưng về

cơ bản chúng đều có chức năng và nhiệm vụ giống nhau, đó là tiếp nhận vàhoàn trả hồ sơ hành chính theo 4 nội dung công khai : Công khai công chứcnhận, hoàn trả hồ sơ (mỗi công chức đều phải đeo biển hiệu có ghi họ tên,chức vụ); công khai điều kiện cần và đủ để thụ lý hồ sơ; công khai thời hạnhoàn trả hồ sơ; công khai phí, lệ phí giải quyết hồ sơ

Các quận, huyện đặt Trung tâm một cửa trực thuộc Văn phòng Hộiđồng nhân dân và Ủy ban nhân dân quận, huyện do chánh, phó văn phòngtrực tiếp điều hành Các sở, ngành đặt Trung tâm một cửa trực thuộc phònghành chính do trưởng, phó phòng hành chính trực tiếp điều hành Công chứclàm nhiệm vụ tiếp dân, hoàn trả hồ sơ hành chính tại Trung tâm một đầu mốiđược điều động biệt phái từ các phòng chuyên môn, vừa chịu sự quản lýhành chính của người phụ trách Trung tâm, vừa chịu sự chỉ đạo nghiệp vụcủa trưởng các phòng, ban chuyên môn

Qua thời gian vận hành, tới nay, Trung tâm một đầu mối đã bộc lộ một

số hạn chế, trong đó hạn chế lớn nhất là tính chất không triệt để của nó Đólà:

Trang 16

Một là, chưa đáp ứng được nhu cầu đa dạng về dịch vụ hành chính của

công dân

Hai là, chưa được giao nhiệm vụ tiếp nhận và hoàn trả toàn bộ thủ tục

hành chính thuộc thẩm quyền của một cấp hành chính

Ba là, mới chỉ khắc phục được sự phiền hà trong phạm vi cấp hành

chính, chưa được tiến hành đồng bộ giữa ngành với ngành, giữa ngành vớicấp chính quyền quận huyện

Bốn là, chưa có địa vị pháp lý trong bộ máy hành chính như các cơ

quan chuyên môn ; mô hình tổ chức chưa ổn định, cán bộ công chức chưayên tâm làm nhiệm vụ

Năm là, lãnh đạo các ngành, các cấp chưa quan tâm đầy đủ đến Trung

tâm một cửa về cơ sở vật chất và bồi dưỡng kỹ năng cũng như các điều kiệnlàm việc khác cho công chức thực thi công vụ

Sáu là, một số khó khăn, vướng mắc chưa được giải quyết như : Các

văn phòng của Hội đồng nhân dân, uỷ ban nhân dân, các phòng hành chínhcủa các sở, ngành chưa bao quát hết được công việc của bộ phận tiếp nhận

và hoàn trả hồ sơ hành chính Phần lớn công chức được giao tiếp nhận vàhoàn trả hồ sơ chưa được bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước cần thiết,một số khác thực hiện qui chế chưa nghiêm, gây phiền hà cho công dân Một

số phòng, ban chức năng chưa tự giác chấp hành qui chế tiếp nhận hồ sơhành chính, tự ý không qua bộ phận "một cửa", xử lý sai qui trình Ngoài

ra, một số văn bản qui phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên chưa

rõ ràng, còn chồng chéo về thẩm quyền xử lý ; phân cấp giữa Thành phố vớiquận, huyện trong một số lĩnh vực chưa hợp lý, gây tranh luận giữa côngchức thực thi công vụ với công dân Bên cạnh đó, chế độ đãi ngộ cán bộchưa hợp lý, phân phối còn mang tính bình quân Do đó, công chức giỏinghiệp vụ chỉ muốn làm việc tại các phòng, ban chuyên môn, không muốn

Trang 17

làm việc tại phòng tiếp dân, hoàn trả hồ sơ.

Thực chất của Cải cách hành chính, áp dụng cơ chế "một cửa" trên địabàn Thành phố Hà Nội cũng như các địa bàn khác trong cả nước là để cảithiện mối quan hệ giữa Nhà nước với nhân dân ; là thay đổi quan điểm vàphương thức phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước từ thói quen cửaquyền xin - cho, dành thuận lợi cho người quản lý trước đây sang thói quenphục vụ của người công chức - công bộc, nhận khó khăn về mình, dànhthuận lợi cho nhân dân ; vì lợi ích của nhân dân và nhân dân là người đượchưởng lợi ích trực tiếp của cuộc Cải cách hành chính, của việc áp dụng cơchế "một cửa" Do đó, chính người công chức trong bộ máy hành chính phải

tự sửa mình, phải từ bỏ đặc quyền, đặc lợi, cùng với những tập quán, thóiquen cố hữu là tàn dư xấu của bộ máy hành chính quan liêu để lại Làmđược điều này trong bối cảnh kinh tế - xã hội hiện nay và đặc biệt là trongkhi chế độ tiền lương , còn nhiều bất hợp lý làm cho đại bộ phận cán bộ,công chức có thu nhập thấp, chưa sống được bằng thực chất đồng lương củamình thì quả là một điều không dễ Nhưng, chẳng lẽ phải chờ Cải cách tiềnlương xong, bảo đảm được đời sống cho cán bộ công chức mới tiến hành Cảicách hành chính, thực hiện cơ chế "một cửa"? Cho nên, trong bối cảnh kinh

tế - xã hội của ta hiện nay và trong khi tính tự giác của đội ngũ cán bộ côngchức chưa cao, chưa có được phẩm chất xã hội chủ nghĩa như Bác Hồ nói

"muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội phải có con người xã hội chủ nghĩa" thìCải cách hành chính, áp dụng cơ chế "một cửa" ở Hà Nội cũng như ở các địaphương khác trong cả nước cần có áp lực đủ mạnh từ trên xuống Thực tếcho thấy, nơi nào cấp uỷ đảng quyết tâm và có hành động cụ thể, thì nơi đóCải cách hành chính, thực hiện cơ chế "một cửa" đạt được mục tiêu mongmuốn

Như vậy, quy chế “một cửa”, “một đầu mối” được thí điểm lần đầu tiên

Trang 18

vào năm 1996 – 1997 tại UBND quận Ba Đình và UBND huyện Gia Lâm.Thực hiện Quyết định 181/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, từ01/01/2004 thực hiện quy chế “một cửa” đối với các cơ quan hành chính cấp

sở, UBND các quận, huyện; tháng 7/2004 thực hiện thí điểm đối với một số

xã, phường; từ 01/01/2005 thực hiện đồng loạt đối với các xã, phường, thịtrấn Rút kinh nghiệm trong quá trình thực hiện chỉ đạo thực hiện mô hìnhtập trung một đầu mối từ những năm trước, thành phố Hà Nội đã chỉ đạothực hiện đồng bộ giữa ngành và cấp, liên thông giữa từ các sở đến UBNDcác quận, huyện, UBND các xã, phường, thị trấn, kết hợp chặt chẽ giữa cảcách TTHC với tin hoá quy trình tiếp nhận, giải quyết TTHC và chuyên mônhoá công chức tiếp nhận hồ sơ hành chính (HSHC), chấm dứt tình trạng cácphòng chuyên môn cử cán bộ tiếp nhận (HSHC)

Tính đến nay, 100% cơ quan hành chính thành phố Hà Nội, bao gồm 26

sở, ban, ngành, 14/14 quận, huyện, 232/232 xã, phường, thị trấn đang thựchiện quy chế “một cửa” Nhìn chung, UBND các quận, huyện, UBND các

xã, phường, thị trấn trên địa bàn thành phố Hà Nội đã có nhiều cố gắng trongviệc đầu tư cải tạo trụ sở và trang bị cơ sở vật chất Đến 31/12/2005 đã có32/39 bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC của các Sở, UBNDcác quận, huyện của Thành phố đã kết nối với cổng giao tiếp điện tử Hà Nội

để công khai toàn bộ danh mục, quy trình, thời gian, lệ phí giải quyết TTHCthuộc thẩm quyền tiếp nhận

1.4.2 Tại thành phố Hồ Chí Minh

Quy chế “một cửa” được thí điểm theo hướng “một cửa, một dấu” tại 3đơn vị là quận I, quận V và huyện Củ Chi Theo mô hình này, trong mọihoạt động, điều hành, các phòng chuyên môn trực thuộc UBND quận, huyệncùng sử dụng duy nhất một dấu quốc huy của UBND; chủ tịch UBND uỷnhiệm cho một số trưởng phòng ký một số loại văn bản thuộc lĩnh vực

Trang 19

chuyên môn; chủ tích trực tiếp ký hoặc phân công, phó chủ tịch và một số uỷviên uỷ ban ký giải quyết và đóng dấu “quốc huy” các văn bản thuộc thẩmquyền của UBND Từ năm 2003 đến nay, một số quận, huyện thuộc thànhphố Hồ Chí Minh thành lập tổ nghiệp vụ hành chính thuộc Văn phòngHĐND-UBND quận, huyện; giao cho tổ này làm nhiệm vụ thụ lý các hồ sơ

có tính chất ít phức tạp mà không phải chuyển cho phòng chuyên môn thụ

lý Từ đầu năm 1998, các sở-ngành tại TPHCM đã thực hiện thống nhất cơchế “một cửa” và các quận-huyện thực hiện thống nhất cơ chế “một cửa, mộtdấu”, phần lớn các thủ tục hồ sơ hành chính đã được đơn giản hóa, một sốthủ tục không còn phù hợp cũng được loại bỏ

Trách nhiệm của tổ chức và cá nhân cán bộ rõ ràng Mối quan hệ phốihợp trong giải quyết công việc từng bước đồng bộ, chặt chẽ Điển hình nhất

là việc giải quyết hồ sơ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích SDĐ ở SởTài nguyên và Môi trường; giải quyết hồ sơ xin cấp phép đối với các dự án

có vốn đầu tư trong nước và vốn đầu tư nước Ngoài tại Sở Kế hoạch và Đầutư; làm thủ tục cấp mã số thuế và hoàn thuế tại Cục Thuế TP v.v

Tuy nhiên, cơ chế “một cửa” đang được thực hiện tại TP, cũng như cácđịa phương hiện nay, mới chỉ có kết quả tại mỗi sở-ngành, quận-huyện, màchưa tạo được kết nối liên thông, liên ngành giữa các ngành, các cấp Từ đó

có sự “đứt khúc” trong quan hệ phối hợp công việc, gây vướng mắc, chồngchéo, thậm chí còn trở ngại lẫn nhau giữa các cơ quan Hồ sơ hành chính cóliên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp hoặc nhiều cơ quan, đơn vị thì tổ chức

và người dân vẫn còn phải tự liên hệ qua nhiều cửa, tại nhiều đơn vị

Để khắc phục tình trạng tồn tại nêu trên, TPHCM đã áp dụng thực hiện

cơ chế “một cửa, liên thông” Mô hình này có thể được coi là bước tiếp nốihay một cấp độ cao hơn của việc thực hiện cơ chế “một cửa” Và nó đã từngbước khắc phục được tình trạng “đứt khúc”, thiếu đồng bộ trong mối quan

hệ công tác giữa các sở-ngành, quận-huyện, phường-xã, thị trấn mà TPHCM

Trang 20

gặp phải trong quá trình thực hiện cơ chế “một cửa”.

Quá trình Cải cách hành chính tại TPHCM cho thấy cơ chế “một cửa”

có thể áp dụng cho tất cả các quy trình giải quyết các quan hệ hành chínhgiữa công dân với cơ quan hành chính Vấn đề quan trọng là phải xây dựngđược quy trình thực hiện các giao dịch hành chính sau “một cửa” nhằm đảmbảo tính thông suốt, đơn giản, gọn và có khả năng theo dõi từ khâu đầu đếnkhâu cuối Thực tiễn cho thấy khó khăn, phức tạp nhất trong cơ chế “mộtcửa” là vấn đề tạo được mối quan hệ liên thông giữa các cơ quan, các đơn vịkhi tham gia vào quy trình giải quyết thủ tục hành chính Làm sao cho quytrình ấy thực hiện một cách đồng bộ, liên hoàn, tạo thành “dòng chảy” côngviệc giữa các cơ quan, các cấp có thẩm quyền

Từ những thực tế đã và đang diễn ra khi áp dụng mô hình “một cửa”thời gian qua, có thể rút ra bốn bài học kinh nghiệm mang tính nguyên tắctrong thực hiện cơ chế “một cửa” tại TPHCM:

Thứ nhất, xác định rõ đầu mối chính của quy trình thực hiện giao dịch

hành chính, là nơi tiếp nhận các thủ tục cần thiết cho việc giải quyết cácquan hệ hành chính (quan hệ về thủ tục hành chính, quan hệ công việc) và lànơi cung cấp kết quả cuối cùng sau khi thực hiện các bước tác nghiệp theoquy định Phải có vai trò chỉ huy, là đầu mối điều hành, kiểm tra, giám sát

“dòng chảy” của quy trình, để các bước thực hiện không bị “tắc” tại cáckhâu trung chuyển giữa các cơ quan, giữa các đơn vị hoặc giữa các cấp

Thứ hai, xác định rõ các khâu, các bước thuộc quy trình giải quyết quan

hệ hành chính, trình tự, thời gian, những tác nghiệp tương ứng của từngkhâu, kết quả trung gian do các thành viên thực hiện, mối quan hệ giữa cácthành viên Qua đây cần xác định rõ tính hệ thống, hợp lý của các khâu trongquy trình, khâu nào có thể bỏ bớt, khâu nào có thể thực hiện đồng thời để rútngắn thời gian và khâu nào có thể được kết hợp, lồng ghép với nhau

Thứ ba, xác định và xây dựng hệ thống chuẩn hóa về văn bản, hồ sơ,

Trang 21

tính pháp lý kèm theo, xác nhận về chuyên môn, chuyên ngành, định mức vàtiêu chuẩn cần phải tuân thủ cần thiết cho từng khâu, từng công đoạn thuộcquy trình Khi các quy định về pháp lý đối với chức năng, thẩm quyền và thủtục cho việc thực hiện quan hệ hành chính đã được xác định rõ ràng, đầy đủthì công việc của các cơ quan hành chính nhà nước sẽ rất thuận lợi trongviệc thiết lập và bảo đảm sự vận hành các quy trình theo cơ chế “một cửa”.

Thứ tư, một trong những vấn đề được chú trọng trong nền hành chính

hiện đại là sử dụng công nghệ thông tin làm công cụ hỗ trợ quan trọng trongtiến trình Cải cách hành chính Hệ thống công nghệ thông tin sẽ tham gia, hỗtrợ cho việc liên kết, phối hợp giữa các khâu tác nghiệp, giữa các cơ quan,đơn vị chức năng cùng tham gia xử lý và giải quyết

1.4.3 Tại một số địa phương khác

Thành phố Đà Nẵng có sáng kiến giao cho Trung tâm Xúc tiến đầu tưnước Ngoài thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư đảm nhận toàn bộ việc tiếp nhận

và giải quyết TTHC trong lĩnh vực đầu tư nước Ngoài Thị xã Thủ Dầu Một(tỉnh Bình Dương) đưa máy xếp hàng vào bộ phận tiếp nhận HSHC để giảmbớt thời gian chờ đợi của công dân, tổ chức khi đến nộp HSHC Huyện LongĐiền (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) có sáng kiến hợp nhất với bộ phận tiếp nhậnHSHC của UBND huyện với văn phòng đăng ký chuyển quyền sử dụng đất.Thành phố Huế (tỉnh Thừa Thiên Huế) có sáng kiến thành lập trung tâmnghiệp vụ hành chính công Trung tâm nghiệp vụ hành chính công của thànhphố Huế là tổ chức có tư cách pháp nhân độc lập, có tài khoản và con dấuriêng, được giao tiếp nhận và giải quyết một số TTHC mà không cần quaphòng chuyên môn

Chương 2: PHÂN TÍCH QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN CƠ

CHẾ “MỘT CỬA” Ở UBND HUYỆN ĐÔNG ANH.

2.1 Quá trình tổ chức thực hiện

Trang 22

Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính củaUBND huyện Đông Anh được thành lập theo Quyết định số: 156/2003/QĐ-

UB ngày 11/11/2003 của UBND Thành phố Hà Nội về việc thực hiện cơ chế

“một cửa” trong giải quyết thủ tục hành chính tại các cơ quan hành chínhcủa Thành phố Hà Nội và Quyết định số: 1153/ QĐ- UB ngày 29/12/2003của UBND huyện Đông Anh về việc thành lập Bộ phận tiếp nhận hồ sơ vàtrả kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” thuộc Vănphòng HĐND và UBND Huyện

Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính (Sauđây gọi tắt là Bộ phận tiếp nhận hồ sơ hành chính ) có chức năng tiếp nhận

hồ sơ và trả kết quả giải quyết đối với các loại thủ tục hành chính sau đây:1) Tiếp nhận và giải quyết các chế độ chính sách về Bảo hiểm xã hội.2) Cấp, đổi, sửa phiếu khám chữa bệnh BHYT

3) Chứng thực:

- Bản sao giấy tờ, văn bằng chứng chỉ bằng tiếng Việt

- Chữ kí của công dân Việt Nam trong các giấy tờ phục vụ cho việcthực hiện các giao dịch dân sự trong nước

- Hợp đồng giao dịch liên quan đến động sản có giá trị dưới 50 triệuđồng

- Văn bản thoả thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản

4)Tiếp nhận hồ sơ: Tiếp nhận và điều động nhân sự, thi tuyển công chức,tuyển lao động hợp đồng trong các cơ quan hành chính sự nghiệp, duyệt biênchế

5) Cấp phát ngân sách cho các đơn vị thụ hưởng ngân sách

6) Thẩm định hồ sơ quyết toán và cấp kinh phí có tính chất xây dựng.7) Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

8) Chuyển đổi quyền sử dụng đất

Trang 23

9) Cấp giấy phép xây dựng.

10) Thẩm định thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán công trình xây dựng

11) Tiếp nhận và giải quyết các chế độ chính sách về LĐTB & XH

12) Giải quyết chế độ về thờ cúng liệt sỹ

13) Cấp, đổi, bổ sung nội dung giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh chocác hộ kinh doanh cá thể

Ngoài ra, Bộ phận tiếp nhận hồ sơ hành chính của UBND huyện ĐôngAnh có nhiệm vụ:

1) Tiếp nhận hồ sơ xin giải quyết thủ tục hành chính của công dân, tổchức và thẩm định hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ

2) Chuyển hồ sơ hợp pháp, hợp lệ sau khi đã được kiểm tra đầy đủ đếnphòng chuyên môn có thẩm quyền thụ lí

3) Tiếp nhận kết quả giải quyết từ phòng chuyên môn, lưu trữ, thông báo

và trả kết quả giải quyết cho công dân, tổ chức

4) Thực hiện các dịch vụ tư vấn pháp luật, thông tin, tra cứu, in ấn, saochụp văn bản hành chính theo yêu cầu của công dân, tổ chức theo quy địnhcủa cơ quan có thẩm quyền

5) Báo cáo tình hình hoạt động và đề xuất biện pháp nâng cao năng lựchoạt động của Bộ phận tiếp nhận hồ sơ hành chính và Cải cách thủ tục hànhchính với UBND Huyện

Trưởng các phòng, ban chuyên môn có trách nhiệm thụ lí hồ sơ hànhchính do Bộ phận tiếp nhận hồ sơ hành chính chuyển đến, không được phéptrực tiếp nhận hoặc trả kết quả cho công dân, tổ chức đối với những thủ tụchành chính đã được qui định thực hiện theo cơ chế “một cửa”

Nhiệm vụ của cán bộ, công chức làm việc tại bộ phận tiếp nhận hồ sơhành chính cũng được quy định rõ ràng Bộ phận tiếp nhận hồ sơ hành chínhcủa UBND Huyện nằm trong cơ cấu tổ chức bộ máy của Văn phòng HĐND

Trang 24

và UBND huyện, do một lãnh đạo Văn phòng HĐND và UBND trực tiếpđiều hành Người được cử trực tiếp điều hành Bộ phận tiếp nhận hồ sơ hànhchính gọi là Trưởng Bộ phận tiếp nhận hồ sơ hành chính Trưởng Bộ phậntiếp nhận hồ sơ hành chính có trách nhiệm tổ chức hoạt động của Bộ phậntiếp nhận hồ sơ hành chính theo quy chế “một cửa” được ban hành kèm theoQuyết định số 181/QĐ - CP của Chính phủ, Quyết định số 156/2003/QĐ -

UB ngày 11/11/2003 của UBND Thành phố Hà Nội và Quyết định số: 1154ngày 29/12/2002 của UBND Huyện Đông Anh về việc ban hành qui chế về

tổ chức và hoạt động của bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết các thủtục hành chính thuộc Văn phòng HĐND và UBND Huyện, bao gồm:

- Phân công nhiệm vụ tiếp nhận và trả kết quả cho công chức trong biênchế hoặc công chức được điều động biệt pháI đến làm việc tại Bộ phận tiếpnhận hồ sơ hành chính

- Kí biên bản giao, nhận hồ sơ hành chính giữa bộ phận tiếp nhận hànhchính với phòng chuyên môn có thẩm quyền thụ lí hồ sơ hành chính

- Nhận xét đánh giá công chức hàng năm theo pháp lệnh cán bộ, côngchức làm việc tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ hành chính, gửi nhận xét, đánhgiá về phòng chuyên môn đối với các công chức được điều động biệt phái,thông báo với phòng chuyên môn và báo cáo với người có thẩm quyền xử líkhi công chức được điều động biệt pháI vi phạm quy chế hoạt động của Bộphận tiếp nhận hồ sơ hành chính

- Lập dự toán kinh phí, kế hoạch thu, chi tài chính,quyết định các khoảnthu, chi của Bộ phận tiếp nhận hồ sơ hành chính theo hướng dẫn của Sở Tàichính và chịu trách nhiệm trước UBND huyện về quyết định đó

- Báo cáo định kì về tình hình hoạt động của Bộ phận tiếp nhận hồ sơhành chính với UBND huyện và cơ quan hành chính cấp trên

Công chức được phân công nhận và trả hồ sơ phải là công chức trongbiên chế nhà nước, có trình độ quản lí nhà nước, am hiểu pháp luật, thành

Trang 25

thạo chuyên môn, nghiệp vụ, nắm vững chức năng, nhiệm vụ, quyền hạnđược giao, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan hành chính và cácphòng, ban chuyên môn có liên quan, năng động nhiệt tình và có khả nănggiao tiếp tốt Công chức thuộc biên chế của Bộ phận tiếp nhận hồ sơ hànhchính làm việc theo chế độ chuyên trách, được đào tạo, bồi dưỡng để mỗicông chức đều có khả năng tiếp nhận tất cả hồ sơ hành chính thuộc thẩmquyền của cơ quan hành chính Huyện.

Đối với các xã, thị trấn đều bố trí riêng các thiết bị như: máy vi tính, máyphôt tô cho các xã thị trấn,… một số xã, thị trấn đã đầu tư xây dựng như:Vân Nội, Vân Hà, Thị trấn Uy Nỗ… Có 10 xã, thị trấn đã được huyện triểnkhai kết nối cổng giao tiếp điện tử như: Nam Hồng, Nguyên Khuê, BắcHồng, Cổ Loa, Kim Chung…

2.2.2 Về bố trí cán bộ, công chức tại nơi tiếp nhận hồ sơ hành chính:

Theo sự chỉ đạo chung của thành phố UBND huyện đã bố trí 07 cán bộchuyên trách tại bộ phận tiếp nhận HSHC của huyện, trong đó:

- 04 cán bộ, công chức: (01 cán bộ lãnh đạo và 03 chuyên viên)

- Văn phòng Đăng ký đá và nhà của Huyện có 04 cán bộ, công chức,

Trang 26

gồm: 01 cán bộ lãnh đạo, 03 chuyên viên.

- Đối với các xã, thị trấn: 24/24 xã, thị trấn trong huyện đều bố trí 01 cán

bộ chguyên trác hoặc không chuyên trách trực tại bộ phận một cửa của đợn

vị thoe quy định Ngoài ra để thực hiện Nghị định số 79/2007/NĐ-CP ngày18/5/2007 của Chính phủ các đơn vị còn bố trí thêm cán bộ tư pháp phối hợpcùng cới cán bộ Một cửa đẻ tiệp nhần và giảI quyếnt kịp thời việc chứngthực các bản sao từ bản chính

Năm 2007, Huyện đã cử 14 cán bộ, công chức đi đào tạo nâng cao kỹnăng quản lý nhà nước, 04 chuyên viên trực tiếp làm công tác CCHC tại cácphòng, ban của huyện và 24 cán bộ một cửa xã thị trấn Ngoài ra huyện còn

tổ chức bồi dưỡng dưới các hình thức chuyên đề, học tập lý luận, học tập tưtưởng Hồ Chí Minh, bồi dưỡng Đảng viên mới, kết nạp đảng… cho các cánhân, tổ chức, đơn vị đóng trên địa bàn huyện là 4901 học viên

Thông qua các chương trình học tập, bồi dưỡng nâng cao chuyên mônnghiệp vụ, đội ngũ cán bộ, công chức của huyện, xã, thị trấn đã đáp ứng cơbản được yêu cầu nhiệm vụ, có kiến thức chuyên môn, hiểu biết pháp lý và

có kỹ năng theo tiêu chuẩn, nghiệp vụ quy định

2.2.3 Về các văn bản pháp quy thực hiện Cơ chế “một cửa”:

Hiện tại 100% các xã, thị trấn đều xây dựng các quy chế, quy trình triểnkhai việc tiếp nhận và giảI quyết hồ sơ hành chính thông qua bộ phận mộtcửa

UBND huyện đã ban hành các quy định liên quan đến thực hiện cơ chếmột cửa của huyện, cụ thể:

+Quyết định số 1153/QĐ-UB ngày 29/12/2003 về ciệc thành lập bộ phậntiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết TTHC theo cơ chế một cửa

+Quyết định số 1154/QD-UB ngày 29/12/2003 về việc ban hành "Quychế về tổ chức và hoạt động của Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giả

Trang 27

quyết TTHC theo cơ chế một cửa".

+Công văn số 821/UB-TCCQ ngày 29/1/2007 v/v cử cán bộ tham gia Tổchức công tác liên thông giảI quyết TTHC theo Quyết định 217/2006/QĐ-UBND ngày 06/12/2006 của UBND Thành phố…

Thực hiện áp dụng ISO trong việc tiếp nhận và giảI quyết HSHC,Huyện đã ban hành Quyết định số 354/QĐ-UBND ngày 30/3/2007 V/v banhành các tài liệu của Hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001 –

2000 tại UBND huyện Đông Anh Triển khai áp dụng quản lý ISO ở một sốvăn phòng: Văn phòng HĐND và UBND huyện, Phòng XD - ĐT, phòngthanh tra, phòng Kinh tế – Kế hoạch, phòng nội vụ, phòng Tư pháp Quátrình triển khai, bước đầu đã phát huy hiệu quả và cục đo lường chấtlượng…đã ghi nhận đủ tiêu chuẩ để cấp giấy chứng nhận ISO theo quy địnhhai thủ tuch hành dchính là: Cấp Phép xây dựng và công chứng, chứng thựcvăn bản bằng tiếng nước Ngoài

2.2.4 Về cơ chế kiểm tra, giám sát nội bộ đơn vị về việc tiếp nhận, giảI quyết thủ tục hành chính:

Trong công tác này huyện chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị trong huyệnUBND các xã, thị trấn thường xuyên rà soát, sửa đổi, bổ sung, xây dựng các

cơ chế quản lý giám sát công tác xây dựng văn bản pháp quy đảm bảo tránhchồng chéo, phù hợp với quy định pháp luật

UBND huyện đã ban hành quyết định số 1154/QĐ-UB ngày29/12/2003 về việc ban hành “Quy chế về tổ chức và hoạt động của Bộ phậntiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giảI quyết TTHC theo cơ chế “một cửa’’;Quyết định số 1090/ QĐ-UBND ngày 07/08/2007 về việc phân công thànhviên UBND huyện Quy chế làm việc của UBND huyện, quy chế phối hợphoạt động giữa HĐND, UBND, ủy ban MTTQ huyện…

Trên cơ sở các quy chế này, UBND huyện tổ chức giao ban phối hợp

Trang 28

thực hiện giữa Bộ phận tiếp nhận HSHC và các phòng, ban thuộc huyệnnhằm tạo điều kiện tốt nhât việc giảI quyết các TTHC cho tổ chức và côngdân.

Đối với các xã, thị trấn thực hiện nghiêm túc sự chỉ đạo của UBNDhuyện; Tất cả các đơn vị đều xây dựng các quy chế phối hợp, phân công,giám sát như: Quy chế phân công nhiệm vụ giữa các thành viên UBND, Quychế phối hợp hoạt động giữa Đảng uỷ, HĐND, UB MTTQ và các ban,ngành đoàn thể xã, thị trấn…

Thông qua các cuộc giao ban và cơ chế giám sát, Bộ phận tiếp nhận hồ

sơ hành chính, các phòng, ban đơn vị huyện và UBND các xã, thị trấn đã cơbản chủ động phối hợp tốt với nhau trong công việc tiếp nhận và giải quyếtcông việc của công dân, tổ chức…

2.2.5 Về danh mục thủ tục hành chính thực hiện tại đơn vị.

UBND huyện thường xuyên yêu cầu các đơn vị liên tục cập nhật thủtục, qy trình và công khai toàn bộ các quy trình thủ tục hành chính thuộcthẩm quyền tiếp nhận của các đơn vị

Số thủ tục của huyện hiện thực hiện được theo cơ chế “một cửa” vàniêm yết công khai là 62 TTHC; ở xã, thị trấn là 54 thủ tục.Thực hiện cácvăn bản hưóng dẫn của Trung ương và Thành phố, huyện đã cho rà soát vàthống kê lại toàn bộ các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền tiếp nhận vàgiải quyết của cấp huyện và cấp xã, phường, thị trấn, đồng thời đề nghịThành phố xem xét bãi bỏ sửa đổi và bổ sung một số thủ tục hành chínhkhông còn phù hợp thao quy định (UBND huyện đã có ý kiến đóng gópbằng văn bản gửi Sở Nội vụ) Hiện tại huyện đang chờ Thành phố ban hànhthủ tục hành chính mới đối với các cơ quan hành chính Thành phố.Trong khichờ Thành phố phê chuẩn kết quả chuẩn bộ thủ tục hành chính mới, trước

Trang 29

mắt Huyện chỉ đạo UBND các xã, thị trấn áp dụng các quy định mới nhấtcủa Trung ương và Thành phố để thực hiện việc tiếp nhận và giải quyết cáccông việc của công dân và tổ chức theo đúng quy định như: Thực hiện việctiếp nhận tất cả các Hồ sơ hành chính trong ngày làm việc, tổ chức làm việcvào ngày thứ bảy hàng tuần theo đúng chỉ đạo của THành phố và Thủ tướngChính phủ.

Tính đến nay, các đơn vị đều thực hiện nghiêm túc các quy định củaTrung ương và Thành phố trong việc tiếp nhận và giải quyết HSHC củacông dân, tổ chức theo đúng quy định, các công dân, tổ chức đến liên hệ giảiquyết công việc về cơ bản không có ý kiến phàn nàn, thắc mắc

2.2.6 Về niêm yết công khai

Hiện tại tất cả các phòng, ban đơn vị thuộc huyện đã thực hiện việc cậpnhật và công khai tiếp nhận HSHC toàn bộ cac thủ tục giải quyết hành chínhthuộc thẩm quyền của đơn vị theo quy định như: Công khai thủ tục côngchứng, chứng thực, phí, lệ phí, các quy định về quyền và nghĩa vụ của côngdân, tổ chức; họ tên, chức vụ của những cán bộ, số điện thoại đường dâynóng, việc đeo thẻ đối với cán bộ, công chức khi tiếp và giải quyết công việccủa công dân, tổ chức

2.2.7 Về cách thức nhập số liệu và các sổ sách, phần mềm tin học phục vụ quản lí công tác tiếp nhận và giải quyêt các thủ tục hành chính.

Bộ phận tiếp nhận HSHC huyện và các xã, thị trấn thực hiện việc ghichép sổ sách, cập nhật vào máy tính các số liệu liên quan đến việc tiếp nhận

và giải quyết HSHC đầy đủ, kịp thời, chính xác

Các sổ sách, phần mềm tin học hiện đang đựoc Bộ phận “một cửa” củahuyện sử dụng gồm:

Một là, sổ nhật kí ghi chép công việc tiếp nhận và chuyển giao hồ sơ

Ngày đăng: 07/09/2012, 14:53

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
7. Kỷ yếu hội thảo khoa học “Kinh tế tri thức và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam” , Ban khoa giáo TƯ - Bộ KH, CN&MT - Bộ Ngoại giao, Hà Nội 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế tri thức và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam
9. Tài liệu hướng dẫn thực hiện cơ chế “một cửa” tại UBND cấp huyện, Bộ Nội vụ, Hà Nội – 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: một cửa
1. Các giải pháp thúc đẩy Cải cách hành chính ở Việt Nam, TS. Nguyễn Ngọc Hiến, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội – 2001 Khác
2. Cải cách dịch vụ công, PGS.TS. Lê Chi Mai: Cải cách dịch vụ công ở VN, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2003 Khác
3. Cải cách hành chính Nhà nước – Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp,TS Thang Văn Phúc(chủ biên), NXB thống kê Hà Nội 2002 Khác
4. Dịch hành chính công, PGS, TS Lê Chi Mai: NXB lý luận chính trị, Hà Nội 2006 Khác
5. Dịch vụ công và xã hội hóa dịch vụ công, một số vấn đè lí luận và thực tiễn, Bộ nội vụ, Viện khoa học tổ chức Nhà nước, TS Chu Văn Thành(Chủ biên), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2004 Khác
6. Hướng dẫn thực hiện quy chế một cửa trong các cơ quan hành chính thuộc Thành phố Hà Nội, UBND Thành phố Hà Nội Sở Nội Vụ, NXB Hà Nội – 2006 Khác
8. Tài liệu bồi dưỡng kỹ năng tiếp nhận hồ sơ hành chính thuộc thẩm quyền UBND quận, huyện, xã, phường, thị trấn, NXB Hà Nội – 2006 Khác
10. Vai trò của Nhà nước trong cung ứng dịch vụ công, nhận thức, thực trạng và giải pháp, TS Nguyễn Ngọc Hiến, NXB Văn hóa – Thông tin, Hà Nội 2002 Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w