Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 55 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
55
Dung lượng
530,5 KB
Nội dung
Nhận xét: - Chỉnh sửa lại theo yêu cầu? - Cơ sở tính toán các nguồn thải? - Chỉnh sửa lại cấu trúc cho hợp lý? - Xem lại cách áp dụng TC Cường CHƯƠNG I MÔ TẢ DỰ ÁN 1. Tên Dự án - Công trình: Bệnh Viện Đa Khoa Hòa Xuân. - Địa điểm: Dự án được triển khai xây dựng thuộc phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ và xã Hòa Phước, huyện Hòa Vang, TP.Đà Nẵng. 1.2. Cơ quan chủ dự án Cơ quan chủ đầu tư: Công ty CP Bệnh viện Đa Khoa Hòa Xuân. - Địa chỉ liên lạc: 99A Lê Độ, quận Thanh Khê, TP. Đà Nẵng - Điện thoại: 0511(811238-688689) - Đại diện (bà): Nguyễn Thị Kim Duyên Chức vụ: Giám đốc 1.3. Vị trí địa lý của Dự án 1.3.1. Vị trí của Dự án Dự án Bệnh Viện Đa Khoa Hòa Xuân được xây dựng trên khu đất với tổng diện tích 39.480m 2 tại khu dân cư tổ 2 thôn Liêm Lạc, xã Hòa Phước, huyện Hòa Vang và phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, Tp.Đà Nẵng. Ranh giới xây dựng dự án như sau: + Phía Bắc giáp: Đường bê tông từ Miếu Bông vào UBND phường Hòa Xuân + Phía Nam giáp: Nhà dân tổ 2 thôn Liêm Lạc, phường Hòa Xuân. + Phía Đông giáp: Ruộng lúa, nhà dân. + Phía Tây giáp: Quốc lộ IA - đường Nam cầu Cẩm Lệ 1.3.2. Các đối tượng xung quanh khu vực Dự án - Giao thông: Mạng lưới đường giao thông và các công trình hạ tầng kỹ thuật được đấu nối với hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật của Dự án Khu dân cư phía Nam cầu Cẩm Lệ. Khu vực này đã được qui hoạch nên đường sá rất thuận tiện. Từ đây có thể đi vào Quảng Nam bằng quốc lộ IA, đi Đà Nẵng bằng 3 con đường: phía Tây đi bằng đường Cầu Đỏ, phía Tây Bắc đi hướng Nam cầu Cẩm Lệ, hướng Đông đi Trung Lương, Cồn Cầu (cầu Đò Xu sau này) Với vị trí giao thông như vậy thì khi Dự án đi vào hoạt động rất là thuận lợi trong khâu đón nhận bệnh nhân. - Sông ngòi: Cách Dự án khoảng 2 km về hướng Đông Bắc là sông Cẩm Lệ. - Khu dân cư: Xung quanh khu vực Dự án là đất ruộng và khu dân cư thôn Liêm Lạc. - Khu thương mại: Hiện tại, tại khu vực Dự án có chợ Miếu Bông đang hoạt động. Tuy nhiên, khi xây dựng Dự án Bệnh viện Đa Khoa thì khu vực này được giải tỏa và bàn giao mặt bằng lại cho Dự án. Chợ Miếu Bông sẽ được quy hoạch lại và chuyển đến một vị trí mới.(Xem Sơ đồ vị trí của Dự án ở phần phụ lục) 1.4. Nội dung chủ yếu của Dự án 1.4.1. Đặc điểm hiện trạng tại khu đất xây dựng Dự án - Hiện trạng sử dụng đất: Tổng diện tích đất xây dựng là 39.480m 2 . Toàn bộ diện tích đất xây dựng Dự án chủ yếu là đất ruộng, một số ít hoa màu, ao sen và một số ít hộ dân ở gần đường quốc lộ 1A. - Hiện trạng các công trình kiến trúc: Hiện trạng khu đất giải toả để xây dựng dự án có các công trình kiến trúc gồm một vai nhà cấp 4 của người dân, 01 chợ và 01 nhà thờ Tộc. Tuy nhiên, theo qui hoạch dự án chỉ giải toả một số nhà cấp 4 và chợ, con nha thờ tộc thi vẫn giữ lại. - Hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật: Giáp về phía Tây Bắc của Dự án là Khu dân cư phía Nam cầu Cẩm Lệ, do la khu dân cứ mới hình thành, nên hệ thống hạ tâng kỹ thuật (mạng lưới cấp nước, thoát nước, thông tin liên lạc) tại đây tương đối đây đủ. Khi dự án được hinh thành, các công trình hạ tầng kỹ thuật được đấu nối với hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật của Khu dân cư này. 1.4.2. Nội dung xây dựng dự án 1.4.2.1. Hình thức đầu tư của Dự án - Công trình được đầu tư từ nguồn vốn tự có và nguồn vốn vay Ngân hàng. - Hình thức xây dựng: Xây dựng mới. 1.4.2.2 Quy mô xây dựng các hạng mục công trình: Dự án xây dựng Bệnh Viện Hòa Xuân được xây dựng với quy mô 500 giường, được chia làm 5 khu: a) Khu điều trị ngoại trú: Khoa khám bệnh, cấp cứu và lưu bệnh, tiếp đón, cận lâm sàng (xét nghiệm, chuẩn đoán hình ảnh), nhà thuốc. - Các hạng mục công trình: + Buồng cấp cứu, lưu bệnh. + Buồng tiểu phẩu. + Buồng bó bột. + Phòng khám chuyên khoa nội tổng quát. + Phòng khám chuyên khoa ngoại tổng quát. + Phòng khám chuyên khoa phụ sản, kế hoạch hóa gia đình. + Phòng khám chuyên khoa nhi. + Phòng khám chuyên khoa mắt. + Phòng khám chuyên khoa Tai mũi họng. + Phòng khám chyên khoa Răng hàm mặt. + Phòng khám chuyên khoa phẩu thuật thẩm mỹ. + Phòng khám chuyên khoa da liễu. + Phòng khám vật lý trị liệu, phục hồi chức năng. + Phòng khám y học cổ truyền. b) Khu điều trị nội trú: Các hạng mục công trình: - Khu nội, nhi khoa: + Đơn vị điều trị các bệnh thông thường về nội khoa, nhi khoa. + Đơn vị lọc thận. + Đơn vị vật lý trị liệu, phục hồi chức năng. + Buồng thủ thuật. + Buồng sơ sinh. - Khu ngoại khoa, phẩu thuật, gây mê hồi sức: + Đơn vị ngoại tổng hợp. + Đơn vị phẩu thuật thẩm mỹ, tạo hình. + Buồng phẩu thuật. + Buồng hậu phẩu. + Đơn vị hồi sức. - Khu sản phụ khoa, kế hoạch hóa gia đình: + Buồng đẻ. + Buồng chờ đẻ. + Buồng khám sản. + Buồng khám phụ khoa. + Buồng hậu sản. + Buồng kỹ thuật kế hoạch hóa gia đình. + Buồng tư vấn về sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình. - Khu dinh dưỡng: - Khu liên chuyên khoa Mắt, Tai mũi họng, Răng hàm mặt. - Khu y học cổ truyền: + Bắt mạch, kê đơn, bốc thuốc. + Ẩm thực dược trị liệu. + Dưỡng sinh + Vườn thuốc nam. - Khu cận lâm sàng: + Xét nghiệm: Huyết học, sinh hóa, vi sinh, giải phẩu bệnh. + Chuẩn đoán hình ảnh: X quang, CT scanner, siêu âm. + Thăm dò chức năng: Điện tâm đồ, điện não đồ, điện cơ, lưu huyết não đồ, nội soi tiêu hóa, hô hấp, tiết niệu, sản khoa. c) Khu hành chính. d ) Khu bảo trì, sửa chữa y dụng cụ, nhà xe. e) Khu nhà nghỉ cho cán bộ nhân viên y tế, người nước ngoài đến làm việc tại bệnh viện. 1.4.2.3. Các chỉ tiêu thông số kỹ thuật của Dự án: Bảng 1.1:Thông số kỹ thuật các hạng mục công trình. TT Các hạng mục công trình S xây dựng (m 2 ) S Sàn (m 2 ) Số tầng 1 Nhà khám bệnh ngoại trú, kỹ thuật nghiệp vụ. 980 2.785 5 tầng 2 Nhà điều trị-lưu trú 665 2.011 10 tầng 3 Nhà điều trị-lưu trú VIP 585 1.789 3 tầng 4 Khoa nhiễm khuẩn 180 - Trệt 5 Khoa dinh dưỡng 282 - Trệt 6 Nhà đại thể 168 - Trệt 7 Nhà bảo vệ, quầy thuốc,gara ôtô 137 - Trệt Bảng1.2: Bảng cân bằng sử dụng đất TT Thành phần Diện tích (m 2 ) Tỷ lệ (%) 1 Đất xây dựng công trình 7.373 18,67 2 Đất giao thông, sân bãi 4.789 12,13 3 Đất mặt nước, cây xanh 27.318 69,20 1.4.2.3. Qui hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật a) Quy hoạch cấp nước - Nhu cầu nước ngày đêm:Với loại hình hoạt động của Bệnh viện, nước được sử dụng chủ yếu cho các mục đích sau: + Nước phục vụ cho sinh hoạt và thao tác nghề nghiệp: Khoảng 360m 3 /ngày đêm + Nước dự phòng để phòng cháy chữa cháy: 100m 3 - Nguồn cung cấp nước: Nguồn nước phục vụ cho toàn bộ hoạt động của Dự án là nguồn nước thủy cục của thành phố Đà Nẵng theo tuyến cấp cho khu vực. b) Qui hoạch thoát nước Nước thải từ hoạt động của Bệnh viện gồm có các nguồn: nước thải bệnh viện và nước mưa chảy qua khu vực Bệnh viện. Theo nội dung Dự án, dự định sẽ quy hoạch hệ thống thoát nước thải và thoát nước mưa riêng biệt như sau: Nước thải sinh hoạt và y tế trong từng khoa được dẫn vào hệ thống tự hoại ngầm tại từng khoa và sau đó chảy vào hệ thống xử lý chung của Bệnh viện. Nước sau khi được xử lý sẽ được chảy vào hệ thống thoát nước mưa của Bệnh viện và dẫn ra hệ thống thoát nước trong khu vực tại đường Nam cầu Cẩm Lệ, sau cùng ra nguồn tiếp nhận là sông Cẩm Lệ đi ngang qua khu vực. Nước mưa được thoát tự do theo độ dốc công trình theo hệ thống cống riêng, sau đó chảy vào hệ thống thoát nước trong khu vực, sau cùng ra nguồn tiếp nhận là sông Cẩm Lệ. c) Thu gom, xử lý rác thải. Chất thải rắn của Bệnh viện gồm có 02 loại: chất rắn y học và rác sinh hoạt. Chất thải rắn y học chủ yếu là bông băng, bệnh phẩm, cồn gạt, chai lọ, hộp thuốc y tế, Rác sinh hoạt từ đội ngũ CBCNV Bệnh viện và số lượng bệnh nhân chủ yếu là các chất hữu cơ dễ phân hủy, các mảnh thức ăn thừa, bao bì, nylon, giấy loại Các loại rác được thu gom phân loại hàng ngày tập trung tại nhà kho lưu giữ. Đối với loại chất thải rắn y học sẽ được xử lý triệt để, đối với rác thải sinh hoạt cũng sẽ được thu gom hàng ngày và thuê Công ty Môi trường Đô thị thu gom, vận chuyển đến nơi quy định của thành phố. d) Quy hoạch cấp điện và thông tin liên lạc Hệ thống cung cấp điện và thông tin liên lạc sẽ được đấu nối với mạng lưới điện của thành phố tại đường Nam cầu Cẩm Lệ CHƯƠNG II ĐIIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ XÃ HỘI 2.1. Điều kiện tự nhiên và môi trường 2.1.1. Điều kiện về địa lý, địa chất 2.1.1.1. Đặc điểm về địa lý. Đà Nẵng nằm ở trung độ cảu đất nước, trên trục giao thong Bắc – Nam về đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không. Ngoài ra còn là trung điểm của 3 di sản văn hóa thế giới là cố đô Huế, phố cổ Hội An và Thánh địa Mỹ Sơn. Đà Nẵng còn là một trong những của ngõ quan trọng trong việc giao lưu giữa các nước thong qua hành lang kinh tế Đông Tây.Với vị trí địa lý ddwacj biệt như vậy, Đà Nẵng rất thuận lợi cho sự phát triển nhanh chóng và bền vững. 2.1.1.2. Địa chất công trình Căn cứ vào kết quả khoan địa chất công trình của tất cả 5 lỗ khoan với độ sâu từ 35-50m và kết quả thí nghiệm các mẫu đất, khu vực dự kiến xây dựng công trình có lớp địa chất như sau: - Lớp 1: • Bên trên: Á sét màu vàng đỏ đến vàng nâu chứa nhiều dăm sạn. Ẩm đến bảo hòa nước. Trạng thái cứng đến nữa cứng. Bề dày lớp á sét từ 1,0m đến 3,0m. • Bên dưới: Cát thô vừa màu vàng nhạt. Ẩm đến bão hòa nước. Trạng thái rời. Bề dày lớp cát thô từ 1,0m đến 3,0m. Chỉ gặp tại lỗ khoan số 3, 4 và 5 với bề dày tổng lớp thay đổi từ 1,7m đến 4,3m. + Lớp 1a: Cát mịn, có mùa vàng xám chứa dăm gạch vụ và rễ cây, ẩm. Trạng thái rời. Chỉ gặp tại lỗ khoan số 1 với bề dày lớp 1,0m. +Lớp 1b: Bùn á sét, có màu vàng nâu đến xám đen. Bảo hòa nước. Trạng thái nhão. Chỉ gặp tại lỗ khoan số 2 với bề dày lớp 1,4m. - Lớp 2: Á sét. Có màu xám nhạt, xám đen đến vàng nâu chứa ít cát thô vừa. Bão hòa nước. Trạng thái dẻo mềm đến dẻo nhão. Bề dày lớp thay đổi từ 0,7m đến 2,6m. - Lớp 3: Cát thô, có màu vàng xám, vàng nhạt đến xám nhạt, xám trắng. Bão hòa nước. Trạng thái rời. - Lớp 4: Bùn á sét, có màu xám trắng đến màu xám đen chứa vỏ ốc sò vụn và ít cát thô vừa. Bão hòa nước. Trạng thái nhão. Chỉ gặp tại lỗ khoan số 4 và 5 với bề dày lớp thay đổi từ 2,0m đến 3,9m. - Lớp 5: Cát thô, có màu vàng trắng, vàng đến vàng hồng, vàng đỏ. Bảo hòa nước. Trạng thái chặt vừa. Bề dày lớp thay đổi từ 2,0m đến 5,0m. - Lớp 6: Sét, có màu xám xanh, xám nhạt. Bão hòa nước. Trạng thái dẻo nhão đến nhão. Bề dày lớp thay đổi từ 4,8m đến đến 10,0m. - Lớp 7: Á sét, có màu xám nhạt, xám xanh đến xám trắng, xám vàng. Bảo hòa nước. trạng thái dẻo mềm. Bề dày lớp thay đổi từ 2,3m đến 7,7m. - Lớp 8: Á sét, có màu xám trắng, xám nhạt đến xám vàng, xám nâu. Bão hò nước. Trạng thái nữa cứng đến cứng. Bề dày lớp thay đổi từ 4,9m đến 11,6m. + Lớp 8a: Cát thô, có màu xám nhạt, xám trắng đến xám vàng. Bảo hòa nước. Trạng thái chặt vừa đến chặt. Chỉ gặp tại các lỗ khoan số 1, 2 và 4 với bề dày lớp thay đổi từ 1,7m đến 3,9m. + Lớp 8b: Á sét, có màu xám đen đến xám vàng. Bảo hòa nước. Trạng thái dẻo nhão đến dẻo mềm. Chỉ gặp tại các lỗ khoan số 3 và 5 với bề dày lớp thay đổi từ 3,1m đến 3,5m. - Lớp 9: Á sét, có màu xám vàng, xám nhạt đến xám trắng chứa nhiều dăm sạn. Trong lớp này khoan gặp các vỉa đá phiến xerixit thạnh anh, thạch anh do phong hóa còn lại. Tại lỗ khoan số 4 ở độ sâu từ 38,2m đến 40,4m là một khe nứt lớn (dạng lỗ rỗng-trong lúc khoan cần rơi tự do2,0m). Ẩm. Trạng thái nữa cứng đến cứng. Bề dày lớp thay đổi từ 1,2m đến (LK3) đến 12,8m (LK4). - Lớp 10: Đá phiến xerixit, có màu xám nhạt bị phong hóa không đều, có nhiều khe nứt. Khoan bằng mũi hợp kim tốc độ đi lúc nhanh lúc chậm. Tỷ lệ lấy lõi thấp, thuộc loại đá cứng cấp 5-6. Tại lỗ khoan số 3 khoan váo đá là: 7,0m, lỗ khoan số 4 là: 4,0m. Qua kết quả khoan thăm dò địa chất công trình và công tác thí nghiệm các mẫu đất trong phạm vi của khu vực dự kiến xây dựng Dự án có thể rút ra một số kết luận và kiến nghị như sau: - Khu đất nguyên là khu dân cư và khu vực ruộng trồng lúa nước, ao bèo đang trong quá trình giải tỏa và san lấp. - Đất nền có cấu tạo rất phức tạp bao gồm nhiều lớp với khả năng chịu ải khác nhau. - Trong thiết kế với quy mô công trình từ 5 đến 10 tầng nên chọn các lớp đất số 3, 5, 8a, 8, 9 và số 10 (đá phiến) làm lớp chịu tải chính cho công trình bằng giải pháp móng cọc bê tông cốt thép. Do nền địa chất cấu tạo rất khác nhau về vị trí và chiều sâu đề nghị Đơn vị Tư vấn Thiết kế và Chủ đầu tư cần bố trí cọc thử cho các vị trí. 2.1.2. Điều kiện về khí tượng - thủy văn 2.1.2.1 Khí tượng Dự án được thực hiện trên địa bàn thành phố Đà Nẵng nên sẽ mang tính chất là khí hậu nhiệt đới gió mùa – khí hậu chung của thành phố Đà Nẵng. Ở đây nhiệt độ vào mùa hè thì nóng do chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam và địa hình dãy Trường Sơn, vào mùa đông thì hơi lạnh do chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc và kinh dộ của vùng. Khu vực thực hiện Dự án thuộc tiểu vùng 1, thuộc vùng khí hậu III với những đạc trưng chung của vùng cát thành phố Đà Nẵng như: tổng nhiệt > 9000 độ, tổng lượng bức xạ năm > 140 Kcal/cm 2 , tổng lượng mưa là 2060mm và số giờ nắng từ 1800 – 2000 giờ trong một năm. Sau đây là những đặc trưng chung về khí hậu của thành phố Đà Nẵng năm 2001 – 2005, số liệu được thống kê từ Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Trung Trung bộ. a) Nhiệt độ Theo số liệu thống kê, nhiệt độ không khí trung bình tại Đà Nẵng là 25,8 0 C trong những năm 2001-2005, nhiệt dộ cao nhất là 30 0 C, nhiệt độ thấp nhất là 20 0 C. Trong mùa có gió Tây Nam thì biên độ nhiệt ngày đêm có giá trị lớn nhất. Hình 2.1: Đồ thị nhiệt độ trung bình các tháng trong năm tại Đà Nẵng b) Độ ẩm không khí Độ ẩm trung bình năm tại Đà Nẵng là 82,7%. Độ ẩm cao nhất ghi nhận được là 88% vào tháng 12. Độ ẩm thấp nhất ghi nhận được vào tháng 7. Vào mùa khô có độ ẩm trung bình là 75-80%, dộ ẩm thấp nhất có thể xuống dưới 40%. Vào mùa mưa độ ẩm trung bình 80-85%, có ngày đạt tới 95%. Hình 2.2: Đồ thị độ ẩm trung bình hàng năm tại Đà Nẵng c) Mưa [...]... khoa là 600lít/giường bệnh/ ngày đêm (gồm công tác phục vụ bệnh từ các khoa, sinh hoạt của bệnh nhân và người nuôi bệnh, CBCNV Bệnh viện và căn tin) Như vậy, lượng nước thải tại bệnh viện đa khoa Đà Nẵng quy mô 500 giường sẽ là 300 m3/ngày đêm - Theo số liệu tính toán đối với nước thải bệnh viện đa khoa ở điều kiện nước ta, tải lượng một số chất ô nhiễm tính theo đơn vị 1 giường bệnh thường ở mức: +... nước thải bệnh viện 1- Nước thải Bệnh viện: * Nguồn phát sinh: Nước thải phát sinh do hoạt động lưu trú của khách tại Bệnh Viện, nước thải từ các văn phòng CBCNV, nước thải từ các phòng giặt áo quần, nước thải từ bếp ăn, nước thải từ phòng mổ * Tải lượng: Theo các tài liệu về xử lý nước thải của một số tác giả như GS.TS.Trần Hiếu Nhuệ, TS.Trần Đức Hạ , định mức lượng nước thải tối đa từ bệnh viện đa... trung cho toàn bộ Bệnh Viện 3-Nước mưa chảy tràn Vào mùa mưa, nước mưa chảy tràn qua mặt bằng khu vực Bệnh viện cũng có khả năng cuốn theo các chất bẩn như đất, cát, cặn lắng, các chất vô cơ, hữu cơ, rác rơi vãi, và các loại vi trùng gây bệnh, … Đối với mặt bằng sân bãi Bệnh viện luôn được quét dọn sạch sẽ hàng ngày, tất cả các khoa, phòng chuyên môn đều thực hiện nghiêm ngặt Quy chế biện viện nên việc... tế - xã hội Khu vực thực hiện Dự án được triển khai xây dựng tại phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ và xã Hòa Phước, huyện Hòa Vang, TP.Đà Nẵng Theo số liệu điều tra về các điều kiện kinh tế - xã hội tại khu vực đến thời điểm 9/2007 như sau: * Tình hình kinh tế xã hội xã Hòa Phước, huyện Hòa Vang, TP.Đà Nẵng a) Tổng diện tích đất: Xã Hòa Phước chiếm: 990 ha - Trong đó: + Đất nông nghiệp: 503,39 ha + Đất công... vào hoạt động, tác nhân chính từ quy trình khám, chữa bệnh ở các khoa và các dịch vụ khác của Bệnh viện, một số nguồn có thể có khả năng gây ô nhiễm đến môi trường không khí và vi khí hậu như sau: + Bụi và các loại khí thải SO 2, NO2, COx sinh ra từ hoạt động của các phương tiện giao thông ra vào khu vực Bệnh viện (chủ yếu tại cổng ra vào bệnh viện, Khoa cấp cứu và nhà giữ xe) + Tia X phát ra từ các... lượng: Chất thải rắn y tế của bệnh viện là các loại bông băng, cồn gạt, dây truyền dịch, kim tiêm và các tạp chất khác Theo tính toán của tổ chức Y tế thế giới WHO, tải lượng chất thải rắn y học tính cho loại hình bệnh viện đa khoa, qui mô 500 giường thải ra hàng ngày như sau: Khối lượng định mức Khối lượng tại BV Hòa Phân loại chất thải (kg/giường Xuân Chất có thể phân huỷ (kể bệnh/ năm) 706 (kg/ngày đêm)... sinh hoạt trong 1 ngày đêm tại Bệnh viện (tính bình quân một giường bệnh thì có thêm một người nhà chăm sóc và đội ngũ CBCNV), thì lượng rác thải sinh hoạt chiếm khoảng 840kg/ngày đêm Như vậy, lượng rác thải sinh hoạt tại Bệnh viện tính cho công suất hoạt động cao nhất (500 giường) khoảng 840kg/ngày đêm Như vậy, lượng chất thải y tế và sinh hoạt sinh ra từ hoạt động của Bệnh viện khá lớn, và sẽ gây ô nhiễm... Tại các nhà vệ sinh: Đối với Bệnh Viện Đa Khoa khi khách đến khám và chữa bệnh, làm việc tại Dự án sẽ sử dụng các khu nhà vệ sinh dành cho CBCNV riêng và khu nhà vệ sinh cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân riêng Nếu các nhà vệ sinh này không quản lý, theo dõi tốt việc vệ sinh hàng ngày thì sẽ gây mùi hôi rất khó chịu, là môi trường dễ phát sinh ruồi muỗi, lây lan dịch bệnh 5- Trạm xử lý nước thải,... chất thải ra mặt bằng sân bãi Bệnh viện là tuyệt đối không thể xảy ra ngoại trừ lúc có sự cố Vì vậy, chất lượng nước mưa chảy tràn qua mặt bằng được xem như là không gây ô nhiễm đáng kể đến môi trường nguồn nước tiếp nhận 4) Chất thải rắn Nguồn phát sinh chất thải rắn tại Bệnh viện bao gồm: Chất thải y tế : * Khu cấp cứu, khám và điều trị: Đối với loại hình hoạt động của bệnh viện đa khoa, thì thành phần... các buồng bệnh nhân, kho dược phẩm tại Bệnh viện là điều không thể tránh khỏi Cho đến nay, việc tính toán nồng độ bay hơi của các nguồn phát sinh này hầu như chưa được thực hiện và chưa có cơ sở để tính toán Tuy nhiên, khi đánh giá về mặt cảm quan, từ khi ta bước chân vào khu vực một bệnh viện thì đã ngửi thấy các mùi này và chúng ta thường gọi nôm na là “mùi bệnh viện , chứng tỏ rằng các loại hơi thuốc, . ÁN 1. Tên Dự án - Công trình: Bệnh Viện Đa Khoa Hòa Xuân. - Địa điểm: Dự án được triển khai xây dựng thuộc phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ và xã Hòa Phước, huyện Hòa Vang, TP.Đà Nẵng. 1.2. Cơ quan. của Dự án Dự án Bệnh Viện Đa Khoa Hòa Xuân được xây dựng trên khu đất với tổng diện tích 39.480m 2 tại khu dân cư tổ 2 thôn Liêm Lạc, xã Hòa Phước, huyện Hòa Vang và phường Hòa Xuân, quận Cẩm. công trình: Dự án xây dựng Bệnh Viện Hòa Xuân được xây dựng với quy mô 500 giường, được chia làm 5 khu: a) Khu điều trị ngoại trú: Khoa khám bệnh, cấp cứu và lưu bệnh, tiếp đón, cận lâm sàng