1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Quê ngoại nhà Lý ppsx

6 295 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 287,14 KB

Nội dung

Quê ngoại nhà Lý Thứ sáu, 17 Tháng 12 2010 07:52 Tư liệu đặc biệt về quê ngoại nhà Lý (Kỳ 1) Triều đại nhà Lý là một giai đoạn đầy hiển hách, mở đầu cho lịch sử ngàn năm Thăng Long - Hà Nội. Trong chuỗi những ngày Đại lễ, nhiều người đã được biết về một vị vua anh minh người xây dựng Thăng Long thành đất kinh sư thịnh trị của bậc Đế vương muôn đời. Nhưng nơi vua Lý Công Uẩn được sinh ra, nó đã có thời gian được ông xây dựng thành một hành lang của nhà Lý lại ít được biết đến. Đó chính là quê bà Phạm Thị, mẹ của nhà vua và giả thuyết đã được chứng minh đó là vùng Lâm Du, phủ Đông Ngàn nay là Mai Lâm (Đông Anh - Hà Nội). Đại đức Thích Thanh Trung bâng khuâng nhìn cảnh nhớ người xưa Vấn đề tranh cãi Từ thuở nhỏ, tôi đã được nghe những cụ già kể về câu chuyện mộ vua, Bãi Sập và lý giải vì sao 6 làng thuộc hai xã Đông Hội và Mai Lâm lại có lễ hội và các nghề gần giống nhau. Câu chuyện tuổi thơ tôi cứ ám ảnh trong trí nhớ, về lễ tế các vua nhà Lý ở Thái Đường và bị hãm hại. Người dân nơi đây vẫn kể lại cho con cháu nghe chuyện, làng Đông Trù, Hội Phụ (xã Đông Hội) có nghề chẻ lạt gói bánh chưng là xuất phát từ việc cướp được đoạn ruột, còn người làng Lê Xá thì cướp được đầu nên có nghề đan rổ rá. Câu chuyện này, liệu có gắn với sự mất đi của nhà Lý hay chỉ là một sự xót thương của người xưa nhớ về vương triều hưng thịnh. Biết đến một hành lang nhà Lý được xây dựng trên đất Đông Ngàn trung chuyển giữa kinh thành Thăng Long và vùng đất Bắc Ninh, nhiều học giả, nhiều nhà nghiên cứu đã đổ nhiều công sức đi tìm câu trả lời. Các giáo sư đầu ngành đã có nhiều cuộc tranh luận. Theo Đại đức Thích Thanh Trung, trụ trì của chùa Phúc Lâm (Mai Lâm - Đông Anh - Hà Nội) nơi được coi là ngôi chùa do vua Lý Công Uẩn cho xây dựng để hướng về đất mẹ khi ông lên ngôi Hoàng đế và dời đô từ Hoa Lư-Ninh Bình ra thành Đại La (Thăng Long) cho biết, đến nay hành lang nhà Lý nơi có chùa Phúc Lâm đã được xác nhận. Trước đây giả thuyết về quê ngoại nhà Lý ở Mai Lâm gặp sự phản đối của cố giáo sư sử học Trần Quốc Vượng. Sau này ông đã thừa nhận rằng: "Sai lầm lớn nhất của tôi trước năm 1994 khi bàn về quê hương nhà Lý là quá chú trọng đến Đình Bảng - và cũng ngây thơ khi chuyển Dịch Bảng thành Đình Bảng". Và chính vì như thế, đã có thời gian người ta coi Dương Lôi (Đình Bảng -Bắc Ninh) là quê ngoại của nhà Lý. Nhưng từ những năm đầu của thế kỷ XXI, người dân Du Nội khi đào đất có tìm được một số cổ vật và được thẩm định có niên đại từ thời Lý. Mai Lâm thành địa chỉ đỏ về khảo cổ để củng cố niềm tin cho những học giả coi đó là quê mẹ của vua Lý Công Uẩn. Thêm vào đó, tại chùa Thái Bình (Mai Lâm) gần đó cũng có một câu đối. Theo truyền thuyết, Thái Đường xưa kia là nơi thờ tổ ngoại của nhà vua. Trong Việt sử thông giám cương mục đã từng giải thích về Thái Đường rằng: Tên thôn thuộc huyện Đông Ngàn tỉnh Bắc Ninh; chỗ này là hành cung nhà Lý trước. Bằng chứng ban đầu Theo GS.TS Nguyễn Quang Ngọc - Viện trưởng Viện Việt Nam học và khoa học phát triển Hoa Lâm mới thực sự là quê ngoại của Lý Thái Tổ. Bằng chứng là nội dung khắc trên tấm bia Lý gia linh thạch ở chùa Tiêu Sơn, Từ Sơn, Bắc Ninh. Bia ghi rằng: "Bấy giờ có Phạm mẫu người Hoa Lâm, Đông Ngàn hay qua vãn cảnh chùa. Điều đặc biệt, chùa chính là nơi Thiền sư Vạn Hạnh (người nuôi Lý Công Uẩn) trụ trì". Sau này, trong chính sử cũng như truyền thuyết đều ghi lại sự ra đời của vua Lý Công Uẩn. TS. Trần Thị Kim Oanh (Trường ĐHKHXH&NV) ghi lại từ chính sử: "Mẹ ông là bà Phạm Thị đi chơi chùa Tiên Sơn, gặp người thần giao hợp mà sinh ra con vào năm Tuất, ứng với điềm có con chó trong vùng đẻ con sắc trắng, các đốm đen thành chữ "Thiên Tử". Lớn lên Lý Công Uẩn được Lý Khánh Văn và sư Vạn Hạnh dạy thành tài". Có truyền thuyết kể rằng, nhiều người trong vùng thuở ấy cho rằng sư Vạn Hạnh là cha đẻ của Lý Công Uẩn. Vạn Hạnh bày tỏ nỗi oan bằng cách chỉ tay vào con hổ đất bên bàn thờ mà thề: "Thân này, tâm này đã tu hành không vọng tưởng gì nữa, nhược bằng không thanh tịnh, mắc tội tà dâm thì xin trời trừng phạt và con hổ kia vẫn là con hổ đất, còn vẫn giữ phép giới siêu thoát thì hổ đất sẽ biến thành hổ thật". Kỳ lạ, con hổ đất bỗng rùng mình biến thành hổ thật để Vạn Hạnh cưỡi. Người đời sau đã dựa vào tích đó để tạc tượng Ngài. Pho tượng cổ tạc Ngài được đặt trong một khám thờ ở chùa Tiêu, bài vị khắc: "Lý triều nhập nội, Quốc công tể tướng Thiền sư Vạn Hạnh". Đến nay, thời gian thay đổi nhiều, những truyền thuyết, huyền thoại về sự ra đời của vị vua khởi nghiệp nhà Lý có khác nhau tuy nhiên, những tên đất, tên làng vẫn còn đó như một minh chứng về hành lang của Nhà Lý xưa. Đại đức Thích Thanh Trung nói: "Khi Lý Thái Tổ dựng nhà Thái Đường ở quê mẹ, ngài cũng đặt tên mới cho xã này là Hoa Lâm vào năm 1010 và lập Ly cung ngự uyển ngay tại đó. Nhà vua còn tuyển chọn trai tráng giỏi trồng hoa về Hoa Lâm gọi là "viên đinh". Tương truyền, viên đinh và người phục dịch Ly cung đều phải sống tại nơi mà ngày nay mang tên thôn Lê Xá. Xã Mai Lâm (Hoa Lâm) có 4 thôn: Thái Đường có nhà thờ mẹ vua; Du Lâm là nơi vua về nghỉ ngơi du ngoạn; Đông Trù (bếp ngự) là nơi nấu cỗ cúng; thôn Lộc Hà là nơi phát lộc sau khi cúng. Dấu tích mộ vua không còn nhưng nền cũ, của lớp trầm tích văn hoá vẫn còn nguyên và chúng tự kể chuyện mình". Nơi dấu cũ của Bến Ngự Dấu tích còn lại Ông Đặng Văn Tê, trưởng Ban người cao tuổi thôn Du Nội dẫn tôi qua bãi ngô xanh mướt, một màu xanh trù phú đến một bãi đất trống, nền cũ của một ngôi chùa cổ Phúc Lâm (Phúc như rừng). Ông Tê kể lại: "Ngày xưa cả làng Du Nội sống ở ngoài bãi này. Chữ "Nội" có nghĩa là trong sông. Ngôi chùa cổ có tên Phúc Lâm được xây dựng trên nền đất này. Nhưng đến khoảng năm 1971, sự cố vỡ đê Cống Thôn, sạt lở đất, nhà cửa, chùa chiền cũng bị cuốn trôi. Người dân phải di chuyển vào trong đê và ngôi chùa Phúc Lâm hiện nay được người dân xây dựng sau này". Khi tôi lắng nghe những câu chuyện của dòng sông chảy cuốn đi bề nổi của lớp văn hoá hưng thịnh một thời thì Đại đức Thích Thanh Trung xuất hiện cùng với anh Nguyễn Tường Long, hậu duệ của dòng họ Lý trên đất Hoa Lâm. Cung kính thắp hương trước tượng đức Lý Thái Tổ, Đại đức chỉ tay ra ngút ngàn bãi ngô và nói: "Nền đất này là ngôi chùa cổ, còn xa hơn nữa là Lâm Viên. Đó là vườn cây cảnh để vua quan du ngoạn trước khi vào chùa thắp hương". Chiếc xe ô tô chồm chồm phóng ra phía bờ sông, khuất hẳn vào màu xanh của ngô, sắn. Một con đường đang kè dở xuất hiện. Thầy Trung nói: Phía xa kia chính là Bến Ngự. Thuyền rồng của vua nhà Lý cặp bến nơi này qua vãn cảnh Hoa Lâm và vào thắp hương tại chùa Phúc Lâm. Bến Ngự giờ là một dẻo đất trống ăn sát ra bờ sông Đuống. Thời gian đã thay đổi nhiều, nơi đây chỉ còn lại là một con rạch nhỏ dẫn từ bờ sông vào trong bãi bồi. Theo nhiều học giả, vùng Hoa Lâm là một hành lang dự phòng của nhà Lý khi dời đô từ Hoa Lư- Ninh Bình về thành Đại La. Chính vì thế, trong thần tích của chùa Phúc Lâm đã khẳng định chùa được xây dựng thời nhà Lý. Điều này ứng với Đại Việt sử ký toàn thư có ghi lại: "Ngài (Lý Thái Tổ) bỏ ra 2 vạn quan tiền để xây dựng 8 ngôi chùa ở phủ Thiên Đức, là trú quán xưa kia của Ngài". (Còn tiếp) VƯƠNG HÀ ( Pháp luật&đời sống) . Quê ngoại nhà Lý Thứ sáu, 17 Tháng 12 2010 07:52 Tư liệu đặc biệt về quê ngoại nhà Lý (Kỳ 1) Triều đại nhà Lý là một giai đoạn đầy hiển hách, mở đầu. về quê ngoại nhà Lý ở Mai Lâm gặp sự phản đối của cố giáo sư sử học Trần Quốc Vượng. Sau này ông đã thừa nhận rằng: "Sai lầm lớn nhất của tôi trước năm 1994 khi bàn về quê hương nhà Lý. đời. Nhưng nơi vua Lý Công Uẩn được sinh ra, nó đã có thời gian được ông xây dựng thành một hành lang của nhà Lý lại ít được biết đến. Đó chính là quê bà Phạm Thị, mẹ của nhà vua và giả thuyết

Ngày đăng: 07/07/2014, 19:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN